Năm 2006 đánh dấu một bước ngoặt của nền kinh tế Việt Nam, việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và nhận quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) của Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam trở thành một thành viên đầy đủ của nền kinh tế thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam tiếp cận với nền kinh tế rộng lớn toàn cầu. Cùng với những sự kiện quan trọng trên, việc Việt Nam rổ chức thành công hội nghị APEC 14 và kinh tế tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao và ổn định, với tốc độ tăng trưởng GDP lên đến 8,2% đã góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Trong bối cảnh thuận lợi như vậy, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2006. Chỉ số VN-index tăng 144% so với năm 2005, chỉ số HaSTC-index tăng 152% so với thời điểm kết thúc năm 2005. Cùng với tốc độ tăng nhanh của các chỉ số chứng khoán, năm 2006 cũng đánh dấu sự gia tăng đột biến của quy mô thị trường. Sự gia tăng này không chỉ thể hiện ở việc lượng tài khoản của các nhà đầu tư tăng tới 70 000 tài khoản so với năm 2005 mà còn thể hiện ở việc ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu do tranh thủ ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp và sự góp mặt của 41 công ty chứng khoán mới. Trong bối cảnh đầy biến động như vậy, công ty Cổ phần chứng khoán Bảo Việt vẫn luôn đảm bảo giữ vững vị trí là công ty cổ phần chứng khoán hàng đầu Việt Nam.
Qua quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần chứng khoán Bảo Việt, em đã tìm hiểu về cách tổ chức và hoạt động kinh doanh của công ty nói chung và công tác kế toán nói riêng. Trong đó em nhận thấy công tác hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh của công ty là một khâu hết sức quan trọng, quyết định đến sự ổn định và phát triển của công ty. Tuy nhiên, em nhận thấy mặc dù khâu hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh chứng khoán tại công ty đã có sự tuân thủ chặt chẽ theo những quy định về hạch toán kế toán trong các công ty chứng khoán của Bộ Tài Chính nhưng vẫn còn có những mặt bất cập chưa được khắc phục.
Chính vì vậy mà em đã chọn đề tài : Hoàn thiện hạch toán doanh thu- Chi phí- Xác định kết quả kinh doanh chứng khoán tại công ty Cổ Phần Chứng Khoán Bảo Việt.
Luận văn tốt nghiệp gồm có 3 phần chính:
Phần I: Lý luận chung về hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả tại các công ty chứng khoán.
Phần II: Thực trạng hạch toán doanh thu- Chi phí- Xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Chứng Khoán Bảo Việt.
Phần III : Hoàn thiện công tác hạch toán doanh thu- Chi phí- Xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Chứng Khoán Bảo Việt
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các anh chị phòng kế toán- Nghiệp vụ- Giao dịch của Công ty Cổ Phần Chứng Khoán Bảo Việt và sự hướng dẫn tận tình của cô giáo TS. Phạm Thị Bích Chi. Do thời gian có hạn cũng như kiến thức còn nhiều hạn chế nên chuyên đề tốt nghiệp không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp để chuyên đề có thể hoàn thiện hơn.
144 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1037 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Hoàn thiện hạch toán doanh thu- chi phí- xác định kết quả kinh doanh chứng khoán tại công ty Cổ Phần Chứng Khoán Bảo Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầU
Năm 2006 đánh dấu một bước ngoặt của nền kinh tế Việt Nam, việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và nhận quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) của Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam trở thành một thành viên đầy đủ của nền kinh tế thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam tiếp cận với nền kinh tế rộng lớn toàn cầu. Cùng với những sự kiện quan trọng trên, việc Việt Nam rổ chức thành công hội nghị APEC 14 và kinh tế tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao và ổn định, với tốc độ tăng trưởng GDP lên đến 8,2% đã góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Trong bối cảnh thuận lợi như vậy, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2006. Chỉ số VN-index tăng 144% so với năm 2005, chỉ số HaSTC-index tăng 152% so với thời điểm kết thúc năm 2005. Cùng với tốc độ tăng nhanh của các chỉ số chứng khoán, năm 2006 cũng đánh dấu sự gia tăng đột biến của quy mô thị trường. Sự gia tăng này không chỉ thể hiện ở việc lượng tài khoản của các nhà đầu tư tăng tới 70 000 tài khoản so với năm 2005 mà còn thể hiện ở việc ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu do tranh thủ ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp và sự góp mặt của 41 công ty chứng khoán mới. Trong bối cảnh đầy biến động như vậy, công ty Cổ phần chứng khoán Bảo Việt vẫn luôn đảm bảo giữ vững vị trí là công ty cổ phần chứng khoán hàng đầu Việt Nam.
Qua quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần chứng khoán Bảo Việt, em đã tìm hiểu về cách tổ chức và hoạt động kinh doanh của công ty nói chung và công tác kế toán nói riêng. Trong đó em nhận thấy công tác hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh của công ty là một khâu hết sức quan trọng, quyết định đến sự ổn định và phát triển của công ty. Tuy nhiên, em nhận thấy mặc dù khâu hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh chứng khoán tại công ty đã có sự tuân thủ chặt chẽ theo những quy định về hạch toán kế toán trong các công ty chứng khoán của Bộ Tài Chính nhưng vẫn còn có những mặt bất cập chưa được khắc phục.
Chính vì vậy mà em đã chọn đề tài : Hoàn thiện hạch toán doanh thu- Chi phí- Xác định kết quả kinh doanh chứng khoán tại công ty Cổ Phần Chứng Khoán Bảo Việt.
Luận văn tốt nghiệp gồm có 3 phần chính:
Phần I: Lý luận chung về hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả tại các công ty chứng khoán.
Phần II: Thực trạng hạch toán doanh thu- Chi phí- Xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Chứng Khoán Bảo Việt.
Phần III : Hoàn thiện công tác hạch toán doanh thu- Chi phí- Xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Chứng Khoán Bảo Việt
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các anh chị phòng kế toán- Nghiệp vụ- Giao dịch của Công ty Cổ Phần Chứng Khoán Bảo Việt và sự hướng dẫn tận tình của cô giáo TS. Phạm Thị Bích Chi. Do thời gian có hạn cũng như kiến thức còn nhiều hạn chế nên chuyên đề tốt nghiệp không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp để chuyên đề có thể hoàn thiện hơn.
Chương I: Lý luận chung về hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại các công ty chứng khoán.
1.1. Khái niệm doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại các công ty kinh doanh chứng khoán.
Theo quy định của chế độ kế toán công ty chứng khoán( Ban hành theo Quyết định số 99/2000/QĐ- BTC ngày 13 tháng 06 năm 2000 của Bộ Tài Chính), các khoản doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh chứng khoán được định nghĩa như sau:
Khái niệm doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Doanh thu kinh doanh chứng khoán là khoản thu lãi chênh lệch bán chứng khoán tự doanh của công ty chứng khoán, khoản doanh thu cung cấp dịch vụ của các hoạt động dịch vụ chứng khoán (như thu phí môi giới chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư, bảo lãnh phát hành chứng khoán, đại lý phát hành chứng khoán, chiết khấu chứng khoán bảo lãnh phát hành, phí tư vấn đầu tư chứng khoán và các loại phí khác…), doanh thu từ các hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính khác của công ty (như thu lợi tức cổ phiếu, lãi trái phiếu, thu lãi tiền vay, cho thuê thiết bị…).
Khái niệm chi phí hoạt động kinh doanh chứng khoán
- Chi phí hoạt động kinh doanh chứng khoán bao gồm: Khoản lỗ bán chứng khoán tự doanh, các khoản chi phí thực tế phát sinh liên quan đến thực hiện các hoạt động dịch vụ chứng khoán (như hoạt động môi giới chứng khoán, quản lý doanh mục đầu tư, bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán, hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán) và các hoạt động kinh doanh khác (cho thuê tài sản, sử dụng thiết bị, sử dụng thông tin…), chi phí hoạt động tài chính khác (như trả lãi trái phiếu, trả lãi tiền vay…).
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: phản ánh các chi phí quản lý chung của công ty chứng khoán gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý của công ty chứng khoán (lương chính, lương phụ, phụ cấp lương…); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý công ty; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý công ty; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, telephone, bảo hiểm tài sản, cháy nổ..); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng…).
Xác định kết quả hoạt động kinh doanh chứng khoán: là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và chi phí hoạt động kinh doanh chứng khoán và chi phí quản lý doanh nghiệp.
1.2 Nội dung hạch toán doanh thu tại các công ty kinh doanh chứng khoán
1.2.1 Quy định áp dụng đối với việc hạch toán doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Chỉ phản ánh vào Tài khoản 511 – Doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán số doanh thu về kinh doanh chứng khoán, dịch vụ cung cấp cho người đầu tư và khách hàng, thu từ hoạt động tài chính đã xác định là tiêu thụ.
Doanh thu kinh doanh chứng khoán được xác định là tiêu thụ là số lượng chứng khoán đã bán, số lượng dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng (người đầu tư và các tổ chức khác) và đã được khách hàng thanh toán ngay bằng tiền hay chấp nhận thanh toán, hoặc cam kết sẽ thanh toán (ghi trên hợp đồng kinh tế hoặc các chứng từ liên quan khác), hoặc được khấu trừ vào tiền thu bán chứng khoán của khách hàng.
Đối với các hoạt động kinh doanh chứng khoán tự doanh, kinh doanh chứng khoán cho người ủy thác đầu tư, môi giới, lưu ký, chuyển khoản chứng khoán cho người đầu tư, doanh thu của các hoạt động này chi coi là hoàn thành và ghi nhận doanh thu khi nhận được kết quả thực hiện giao dịch và kết quả thanh toán bù trừ chứng khoán của TTGDCK.
Doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán được xác định theo các loại sau:
- Doanh thu môi giới chứng khoán của người đầu tư: Là khoản phí giao dịch chứng khoán mà công ty chứng khoán được hưởng từ các hoạt động môi giới kinh doanh chứng khoán cho người đầu tư, doanh thu ngyaf được xác định vào cuối mỗi tháng.
- Doanh thu hoạt động tự doanh chứng khoán: Là khoản chênh lệch lãi bán chứng khoán tự doanh của công ty chứng khoán (được ghi nhận khi nhận được kết quả thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán của TTGDCK).
- Doanh thu quản lý danh mục đầu tư cho người ủy thác đầu tư: Là khoản phí công ty chứng khoán được hưởng từ việc quản lý danh mục đầu tư cho người ủy thác đầu tư (tổ chức hoặc cá nhân) theo thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác đầu tư phát sinh trong kỳ kế toán.
- Doanh thu bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán.
Theo phương thức bảo lãnh phát hành chứng khoán và hưởng phí bảo lãnh phát hành chứng khoán: Là số phí bảo lãnh phát hành được hưởng tính trên trị giá chứng khoán bảo lãnh phát hành đã bán, đã thu tiền và tỷ lệ phí bảo lãnh phát hành được hưởng theo thỏa thuận với tổ chức phát hành trên hợp đồng bảo lãnh phát hành chứng khoán theo phương thức bảo lãnh phát hành chứng khoán và hưởng phí bảo lãnh phát hành chứng khoán. Doanh thu này được ghi nhận khi có biên bản quyết toán với tổ chức phát hành chứng khoán.
Theo phương thức hưởng chiết khấu tiền chứng khoán phát hành đã bán, đã thu tiền: Là khoản chênh lệch giữa chứng khoán phát hành đã bán, đã thu tiền với giá chiết khấu chứng khoán thỏa thuận thanh toán lại với tổ chức phát hành mà công ty chứng khoán được hưởng khi thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán theo phương thức chiết khấu và được ghi nhận doanh thu khi có biên bản quyết toán với tổ chức phát hành chứng khoán.
Doanh thu đại lý phát hành chứng khoán: Là hoa hồng được hưởng từ đại lý phát hành chứng khoán cho tổ chức phát hành chứng khoán, hoặc cho tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán tính trên giá trị chứng khoán đã bán, đã thu tiền cho người giao đại lý phát hành chứng khoán.
- Doanh thu tư vấn đầu tư chứng khoán cho người đầu tư: Là số phí công ty chứng khoán được hưởng từ việc tư vấn đầu tư chứng khoán cho người đầu tư của công ty đã thực hiện trong kỳ kế toán.
- Doanh thu lưu ký chứng khoán cho người đầu tư: Là khoản phí lưu ký chứng khoán thu được của người đầu tư, hoặc người ủy thác đầu tư có chứng khoán gửi lưu ký chứng khoán ở TTGDCK. Doanh thu này được xác định vào cuối mỗi tháng.
- Doanh thu về vốn kinh doanh:
Thu lãi tiền gửi, thu cho vay vốn: Là khoản lãi tiền gửi được hưởng trên số dư tài khoản của công ty chứng khoán, hoặc lãi cho vay vốn theo thỏa thuận phát sinh trong kỳ kế toán.
Chênh lệch lãi tỷ giá ngoại tệ phát sinh trong kỳ: Là khoản chênh lệch tỷ giá ngoại tệ tăng lớn hơn chênh lệch tỷ giá ngoại tệ giảm phát sinh trong kỳ.
Thu lãi kinh doanh ngoại tệ: Là khoản chênh lệch giữa giá mua vào vào giá bán ra của ngoại tệ, ghi nhận doanh thu khi nghiệp vụ kinh tế đã hoàn thành phát sinh trong kỳ kế toán.
Thu khác, gồm: Thu từ kiểm kê tài sản thừa không xác định được chủ, thu biếu, tặng…phát sinh trong kỳ kế toán.
Đối với khoản thu lãi đầu tư: Chỉ phản ánh vào Tài khoản 513 - Thu lãi đầu tư khoản thu từ việc đầu tư vào vốn liên doanh, hoặc thu về cổ tức được chia, hoặc thu lãi trái phiếu từ các chứng khoán thuộc sở hữu của công ty chứng khoán (kể cả chứng khoán tự doanh và chứng khoán đầu tư dài hạn).
- Không phản ánh vào tài khoản này trường hợp công ty chứng khoán có khoản cổ tức được hưởng trước 12 tháng, hoặc lãi trái phiếu được hưởng trước một kỳ trả lãi thì khoản thu nhập này không được coi là khoản thu lãi đầu tư mà phải tính trừ vào trị giá chứng khoán mua vào.
- Lãi đầu tư không chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của luật thuế hiện hành.
1.2.2 Tài khoản sử dụng
TK 511 : Doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán
Kết cấu TK :
Bên nợ:
- Các khoản khấu trừ (giảm trừ) thu hoạt động kinh doanh chứng khoán;
- Kết chuyển doanh thu thuần hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Bên có:
- Thu phí môi giới chứng khoán cho người đầu tư;
- Thu chênh lệch lãi bán chứng khoán tự doanh;
- Thu phí quản lý danh mục đầu tư cho người ủy thác đầu tư;
- Thu phí bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán;
- Thu phí tư vấn đầu tư chứng khoán cho người đầu tư;
- Thu phí lưu ký chứng khoán cho người đầu tư;
- Thu các loại phí khác liên quan đến hoạt động dịch vụ chứng khoán;
- Thu nhập về cho thuê tài sản, sử dụng thiết bị, sử dụng thông tin;
- Thu lãi tiền gửi, thu lãi cho vay vốn;
- Chênh lệch do bán ngoại tệ;
- Khoản chênh lệch lãi tỷ giá ngoại tệ.
…
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 511 - Doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán có 9 tài khoản cấp 2, gồm:
- TK 5111 - Doanh thu phí môi giới chứng khoán cho người đầu tư: Phản ánh việc thu phí giao dịch mua, bán chứng khoán cho người đầu tư.
- TK 5112 - Doanh thu hoạt động tự doanh chứng khoán: Phản ánh khoản thu lãi chênh lệch bán chứng khoán tự doanh của công ty chứng khoán;
- TK 5113 - Doanh thu quản lý danh mục đầu tư cho người ủy thác đầu tư: Phản ánh khoản phí được hưởng từ việc quản lý danh mục đầu tư cho người ủy thác đầu tư (tổ chức, hoặc cá nhân);
- TK 5114 - Doanh thu phí bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán: Phản ánh việc thu phí bảo lãnh phát hành chứng khoán, hoặc hoa hồng đại lý phát hành chứng khoán cho tổ chức phát hành, hoặc cho tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán;
- TK 5115 - Doanh thu tư vấn đầu tư chứng khoán cho người đầu tư: Phản ánh việc thu phí tư vấn đầu tư chứng khoán cho người đầu tư;
- TK 5116 - Doanh thu lưu ký chứng khoán cho người đầu tư: Phản ánh việc thu phí lưu ký chứng khoán của người đầu tư, người ủy thác đầu tư mà công ty chứng khoán quản lý;
- TK 5117 - Hoàn nhập dự phòng, các khoản trích trước: Phản ánh việc hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán và đầu tư ngắn hạn, dài hạn, dự phòng nợ phải thu khó đòi đã lập từ cuối năm trước và việc hoàn nhập các khoản trích trước không sử dụng hết vào cuối năm tài chính của công ty chứng khoán;
- TK 5118 - Doanh thu về vốn kinh doanh: Phản ánh doanh thu về vốn kinh doanh của công ty chứng khoán như: Thu lãi tiền gửi, cho vay vốn, chênh lệch lãi tỷ giá phát sinh trong kỳ, thu lãi bán ngoại tệ…
Tài khoản 5118 có 4 tài khoản cấp 3, gồm:
Tài khoản 51182 - Thu lãi tiền gửi, cho vay vốn: Phản ánh số tiền công ty chứng khoán được hưởng từ các hoạt động tín dụng như gửi tiền tại ngân hàng, cho vay vốn…
Tài khoản 51183 - Chênh lệch lãi tỷ giá ngoại tệ phát sinh trong kỳ: Phản ánh khoản lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh trong kỳ;
Tài khoản 51184 - Thu lãi kinh doanh ngoại tệ: Phản ánh khoản lãi ngoại tệ phát sinh trong kỳ;
Tài khoản 51188 - Thu khác: Phản ánh các khoản thu khác về vốn mà công ty chứng khoán được hưởng ngoài các khoản nêu trên như thu tài sản thừa trong kiểm kê không xác định được chủ, thu biếu, tặng…
TK 513: Thu lãi đầu tư
Kết cấu TK:
Bên nợ:
Kết chuyển thu lãi đầu tư đê xác định kết quả kinh doanh hiện trong kỳ.
Bên có:
Thu lãi đầu tư phát sinh.
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.
1.2.3 Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu
- Hạch toán doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Đối với hoạt động môi giới chứng khoán của người đầu tư:
Khi xác định phí giao dịch mua bán chứng khoán phải thu của người đầu tư tính trên giá trị giao dịch mua, bán chứng khoán cho người đầu tư và tỷ lệ phí theo quy định, hoặc theo thỏa thuận vào cuối mỗi tháng, ghi:
Nợ TK 111,112,114 ( 1141,1142), 118,131...
Có TK 511- Doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán ( 5111)
Đối với hoạt động tự doanh chứng khoán:
Khi xác định doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán theo kết quả TTBT với TTGDCK, ghi:
Nợ TK 351- Thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán với TTGDCK ( tổng tiền thu)
Có TK 121: Chứng khoán tự doanh ( giá vốn)
Có TK 511 : Doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán( 5112), chênh lệch lãi.
Đối với hoạt động quản lý danh mục đầu tư cho người ủy thác đầu tư
Khi xác định doanh thu từ hoạt động quản lý danh mục đầu tư cho người ủy thác đầu tư( tổ chức hoặc cá nhân) theo thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác đầu tư, ghi:
Nợ TK 111,112,131....
Có TK 511: Doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán( 5113)
Đối với hoạt động bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán
- Xác định phí bảo lãnh phát hành chứng khoán được hưởng tính trên trị giá chứng khoán bảo lãnh phát hành đã bán, đã thu tiền và tỷ lệ phí bảo lãnh phát hành được hưởng theo thỏa thuận với tổ chức phát hành trên hợp đồng bảo lãnh phát hành chứng khoán theo phương thức bảo lãnh phát hành chứng khoán và hưởng phí bảo lãnh phát hành chứng khoán, khi có biên bản quyết toán với tổ chức phát hành chứng khoán, ghi:
Nợ TK 111,112,114 ( 1141,1142), 118, 131...
Có TK 511: Doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán( 5114)
- Xác định chiết khấu chứng khoán phát hành được hưởng trên số chứng khoán phát hành đã bán, đã thu tiền theo thỏa thuận với tổ chức phát hành, khi có biên bản quyết toán với tổ chức phát hành chứng khoán, ghi:
Nợ TK 131- Phải thu khách hàng
hoặc Nợ TK 337- Phải trả tổ chức phát hành
Có TK 511: Doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán(5114)
- Xác định hoa hồng đại lý được hưởng từ đại lý phát hành chứng khoán cho tổ chức phát hành chứng khoán, hoặc cho tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán tính trên giá trị chứng khoán đã bán, đã thu tiền cho người giao đại lý phát hành chứng khoán, ghi:
Nợ TK 111, 112, ,114 ( 1141,1142), 118, 131...
Có TK 511: Doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán(5114)
Xác định doanh thu tư vấn đầu tư chứng khoán cho người đầu tư theo hợp đồng hoặc theo thỏa thuận, ghi:
Nợ TK 111, 112, ,114 ( 1141,1142), 118, 131...
Có TK 511: Doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán(5115)
Xác định doanh thu lưu kí chứng khoán cho người đầu tư, hoặc người ủy thác đầu tư có chứng khoán gửi LKCK ở TTGDCK cuối tháng, ghi:
Nợ TK 111, 112, ,114 ( 1141,1142), 118, 131..
Có TK 511:Doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán ( 5116)
Hoàn nhập các khoản dự phòng
- Hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá chứng khoán và đầu tư ngắn hạn, dài hạn, dự phòng nợ phải thu khó đòi vào cuối năm tài chính, ghi:
Nợ Tk 129,139,229
Có TK 511: Doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán( 5117)
- Hoàn nhập các khoản trích trước không sử dụng hết vào cuối năm tài chính, ghi:
Nợ TK 335- Chi phí phải trả
Có TK 511: Doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán( 5117)
Doanh thu về vốn kinh doanh:
- Thu lãi tiền gửi, thu cho vay vốn thực tế phát sinh, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131…
Có TK 511: Doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán( 5118)
- Chênh lệch lãi tỷ giá ngoại tệ phát sinh trong kì ghi vào cuối kì kế toán:
Nợ TK 4131: Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ
Có TK 511: Doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán( 5118)
- Thu chênh lệch lãi tỷ giá kinh doanh ngoại tệ thực tế phát sinh Trường hợp có lãi ghi:
Nợ TK 111(1111), 112( 11211),( theo tỷ giá thời điểm bán ngoại tệ)
Có TK 111(1112), 112(11212), ( theo tỷ giá bình quân gia quyền hoặc theo tỷ giá nhập trước xuất trước)
Có TK 511: Doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán( 51184)(khoản chênh lệch giữa tỷ giá thời điểm bán giá cao hơn tỷ giá bình quân gia quyền hoặc tỷ giá nhập trước xuất trước)
- Thu từ kiểm kê tài sản thừa không phát hiện được chủ, thu biếu tặng…thực tế phát sinh, ghi:
Nợ TK 111, 138(1381)…
Có TK 511: Doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán( 51188)
- Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng kinh tế đã kí kết với công ty chứng khoán bị phạt theo thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế, khi xác định được khoản tiền nộp phạt công ty thu được từ khách hàng, ghi:
Nợ TK 111, 112, 334…
Có TK 511: Doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán( 51188)
Doanh thu cho thuê tài sản, thu sử dụng thiết bị, sử dụng thông tin là khoản thỏa thuận giữa người đầu tư và công ty chứng khoán trong hợp đồng kinh tế hoặc văn bản thỏa thuận khác thực tế phát sinh, ghi:
a. Trong trường hợp thu cho thuê tài sản, thu sử dụng thiết bị, sử dụng thông tin, ghi:
Nợ TK 111, 112, 114,(1141, 1142), 118, 131…
Có TK 511: Doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán( 5119)
b. Cho thuê TSCĐ theo phương thức thuê tài chính cho người ủy thác đầu tư. Định kì,( tháng, quý, năm) phản ánh số tiền thu về đầu tư cho thuê và chi phí cho thuê TSCĐ:
Phản ánh số tiền phải thu về cho thuê TSCĐ:
Nợ TK 111, 112, 138…
Có TK 511: Doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán( 51185)
Trường hợp đơn vị ký quỹ, ký cược vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết với công ty chứng khoán bị phạt theo thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế và khấu trừ khoản phạt vào tiền ký cược, ký quỹ của người ký cược, ký quỹ, ghi:
Nợ TK 338- Phải trả, phải nộp khác( đối với khoản ký cược, ký quỹ ngắn hạn)
Nợ TK 334- Nhận kí cược, ký quỹ dài hạn
Có TK 511: Doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán( 5119)
Khi kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu( nếu có,) vào Tài khoản 511- doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán, ghi:
Nợ TK 511: Doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán
Có TK 532- Các khoản giảm trừ doanh thu
Cuối kì kết chuyển daonh thu thuần của hoạt động kinh doanh chứng khoán vào tài khoản 911- Xác định kết quả, ghi:
Nợ TK 511- Doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán
Có TK 911- Xác định kết quả
Phương pháp hạch toán kế toán các khoản thu lãi đầu tư:
Khi xác định các khoản lãi đầu tư được hưởng, ghi:
Nợ TK 111, 112, 138,332...
Có TK 513- Thu lãi đầu tư
Kết chuyển lãi đầu tư trong kì, ghi:
Nợ TK 513- Thu lãi đầu tư
Có TK 911- Xác định kết quả kinh doanh.
Sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ doanh thu chủ yếu phát sinh:
TK911 911
TK 5116
TK 5111
TK 5113
TK 5114, 5116
TK 5112
TK 5131, 5132
TK 351
TK 13881
TK 11211, 11111
TK 13881-08
TK 3315
Kết chuyển doanh thu
Hạch toán doanh thu lưu ký chứng khoán
Hạch toán doanh thu môi giới chứng khoán
Hạch toán doanh thu quản ly danh mục đầu tư
Kết chuyển doanh thu
Phải thu lãi kinh doanh chứng khoán ủy thác
Kết chuyển doanh thu
Phí tư vấn còn lại
Phí tư vấn đã tạm ứng
Kết chuyển doanh thu
Dự thu tiền lãi cổ tức, trái tức
Kết chuyển doanh thu
Hạch toán doanh thu tự doanh
Kết chuyển doanh thu
1.3. Nội dung hạch toán chi phí trong các công ty chứng khoán
1.3.1. Quy định áp dụng đối với việc hạch toán các khoản chi phí hoạt động kinh doanh chứng khoán trong công ty chứng khoán
Chi phí hoạt động kinh doanh chứng khoán
Chỉ phản ánh vào Tài khoản 631 - Chi phí hoạt động kinh doanh chứng khoán các chi phí thực tế phát sinh (đã chi tiền hoặc chưa chi tiền) nhưng có liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán trong kỳ kế toán.
Chi phí hoạt động kinh doanh chứng khoán được xác định theo các loại sau:
- Chi phí môi giới chứng khoán của người đầu tư: Là khoản phí giao dịch chứng khoán tính trên khối lượng chứng khoán môi giới mà công ty chứng khoán đã thực hiện cho người đầu tư phải trả cho TTGDCK.
- Chi phí hoạt động tự doanh chứng khoán, gồm: Khoản lỗ bán chứng khoán tự doanh, phí lưu ký chứng khoán tự doanh và chứng khoán đầu tư dài hạn ở TTGDCK.
- Chi phí quản lý danh mục đầu tư cho người ủy thác đầu tư: Là khoản chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh cho người ủy thác đầu tư mà theo thỏa thuận trong hợp đồng quản lý danh mục đầu tư mà công ty chứng khoán phải chịu: Phí giao dịch, phí lưu ký chứng khoán ủy thác đầu tư (nếu có), phí tư vấn đầu tư, phí thuê tài sản, sử dụng thiết bị, sử dụng thông tin…, kể cả lỗ bán chứng khoán ủy thác đầu tư.
- Chi phí bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán, gồm: Chi phí thực hiện việc bán chứng khoán bảo lãnh phát hành, hoa hồng đại lý phát hành chứng khoán…
- Chi phí tư vấn đầu tư chứng khoán cho người đầu tư: Là chi phí mà công ty chứng khoán phải trả cho tư vấn đầu tư chứng khoán cho người đầu tư của công ty.
- Chi phí lưu ký chứng khoán cho người đầu tư: Là khoản chi phí lưu ký chứng khoán của người đầu tư phải trả TTGDCK về lưu ký chứng khoán tại TTGDCK..
- Chi phí về khoản lập dự phòng, chi phí trích trước, gồm: Các khoản lập dự phòng giảm giá chứng khoán và đầu tư ngắn hạn, dài hạn, dự phòng nợ phải thu khó đòi và các khoản trích trước về rủi ro thanh toán giao dịch, sửa chữa lớn TSCĐ vào cuối năm tài chính.
- Chi phí hoạt động khác:
Trả lãi tiền vay: Là khoản lãi tiền vay phải trả trong kỳ kế toán theo thỏa thuận trên hợp đồng vay vốn
Lỗ kinh doanh ngoại tệ: Là khoản chênh lệch giữa giá mua vào và giá bán ra của ngoại tệ.
- Chi phí khác gồm: Các khoản chi phí liên quan đến vốn kinh doanh của công ty chứng khoán như: chi phí trả lãi trái phiếu, trả lãi tiền vay chênh lệch lỗ ngoại tệ phát sinh trong kỳ, lỗ kinh doanh ngoại tệ, các khoản thiếu hụt trong kiểm kê tài sản được tính vào chi phí,…
- Chi phí trực tiếp hoạt động kinh doanh chứng khoán: Là các chi phí có liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán (không bao gồm những chi phí quản lý chung) như: Chi phí nhân viên trực tiếp, chi phí vật liệu văn phòng, chi phí công cụ, đồ dùng, chi phí khấu hao TSCĐ (kể cả TSCĐ thuê tài chính), chi phí dịch vụ mua ngoài (kể cả chi phí thuê tài sản, sử dụng thiết bị, sử dụng thông tin cho hoạt động kinh doanh chứng khoán tự doanh và chứng khoán đầu tư dài hạn, đầu tư khác), chi phí bằng tiền khác (kể cả chi phí thành viên mà công ty chứng khoán phải nộp cho TTGDCK),..
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp áp dụng tại các công ty kinh doanh chứng khoán cũng tuân thủ theo quy định về hạch toán kế toán của Bộ Tài Chính giống như các doanh nghiệp khác.
1.3.2 Tài khoản sử dụng
Chi phí hoạt động kinh doanh chứng khoán
Tài khoản sử dụng:
TK 631- Chi phí hoạt động kinh doanh chứng khoán
Kết cấu tài khoản
Bên nợ:
- Chi phí môi giới, lưu ký chứng khoán người đầu tư chứng khoán phải trả cho TTGDCK.
- Chi phí tư vấn đầu tư chứng khoán phải trả.
- Chi phí phát sinh trong quá trình bán chứng khoán.
- Chênh lệch lỗ bán chứng khoán.
- Chi phí thuê tài sản, sử dụng thiết bị, sử dụng thông tin.
- Chi phí trả lãi trái phiếu, trả lãi tiền vay, chi phí liên quan đến hoạt động liên doanh, liên kết của công ty chứng khoán.
- Khoản chênh lệch lỗ về tỷ giá ngoại tệ phát sinh thực tế trong kỳ hạch toán.
- Chênh lệch lỗ do bán ngoại tệ trong kỳ.
- Các chi phí khác liên quan đến hoạt động của công ty chứng khoán.
Bên có:
Kết chuyển chi phí vào bên Nợ Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
Tài khoản 631 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 631 - Chi phí hoạt động kinh doanh chứng khoán có 9 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 6311 - Chi phí môi giới chứng khoán cho ngườ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 344.doc