Luận văn Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn ngành dệt tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thươngViệt Nam

Đất nước ta hiện nay đang trong quá trình đổi mới và mở cửa nền kinh tế từ cơ chế Kế hoạch hóa tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng XHCN. Hoạt động mở cửa và đầu tư càng diễn ra mạnh mẽ trong những năm gần đây sau khi Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại quốc tế - WTO tháng 11/2006 và trở thành thành viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc năm 2007. Điều này đã mang lại nhiều cơ hội cũng như không ít thách thức với nền kinh tế nước ta nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Cùng với hoạt động mở cửa đất nước những năm gần đây hoạt động ngân hàng cũng diễn ra vô cùng sôi nổi với sự ra đời của hàng loạt những ngân hàng mới như ngân hàng Nam Việt, Ngân hàng An Bình, Ngân hàng Đông Dương Tín Phát và sự phát triển ngày càng lớn mạnh của các ngân hàng đã và đang hoạt động. Rất nhiều tổ chức tài chính và Doanh nghiệp khác hiện cũng đang trình thủ tướng chính phủ để xin thành lập ngân hàng như Euro Window, Vincom, Vinasin hay Tập đoàn Bảo Việt Cùng với sự ra đời của các ngân hàng là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong thị trường tín dụng Việt Nam. Những chiến dịch quảng cáo, khuyến mại đến việc tăng lãi suất huy động vốn của các ngân hàng để thu hút vốn đầu tư cũng như những cải cách trong hoạt động thẩm định cho vay các dự án tại các ngân hàng liên tục diễn ra giữa các ngân hàng. Bên cạnh đó, các Doanh nghiệp đầu tư trong nước cũng như những nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ngày một gia tăng làm cho nhu cầu vay vốn thành lập Doanh nghiệp cũng ngày càng lớn.

Dệt may là một trong những ngành có thế mạnh lớn trong hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta trong những năm gần đây. Nhu cầu về vốn của ngành này cho việc mở rộng hoạt động sản xuất và hoạt động xuất nhập khẩu hiện nay cũng rất lớn. Vì vậy, đây là một trong những ngành xin vay vốn đầu tư nhiều nhất tại các ngân hàng Việt Nam.

Để hoạt động của ngân hàng luôn được phát triển vững chắc, có thể thu hồi được vốn vay và có lãi thì công tác thẩm định luôn phải được đảm bảo trước khi quyết định cho vay. Tuy nhiên hiện nay hoạt động của các ngân hàng Việt Nam vẫn còn gặp phải nhiều trở ngại cần phải vượt qua trong thời gian tới như các dịch vụ của ngân hàng phát triển còn chậm, năng lực cán bộ ngân hàng chưa cao, công tác thẩm định còn chưa chặt chẽ và nhiều thiếu sót

Qua quá trình thực tập ở phòng đầu tư dự án tại Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam – Vietcombank, cùng với những kiến thức về thẩm định được học tại trường Đại học Kinh tế quốc dân em quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn ngành dệt tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thươngViệt Nam”. Với phương pháp nghiên cứu điều tra thực tế và phân tích tổng hợp bài luận văn được chia thành hai chương:

Chương 1: Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn ngành dệt tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2005-2007.

Chương 2: Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn ngành dệt tại NHTMCP NTVN.

 

 

doc118 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1027 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn ngành dệt tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thươngViệt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT NHTMCP NTVN : Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam NHNT : Ngân hàng ngoại thương NHTM : Ngân hàng thương mại QHKH : Quan hệ khách hàng DAĐT : Dự án đầu tư ĐTDA : Đầu tư dự án LNTT : Lợi nhuận trước thuế LNST : Lợi nhuận sau thuế TSCĐ : Tài sản cố định CSH : Chủ sở hữu SXKD : Sản xuất kinh doanh DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tình hình hoạt động của NHTMCP NTVN giai đoạn 2005-2007 …..8 Bảng 2 : Tình hình huy động và sử dụng vốn giai đoạn 2005-2007..………...9 Bảng 3: Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tại thời điểm 31/12/2007 theo Quyết định 493 của NHNN ……………………………………………12 Bảng 4: Hoạt động thanh toán quốc tế của NHTMCP NTVN 2005-2007 ….13 Bảng 5: Hoạt động kinh doanh thẻ của NHTMCP NTVN 2005-2007 ……..15 Bảng 6: Một số chỉ tiêu chủ yếu hoạt động kinh doanh chứng khoán Giai đoạn 2005 -2007 ……………………………………………………….17 Bảng 7: Một số chỉ tiêu chủ yếu hoạt động cho thuê tài chính ……………..18 Bảng 8: Kết quả hoạt động SXKD của Tổng công ty dệt may Hà Nội ……..40 Bảng 9: Các dự án được cấp tín dụng tại NHTMCP NTVN tính đến tháng 11 năm 2007……………………………………………………………….……53 Bảng 10: Tình hình hoạt động tín dụng tại NHTMCP NTVN năm 2007 …..53 Bảng 11: Tình hình hoạt động năm 2006 NHTMCP NTVN ……………….53 Bảng 12: Dự báo một số Chỉ tiêu hoạt động kinh doanh giai đoạn 2008-2010 ………………………………………………………...53 LỜI NÓI ĐẦU Đất nước ta hiện nay đang trong quá trình đổi mới và mở cửa nền kinh tế từ cơ chế Kế hoạch hóa tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng XHCN. Hoạt động mở cửa và đầu tư càng diễn ra mạnh mẽ trong những năm gần đây sau khi Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại quốc tế - WTO tháng 11/2006 và trở thành thành viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc năm 2007. Điều này đã mang lại nhiều cơ hội cũng như không ít thách thức với nền kinh tế nước ta nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Cùng với hoạt động mở cửa đất nước những năm gần đây hoạt động ngân hàng cũng diễn ra vô cùng sôi nổi với sự ra đời của hàng loạt những ngân hàng mới như ngân hàng Nam Việt, Ngân hàng An Bình, Ngân hàng Đông Dương Tín Phát…và sự phát triển ngày càng lớn mạnh của các ngân hàng đã và đang hoạt động. Rất nhiều tổ chức tài chính và Doanh nghiệp khác hiện cũng đang trình thủ tướng chính phủ để xin thành lập ngân hàng như Euro Window, Vincom, Vinasin hay Tập đoàn Bảo Việt … Cùng với sự ra đời của các ngân hàng là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong thị trường tín dụng Việt Nam. Những chiến dịch quảng cáo, khuyến mại đến việc tăng lãi suất huy động vốn của các ngân hàng để thu hút vốn đầu tư cũng như những cải cách trong hoạt động thẩm định cho vay các dự án tại các ngân hàng liên tục diễn ra giữa các ngân hàng. Bên cạnh đó, các Doanh nghiệp đầu tư trong nước cũng như những nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ngày một gia tăng làm cho nhu cầu vay vốn thành lập Doanh nghiệp cũng ngày càng lớn. Dệt may là một trong những ngành có thế mạnh lớn trong hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta trong những năm gần đây. Nhu cầu về vốn của ngành này cho việc mở rộng hoạt động sản xuất và hoạt động xuất nhập khẩu hiện nay cũng rất lớn. Vì vậy, đây là một trong những ngành xin vay vốn đầu tư nhiều nhất tại các ngân hàng Việt Nam. Để hoạt động của ngân hàng luôn được phát triển vững chắc, có thể thu hồi được vốn vay và có lãi thì công tác thẩm định luôn phải được đảm bảo trước khi quyết định cho vay. Tuy nhiên hiện nay hoạt động của các ngân hàng Việt Nam vẫn còn gặp phải nhiều trở ngại cần phải vượt qua trong thời gian tới như các dịch vụ của ngân hàng phát triển còn chậm, năng lực cán bộ ngân hàng chưa cao, công tác thẩm định còn chưa chặt chẽ và nhiều thiếu sót… Qua quá trình thực tập ở phòng đầu tư dự án tại Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam – Vietcombank, cùng với những kiến thức về thẩm định được học tại trường Đại học Kinh tế quốc dân em quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn ngành dệt tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thươngViệt Nam”. Với phương pháp nghiên cứu điều tra thực tế và phân tích tổng hợp bài luận văn được chia thành hai chương: Chương 1: Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn ngành dệt tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2005-2007. Chương 2: Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn ngành dệt tại NHTMCP NTVN. CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN NGÀNH DỆT TẠI NHTMCP NTVN GIAI ĐOẠN 2005-2007 1.1.Khái quát chung về NHTMCP NTVN – Vietcombank. 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam. 1.1.1.1. Lịch sử hình thành. Ngân hàng ngoại thương Việt Nam nay là Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (NHTMCP NTVN) được thành lập ngày 30 tháng 10 năm 1962 theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN Việt Nam). Ngay từ khi thành lập ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã được Nhà nước xếp hạng là một trong 23 Doanh nghiệp đặc biệt. Với bề dày kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng cùng một đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ đầy năng lực và nhiệt huyết, Ngân hàng Ngoại thương luôn giữ vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Và luôn được đánh giá là ngân hàng có uy tín nhất Việt Nam trong các lĩnh vực ngân hàng bán buôn, kinh doanh vốn, tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động ngân hàng. Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam hiện nay đã và đang tập trung áp dụng phương thức quản trị ngân hàng hiện đại, mở rộng và nâng cấp mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch. Cho đến nay, mạng lưới của NHTMCP NTVN đã vươn rộng ra nhiều địa bàn và lĩnh vực, bao gồm: 01 Sở giao dịch, 58 chi nhánh và 87 Phòng giao dịch trên toàn quốc. Các công ty con trong nước, nước ngoài và công ty liên doanh. _ Công ty con ở trong nước gồm: Công ty Cho thuê Tài chính Vietcombank (VCB Leasing) Công ty TNHH Chứng khoán Vietcombank (VCBS) Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản Vietcombank (VCB AMC) và công ty TNHH Cao ốc Vietcombank 198 (VCB Tower). _ Công ty con ở nước ngoài: Công ty Tài chính Việt Nam - Vinafico Hongkong, Văn phòng đại diện Vietcombank tại Singapore và Paris. _ Công ty liên doanh: Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF) Ngân hàng Liên doanh ShinhanVina và Công ty Liên doanh TNHH Vietcombank - Bonday - Bến Thành. Hoạt động của NHTMCP NTVN còn được hỗ trợ bởi mạng lưới giao dịch quốc tế lớn nhất trong số các ngân hàng Việt Nam với trên 1300 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bên cạnh các hoạt động kinh doanh, NHTMCP NTVN còn tích cực tham gia các hiệp hội ngành nghề ngân hàng như: Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Ngân hàng Châu Á Thái Bình Dương Asean Pacific Banker’s Club và là một trong những thành viên đầu tiên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam. Năm 2007 là năm mở ra một chương mới trong lịch sử hoạt động của Ngân hàng với việc cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trở thành Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam. Những thay đổi về quản trị ngân hàng hiện đại theo thông lệ quốc tế, mở rộng loại hình kinh doanh, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, đầu tư vào công nghệ sẽ góp phần lớn trong việc NHTMCP NTVN thực hiện mục tiêu trở thành một trong những tập đoàn tài chính đa năng hàng đầu trong khu vực trong giai đoạn năm 2010 - 2020. 1.1.1.2. Các giai đoạn phát triển Ngân hàng ngoại thương chính thức thành lập ngày 01/04/1963, theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30/10/1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN). Đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác. Trải qua gần 45 năm xây dựng và trưởng thành, tính đến thời điểm cuối năm 2007, NHTMCP NTVN đã phát triển lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng với 58 Chi nhánh, 1 Sở Giao dịch, 87 Phòng Giao dịch và 4 Công ty con trực thuộc trên toàn quốc; 2 Văn phòng đại diện và 1 Công ty con tại nước ngoài, với đội ngũ cán bộ gần 6.500 người. Ngoài ra, NHTMCP NTVN còn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư... NHTMCP NTVN hiện nay là một trong những ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất tại Việt Nam. Với truyền thống đi đầu trong ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, NHTMCP NTVN đã đạt được nhiều thành công trong việc cung cấp cho khách hàng trong nước và quốc tế những sản phẩm dịch vụ ngân hàng thuận tiện, an toàn, nhanh chóng nhất, chiếm lĩnh thị phần lớn trong các mảng như kinh doanh thẻ, thanh toán xuất nhập khẩu, tín dụng, kinh doanh ngoại tệ ... Thúc đẩy hoạt động ngoại thương và đầu tư trong cả nước. 1.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của NHTMCP NTVN NHTMCP NTVN hiện nay được tổ chức và hoạt động dưới hình thức một NHTM cổ phần. NHTMCP NTVN cùng với các công ty con và các công ty trực thuộc hình thành nhóm công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con. Trong giai đoạn tiếp theo, NHTMCP NTVN sẽ tiếp tục các bước cổ phần hóa các công ty con để trở thành Tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng Vietcombank. Dưới đây là sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động NHTMCP NTVN. Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động NHTMCP NTVN Đại hội cổ đông Hội đồng quản trị (BOD) Ban kiểm soát Controllers committee Ủy ban rủi ro Risk committe HĐ, UB khác Other committee Tổng giám đốc và BĐH CEO Senior Managerment Kiểm soát nội bộ (hỗ trợ ban kiểm soát) HĐTD Tw Credit committe Kiểm tra nội bộ Internal inspectorate ALCO HĐ, UB khác Other committee Khối ngân hàng bán buôn Khối kinh doanh và quản lý vốn Khối ngân hàng bán lẻ Khối quản lý rủi ro và quản lý tài sản nợ xấu Khối tác nghiệp Khối tài chính và kế toán Hệ thống các bộ phận phòng ban chức năng tại hội sở chính Các bộ phận hỗ trợ khác _TCCB & ĐT _Văn phòng _TC tuyên truyền _Đảng đoàn … Nguồn : Vietcombank.com.vn 1.1.3. Khái quát tình hình hoạt động đầu tư và kinh doanh của NHTMCP NTVN giai đoạn 2005-2007. 1.1.3.1. Tình hình kinh doanh của NHTMCPNTVN. Là một trong những ngân hàng hàng đầu và đa năng nhất tại Việt Nam, Vietcombank luôn giữ một vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng quốc gia. Bên cạnh mạng lưới chi nhánh trên toàn quốc và các văn phòng đại diện nước ngoài của mình, Vietcombank cũng có quan hệ với tất cả các ngân hàng trong nước và nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam và là đầu mối thanh toán cho rất nhiều ngân hàng trong số này. Hoạt động bên ngoài lãnh thổ Việt Nam của Vietcombank được triển khai thông qua một mạng lưới giao dịch quốc tế lớn nhất trong số các ngân hàng trong nước hiện nay, với khoảng 1.200 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên Thế giới. Vietcombank cung cấp rất nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của các khách hàng như: dịch vụ tài khoản và thanh toán, ngân hàng điện tử (e-Banking), tài trợ thương mại, bao thanh toán (factoring), và các dịch vụ về vốn và ngoại tệ (thị trường tiền tệ, mua bán trái phiếu, v.v…). Trong những năm qua, Vietcombank đã nhận được rất nhiều giải thưởng và danh hiệu cao quý cả trong và ngoài nước về chất lượng và hiệu quả hoạt động và được Standard & Poor’s xếp hạng định mức tín nhiệm BB/B, triển vọng ổn định và năng lực nội tại ở mức D. Đây là các định mức tín nhiệm cao nhất được tổ chức nước ngoài đánh giá với một NHTM tại Việt Nam. Được thừa nhận là ngân hàng thương mại hàng đầu và được quản lý tốt nhất tại Việt Nam, tuy trong những năm qua hoạt động tài chính và tiền tệ có rất nhiều biến động cả trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế NHTMCP NTVN vẫn đạt được kết quả kinh doanh hết sức khả quan. Có thể thể hiện qua bảng số liệu sau về tình hình hoạt động của Ngân hàng trong 3 năm gần đây từ 2005 tới năm 2007. Bảng 1: Tình hình hoạt động của NHTMCP NTVN giai đoạn 2005-2007 Đơn vị: triệu VND Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1. Tổng tài sản 136.456.412 166.952.020 200.914.606 2. Nguồn vốn chủ sở hữu 8.416.426 11.127.248 12.981.202 3. Tổng thu nhập hoạt động kinh doanh 4.285.369 5.281.403 5.000.622 4. Tổng chi phí hoạt động kinh doanh (975.252) (1.213.557) (1.310.163) 5. Thu nhập hoạt động KD thuần 3.318.429 4.067.846 3.690.459 6. Chi phí dự phòng rủi ro (1.558.546) (174.178) (1.115.523) 7. Lợi nhuận trước thuế 1.759.883 3.893.668 2.574.936 8. Thuế thu nhập Doanh nghiệp (467.330) (1.016.647) (720.982) 9. Lợi nhuận sau thuế 1.292.553 2.877.021 1.853.954 10.Tỷ suất lợi nhuận/vốn csh (%) 15,36% 25,86% 15,4% 11. Tỷ suất lợi nhuận/ tổng tài sản (%) 0,95% 1,72% 12. Hệ số an toàn vốn (%) 11,04% 11,87% 11,1%0 13. Thu nhập bình quân/người/tháng 4,71 4 5,4 1 Nguồn: Báo cáo kiểm toán NHTMCP NTVN Qua bảng 1 về tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP NTVN 3 năm gần đây chúng ta có thể đưa ra một số nhận xét như sau: Tính đến thời điểm cuối năm 2007 tổng tài sản của NHTMCPNT đã lên tới hơn 200 nghìn tỷ VND (tương đương 12,5 tỷ USD) cao hơn rất nhiều so với năm 2006, trong đó vốn chủ sở hữu đạt hơn 12,981 tỷ VND, tổng dư nợ đạt gần 68 nghìn tỷ VND(4,25 tỷ USD), hệ số an toàn vốn là tương đối ổn định trong 3 năm và vào khoảng 11% đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% theo chuẩn quốc tế. Tuy vậy, do biến động của thị trường chứng khoán và tiền tệ thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh trong nước trong đó có cả NHTMCP NTVN. Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy mức thu nhập từ hoạt động kinh doanh thuần, lợi nhuận sau thuế cũng như tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng năm 2007 đã giảm đáng kể so với năm 2006 điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong năm 2007 là chưa thực sự đạt hiệu quả. 1.1.3.2. Tình hình hoạt động đầu tư 1.1.3.2.1. Tình hình huy động và sử dụng vốn tại NHTMCP NTVN. Bảng 2 : Tình hình huy động và sử dụng vốn giai đoạn 2005-2007 Đơn vị : Triện VND Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1. Tiền gửi 118.169.425 135.000.327  168.267.383 trong đó tỷ trọng: − Các tổ chức kinh tế và TCTD 69,03% 69,50%  70,12% − Tiền gửi tiết kiệm 30,20% 29,85%  29,2% − Tiền gửi khác 0,77% 0,65%  0,68% 2. Tiền vay 3.876.977 9.664.796 trong đó tỷ trọng: − Vay NHNN 44,3% 60,82% − Vay các TCTD - -  - − Nhận vốn cho vay đồng tài trợ - -  - − Vay khác 95,53% 39,18%  38,15% 3. Phát hành giấy tờ có giá 3.113.970 7.405.678  3.639.582 Tổng cộng 125.160.372 152.070.801  174.293.235 Nguồn: Báo cáo kiểm toán NHTMCP NTVN Giai đoạn 2005-2007 là giai đoạn thị trường tiền tệ có nhiều biến động về lãi suất trong nước và quốc tế, tình hình lạm phát, cạnh tranh về huy động vốn giữa các tổ chức tín dụng trong nước đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới công tác huy động vốn của các NHTM nói chung và NHTMCP NTVN nói riêng. Trước các biến động về giá huy động vốn trên thị trường, NHTMCP NTVN đã chủ động áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường, tích cực cải thiện chênh lệch lãi suất cho vay - huy động và chênh lệch lãi suất giữa các Chi nhánh, cải thiện quản trị thanh khoản dựa trên hệ thống thông số an toàn và phát triển nhiều công cụ huy động vốn mới như (chứng chỉ tiền gửi, lãi suất bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bảo an...) Các biện pháp chủ động và linh hoạt trong điều chỉnh lãi suất đối với cá nhân, kinh doanh cả VND và ngoại tệ đã góp phần giảm thiểu tác động thị trường đối với việc huy động vốn, nâng cao hệ số sử dụng vốn, chất lượng quản trị vốn và sau cùng là hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Hiện nay, thị phần huy động vốn của NHTMCP NTVN chiếm khoảng 18,2% tổng huy động vốn toàn ngành. Vốn huy động năm 2007 đạt trên 168.000 tỷ VND , tăng 24.44% so với năm 2006 và 42.37% so với năm 2005. Năm 2007 cũng là năm tăng trưởng mạnh trong công tác huy động vốn từ kênh phát hành giấy tờ có giá (bao gồm các loại kỳ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi), tăng hơn 66,87% so với năm 2006, góp phần làm sôi động thị trường các công cụ nợ ngắn hạn và dài hạn vốn là một phần không tách rời của thị trường tài chính. 1.1.3.2.2. Hoạt động tín dụng * Chính sách tín dụng: Giai đoạn 2001-2007, dư nợ tín dụng NHTMCP NTVN tăng trưởng mạnh, đặc biệt là năm 2002 khi có chủ trương bứt phá tín dụng. Dư nợ tín dụng tăng trung bình 32,7%/năm, dư nợ cho vay tăng trưởng nhanh và chất lượng tín dụng luôn được quan tâm hàng đầu. Bằng việc áp dụng một số mô hình quản lý mới nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, số nợ xấu và tỷ lệ dư nợ xấu trong tổng dư nợ của NHTMCP NTVN đã liên tục giảm. Đến 31/12/2007, tỷ lệ này còn 2,66% so với tỷ lệ 2,44% của năm 2006. Nhìn chung, cơ cấu tín dụng của ngân hàng hiện được phân bổ khá hợp lý: _ Tổng dư nợ cho vay của 10 mặt hàng/lĩnh vực đầu tư lớn nhất của NHTMCP NTVN chiếm khoảng 40% so với tổng dư nợ và không có mặt hàng/lĩnh vực đầu tư nào có tỷ trọng dư nợ trên 10%; _ Khu vực đầu tư được chỉ đạo tập trung hơn cho các khu vực kinh tế phát triển. Mảng tín dụng bán lẻ được mở rộng tại các khu vực đô thị và thành phố đông dân cư… Giai đoạn 2005-2007: do tập trung nguồn lực và thời gian cho việc triển khai áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực quản trị rủi ro, nên NHTMCP NTVN thực hiện chủ trương tăng trưởng tín dụng thận trọng hơn. Cụ thể đã áp dụng quy trình tín dụng mới theo tiêu chuẩn quốc tế: tách bạch hoạt động quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro và xử lý tác nghiệp. Mở rộng cho vay với các nhóm khách hàng có độ an toàn cao. Tận dụng cơ hội phát triển tín dụng tại các khu vực có môi trường kinh tế thuận lợi. Mở rộng cho vay đối với các ngành kinh tế mũi nhọn, mặt hàng có thị trường tiêu thụ ổn định; hạn chế cho vay với các mặt hàng biến động nhiều về thị trường, giá cả. * Diễn biến tăng trưởng tín dụng NHTMCP NTVN. Biểu đồ 1: Tình hình dư nợ của NHTMCP NTVN 2001-2007 Đơn vị : tỷ VND Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán NHTMCP NTVN Từ biểu đồ ta có thể thấy, các hoạt động tín dụng cốt lõi của NH các năm gần đây đều tăng trưởng tốt. Tình hình dư nợ từ 2001-2007, tăng từ 16.476 tỉ đồng lên 90.774 tỉ đồng với do một số nguyên nhân sau: _ Tập trung cho các khu vực phát triển năng động về kinh tế: TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đông Nam Bộ. _ Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với nhóm khách hàng Doanh nghiệp NN có xu hướng giảm dần, nhóm khách hàng Doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cá thể có xu hướng tăng dần trong tổng dư nợ. _ Tăng trưởng đồng đều đối với tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn. * Tình hình phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng. Căn cứ quy định tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN ban hành “Quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng” (Quyết định 493), số liệu về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đến hết ngày 31/12/2007 được trình bày chi tiết tại Bảng 4 và bảng 5 dưới đây. Bảng 3: Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tại thời điểm 31/12/2007 theo Quyết định 493 của NHNN Đơn vị : triệu VND Nhóm nợ Giá trị của các khoản DPRR cụ thể phải DPRR chung phải Tổng DPRR phải khoản nợ* trích lập trích lập trích lập trích lập  Nhóm 1 107.751.917 Nhóm 2 6.114.950 216.831 Nhóm 3 343.941 43.659 Nhóm 4 473.63 188.983 860.133 1.871.569 Nhóm 5 806.433 561961 Tổng cộng 115.490.873 1.011.436 860.133 1.871.569 Nguồn: Báo cáo kiểm toán NHTMCP NTVN Ghi chú: (*) bao gồm nợ nội bảng và cam kết ngoại bảng. Như vậy, theo tiêu chí phân loại nợ Quyết định 493, nợ xấu của NHTMCP NTVN (bao gồm nợ được phân loại từ nhóm 3 trở lên) là 1.624.004 triệu VND , chiếm 2,22% tổng dư nợ nội bảng tính đến 30/11/2007. Tổng số dự phòng rủi ro NHTMCP NTVN phải trích lập tính đến thời điểm 31/12/2007 là 1.871.569 triệu VND (trong đó 1.011.436 triệu VNDlà dự phòng cụ thể và 860.133 triệu VNDdự phòng chung). Số dư dự phòng rủi ro NHTMCP NTVN đã trích lập tính đến ngày 31/12/2007 là 1.568.616 triệu VND . NHTMCP NTVN đã sử dụng dự phòng để xử lý tổng số rủi ro luỹ kế từ năm 1996 đến ngày 31/12/2007 khoảng 4.467 tỷ VND . Trong đó, nợ tín dụng 4.195 tỷ VND , L/C quá hạn từ thời bao cấp 146 tỷ đồng, rủi ro khác 126 tỷ VND . Sau khi xử lý nợ tín dụng bằng dự phòng, NHTMCP NTVN đã xây dựng phương án thu hồi nợ và tích cực tận thu cho Ngân hàng. 1.1.3.2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế Thanh toán quốc tế là lĩnh vực kinh doanh đối ngoại truyền thống mà NHTMCP NTVN luôn duy trì và khẳng định vị thế hàng đầu trong toàn ngành. Trong những năm qua, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước liên tục tăng trưởng với tốc độ cao đã tạo thuận lợi cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu qua NHTMCP NTVN. Bảng 4: Hoạt động thanh toán quốc tế của NHTMCP NTVN 2005-2007 Đơn vị: tỷ USD Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Giá trị Thị phần* Giá trị Thị phần* Giá trị Thị phần* DSTT XK 6,968 26,3% 9,375 28,9% 12,7 32% DSTT NK 9,414 29,5% 11,583 31,3% 10,1 22,8% Nguồn: Phương án cổ phần hóa Ghi chú: (*) thị phần so với kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của cả nước. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua NHTMCP NTVN năm 2007 đạt gần 22,8 tỷ USD, tăng 31,3% so với năm 2006, chiếm thị phần 27,4% so với kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Các mặt hàng xuất khẩu có thị phần thanh toán chủ yếu qua NHTMCP NTVN là dầu thô, gạo, thủy sản trong khi các mặt hàng nhập khẩu mà NHTMCP NTVN chiếm thị phần thanh toán lớn là xăng dầu, sắt thép, phân bón, máy móc thiết bị. Hoạt động thanh toán quốc tế của NHTMCP NTVN đạt được tốc độ tăng trưởng ổn định. Trong giai đoạn 2005-2007, NHTMCP NTVN duy trì tỷ trọng 28,32% tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu của cả nước với mức tăng bình quân 18,31%/năm. Trong năm 2007, hoạt động thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT của NHTMCP NTVN đã có nhiều chuyển biến tích cực. Việc chính thức triển khai chương trình chuyển tiền đi theo mô hình xử lý tập trung tại trung ương bắt đầu từ tháng 10/2004 đã tạo điều kiện xử lý các giao dịch chuyển tiền đi một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn, giảm thiểu khối lượng công việc đối chiếu và lưu giữ chứng từ giấy. Tổng lượng điện đi và đến qua mạng SWIFT năm 2007 cũng đã tăng 7% so với năm 2006, trung bình 75.000 bức điện/tháng. 1.1.3.2.4. Hoạt động kinh doanh thẻ Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của thị trường và mạng lưới ngân hàng dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ của NHTMCP NTVN đã phát triển với tốc độ rất nhanh, tính tới cuối năm 2007, NHTMCP NTVN đã thu hút trên 2,5 triệu khách hàng cá nhân và 84.000 khách hàng mới mỗi năm. Hoạt động kinh doanh thẻ thực sự trở thành một dịch vụ mang tính nền tảng của một ngân hàng hiện đại, là mũi nhọn cho chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, mở ra một hướng mới cho việc huy động vốn, giúp giảm lãi suất đầu vào cho ngân hàng. Bảng 5: Hoạt động kinh doanh thẻ của NHTMCP NTVN 2005-2007 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2005 2006 2007 Số thẻ đang lưu hành Thẻ tín dụng quốc tế thẻ 36.275 51.6 72.448 Thẻ Connect 24 thẻ 480 940 1.500.000 Thanh toán thẻ DSTT thẻ quốc tế triệu USD 226 315 386,3 DSTT thẻ Connect 24 triệu VND 8.818.354 18.574.653 29.249.000 Nguồn: NHTMCP NTVN Nhìn trên bảng số liệu chúng ta có thể thấy NHTMCP NTVN ngày càng khẳng định vị trí hàng đầu trong hoạt động kinh doanh thẻ, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới và tiện ích gia tăng cho khách hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại của mình. Tính tới tháng 12/2007, NHTMCP NTVN chiếm 33% tổng thị phần phát hành thẻ gồm cả thẻ quốc tế và thẻ ghi nợ nội địa của cả nước. Tốc độ tăng trưởng phát hành thẻ nội địa Connect 24 liên tục ở mức 200% - 300%/năm trong những năm gần đây và năm 2007 tăng ở mức 63%. Tốc độ phát hành thẻ quốc tế cũng tăng trưởng nhanh. _ NHTMCP NTVN sở hữu mạng lưới ATM lớn nhất, chiếm gần 27% tổng số máy ATM trên toàn quốc (740 máy/2752 máy), ngoài ra hệ thống thanh toán thẻ của NHTMCP NTVN gồm 5.000 điểm chấp nhận thẻ. Cho tới 31/12/2007, liên minh thẻ của NHTMCP NTVN đã kết nạp 16 NHTM trong và ngoài nước. Ngoài ra, NHTMCP NTVN còn thúc đẩy hợp tác dịch vụ thẻ giữa ngân hàng và Doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế chủ lực khác như viễn thông, điện lực, hàng không, bảo hiểm... cho phép mở rộng tiện ích sử dụng thẻ cho khách hàng. _ NHTMCP NTVN là thành viên chính thức và đối tác chiến lược tin cậy hàng đầu tại Việt Nam với các tổ chức thẻ hàng đầu trên thế giới Visa Card, Master Card, American Express, JCB, Diners Club. NHTMCP NTVN là ngân hàng độc quyền phát hành và thanh toán thẻ Amex tại Việt Nam. 1.1.3.2.5. Hoạt động ngân hàng đại lý Hiện tại NHTMCP NTVN có quan hệ đại lý với khoảng 1.200 ngân hàng và Chi nhánh ngân hàng tại 85 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó NHTMCP NTVN luôn đặt quan hệ đại lý với các ngân hàng hàng đầu tại từng quốc gia và vùng lãnh thổ đó. Tại Việt Nam, NHT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3436.doc
Tài liệu liên quan