Luận văn Hoàn thiện công tác hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy Thiết bị Bưu Điện

Nhà máy Thiết bị Bưu điện trước đây là xưởng quân giới của Liên khu 5, tiếp quản Nhà Bưu Điện Hà Nội vào năm 1954. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước và chiến tranh phá hoại ở Miền Bắc. Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện vẫn bám trụ ở thủ đô Hà Nội tham gia sản xuất, chiến đấu và phục vụ cho tiền tuyến. Nhà máy đã sản xuất hàng trăm nghìn máy điện thoại đi đường dã chiến phục vụ cho Quân đội trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm và bảo vệ Tổ quốc.

Ngày 4 tháng 1 năm 1996 theo quyết định số 11/QĐ-TCCB của Tổng Cục trưởng Tổng Cục Bưu Điện về việc chuyển Nhà máy Thiết bị Bưu điện thuộc Tổng Cục Bưu điện về Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam và theo Quyết định số 427/ TCCB-LĐ về việc thành lập doanh nghiệp nhà nước: Nhà máy Thiết bị Bưu điện.

Tổng số vốn được giao là : 2.439.000.000 đồng

Trong đó :- Vốn cố định : 1.853.000.000 đồng

- Vốn lưu động: 586.000.000 đồng

Hiện nay, nhà máy thiết bị Bưu điện là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam. Qua hơn 40 năm hoạt động với đường lối, chính sách đúng đắn của ban lãnh đạo nhà máy, từ một doanh nghiệp có nguy cơ giải thể trong thời kì bao cấp nay nhà máy đã trở thành một trong những cơ sở sản xuất công nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất các loại thiết bị phục vụ cho ngành Bưu chính Viễn Thông và đã đạt được những thành công to lớn. Nhà máy Thiết bị Bưu điện đã sản xuất rất nhiều loại sản phẩm trong đó chủ yếu bao gồm: máy điện thoại bấm phím cố định, máy điện thoại di động GSM, máy FAX, thiết bị đầu nối cáp đồng và cáp quang, nguồn VIBA và nguồn tổng đài, ống cáp viễn thông, cabin đàm thoại.Nhà máy đã sản xuất, cung ứng và lắp đặt các thiết bị chuyên ngành Bưu chính Viễn thông cho mạng Bưu chính Viễn thông Việt Nam .

Nhà máy đang cố gắng phấn đấu góp sức của mình cùng ngành Bưu chính Viễn Thông Việt Nam thực hiện mục tiêu chiến lược tăng tốc của ngành Bưu Điện với phương châm " lấy chất lượng sản phẩm làm yêu cầu sống còn của Nhà máy ". Nhà máy đã không ngừng đổi mới về công nghệ mở rộng quy mô sản xuất cũng như nâng cao tay nghề công nhân, trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

Trong quan hệ với nhà cung cấp đầu vào, Nhà máy luôn phấn đấu là một khách hàng đáng tin cậy, ngoài ra Nhà máy còn mở rộng quan hệ với các khách hàng nước ngoài nhằm đảm bảo vật liệu đầu vào tốt đáp ứng tính kỹ thuật cao cho sản phẩm. Nhà máy cũng rất chú trọng đến việc nghiên cứu thị trường, kế hoạch sản xuất và đưa ra các chính sách về tiêu thụ sản phẩm chính sách thâm nhập thị trường. Vì thế, sản phẩm của Nhà máy hiện có mặt trên phạm vi toàn quốc và xuất khẩu.

Hiện nay nhà máy đang sản xuất trên 400 loại sản phẩm khác nhau gồm các sản phẩm Bưu chính Viễn thông và các sản phẩm khách hàng đặt hàng. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành ở cả 3 cơ sở: Cơ sở 1: Số 61 Trần Phú- Ba Đình - Hà Nội, cơ sở 2: Số 63 Nguyễn Huy Tưởng - Thanh Xuân, Cơ sở 3: Lim - Bắc Ninh. Nhà máy có 4 chi nhánh tiêu thụ sản phẩm : Tại số 1 Lê Trực- Hà nội, chi nhánh tại Đà Nẵng, Chi nhánh Nguyễn Đình Chiểu- TP Hồ Chí Minh, Chi nhánh Maxcơva- Nga.

 

doc85 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1227 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy Thiết bị Bưu Điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT096.doc
Tài liệu liên quan