Luận văn Hoán cải thiết bị công tác từ xe nâng một hệ xilanh thành xe nâng hai hệ xilanh

Trong quá trình đổi mới sang nền kinh tế thị trường và nhất là khi gia nhập WTO, nền kinh tế nước ta đang có những chuyển biến theo hướng tốt đẹp và đang hội nhập vào dòng chảy nền kinh tế thế giới .

Tổng sản lượng xuất khẩu trong nước ngày càng tăng. Trong thời gian qua, nền kinh tế vận tải biển Việt Nam đã phát triển nhanh chóng vì việc giao lưu hàng hóa nước ta với các nước trên thế giới chủ yếu được thực hiện bằng đường biển.

Việc hàng hóa vận chuyển nhanh, liên tục, hiệu quả đòi hỏi thời gian lưu lại cảng, tại kho phải được tối thiểu hóa. Đây chính là nhiệm vụ và mục tiêu của Cảng, của Công ty.

Để thực hiện tốt công tác xếp dỡ hàng hóa ở tuyến cầu tàu – bãi, ở các Cảng, các kho hiện nay sử dụng xe nâng tự hành rất phổ biến.

Trong quá trình sử dụng xe nâng cần phải đại tu và bảo dưỡng, đôi khi phải hoán cải, cải tiến chúng để đáp ứng với nhu cầu thực tế của công việc. Do vậy phần thuyết minh của luận văn tốt nghiệp này cũng nhằm phục vụ nhu cầu hoán cải, cải tiến xe nâng tự hành và nó chỉ góp một phần nhỏ kiến thức cơ bản về kỹ thuật hoán cải, cải tiến máy Xếp Dỡ, Máy Xây Dựng đang hoạt động ngày càng nhiều trên đất nước Việt Nam của chúng ta hiện nay.

Đây là công trình của em sau bốn năm ngồi trên ghế nhà trường cùng với những ngày tháng thực tập thực tế, do đó nó chưa phải là hoàn thiện vì đây là công trình đầu tay của em.

Em kính mong sự quan tâm đóng góp của quý thầy cô.

Để thực hiện được công trình này em kính chân thành cám ơn Thầy Phạm Văn Giám, Thầy Nguyễn Hữu Quảng, Kỹ Sư Phạm Ngọc Thi cùng với những sự giúp đỡ của quý Thấy Cô ở trong Khoa Cơ Khí cũng như ở ngoài khoa trong suốt quá trình thực hiện công trình này.

Một lần nữa em xin chân thành cám ơn.

 

doc110 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1253 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Hoán cải thiết bị công tác từ xe nâng một hệ xilanh thành xe nâng hai hệ xilanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình đổi mới sang nền kinh tế thị trường và nhất là khi gia nhập WTO, nền kinh tế nước ta đang có những chuyển biến theo hướng tốt đẹp và đang hội nhập vào dòng chảy nền kinh tế thế giới . Tổng sản lượng xuất khẩu trong nước ngày càng tăng. Trong thời gian qua, nền kinh tế vận tải biển Việt Nam đã phát triển nhanh chóng vì việc giao lưu hàng hóa nước ta với các nước trên thế giới chủ yếu được thực hiện bằng đường biển. Việc hàng hóa vận chuyển nhanh, liên tục, hiệu quả đòi hỏi thời gian lưu lại cảng, tại kho phải được tối thiểu hóa. Đây chính là nhiệm vụ và mục tiêu của Cảng, của Công ty. Để thực hiện tốt công tác xếp dỡ hàng hóa ở tuyến cầu tàu – bãi, ở các Cảng, các kho hiện nay sử dụng xe nâng tự hành rất phổ biến. Trong quá trình sử dụng xe nâng cần phải đại tu và bảo dưỡng, đôi khi phải hoán cải, cải tiến chúng để đáp ứng với nhu cầu thực tế của công việc. Do vậy phần thuyết minh của luận văn tốt nghiệp này cũng nhằm phục vụ nhu cầu hoán cải, cải tiến xe nâng tự hành và nó chỉ góp một phần nhỏ kiến thức cơ bản về kỹ thuật hoán cải, cải tiến máy Xếp Dỡ, Máy Xây Dựng đang hoạt động ngày càng nhiều trên đất nước Việt Nam của chúng ta hiện nay. Đây là công trình của em sau bốn năm ngồi trên ghế nhà trường cùng với những ngày tháng thực tập thực tế, do đó nó chưa phải là hoàn thiện vì đây là công trình đầu tay của em. Em kính mong sự quan tâm đóng góp của quý thầy cô. Để thực hiện được công trình này em kính chân thành cám ơn Thầy Phạm Văn Giám, Thầy Nguyễn Hữu Quảng, Kỹ Sư Phạm Ngọc Thi cùng với những sự giúp đỡ của quý Thấy Cô ở trong Khoa Cơ Khí cũng như ở ngoài khoa trong suốt quá trình thực hiện công trình này. Một lần nữa em xin chân thành cám ơn. PHÂN TÍCH LÍ DO HOÁN CẢI Trước đây, hàng hoá xuất nhập vào công ty chủ yếu là xe tải và đôi khi cũng có hàng container nhưng số lượng ít vì thế việc xếp dỡ là do thủ công kết hợp với xe nâng không có chiều cao nâng chạc tự do cho nên mức độ cơ giới không cao, thời gian xếp dỡ kéo dài mà năng xuất không cao. Hơn nữa, ngày nay việc vận chuyển hàng hoá bằng container đã được sử dụng rất phổ biến, rộng rãi vì nó có nhiều ưu điểm hơn so với phương thức vận chuyển trước kia như là bảo quản được hàng hóa lâu hơn, hạn chế ảnh hưởng của thời tiết khí hậu và đặc biệt là công tác xếp dỡ được nhanh chóng rất nhiều. Cũng trong xu hướng của thời đại, việc hàng hoá xuất và nhập của công ty hiện nay chủ yếu là sử dụng container để vận chuyển. Vì thế, để giảm thiểu thời gian , công sức và tiền của thì một yêu cầu cấp thiết đặt ra là làm sao giải phóng hàng hoá càng nhanh càng tốt. Ở đây, ta sử dụng xe nâng để xếp dỡ do nó có tính cơ động cao hơn các thiết bị khác, tuy nhiên một điều trở ngại ở đây là xe nâng ở đây không có khả năng làm việc trong lòng container do kết cấu chiều cao xe thay đổi khi cơ cấu nâng hoạt động. Có hai phương án khả thi để đáp ứng được yêu cầu thưc tế trên là : mua xe nâng mới có khả năng làm việc trong lòng container, hoặc là hoán cải chiếc xe nâng cũ hiện có tại công ty. Với những kiến thức được tiếp thu ở trường đại học, và sắp sửa trở thành người cán bộ kỹ thuật nghành Máy Xếp Dỡ cho nên em đã đề nghị Công ty là nên hoán cải xe nâng hiện có vì việc làm này có nhiều ưu điểm hơn là ta đi mua một chiếc xe nâng mới như : giảm chi phí để mua xe mới vì giá thành loại này rất cao, giảm thời gian chờ đợi xe mới vì phải nhập từ nước ngoài về. Công tác hoán cải xe nâng ở đây bao gồm : thiết kế ra một hệ xilanh mới để nâng bàn trượt (chiều cao nâng chạc tự do), thiết kế sơ đồ hệ thống thủy lực mới bằng cách nối thêm đường ống dẫn vào xilanh nâng chạc đồng thời cũng phải kiểm tra lại xe nâng về điều kiện bền, điều kiện ổn định sau khi hoán cải. HOÁN CẢI THIẾT BỊ CÔNG TÁC TỪ XE NÂNG MỘT HỆ XILANH THÀNH XE NÂNG HAI HỆ XILANH THIẾT BỊ CÔNG TÁC TRƯỚC KHI HOÁN CẢI THIẾT BỊ CÔNG TÁC SAU KHI HOÁN CẢI PHẦN 1 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XẾP DỠ HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH LÊLONG Chương1:Giới Thiệu Công Ty TNHH LELONG 1.1 .Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Công ty TNHH LeLong ViệtNam 100% vốn đầu tư nước ngoài (Đài Loan), thành lập từ năm 1996, vốn đầu tư là 3,5 triệu USD, trụ sở chính đặt tại số 40,khu phố 2, Thị Trấn Bến Lức, Tỉnh Long An. Năm 1998, công ty chính thức đi vào hoạt động, sản xuất, gia công, lắp đặt, bảo trì và sửa chửa các thiết bị pin, áccquy gia dụng và công nghiệp, các sản phẩm nhựa công nghiệp và khuôn đúc bằng kim loại. Năm 2003, công ty đạt chứng nhận ISO 9001:9002 và tăng vốn đầu tư lên 25,6 triệu USD. Năm 2006, công ty đạt doanh thu 44,5 triệu USD, trong đó tỉ lệ nội địa là 42%, xuất khẩu đạt 58%. Tám tháng đầu năm 2007, công ty đạt doanh thu trên 42,6 triệu USD, trong đó tỉ lệ nội địa đạt 29%, xuất khẩu đạt 71%. Để phục vụ cho hoạt sản xuất kinh doanh và thu thêm lợi nhuận công ty còn đầu tư trong lĩnh vực cảng, dịch vụ kho bãi dưới hình thức cảng sông với qui mô vừa. 1.2 .Nhiệm vụ của công tác xếp dỡ tại công ty Tổ chức xếp dỡ, vận chuyển, giao nhận, bảo quản hàng hóa tốt, thuận tiện cho kế hoạch hoạt động của công ty. Tổ chức quản lý, sữa chữa, sử dụng phương tiện, thiết bị, công cụ, kho bãi, nguyên vật liệu đúng quy định. Tổ chức quản lý, sử dụng lao động, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn nhằm hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Tổ chức áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình công nghệ hợp lý, tổ chức lao động khoa học, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế . 1.3. Đặc điểm điều kiện sản xuất kinh doanh của Công Ty TNHH LELONG Vì là một công ty sản xuất nên các thiết bị xếp dỡ ở đây là các thiết bị phụ trợ nên nhiệm vụ của nó không như ở các cảng xếp dỡ, tuy nhiên nó là một mắt xích không thể thiếu cho quá trình sản xuất. Công ty mà em thực tập ở đây thì hàng hóa được vận chuyển chủ yếu trong nội bộ của kho và xếp dỡ hàng container lúc nhập và lúc xuất. Toàn công ty có hết thảy tám nhà xưởng, và tương ứng với mỗi nhà xưởng thì có một kho để phục vụ cho sản xuất. Trang thiết bị của công hiện nay như sau: Cầu trục: sức nâng 3T, số lượng 8 thiết bị. Xe nâng:sức nâng từ 2.5 đến 3T, số lượng 10 thiết bị, bao gồm các chủng loại như TCM, HYSTER. Cần cẩu bánh xích: sức nâng 5T, số lượng 2 thiết bị. CHƯƠNG 2 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XẾP DỠ HÀNG HÓA Do quy trình của chúng ta có sự tham gia của xe nâng, mà xe nâng là loại thiết bị vạn năng có thể xếp dỡ nhiều loại hàng hóa. Tùy từng loại hàng mà ta sẽ có các phương án xếp dỡ khác nhau. Vì vậy ta chỉ chọn một loại hàng hóa đặt trưng để nguyên cứu quy trình xếp dỡ của nó. Ở đây ta chọn loại hàng bách hóa để nguyên cứu. 2.1. Đặc điểm hàng hóa và phân định nhóm hàng: Hàng bách hóa đóng trong thùng carton gồm các loại hàng thông thường như đồ gia dụng, công nghệ phẩm, thực phẩm chế biến công nghiệp như mì ăn liền, nông lâm hải sản, trà, cà phê… có trọng lượng đóng thùng nhỏ hơn hoặc bằng 50kg. Đặc tính: dể rách vỡ, kỵ ẩm, kỵ lửa. Kích thước: L x B x H = (450 - 600) x (300 - 350) x (250 - 300)mm. Theo cách phân loại nhóm hàng thì thùng kiện bách hóa thông thường 50kg thuộc loại hàng kiện ký hiệu là K ở nhóm 1 tức K1. Toàn bộ hàng hóa ở Cảng hiện nay được chia thành 9 loại căn cứ theo: tính chất lý hóa, hình thức bao gói, thùng kiện, kích thước, kỹ thuật xếp dỡ và năng suất lao động khác nhau. Cụ thể là có 9 loại: - Loại hàng thùng tiêu chuẩn (container) Ký hiệu là loại hàng: C - Loại hàng bao B - Loại hàng rời R - Loại hàng thùng kiện K - Loại hàng thùng phuy, nhựa T - Loại hàng sắt thép S - Loại hàng gỗ G - Loại hàng mây tre nứa (mỹ nghệ) MT - Loại hàng tươi sống TS * Trong đó loại hàng thùng kiện được chia thành 9 loại khác nhau: - Bách hóa thông thường: thực phẩm, văn phòng phẩm, đồ dùng gia đình, trang trí nội thất, thể thao, chi tiết phụ tùng xe đạp, xe máy, thuốc lá, chè, hạt giống đồ hộp các loại thông thường hoặc đông lạnh. Được chứa trong thùng carton hoặc thùng gỗ ≤ 50kg. Ký hiệu là loại hàng: K1. - Bách hóa loại đặt biệt: máy móc vi tính, điện tử có giá trị cao, dụng cụ y tế, đồ cổ, đồ quý hiếm dể vỡ, đồ thủy tinh các loại. Loại hàng này không được bao bì. Ký hiệu là loại hàng: K2. - Bách hóa thông thường (giống như K1). Trọng lượng >50kg. Ký hiệu là loại hàng: K3. - Kiện thiết bị, kiện bách hóa thông thường nhưng có trọng lượng >100kg kể cả cao su pallet. Loại thùng gỗ, tôn có trọng lượng 100 đến 1000kg. Ký hiệu là loại hàng: K4. - Máy móc thiết bị. Trọng lượng >1000kg. Ký hiệu là loại hàng: K5. - Máy móc thiết bị. Trọng lượng >2000kg. Ký hiệu là loại hàng: K6. - Bông vải sợi, day, bao bố, giấy ram. Được đóng kiện bằng carton, gỗ, vải, bao bố nylon. Ký hiệu là loại hàng: K7. - Giấy cuộn tròn, cáp cuộn tròn. Ký hiệu là loại hàng: K8. - Tôn kẽm, Fibrô ximăng đóng kiện. Được đóng trong khung, đai bằng gỗ hoặc nẹp sắt. Ký hiệu là loại hàng: K9. Trong nhiều loại hàng đã liệt kê trên ta chọn loại hàng có ký hiệu là K1 để đề ra các phương án xếp dỡ cụ thể. 2.2. Xác định các quy trình công nghệ xếp dỡ: Nhóm K1 qua Cảng với cả hai chiều xuất nhập và được thực hiện đủ 3 phương án đặc trưng. PA 1: Phương án chuyển thẳng (xuất nhập). PA 2: Phương án tàu - kho (ngược lại). PA 3: Phương án rút hàng (ngược lại). 2.2.1. Phương án 1: Hàng trên tàu sẽ được chuyển lên các phương tiện vận chuyển của khách hàng như ôtô hay xà lan. Để phục vụ cho tàu theo phương án này thì Cảng phải thông báo cho các chủ hàng trên bờ chuẩn bị sẳn các phương tiện vận chuyển khi nhận được lịch thông báo tàu cập Cảng. Đồng thời Cảng phải chuẩn bị tập trung các thiết bị xếp dỡ khi tàu không sử dụng cẩu tàu để xếp dỡ hàng. Phương án này gọi là quy trình chuyển thẳng. Ngoài các quy trình đã kể trên hàng bách hóa còn có các quy trình xếp dỡ khác có thể thi công được. Ví dụ như ta dùng đầu kéo để đưa hàng từ cầu tàu đến kho để rồi ta dùng xe nâng để xếp dỡ hàng tại kho. Đối với quy trình này thì nó không khả thi vì khoảng cách từ cầu tàu đến kho ở Cảng chỉ ở khoảng 100 đến 200m mà đây là điều kiện để cho máy nâng hoạt động hiệu quả nhất. Vì thế ta chỉ nguyên cứu các quy trình trên. 2.3. Xác định thao tác của các quy trình xếp dỡ: Thao tác 1: Cẩu hàng từ tàu lên bến (ngược lại). Thao tác 2: Lập mã hàng, móc cáp, phụ cẩu ở hầm tàu và trên bến. Thao tác 3: Chuyển hàng từ bến vào kho Cảng. Thao tác 4: Xếp dỡ hàng trong kho. 2.4. Thiết bị và công cụ xếp dỡ: 2.4.1. Thiết bị: - Cẩu tiền phương 5T, tầm với 10m. - Xe nâng 3T. 2.4.2. Công cụ mang hàng: - Dây siling þ(28 - 30) x 12m. - Võng nilon dẹp 0,8 x 2m. - Võng nilon tròn 2,4 x 2,4m. - Mâm xe nâng 2,5 x 2,4m. - Kệ chuyển tiếp lên xe. 2.4.3. Số lượng cho từng phương án: Số TT Quy trình Thiết bị xếp dỡ Công cụ mang hàng Ghi chú Cẩu tiền phương Xe nâng Dây Võng tròn Võng dẹp Mâm Kệ 1 2 3 4 5 6 QT 11 QT 12 QT 21 QT 22 QT 31 QT 32 1 1 3 3 1 4 4 4 4 3 3 1 1 1 2.5. Mức độ cơ giới hóa: Thao tác 1: Cơ giới hóa hoàn toàn (100%). Thao tác 2: Phục vụ - thủ công. Thao tác 3: Cơ giới hóa hoàn toàn (100%) Thao tác 4: Ở PA 311: Cơ giới hóa 50%. Ở PA 301: Thủ công 100%. Tổng cộng 4 thao tác của nhóm K1 được cơ giới hóa 70%. 2.6. Chỉ tiêu định mức cho từng thao tác: Đơn vị tính: Tấn/giờ thao tác Số TT Quy trình Thao tác 1 Thao tác 2 Thao tác 3 Thao tác 4 TB LĐ ĐM TB LĐ ĐM TB LĐ ĐM TB LĐ ĐM 1 2 3 4 5 6 QT 11 QT 12 QT 21 QT 22 QT 31 QT 32 1 1 2 2 2 2 7 6 8 7 8 8 8 8 7 6 8 7 3 3 3 3 8 7 1 7 6 7 6 Qua bảng chỉ tiêu định mức cho từnh thao tác ta thấy quy trình xếp dỡ hàng bách hóa không thể thực hiện hoàn toàn bằng máy móc hoàn toàn bằng thủ công cho nên người công nhân sẽ luôn có mặt để nhận vai trò phụ cho các thiết bị xếp dỡ hoạt động. Chính vì vậy mà mức độ cơ giới hóa của quy trình này chỉ đạt được mức độ là 70%. 2.6. Diễn tả các thao tác chung cho các qui trình: 2.6.1. Duới hầm tàu: Công nhân xếp dỡ gồm 6 người chia thành 3 nhóm mỗi nhóm 2 người thành lập một mã hàng. Trước tiên trải day hoặc vòng xuống mặt bằng dưới ham tàu, từng người bê kiện hàng đạt ngay ngắn tương đối lên công cụ xếp dỡ, mỗi mã hàng 16 -20 kiện. Khi cần trục hạ móc câu xuống, công nhân móc cẩu vào mã hàng cho cần trục kéo lên bờ. 2.6.2. Tại cầu tàu: - Mã hàng hạ xuống mâm xe xúc: Khi mã hàng hạ xuống cách mâm xe 0,5m công nhân vào điều chỉnh cho mã hàng hạ đúng vị trí thích hợp. Sau đó tháo mã hàng khỏi móc cần trục, móc công cụ xếp dỡ không hàng cho cần trục đưa xuống hầm tàu. Khi đủ hàng xếp trên xe xúc, xúc mâm có hàng chạy vào kho. - Hàng xếp trên ôtô: Khi mã hàng hạ xuống cách sàn xe 0,5m công nhân leo lên sau xe điều chỉnh cho mã hàng hạ xuống vị trí thích hợp, tháo mã hàng khỏi móc cần trục, móc công cụ xếp dỡ không hàng cho cần trục đưa xuống hầm tàu. 2.6.3. Trong kho: Khi xe xúc hoặc ôtô di chuyển mang hàng vào trong kho đậu vào vị trí thích hợp công nhân tiến hành xếp hàng từ sàn xe lên đống hàng. Nhóm công nhân chia thành 2 nhóm: 2 người trên sàn xe vận chuyển hàng từ sàn xe lên đống hàng, 4 người đứng trên đống hàng xếp các kiện hàng vào vị trí thích hợp. 2.7. Kỹ thuật chất xếp và bảo quản: 2.7.1. Tại hầm tàu: - Với tàu có trọng tải nhỏ có 1 hoặc 2 hầm hàng nắp hầm mở toàn diện lấy hàng trong từng khoang. Hàng lấy từng lớp mỗi lớp sâu 4 kiện. Tại nơi tiếp giáp với khoang bên cạnh khai thác lấy hàng tạo thành bề mặt hình bậc thang. - Với tàu có các hầm riêng biệt miệng hầm nhỏ hơn chu vi đáy hầm lấy hàng từ miệng hầm trước sau đó lấy dần vào phía trong từng lớp. - Nếu kéo một lần 2 mã hàng phải được thành lập song song và sát nhau. Những kiện hàng bể rách phải xếp riêng và kéo bằng võng. 2.7.2. Trên ôtô: Hàng xếp từng chồng bắt đầu từ phía cabin xe đầu về phía dưới. Chiều cao của lớp hàng trên cùng chỉ cao hơn thùng xe 1/3 kích thước kiện hàng. Tổng trọng lượng các kiện hàng phải nhỏ hơn hoặc bằng tải trọng cho phép của xe. 2.7.3. Trong kho: - Trước khi xếp hàng phải dùng palết lót nền kho. - Đống hàng cách tường kho 0,5m. - Khi lên cao cứ 3 lớp thùng thì lớp tiếp theo xếp lui vào trong 0,2m. - Chiều cao lớp hàng đảm bảo áp lực cho phép nề kho. 2.7.4. Bảo quản: - Khi xếp hàng không được quăng, kéo kiện hàng, không làm rơi hoặc rách bao bì. - Vận chuyển hàng đi xa phải có bạt chống mưa. - Bảo đảm hàng ở nhiệt độ bình thường, không bị ẩm ướt. - Những kiện rách, bể phải được bảo quản riêng. 2.8. An toàn lao động: - Sau khi mở nắp hầm 20 phút công nhân mới được xuống hầm làm việc. - Trước khi làm việc phải được kiển tra an toàn kỹ thuật các thiết bị và công cụ xếp dỡ. - Công nhân thực hiện đầy đủ các nội qui an toàn lao động trong xếp dỡ hàng hóa. - Không được lăn bẩy kiện hàng gây tai nạn. PHẦN 2 HOÁN CẢI - THIẾT KẾ XE NÂNG HAI HỆ XILANH TỪ XE NÂNG MỘT HỆ XILANH CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG XE NÂNG 1.1. Giới thiệu chung xe nâng: 1.1.1. Kết cấu tổng thể: Hình 1.1.1: Kết cấu xe nâng. 1-Chạc. 2-Bàn trượt. 3-Khung nâng. 4-Xilanh nâng khung. 5-Xilanh nghiêng khung. 6-Cầu trước. 7-Đối trọng. 8-Chassis. 9-Cầu sau. 1.1.2. Mô tả kết cấu. Xe nâng là một trong những loại máy nâng có tính cơ động cao. Khi xếp và dỡ hàng, hàng được nâng hạ theo phương thẳng đứng theo hai mức chiều cao tối đa: - Chiều cao tối đa của bàn trượt trên hành trình di chuyển trong khung động (khung trong): hàng được nâng lên độ cao cần thiết nằm trong giới hạn chiều cao của container, trong khi khung động vẫn ở vị trí thấp nhất. - Khung trong mang bàn trượt đang ở vị trí đạt đến hành trình cuối trong nó nối tiếp nâng lên và đến độ cao lớn nhất khi xe nâng làm việc ngoài container nghĩa là không gian không bị hạn chế về chiều cao. Kết cấu của bộ phận công tác được mô tả như sau: a. Chạc nâng: Được chế tạo từ thép có sức bền thỏa điều kiện, sau đó được gia công nhiệt luyện tại góc của chạc với khoảng cách 300mm về phía hai góc để đạt được độ cứng HB=250÷295. Chạc được treo trên bàn trượt và định vị bằng vít. Để ổn định vị trí chạc cũng như giữ khoảng cách giữa chúng trong quá trình làm việc và dịch chuyển, phía lưng chạc tựa trên rãnh của dầm ngang bàn trượt. b. Bàn trượt: Bàn trượt di chuyển trong lồng khung trong, sụ dịch chuyển này độc lập so với sự di chuyển của khung trong so với khung ngoài. Bàn trượt được dẫn hướng nhờ bốn cặp con lăn: một cặp con lăn phụ phía trên cùng, ba cặp con lăn chính lần lượt nằm phía dưới. Trục lắp con lăn chính được hàn vào kết cấu khung. Trục con lăn phụ liên kết với kết cấu khung bằng bu lông và ống chêm. Đỉnh mỗi dầm chính khung trong có lắp tấm chặn bằng cao su cùng với tấm chặn lắp phía dưới con lăn chính dưới cùng của bàn trượt sẽ ngăn chuyển động vượt ra khỏi khung trong của bàn trượt. Hình 1.1.1.b: Kết cấu bàn trượt. Bàn trượt liên kết bởi hai xích nâng. Một đầu xích định vị cố định trên xilanh, một đầu liên kết với bàn trượt, tại vị trí này có thể điều chỉnh chiều dài xích. Kết cấu thép bàn trượt là khung dầm hình chữ nhật trượt tương đối (trên ray rãnh) so với khung trong nhờ xilanh piston tác dụng một chiều. Dầm ngang trên của khung dầm ngoài được xẻ rãnh để thay đổi vị trí chạc nâng. c. Khung nâng: Là một kết cấu khung dầm thép liên kết với nhau bằng mối hàng. Bao gồm các phần: * Khung động: Hình 1.1.1.c: Kết cấu khung động. Khung động di chuyển tương đối so với khung ngoài. Gồm hai dầm chính là thép chữ C được hàn thêm dầm chữ nhật tại bản thành phía ngoài, dầm chữ nhật này làm thanh dẫn hướng cho con lăn của khung chính. Hai dầm chính được liên kết với nhau nhờ ba dầm ngang thép hình cũng làm nhiệm vụ của các thanh giằng. Dầm ngang phía trên có đỉnh lắp hai công xon là nơi định vị đầu piston xilanh nâng khung. Cặp xilanh nâng khung tạo chuyển động tương đối khung động so với khung ngoài. Phần đoạn dưới cùng bản thành phía ngoài mỗi dầm chính lắp con lăn lăn trên bản cánh của khung chính. * Khung ngoài: Hình 1.1.1.c: Kết cấu khung ngoài. Gồm hai dầm chính là thép kết cấu hình chữ C được đặt thẳng đứng, liên kết với nhau nhờ bốn dầm ngang thép hình cũng có tác dụng như những thanh giằng. Ngoài ra còn có hai dầm chữ nhật vừa làm nhiệm vụ giằng dọc vừa là nơi lắp nữa giá đỡ liên kết khung nâng với cầu trước của ôtô, nữa giá đỡ còn lại được định vị trên cầu trước bằng bu lông đai ốc, liên kết giữa khung chính với cầu trước là liên kết động bằng bạc trượt. Phần đoạn giữa bản thành phía ngoài của mỗi dầm chính là nơi định vị một đầu xilanh-piston nghiêng, cặp xilanh-piston nghiêng này liên kết khung nâng với chassis. Để giảm bớt chiều dài phần công xon của chạc nâng giúp cho chạc nâng lấy hàng được thuận lợi, nhờ cặp xilanh-piston nghiêng này bộ phận nâng hàng có thể nghiêng về phía trước so với phương thẳng đứng. Ngoài ra để tạo ổn định cho khung nâng khi di chuyển không hàng bộ phậ nâng còn có thể nghiêng về phía sau một góc . Phần đoạn trên cùng bản thành phía trong của mỗi dầm chính có lắp con lăn lăn trên bản cánh của khung trong, có tác dụng dẫn hướbg khung trong chuyển động tương đối so với khung giữa và khung ngoài. Trục con lăn được hàn vào bản thành. Dầm ngang dưới cũng là bệ lắp cặp xilanh nâng khung trong. d. Xích nâng: Cặp puli dẫn hướng xích được lắp trên đầu piston xilanh nâng bàn trượt, vòng qua puli là xích tải bản đôi. Xích tải này có một đầu điều chỉnh được định vị trên thân xilanh nâng bằng bu lông đai ốc, đầu còn lại liên kết cố định với bàn trượt. Để nâng khung động cùng bàn trượt và hàng ta dùng cơ cấu nâng được mắc như sau: một đầu liên kết với vỏ xilanh nâng khung, một đầu liên kết với khung động. e. Hệ thống thủy lực: Bao gồm hai bơm cấp dầu cho bộ phận di chuyển và bộ phận mang hàng. Các cơ cấu thủy lực của bộ phận mang hàng gồm: xilanh piston thủy lực nâng bàn trượt, cặp xilanh piston thủy lực nâng khung, cặp xilanh piston thủy lực nghiêng khung. Thùng dầu thủy lực có một bộ lọc: lọc dầu thủy lực hồi về thùng, thùng được đặt bên trong phía trái chasis. Bơm được dẫn động bởi động cơ đốt trong qua bánh răng truyền dẫn bơm, nhận dầu thủy lực từ thùng chứa để đưa đến các van điều khiển. f. Cơ cấu nâng bàn trượt: Gồm một xilanh piston tác dụng đơn.Xilanh được định vị trên dầm ngang khung trong, cán piston có lắp cặp puli dẫn hướng xích đây là một phần của cơ cấu nâng bàn trượt. Xilanh thuỷ lực nâng là động lực (động cơ) của cơ cấu nâng hàng. - Xilanh thuỷ lực nâng cùng với xích nâng và puly xích tạo thành cơ cấu nâng của máy nâng chạc. Palăng nâng gồm xích và puly xích với dẫn động từ xilanh thuỷ lực tạo thành cơ cấu nâng với hệ palăng ngược (palăng tốc độ). * Vì vậy: Nếu bỏ qua các tổn thất trên hệ truyền động thì khi nâng một tải trọng có trọng lượng Q, xilanh thuỷ lực phải phát ra lực nâng có trị số là 2Q. + Trên các máy nâng chạc thường được sử dụng hiện nay người ta thường bố trí 1 xilanh thuỷ lực nâng chạc và 2 xilanh thuỷ lực nâng khung. - Xilanh thuỷ lực nâng chạc thường là xilanh thuỷ lực 1 chiều. . Khi hạ hàng hoặc hạ chạc không hàng: Nhờ trọng lượng hàng và trọng lượng các bộ phận (trọng lượng chạc – bàn trượt) để hạ hàng hoặc không có hàng trên chạc. g. Cơ cấu nâng khung: Gồm hai xilanh piston nâng, là loại piston tác dụng đơn, các phần chính gồm: thân xilanh, nắp chụp xilanh, cần piston, cán piston. Xilanh được định vị trên dầm ngang dưới cùng của khung chính, cán piston được lắp chốt với phần công xon của dầm ngang khung giữa. Ở cụm xilanh piston này có một van an toàn bảo vệ cơ cấu công tác trong trường hợp đường dầu thủy lực mất áp đột ngột. - Xilanh thuỷ lực nâng khung động thường là xilanh thuỷ lực hai chiều. . Khi nâng: Xilanh thuỷ lực nâng hoạt động thông qua thiết bị đẩy nâng xà ngang trên – nâng thang ngang trên khung động, đồng thời xích nâng chuyển động nâng bàn trượt cùng với chạc và nâng hàng treo trên chạc. h. Cơ cấu nghiêng khung: Gồm cặp xilanh piston tác dụng kép. Một đầu được đỡ trên dầm chính của khung ngoài, đầu cò

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthuyet minh12.doc
  • dwgBan ve lap.dwg
  • dwgche tao.dwg
  • dwgKCT chac.dwg
  • dwgKCT khung.dwg
  • dwgSDKT.dwg
  • dwgsodo.dwg
  • docTHAYQUANG.DOC
  • dwgtong the.dwg
  • docTrang bia.doc
Tài liệu liên quan