Chủ động trong quản lý khách hàng : mặc dù đã duyệt cho khách hàng một
giới hạn tín dụng trong vòng 1 năm tiếp theo nhưng để phát hiện sớm rủi ro, kiểm soát
thường xuyên khách hàng thì định kỳ nhân viên tín dụng phải phân tích lại tình hình
tài chính, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, phương
hướng hoạt động sắp tới và chấm điểm tín dụng doanh nghiệp. Vớihoạt động kiểm tra
thường xuyên này giúp ngân hàng đánh giá, nhận biết được rủi ro tín dụng của khách
hàng thay đổi như thế nào sau khi đã được ngân hàng tài trợ vốn thực hiện phương án
kinh doanh hoặc dự án đầu tư. Nếu sau khi có kết quả đánh giá lại mà doanh nghiệp
có mức độ rủi ro cao hơn thì nhân viên tíndụng có thể chủ động đề xuất với ban giám
đốc cắt giảm bớt số tiền vay đã cấp cho khách hàng và thu hồi nợ dần dần đảm bảo
thu hồi được vốn vay hoặc có những biện pháp theo dõi chặt chẽ hơn để cải thiện tình
hình. Việc chủ động theodõi này rất có ích vì nó giúpphòng ngừa, hạn chế khả năng
xảy ra rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất.
- Ap dụng cùng một thang đo chuẩn trong đánh giá khách hàng dẫn đến tăng
tính minh bạch, khách quan và nhất quán trong toàn hệ thống : có thể nói chưa có bao
giờ số lượng các chi nhánh ngân hàng thương mại tăng nhanh đến như vậy. Trên cùng
một địa bàn đầu tư có thể có rất nhiều chi nhánh của cùng một ngân hàng thương mại.
Do đó, khách hàng có thể đến bất kỳ chi nhánh nào trong hệ thống để vay miễn sao
cho thuận tiện trong việc giao dịch. Trước đây, khi chưa có hệ thống chấm điểm tín
dụng mỗi chi nhánh có những kết quả thẩm định khác nhau dẫn đến cũng cùng một
khách hàng với cùng mộtmức độ rủi ro như nhau nhưng mỗi chi nhánh có thể cấp giới
hạn tín dụng khác nhau. Từ đó dẫn đến một kết quả là tăng sự cạnh tranh gay gắt giữa
nội bộ lẫn nhau, đồng thời với áp lực kế hoạch dư nợ đượcgiao có thể khiến các chi
nhánh đánh giá rủi ro tín dụng của khách hàng thấp. Vô hình chung, rủi ro tín dụng
của các chi nhánh tăng cao. Nhờ có hệ thống chấm điểm tín dụng thống nhất thì dù
khách hàng có chọn vay ở chi nhánh nào trong hệ thống thì cũng chỉ được duyệt giới
hạn tín dụng như nhau, đồng thời tạo được uy tín trong khách hàng về ngân hàng.
87 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1188 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Hệ thống chấm điểm tín dụng doanh nghiệp – một biện pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh DN.
Bảng 3.1 : Tổng hợp các yếu tố phi tài chính
STT
Tỷ trọng các yếu tố
phi tài chính (%)
DN nhà
nước
DN vừa và nhỏ
&DN khác
DN có vốn đầu
tư nước ngoài
1 Dòng tiền 20 20 27
2 Quản lý 27 33 27
3 a. Quan hệ tín dụng 20 20 18
b. Quan hệ phi tín dụng 13 13 13
4 Các yếu tố bên ngoài 7 7 7
5 Các yếu tố khác 13 7 9
Tổng cộng 100 100 100
Sau khi đã xác định được điểm tài chính và điểm phi tài chính, bước cuối cùng
là tổng hợp điểm của cả hai yếu tố. Một điều cần quan tâm là các chỉ tiêu tài chính
được lấy từ báo cáo tài chính để tính do đó sẽ có những báo cáo tài chính được kiểm
toán và những báo cáo tài chính chưa được kiểm toán nên mức độ tin cậy của các yếu
tố tài chính đã được kiểm toán và chưa được kiểm toán sẽ khác nhau và ảnh hưởng
đến tỷ trọng của nhóm các yếu tố tài chính và nhóm các yếu tố phi tài chính đối với
từng loại hình doanh nghiệp.
Bảng 3.2 : Tổng hợp các yếu tố tài chính và phi tài chính
Các yếu tố
DN nhà
nước
DN vừa và nhỏ
&DN khác
DN có vốn đầu
tư nước ngoài
1 Trường hợp các thông tin tài chính dùng để chấm điểm chưa được kiểm toán
Chấm điểm tài chính 40% 35% 50%
Chấm điểm phi tài chính 60% 65% 50%
2 Trường hợp các thông tin tài chính dùng để chấm điểm đã được kiểm toán
Chấm điểm tài chính 60% 55% 60%
Chấm điểm phi tài chính 40% 45% 40%
57
3.3 Các bước chấm điểm
Cách chấm điểm các yếu tố tài chính chủ yếu dựa vào kết quả tính toán từ các
báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 3 năm gần nhất. Riêng đối với các yếu tố
phi tài chính, để chấm điểm được nhân viên tín dụng trong quá trình thu thập thông tin
để phân tích tín dụng sẽ phải tìm hiểu để có đánh giá, nhận xét về doanh nghiệp. Từ
những số liệu đó, thông tin đã có bắt đầu đối chiếu từng số liệu thực tế với trị số ở
từng khoản mục trong từng bảng chấm điểm.
3.3.1 Xác định lĩnh vực hoạt động
Việc xác định lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh rất quan trọng vì mỗi lĩnh
vực hoạt động sẽ có những thang điểm khác nhau đối với những chỉ tiêu tài chính.
Trong một nền kinh tế có rất nhiều ngành nghề hoạt động khác nhau nhưng nhìn
chung các ngành nghề này tương tự nhau về tính chất hoạt động nên được sắp xếp
thành những nhóm lĩnh vực hoạt động. Có 4 nhóm lĩnh vực hoạt động chính là :
- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ;
- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp;
- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng;
- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp (xem phụ lục 10).
Tuy nhiên, trong thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng chỉ hoạt động trong
một lĩnh vực duy nhất mà là rất nhiều sẽ gây khó khăn khi xác định lĩnh vực hoạt
động. Chính vì vậy, để dễ dàng hơn trong bước này, lĩnh vực được chọn để chấm điểm
sẽ là lĩnh vực hoạt động SXKD chính tức là lĩnh vực có tỷ trọng doanh thu lớn nhất
hoặc chiếm trên 40%.
3.3.2 Xác định qui mô doanh nghiệp
Qui mô doanh nghiệp được xác định dựa vào qui mô về vốn kinh doanh trong
bảng cân đối kế toán, số lao động bình quân trong năm, doanh thu thuần của năm tài
chính liền kề trước đó và nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước là số thuế phải nộp luỹ
kế trong năm. Ở từng tiêu chí tiến hành so sánh các số liệu thực tế của doanh nghiệp
với trị số trong bảng chấm điểm, số liệu thực tế nằm trong khoảng nào thì lấy điểm
của trị số đó.
58
Bảng 3.3 : Chấm điểm các tiêu chí phản ánh qui mô doanh nghiệp
STT Tiêu chí Nội dung Điểm
1 Vốn Hơn 50 tỷ đồng 30
Từ 40 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng 25
Từ 30 tỷ đồng đến 40 tỷ đồng 20
Từ 20 tỷ đồng đến 30 tỷ đồng 15
Từ 10 tỷ đồng đến 20 tỷ đồng 10
Dưới 10 tỷ đồng 5
2 Lao động Hơn 1.500 người 15
Từ 1.000 đến 1.500 người 12
Từ 500 đến 1.000 người 9
Từ 100 đến 500 người 6
Từ 50 đến 100 người 3
Ít hơn 50 người 1
3 Doanh thu thuần Hơn 200 tỷ đồng 40
Từ 100 tỷ đồng đến 200 tỷ đồng 30
Từ 50 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng 20
Từ 20 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng 10
Từ 5 tỷ đồng đến 20 tỷ đồng 5
Dưới 5 tỷ đồng 2
4 Nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước Hơn 10 tỷ đồng 15
Từ 7 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng 12
Từ 5 tỷ đồng đến 7 tỷ đồng 9
Từ 3 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng 6
Từ 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng 3
Dưới 1 tỷ đồng 1
Tổng
59
Dựa vào bảng 3.4, nếu tổng số điểm tính ra nằm trong khoảng điểm đã có sẵn
nào thì doanh nghiệp có qui mô tương ứng.
Bảng 3.4 : Xác định qui mô doanh nghiệp
Qui mô doanh nghiệp Lớn Trung bình Nhỏ
Điểm 70-100 30-69 Ít hơn 30
3.3.3 Chấm điểm tài chính
Căn cứ lĩnh vực hoạt động, qui mô doanh nghiệp đã được xác định ở phần trước
sẽ tiến hành chọn bảng chấm điểm tài chính cho thích hợp. Sau đó, lấy kết quả tính
toán của từng yếu tố tài chính đối chiếu với trị số có sẵn trong bảng, nếu kết quả thực
tế gần với trị số nào nhất thì lấy điểm của trị số đó còn nếu kết quả thực tế nằm ở
khoảng giữa hai trị số thì không biết lấy điểm theo trị số nào. Lúc đó cần có một động
tác lấy số liệu bình quân của hai trị số trước, sau của kết quả thực tế, nếu kết quả thực
tế lớn hơn số liệu bình quân thì lấy thang điểm của trị số cao hơn và ngược lại.
3.3.4 Chấm điểm phi tài chính
3.3.4.1 Chấm điểm yếu tố dòng tiền
¾ Khoản mục hệ số khả năng trả lãi : được tính bằng cách lấy lợi nhuận hoạt động
SXKD chia lãi vay đã trả. Lấy kết quả đó đem so sánh với trị số của bảng chấm điểm,
nếu kết quả : * < 1 lần hoặc âm thì chấm 4 điểm.
* > 1 lần và < 2 lần thì chấm 8 điểm.
* > 2 lần và < 3 lần thì chấm 12 điểm.
* > 3 lần và < 4 lần thì chấm 16 điểm.
* > 4 lần thì chấm 20 điểm.
¾ Khoản mục hệ số khả năng trả nợ gốc =
Trong khoản mục này, cũng sau khi có kết quả tính toán thì bắt đầu so sánh với các trị
số của bảng chấm điểm. Nếu kết quả : * âm thì chấm 4 điểm.
* > 0 nhưng < 1 lần thì chấm 8 điểm.
* >1 lần nhưng < 1,5 lần thì chấm 12 điểm.
* > 1,5 lần nhưng < 2 lần thì chấm 16 điểm.
Lợi nhuận hoạt động SXKD + khấu hao
lãi vay đã trả + nợ dài hạn đến hạn trả
60
* >2 lần thì chấm 20 điểm.
¾ Khoản mục xu hướng lưu chuyển tiền thuần trong quá khứ : ở đây muốn biết được
xu hướng lưu chuyển tiền tệ thuần trong quá khứ thì lấy dữ liệu của lưu chuyển tiền tệ
thuần trong kỳ so sánh xu hướng 3 năm gần nhất (nếu không có số liệu thì lấy 2 năm).
Xu hướng của lưu chuyển tiền tệ thuần được đánh giá là :
* tăng nhanh khi chúng tăng liên tục 3 năm, tốc độ tăng là 30%/năm, chấm 20
điểm.
* tăng khi chúng tăng liên tục nhưng tốc độ tăng dưới 30%, chấm 16 điểm.
* ổn định khi trong 3 năm qua thì có năm tăng năm giảm nhưng không được giảm
dưới 10%/năm và năm cuối tăng, chấm 12 điểm.
* giảm khi kết quả lưu chuyển tiền tệ thuần của năm sau thấp hơn so với năm trước
nhưng vẫn dương, chấm 8 điểm.
* khi lưu chuyển tiền tệ thuần trong 3 năm âm, chấm 4 điểm.
¾ Khoản mục trạng thái lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động SXKD : Lấy dữ liệu về
lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động SXKD, lợi nhuận từ hoạt động SXKD để so sánh
với nhau. Nếu kết quả lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động SXKD :
* < 0 (âm) thì chấm 4 điểm.
* xấp xỉ bằng 0 (điểm hòa vốn) thì chấm 8 điểm.
* > 0 thì tiếp tục so sánh với lợi nhuần thuần từ hoạt động SXKD, nếu :
* < lợi nhuận thuần thì chấm 12 điểm.
* = lợi nhuận thuần thì chấm 16 điểm.
* > lợi nhuận thuần thì chấm 20 điểm.
¾ Khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền / vốn chủ sở hữu : ở đây lưu ý trị số
gần bằng 0 tức là có giá trị < 0,5. Nếu kết quả : * gần bằng 0, chấm 4 điểm.
* > 0,5 và < 1, chấm 8 điểm.
* >1 và < 1,5 chấm 12 điểm.
* > 1,5 và < 2 chấm 16 điểm.
* > 2 chấm 20 điểm.
61
3.3.4.2 Chấm điểm yếu tố quản lý
¾ Khoản mục kinh nghiệm trong ngành của ban quản lý liên quan trực tiếp đến dự án /
phương án đề xuất : trong khoản mục này sẽ chấm điểm về kinh nghiệm hoạt động
của ban quản lý trong lĩnh vực/mặt hàng vay chính tại chi nhánh. Nếu là doanh nghiệp
mới thành lập thì chấm 4 điểm, nếu có kinh nghiệm từ trên 1 năm đến 5 năm thì chấm
8 điểm, nếu có kinh nghiệm từ trên 5 năm đến 10 năm thì chấm 12 điểm, nếu có kinh
nghiệm từ trên 10 năm đến 20 năm thì chấm 16 điểm và có kinh nghiệm trên 20 năm
thì chấm 20 điểm.
¾ Khoản mục kinh nghiệm của ban quản lý (chỉ xét về quản lý điều hành) : trong kinh
nghiệm của ban quản lý thì chỉ xét về quản lý điều hành và kinh nghiệm này chỉ được
tính trong khoảng thời gian đảm nhiệm chức vụ là liên tục. Do đó, nếu ban quản lý có
thời gian đảm nhận chức vụ : * mới được bổ nhiệm chấm 4 điểm
* >1 năm và < 2 năm, chấm 8 điểm.
* >2 năm và < 5 năm, chấm 12 điểm.
* >5 năm và < 10 năm, chấm 16 điểm.
* >10 năm, chấm 20 điểm.
¾ Khoản mục môi trường kiểm soát nội bộ : nội dung của môi trường kiểm soát
nội bộ bao gồm đánh giá về chất lượng bộ máy kiểm soát, bộ máy kế toán. Nếu kiểm
soát nội bộ : * đã thất bại thì chấm 4 điểm.
* hạn chế thì chấm 8 điểm.
* tồn tại nhưng không được chính thức hóa hay được ghi chép thì chấm 12 điểm.
* được thiết lập chấm 16 điểm.
* được xây dựng, ghi chép và kiểm thường xuyên chấm 20 điểm.
¾ Khoản mục các thành tựu / thất bại của ban quản lý : liên quan đến các dự án /
phương án, triển khai sản phẩm mới, phát triển sang thị trường mới. Nếu ban quản lý :
* rõ ràng có thất bại trong công tác quản lý, chấm 4 điểm.
* rõ ràng có thất bại trong lĩnh vực liên quan đến dự án trong quá khứ, chấm 8 điểm.
* rất ít hoặc không có kinh nghiệm / thành tựu, chấm 12 điểm.
* đang xây dựng uy tín / thành tựu trong lĩnh vực dự án hoặc ngành liên quan đến,
62
chấm 16 điểm.
* đã có uy tín / thành tựu cụ thể trong lĩnh vực liên quan đến dự án, chấm 20 điểm.
¾ Khoản mục tính khả thi của phương án kinh doanh và dự toán tài chính : để biết
được tính khả thi của phương án kinh doanh và dự toán tài chính cần phải đánh giá qua
các hồ sơ, phương án xin vay trong quá khứ. Nếu doanh nghiệp :
* không có cả phương án kinh doanh và dự toán tài tài chính, chấm 4 điểm.
* chỉ có 1 trong 2 : phương án kinh doanh hoặc dự toán tài chính, chấm 8 điểm.
* nếu có phương án kinh doanh và dự toán tài chính nhưng không cụ thể rõ ràng,
chấm 12 điểm.
* nếu phương án kinh doanh và dự toán tài chính tương đối cụ thể và rõ ràng,
chấm 16 điểm.
* nếu phương án kinh doanh và dự toán tài chính rất cụ thể và rõ ràng với các
dự toán tài chính cẩn trọng, chấm 20 điểm.
Riêng trường hợp doanh nghiệp chưa từng phát sinh quan hệ tín dụng với NH thì sẽ lấy
12 điểm (mức trung bình).
3.3.4.3 Chấm điểm yếu tố uy tín trong giao dịch
Trong các hoạt động giao dịch trong NH thì có giao dịch được xếp là giao dịch
tín dụng và giao dịch phi tín dụng. Việc lấy những số liệu để chấm điểm yếu tố này
tương đối dễ dàng vì trong NH đều có lưu lại tình hình giao dịch của khách hàng về
doanh số, số lần giao dịch ... Đồng thời, cách chấm điểm tương đối dễ nếu các số liệu
thu thập được thuộc trị số nào thì lấy điểm của trị số đó.
3.3.4.4 Chấm điểm yếu tố các yếu tố bên ngoài
¾ Khoản mục triển vọng ngành : là muốn nói đến ngành nghề, mặt hàng kinh doanh
chính của khách hàng được dự đoán về khả năng phát triển trong thời gian tới và thời
gian dự đoán ít nhất là 1 năm tiếp theo. Nếu triển vọng ngành trong thời gian tới :
* suy thoái chấm 4 điểm.
* bảo hòa chấm 8 điểm.
* phát triển kém hoặc không phát triển chấm 12 điểm.
* Ổn định chấm 16 điểm.
63
* Thuận lợi chấm 16 điểm
¾ Khoản mục được biết đến : nghĩa là xem xét, đánh giá về thương hiệu của doanh
nghiệp, sản phẩm chính của doanh nghiệp. Nếu đây là doanh nghiệp, là sản phẩm mà :
* Không được biết đến chấm 4 điểm.
* Ít được biết đến chấm 8 điểm.
* Có được biết đến nhưng chỉ trong phạm vi địa phương chấm 12 điểm.
* Có được biết đến phạm vi trong cả nước chấm 16 điểm.
* Có được biết đến trên toàn cầu, vượt ra khỏi phạm vi quốc gia chấm 20 điểm.
¾ Khoản mục vị thế cạnh tranh : sẽ xét đến thị phần, khả năng cạnh tranh của sản
phẩm của công ty. Vì vậy, nếu thị phần, khả năng cạnh tranh của sản phẩm mà :
* Rất thấp chấm 4 điểm.
* Thấp, nhưng đang sụt giảm chấm 8 điểm.
* Bình thường, đang sụt giảm chấm 12 điểm.
* Bình thường, đang phát triển chấm 16 điểm.
* Cao, chiếm ưu thế chấm 20 điểm.
¾ Khoản mục số lượng đối thủ cạnh tranh : đánh giá số lượng cạnh tranh tại thị trường
tiêu thụ chính của khách hàng đang diễn ra như thế nào vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến
thị phần, doanh thu của công ty trong tương lai. Nếu số lượng đối thủ :
* Nhiều, số lượng đang tăng nhanh, chấm 4 điểm.
* Nhiều, chấm 8 điểm.
* Ít, số lượng đang tăng nhanh, chấm 12 điểm.
* Ít, chấm 16 điểm.
* Không có, đang độc quyền chấm 20 điểm.
¾ Khoản mục thu nhập của khách hàng chịu ảnh hưởng của quá trình đổi mới, cải
cách DN nhà nước : khi đánh giá khoản mục này cho thấy có sự thay đổi trong kết quả
hoạt động kinh doanh của công ty trước và sau khi chịu sự tác động của chính sách cải
cách DN nhà nước. Các DN nhà nước sau khi được cải cách, đổi mới thì không còn
được bảo bọc của nhà nước nhiều như trước mà phải tự thân vận động nên doanh thu
có thể cao hoặc thấp hơn trước, các khoản chi phí về lương cũng tăng theo. Vì vậy, thu
64
nhập của công ty sẽ ít nhiều có sự thay đổi và dự đoán thu nhập này ít nhất trong vòng
1 năm tiếp theo. Nếu khách hàng là DN nhà nước mà dự đoán trong những năm tới :
* Thu nhập bị ảnh hưởng nhiều, có khả năng lỗ thì chấm 4 điểm.
* Thu nhập bị ảnh hưởng nhiều, sẽ bị giảm xuống thì chấm 8 điểm.
* Thu nhập bị ảnh hưởng nhiều, sẽ ổn định thì chấm 12 điểm.
* Thu nhập bị ảnh hưởng ít, chấm 16 điểm.
Nếu khách hàng không phải là DN nhà nước, chấm 20 điểm.
3.3.4.5 Chấm điểm yếu tố khác
¾ Khoản mục đa dạng hóa các hoạt động theo ngành, thị trường, vị trí : nếu doanh
nghiệp mà đa dạng hóa cao độ thì chấm 20 điểm; chỉ đa dạng 2 trong trong 3 chỉ tiêu
trên thì chấm 16 điểm; còn doanh nghiệp chỉ thực hiện đa dạng 1 trong 3 chỉ tiêu trên
thì chấm 12 điểm; doanh nghiệp mới hoạt động sản xuất kinh doanh chưa lâu và đang
cố gắng duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh nên mức độ đa dạng chưa cao và đang
phát triển thì chấm 8 điểm; cuối cùng doanh nghiệp mà không hướng đến bất kỳ chỉ
tiêu nào thì chấm 4 điểm.
¾ Khoản mục thu nhập từ hoạt động xuất khẩu : để chấm thêm lợi ích về mặt ngoại tệ
của công ty đem lại cho NH. Để chấm điểm cần có số liệu về hoạt động xuất khẩu và
được tính bằng cách lấy doanh thu từ xuất khẩu trên tổng doanh thu. Nếu :
tỷ trọng này chiếm hơn 70% chấm 20 điểm.
tỷ trọng này chiếm từ 50%-70% chấm 16 điểm.
tỷ trọng này chiếm từ 20%-50% chấm 12 điểm.
tỷ trọng này chiếm dưới 20% thì chấm 8 điểm
và những doanh nghiệp không có hoạt động xuất khẩu thì chấm 4 điểm.
¾ Khoản mục sự phụ thuộc vào đối tác : ở đây là sự phụ thuộc của doanh thu vào
khách hàng, càng nhiều khách hàng càng ít phụ thuộc. Nếu doanh nghiệp chỉ cung cấp
sản phẩm cho một vài khách hàng nên khi khách hàng đó không tiếp tục quan hệ nữa
thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn ngay, có thể không thể sản xuất được nữa. Do đó,
nếu doanh nghiệp :
* Không có phụ thuộc nhiều vào một vài khách hàng tức số lượng khách hàng đa
65
dạng, chấm 20 điểm.
* Có phụ thuộc nhưng ít, chấm 16 điểm.
* Có phụ thuộc nhưng đó là những đối tác đang phát triển, chấm 12 điểm.
* Có phụ thuộc nhưng đó là những đối tác ổn định, chấm 8 điểm.
* Có phụ thuộc nhưng đó là những đối tác chuẩn bị lỗ, chấm 4 điểm.
¾ Khoản mục lợi nhuận sau thuế trong những năm gần đây : phải lấy số liệu ít nhất là
3 năm liên tục. Lợi nhuận sau thuế được xem là :
* tăng trưởng mạnh khi tăng liên tục trong 3 năm và tốc độ tăng trên 30%/năm, khi
đó chấm 20 điểm.
* tăng trưởng khi chúng tăng liên tục trong 3 năm nhưng tốc độ tăng dưới 30%;
chấm 16 điểm.
* ổn định khi trong 3 năm thì chúng có năm tăng có năm giảm nhưng tốc độ tăng /
giảm trong vòng 10%, chấm 12 điểm.
* suy thoái khi chúng giảm liên tục hoặc có xu hướng giảm, chấm 8 điểm.
* lỗ thì chấm 4 điểm.
¾ Khoản mục vị thế của công ty : khoản mục cho thấy được qui mô hoạt động của
doanh nghiệp cũng góp phần tạo cho công ty hưởng một lợi thế trong kinh doanh.
* Một DN nhà nước được xếp vào loại độc quyền quốc gia, lớn thì những DN này
thường là các tổng công ty nhà nước chủ yếu hạch toán phụ thuộc (như VNPT, EVN …),
chấm 20 điểm.
* Một DN nhà nước được xếp vào loại độc quyền quốc gia, nhỏ thì những DN này
thường là các tổng công ty nhà nước chủ yếu hạch toán độc lập (dệt may, da giày …),
chấm 16 điểm.
* Còn lại các DN nhà nước không thuộc hai đối tượng trên thì được xếp chung vào
nhóm DN nhà nước trực thuộc UBND địa phương, nếu là DN nhà nước có qui mô lớn
chấm 12 điểm; nếu là DN nhà nước có qui mô trung bình chấm 8 điểm; nếu là DN nhà
nước có qui mô nhỏ chấm 4 điểm.
Sau khi chấm điểm cho 5 yếu tố phi tài chính xong, cần phải tổng hợp lại số
điểm chung cho yếu tố phi tài chính bằng cách cộng các tích số điểm của từng yếu tố
66
tài chính với tỷ trọng tương ứng của yếu tố đó.
3.4.5 Tổng hợp điểm cuối cùng và xếp hạng
Ở đây có điều quan tâm, nhân viên NH sẽ đánh dấu chọn báo cáo tài chính của
doanh nghiệp đã được kiểm toán hay chưa kiểm toán để tổng hợp lại điểm phi tài
chính và điểm tài chính ra một điểm tổng cộng duy nhất phản ánh tất cả những yếu tố
tài chính và phi tài chính. Điểm tổng cộng cuối cùng sẽ là điểm được dùng để xếp
hạng. Kết quả xếp hạng doanh nghiệp được đưa ra dựa trên cơ sở khả năng xảy ra rủi
ro tín dụng cho NH.
Bảng 3.5 : Bảng xếp hạng doanh nghiệp
Tổng điểm cuối cùng Xếp hạng doanh nghiệp Nhóm rủi ro
92,4-100 AAA
84,8-92,3 AA
77,2-84,7 A
Thấp
69,6-77,1 BBB
62,0-69,5 BB
54,4-61,9 B
Trung bình
46,8-54,3 CCC
39,2-46,7 CC
31,6-39,1 C
Cao
<31,6 D Rất cao
Với phương pháp chấm điểm như trên cho thấy việc sử dụng hệ thống chấm
điểm này khá dễ dàng, chỉ cần có các số liệu theo như những chỉ tiêu yêu cầu là có
thể chấm điểm. Các chỉ tiêu được sử dụng trong hệ thống chấm điểm đã phản ánh bao
quát toàn bộ nội dung thẩm định tín dụng gồm có nhóm các chỉ tiêu phản ánh tình hình
tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị, nhóm các chỉ tiêu phản ánh về
tư chất của chủ doanh nghiệp như năng lực điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh,
uy tín trong mối quan hệ với các đối tác đặc biệt là đối tác ngân hàng, nhóm chỉ tiêu
67
phản ánh tính khả thi và hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh thông qua tình
hình cạnh tranh, thị phần của doanh nghiệp, triển vọng phát triển của ngành trong thời
gian tới … Chính vì vậy, khi triển khai áp dụng hệ thống này trong thực tế thì nó phù
hợp với nội dung thẩm định tín dụng đang được áp dụng tại NHNT Việt Nam.
Ngoài ra, trong hệ thống chấm điểm tín dụng này cũng có phân chia rõ rệt
thành ba loại hình doanh nghiệp là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài và các doanh nghiệp khác. Việc phân chia như vậy cũng phù hợp với
tình hình quản lý doanh nghiệp của nước ta. Hiện nay, việc quản lý, thành lập doanh
nghiệp ở nước ta sẽ được thực hiện theo một trong ba bộ luật sau là luật doanh nghiệp
nhà nước (chỉ quản lý các doanh nghiệp nhà nước), luật đầu tư nước ngoài (chỉ quản lý
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) và luật doanh nghiệp (quản lý các loại
hình doanh nghiệp còn lại).
Cuối cùng là với thang đo điểm chuẩn tối đa là 100 và tối thiểu là 20 là phù
hợp trong thực tế bởi vì trong hệ thống chấm điểm này, mỗi chỉ tiêu có những tỷ trọng
khác nhau và có số lẻ, số chẳn. Nếu như các thang điểm này quá nhỏ (ví dụ như 1, 2,
3 ..) thì khi nhân với các tỷ trọng sẽ cho ra các kết quả quá nhỏ, chi li sẽ gây rườm rà,
và khảng cách điểm không cách biệt lớn nên cảm thấy không có sự khác biệt nhiều
giữa các hạng tín dụng.
Sau đây là một ví dụ minh họa cho hệ thống chấm điểm tín dụng doanh nghiệp.
Doanh nghiệp được chọn để chấm điểm đang hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, là đơn
vị hàng đầu trong Tổng công ty lắp máy Việt Nam (xem trong phụ lục 11). Bảng 3.6 sẽ
tập hợp một số chỉ tiêu tài chính của công ty trong năm 2004 để cung cấp thông tin
phục vụ cho việc chấm điểm.
68
Bảng 3.6 : Một số chỉ tiêu tài chính của công ty
STT Chỉ tiêu Đvt Giá trị
1 Vốn Triệu đồng 39.622
2 Lao động Người 1.800
3 Doanh thu thuần Triệu đồng 162.741
4 Nghĩa vụ đối với NSNN Triệu đồng 5.205
5 Khả năng thanh toán hiện hành Lần 1,04
6 Khả năng thanh toán nhanh Lần 0,47
7 Vòng quay hàng tồn kho Vòng/năm 0,9
8 Kỳ thu tiền bình quân Ngày 264
9 Doanh thu/tổng tài sản Lần 0,47
10 Nợ phải trả/tổng tài sản % 89
11 Nợ phải trả/Nguồn vốn chủ sở hữu % 783
12 Nợ quá hạn/tổng dư nợ ngân hàng % 0
13 Tổng thu nhập trước thuế/doanh thu % 1
14 Tổng thu nhập trước thuế/tổng tài sản % 1
15 Tổng thu nhập trước thuế/nguồn VCSH % 3
16 Hệ số khả năng trả lãi Lần 0,07
17 Hệ số khả năng trả nợ gốc Lần 3,84
18 Lưu chuyển tiền tệ thuần trong quá khứ Triệu đồng (3.516) (năm 2002)
2.713 (năm 2003)
7.336 (năm 2004)
19 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động Triệu đồng (79.582) (năm 2002)
14.479 (năm 2003)
39.402 (năm 2004)
20 Tiền và các khoản tương đương tiền/VCSH Lần 0,33
69
Sau khi chấm điểm, công ty được xếp hạng tín dụng ở mức B, thuộc nhóm rủi ro
trung bình.
3.4 Tác dụng của hệ thống chấm điểm tín dụng doanh nghiệp trong việc nâng
cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại NHNT Việt Nam
3.4.1. Tác dụng của hệ thống chấm điểm tín dụng
- Giúp đo lường rủi ro và hạn chế rủi ro xảy ra : việc đo lường rủi ro tín dụng
được thể hiện qua kết quả xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Các kết quả xếp hạng tín
dụng này được sắp xếp theo thứ tự từ rủi ro thấp nhất cho đến rủi ro cao nhất. Dựa
trên kết quả xếp hạng tín dụng đó sẽ cho biết khách hàng đang được thẩm định có
được
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 43416[1].pdf