Từ trước đến nay, vấn đề việc làm luôn được xã hội và mọi người quan tâm. Ngày nay, quan niệm về "phát triển" được hiểu một cách đầy đủ là: tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ xã hội; phải xóa đói, giảm nghèo, giảm thiểu thất nghiệp, đảm bảo được công bằng xã hội. Vì vậy, việc làm là một trong những vấn đề xã hội có tính chất toàn cầu, là mối quan tâm lớn của toàn nhân loại, của tất cả các quốc gia, đặc biệt là của các nước đang phát triển.
Ở nước ta, vấn đề việc làm cho người lao động được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng chỉ rõ: "Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân" [10, tr. 218].
Tạo điều kiện cho người lao động có việc làm, một mặt nhằm phát huy được tiềm năng lao động, nguồn lực to lớn ở nước ta cho sự phát triển kinh tế - xã hội, mặt khác là hướng cơ bản để xóa đói, giảm nghèo có hiệu quả, là cơ sở để cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự nghiệp đổi mới đất nước tiếp tục đi lên.
Thái Bình là tỉnh thuộc lưu vực sông Hồng, "đất chật, người đông"
với diện tích tự nhiên 1.546,01 km2, dân số 1,83 triệu người, mật độ dân số 1.188 người/km2, gấp 1,18 lần so với các tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng và 5,7 lần so với cả nước; có 915 ngàn người trong độ tuổi lao động, chiếm 50% dân số của cả tỉnh, số dân ở nông thôn chiếm 93,7%, thu nhập bình quân đầu người thấp mới đạt 3.889.000 đồng/người/năm vào năm 2003 [5, tr. 34]. Thu nhập của người lao động cơ bản dựa vào sản xuất nông nghiệp, chất lượng lao động thấp, lao động phổ thông là chủ yếu, chưa qua đào tạo.
Những năm 1997 - 1998 ở nông thôn Thái Bình diễn biến phức tạp, tình hình khiếu nại, tố cáo của nhân dân diễn ra diện rộng trên địa bàn của cả tỉnh. Việc khiếu nại đông người của nhân dân Thái Bình có nhiều nguyên nhân khác nhau, song trong đó có nguyên nhân quan trọng là việc làm thiếu, đời sống của người lao động gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, vấn đề việc làm cho người lao động là một trong những vấn đề bức xúc nhất đặt ra với các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân Thái Bình. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVI chỉ rõ: "Coi trọng và phát huy nhân tố con người; chăm lo giải quyết các vấn đề bức xúc về xã hội, giải quyết việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu để góp phần giữ vững ổn định kinh tế - xã hội" [26, tr. 90].
Vì vậy, nghiên cứu vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình nhằm đánh giá đúng đắn thực trạng, tìm ra phương hướng và những giải pháp hữu hiệu để sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn lao động của tỉnh là một đòi hỏi bức xúc có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. Do đó, tôi chọn đề tài " Giải quyết việc làm ở Thỏi Bỡnh: thực trạng và giải phỏp " làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
117 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1001 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Giải quyết việc làm ở Thái Bình: thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ trước đến nay, vấn đề việc làm luôn được xã hội và mọi người quan tâm. Ngày nay, quan niệm về "phát triển" được hiểu một cách đầy đủ là: tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ xã hội; phải xóa đói, giảm nghèo, giảm thiểu thất nghiệp, đảm bảo được công bằng xã hội. Vì vậy, việc làm là một trong những vấn đề xã hội có tính chất toàn cầu, là mối quan tâm lớn của toàn nhân loại, của tất cả các quốc gia, đặc biệt là của các nước đang phát triển.
ở nước ta, vấn đề việc làm cho người lao động được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng chỉ rõ: "Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân" [10, tr. 218].
Tạo điều kiện cho người lao động có việc làm, một mặt nhằm phát huy được tiềm năng lao động, nguồn lực to lớn ở nước ta cho sự phát triển kinh tế - xã hội, mặt khác là hướng cơ bản để xóa đói, giảm nghèo có hiệu quả, là cơ sở để cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự nghiệp đổi mới đất nước tiếp tục đi lên.
Thái Bình là tỉnh thuộc lưu vực sông Hồng, "đất chật, người đông" với diện tích tự nhiên 1.546,01 km2, dân số 1,83 triệu người, mật độ dân số 1.188 người/km2, gấp 1,18 lần so với các tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng và 5,7 lần so với cả nước; có 915 ngàn người trong độ tuổi lao động, chiếm 50% dân số của cả tỉnh, số dân ở nông thôn chiếm 93,7%, thu nhập bình quân đầu người thấp mới đạt 3.889.000 đồng/người/năm vào năm 2003 [5, tr. 34]. Thu nhập của người lao động cơ bản dựa vào sản xuất nông nghiệp, chất lượng lao động thấp, lao động phổ thông là chủ yếu, chưa qua đào tạo.
Những năm 1997 - 1998 ở nông thôn Thái Bình diễn biến phức tạp, tình hình khiếu nại, tố cáo của nhân dân diễn ra diện rộng trên địa bàn của cả tỉnh. Việc khiếu nại đông người của nhân dân Thái Bình có nhiều nguyên nhân khác nhau, song trong đó có nguyên nhân quan trọng là việc làm thiếu, đời sống của người lao động gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, vấn đề việc làm cho người lao động là một trong những vấn đề bức xúc nhất đặt ra với các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân Thái Bình. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVI chỉ rõ: "Coi trọng và phát huy nhân tố con người; chăm lo giải quyết các vấn đề bức xúc về xã hội, giải quyết việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu để góp phần giữ vững ổn định kinh tế - xã hội" [26, tr. 90].
Vì vậy, nghiên cứu vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình nhằm đánh giá đúng đắn thực trạng, tìm ra phương hướng và những giải pháp hữu hiệu để sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn lao động của tỉnh là một đòi hỏi bức xúc có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. Do đó, tôi chọn đề tài " Giải quyết việc làm ở Thỏi Bỡnh: thực trạng và giải phỏp " làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc làm là một trong những vấn đề có tính toàn cầu, là mối quan tâm lớn của các quốc gia nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
ở nước ta, từ những năm 90 của thế kỷ XX trở lại đây, liên quan đến chủ đề luận văn đã có nhiều công trình khoa học, nhiều nhà nghiên cứu có bài viết xoay quanh vấn đề này, tiêu biểu như:
- Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam của TS. Nguyễn Hữu Dũng, TS. Trần Hữu Trung (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997);
- ảnh hưởng của nền kinh tế tri thức với vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam của GS.TS Đỗ Thế Tùng (Tạp chí Lao động và Công đoàn, số 6-2002);
- Thị trường lao động ở Việt Nam, định hướng và phát triển của thạc sĩ Nguyễn Thị Lan Hương (Nxb Lao động - xã hội, 2002);
- Lao động việc làm những bước tiến quan trọng của Nguyễn Thị Hằng (Tạp chí Cộng sản, số 23 - 8/2003);
- Một số vấn đề lao động, việc làm và đời sống người lao động ở Việt Nam hiện nay do thạc sĩ Đinh Đặng Định chủ biên (Nxb Lao động, Hà Nội, 2004);
- Vấn đề lao động và việc làm ở Việt Nam từ đổi mới đến nay của GS.TS Phạm Đức Thành, PGS.TS Phạm Quý Thọ, ThS. Thang Mạnh Hợp (Tạp chí Lao động và Công đoàn, số 298 - 12/2003);
Ngoài ra, cũng có một số đề tài luận văn thạc sĩ viết về vấn đề việc làm như ở một số tỉnh: Đồng Nai, Hà Tĩnh, Kiên Giang...; ở Thái Bình, ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh có ban hành "Chương trình mục tiêu giải quyết việc làm từ 2000 - 2005".
Song, dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị đến nay chưa có công trình nào viết về vấn đề này dưới dạng luận văn khoa học để tìm ra các giải pháp đồng bộ, hữu hiệu cho giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình. Như vậy, việc nghiên cứu đề tài "Giải quyết việc làm ở Thái Bình: thực trạng và giải pháp" dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
* Mục đích đề tài
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề giải quyết việc làm, phân tích thực trạng việc làm ở Thái Bình, đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết có hiệu quả việc làm ở Thái Bình.
* Nhiệm vụ của đề tài
- Khái quát những vấn đề cơ bản về lý luận lao động, việc làm và thất nghiệp. Làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay để làm cơ sở cho việc phân tích tình hình giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình.
- Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình từ năm 1999 đến nay, rút ra những mặt làm được và chưa được, chỉ rõ những nguyên nhân tồn tại, hạn chế.
- Đề xuất những phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình trong những năm tới.
* Giới hạn của đề tài
Đề tài tập trung vào các vấn đề có tính trọng điểm: giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình từ năm 1999 đến năm 2004, xây dựng một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả vấn đề giải quyết việc làm cho lao động Thái Bình trong thời gian từ nay đến năm 2010.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Cơ sở lý luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên lý luận của khoa học kinh tế chính trị, căn cứ vào quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện trong các Văn kiện Đại hội Đảng và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa xoay quanh vấn đề việc làm. Bên cạnh đó, đề tài có kế thừa, chọn lọc một số đề xuất, số liệu thống kê của một số công trình khoa học có liên quan của các tác giả trong và ngoài nước.
* Phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng phương pháp truyền thống của khoa học kinh tế chính trị: sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu, đồng thời còn sử dụng các phương pháp khác như: khảo sát, điều tra nghiên cứu thực tế, tổng hợp, đối chiếu và phân tích, thống kê…
5. Những đóng góp chủ yếu của đề tài
+ Làm rõ quan niệm về việc làm và ý nghĩa kinh tế - xã hội của vấn đề giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình từ năm 1999 đến nay.
+ Đề xuất những phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả vấn đề giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 8 tiết.
Chương 1
Việc làm và các nhân tố ảnh hưởng tới tăng, giảm việc làm
1.1. Việc làm và những khó khăn trong quá trình giải quyết việc làm ở nước ta
1.1.1. Khái niệm về lao động, việc làm và thất nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm về lao động
Có nhiều cách tiếp cận và hiểu khác nhau về lao động nhưng suy cho cùng, lao động là hoạt động đặc thù của con người, phân biệt con người với con vật và xã hội loài người với xã hội loài vật; bởi vì: khác với con vật, lao động của con người là hoạt động có mục đích, có ý thức tác động vào thế giới tự nhiên nhằm cải biến những vật tự nhiên thành sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống của con người. Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh vai trò quyết định của lao động với sự phát triển kinh tế - xã hội. Theo C.Mác: "Lao động là một điều kiện tồn tại của con người không phụ thuộc vào bất kỳ hình thái xã hội nào, là một sự tất yếu tự nhiên vĩnh cửu làm môi giới cho sự trao đổi chất giữa con người với tự nhiên, tức là cho bản thân sự sống của con người" [20, tr. 61]. Ph.ăngghen viết:
Khẳng định rằng lao động là nguồn gốc của mọi của cải. Lao động đúng là như vậy, khi đi đôi với giới tự nhiên là cung cấp những vật liệu cho lao động đem biến thành của cải. Nhưng lao động còn là một cái gì vô cùng lớn lao hơn thế nữa, lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, và như thế đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: lao động đã sáng tạo ra bản thân con người [21, tr. 641].
Trong quá trình lao động, con người đã vận dụng sức lực của mình, sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên nhằm biến đổi tự nhiên phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống. Đó là quá trình sản xuất vật chất được kết hợp bởi ba yếu tố: lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong bất kỳ nền sản xuất nào, kể cả nền sản xuất hiện đại, lao động bao giờ cũng là nhân tố cơ bản, là điều kiện không thể thiếu của sự tồn tại và phát triển đời sống xã hội loài người. Lao động là hoạt động sáng tạo của con người, nhờ có lao động mà con người khẳng định mình là chủ thể sáng tạo mọi giá trị vật chất và tinh thần của xã hội.
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chỉ rõ: trong các nguồn lực cơ bản (lao động, tài nguyên thiên nhiên, vốn và khoa học công nghệ), mỗi nguồn lực đều có thể bị khan hiếm, cạn kiệt nhưng nguồn lực con người là vô tận nếu quốc gia đó có chính sách đúng đắn về đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và khai thác nguồn lực này một cách khoa học. Vì vậy, V.Lênin khẳng định: "Lực lượng sản xuất hàng đầu của nhân loại là người lao động" [18, tr. 430].
Trong nguồn lao động của mỗi quốc gia hay một địa phương nào đó thì người lao động được xếp vào nguồn lao động. Nguồn lao động là số lượng của dân cư của quốc gia đó hay của địa phương đó có khả năng lao động. Hay có thể hiểu rằng: nguồn lao động là bộ phận dân cư có toàn bộ thể chất và tinh thần có thể sử dụng trong quá trình lao động.
Tiềm lực của đất nước mạnh hay yếu trước hết phụ thuộc vào yếu tố nguồn lực lao động; bởi vì, với tư cách là nguồn lực, lao động trực tiếp tham gia tạo cung của nền kinh tế. Với tư cách là bộ phận dân số thực hiện quá trình tiêu dùng, nguồn lao động trở thành nhân tố tạo cầu của nền kinh tế. Điều khác biệt cơ bản giữa nguồn lao động với các nguồn lực khác là vừa tham gia tạo cung và tạo cầu của nền kinh tế, vừa trực tiếp điều tiết quan hệ đó gắn với các thể chế kinh tế xã hội do con người tạo nên. Nguồn lao động vừa có nhu cầu tự thân để phát triển với yêu cầu ngày càng cao và phong phú, vừa là chủ thể sáng tạo ra công nghệ, điều chỉnh cơ bản kinh tế để thỏa mãn các nhu cầu đó.
Hiện nay trên thế giới, tiêu chí cơ bản để bố trí dân cư vào nguồn lao động được dựa trên độ tuổi và tình trạng sức khỏe. Nhưng quy định giới hạn về độ tuổi lao động tối đa và tối thiểu ở các nước có sự khác nhau. Ví dụ, độ tuổi lao động tối thiểu ở Braxin: 10 tuổi, ở Mỹ: 16 tuổi. Qui định về độ tuổi tối đa như: Mêhicô, Malayxia là 65 tuổi; Phần Lan, Đan Mạch là 75 tuổi… Theo Bộ luật lao động hiện hành ở nước ta, nguồn lao động: nam từ 15 đến 60 tuổi, nữ từ 15 đến 55 tuổi, có khả năng lao động (trừ những người tàn tật không có sức lao động).
Bộ phận chính của nguồn lao động là lực lượng lao động, bao gồm những người trong độ tuổi lao động, có sức khỏe đang làm việc và những người thất nghiệp. Đặc trưng của nguồn lao động là các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng, bao gồm các chỉ tiêu: số lượng, độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, số người đang đi học, số người đang làm việc và sự phân bố lao động theo lãnh thổ, theo ngành, theo khu vực kinh tế…
Trong quá trình phát triển của sản xuất và đời sống xã hội, chất lượng nguồn lao động cũng không ngừng được tăng lên. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động bao gồm: tình trạng sức khỏe của người lao động, chính sách giáo dục - đào tạo, chính sách tiền lương và các chính sách ưu đãi của Nhà nước.
Như đã đề cập, lao động là quá trình tiêu dùng sức lao động, vậy quá trình đó chỉ có thể tiến hành khi đã được dựa trên những tiền đề vật chất phục vụ cho quá trình đó đầy đủ. Trên bình diện một nước hay một địa phương nào đó thì quá trình lao động của bộ phận dân cư có sức lao động lại được thể hiện ở số lượng việc làm. Việc làm là một phạm trù kinh tế - xã hội, là một chỉ tiêu cơ bản để xem xét, đánh giá sự tiến bộ hay lạc hậu của mỗi quốc gia trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
1.1.1.2. Việc làm
Khi nghiên cứu quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, C.Mác có đề cập đến việc làm nhưng chưa đưa ra khái niệm cụ thể về việc làm, như: "Sự tăng lên của bộ phận tư bản khả biến của tư bản, và do đó sự tăng thêm số công nhân đã có việc làm, bao giờ cũng gắn liền với những biến động mạnh mẽ và với việc sản xuất ra số nhân khẩu thừa tạm thời" [20, tr. 159].
Theo cách tiếp cận của C.Mác cho thấy giữa việc làm có liên quan mật thiết với lao động. Việc làm thể hiện mối quan hệ của con người với những nơi làm việc cụ thể mà ở đó lao động diễn ra, là điều kiện cần thiết nhằm thỏa mãn nhu cầu xã hội về lao động, là hoạt động lao động của con người. Dưới góc độ kinh tế, việc làm thể hiện mối tương quan giữa các yếu tố con người và yếu tố vật chất hay giữa sức lao động và tư liệu sản xuất trong quá trình sản xuất vật chất.
Có nhiều cách quan niệm khác nhau về việc làm, song xét cho cùng thực chất của việc làm là sự kết hợp sức lao động của con người với tư liệu sản xuất.
ở Việt Nam trước đây, trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp, người lao động được coi là có việc làm và được xã hội thừa nhận, trân trọng là người làm việc trong thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa (quốc doanh, tập thể). Theo cơ chế đó, xã hội không thừa nhận việc làm ở các thành phần kinh tế khác và cũng không thừa nhận có hiện tượng thiếu việc làm, thất nghiệp…
Từ khi Đảng ta tiến hành công cuộc đổi mới đất nước đến nay, quan niệm về việc làm đã được nhìn nhận đúng đắn và khoa học. Điều 13, Chương II Bộ luật lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ rõ: "Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm" [3, tr. 42]. Với khái niệm này, các hoạt động lao động sau đây được xác định là việc làm, bao gồm:
- Toàn bộ các hoạt động tạo ra của cải vật chất hoặc tinh thần không bị pháp luật cấm, được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật;
- Tất cả những công việc tự làm mang lại lợi ích cho bản thân hoặc tạo thu nhập cho gia đình, cho cộng đồng, kể cả những công việc không được trả công bằng tiền hoặc bằng hiện vật.
Như vậy, khái niệm việc làm theo Bộ luật lao động của nước ta bao gồm một phạm vi rất rộng: từ những công việc được thực hiện trong các doanh nghiệp, công sở đến mọi hoạt động lao động hợp pháp như các công việc nội trợ, chăm sóc con, cháu trong gia đình… đều được coi là việc làm. Khái niệm trên làm cho nội dung của việc làm được mở rộng và tạo ra khả năng to lớn giải phóng tiềm năng lao động, giải quyết việc làm cho nhiều người. Điều đó được thể hiện ở chỗ:
- Thứ nhất, thị trường lao động được mở rộng tới tất cả các thành phần kinh tế, trong mọi hình thức và cấp độ của tổ chức sản xuất kinh doanh và sự đan xen giữa chúng, nó cũng không bị hạn chế về mặt không gian.
- Thứ hai, người lao động được tự do hành nghề, tự do liên doanh, liên kết, thuê mướn lao động theo khuôn khổ của pháp luật quy định.
Quan niệm mới về việc làm như Bộ luật lao động quy định cho thấy đã có sự thay đổi căn bản trong nhận thức về việc làm và giải quyết việc làm. Từ chỗ việc làm phải là người nằm trong guồng máy biên chế của Nhà nước và giải quyết việc làm là trách nhiệm của Nhà nước nay đã chuyển sang nhận thức mới: "Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm". Bởi vì, lao động tạo ra nguồn thu nhập không chỉ trong thành phần kinh tế nhà nước mà còn ở cả trong thành phần kinh tế tư nhân, cá thể và hộ gia đình… Với khái niệm đó, nó đã xóa bỏ sự phân biệt đối xử lao động giữa các thành phần kinh tế, động viên mọi tổ chức, mọi cá nhân và toàn xã hội tạo mở nhiều việc làm cho người lao động. Điều đó được Bộ luật lao động quy định rõ ràng: "Giải quyết việc làm, đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và của toàn xã hội" [3, tr. 142].
Như vậy, với quan niệm trên đã làm cho nội dung của việc làm được mở rộng, tạo tiền đề để giải phóng tiềm năng lao động, giải quyết việc làm cho nhiều người lao động ở các thành phần kinh tế khác nhau; mặt khác còn ngăn chặn những việc làm trái với quy định dễ nảy sinh trong sản xuất kinh doanh.
Từ khái niệm việc làm, có thể làm rõ hơn một số khái niệm dẫn suất như: người có việc làm, thiếu việc làm.
* Người có việc làm
Đối với nước ta, người có việc làm là những người từ đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạt động kinh tế, đang làm việc để nhận tiền lương (tiền công), hoặc đang làm công việc dịch vụ cho bản thân, gia đình và các việc sản xuất kinh doanh của hộ gia đình.
Có việc làm là có thu nhập, là đòi hỏi chính đáng của người lao động. Tạo được việc làm tức là thu hút được nguồn lực lao động vào quá trình sản xuất, làm ra nhiều của cải cho xã hội, tạo ra tiền đề vật chất để giải quyết tốt mối quan hệ gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội. Trong hoạch định chính sách và chỉ đạo thực tiễn, Đảng ta luôn quan tâm đến con người, tạo mọi điều kiện để con người phát triển. Đảng ta khẳng định: "Phát huy yếu tố con người và lấy con người làm mục đích cao nhất của mọi hoạt động" [8, tr. 36].
Thực tiễn những năm qua cho thấy, với các chính sách về lao động và việc làm của Đảng và Nhà nước ta đã có tác động tích cực, tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động; vì vậy, đời sống của đại bộ phận nhân dân lao động được cải thiện, nâng cao rõ rệt. Tuy nhiên, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động vẫn nổi lên là một trong những vấn đề bức xúc, đặc biệt là đối với những vùng, những địa phương đất chật, người đông, nhiều người lao động còn không có hoặc thiếu việc làm.
* Thiếu việc làm
Có nhiều cách tiếp cận và cách hiểu khác nhau về vấn đề này, theo TS. Trần Thị Thu đưa ra khái niệm mà nhiều nhà nghiên cứu cho là hợp lý và khoa học: "Thiếu việc làm còn được gọi là bán thất nghiệp hoặc thất nghiệp trá hình là hiện tượng người lao động có việc làm ít hơn mức mà mình mong muốn" [25, tr. 17]. Đó là tình trạng có việc làm nhưng do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người lao động, họ phải làm việc không hết thời gian theo pháp luật quy định, hoặc làm những công việc mà tiền công thấp không đáp ứng đủ nhu cầu của cuộc sống, họ muốn tìm thêm việc làm để bổ sung.
1.1.1.3. Thất nghiệp
Theo lý thuyết của các nhà kinh tế học hiện đại: trong nền kinh tế thị trường, thất nghiệp là một hiện tượng khách quan gắn liền với một tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên xác định. Người ta không thể loại bỏ được nó mà chỉ có thể hạn chế tỷ lệ thất nghiệp tới mức thất nghiệp tự nhiên. Bởi vì, khi mức thất nghiệp cao (quá mức tự nhiên), tài nguyên bị lãng phí, thu nhập của người dân bị giảm sút và rơi vào tình trạng nghèo đói, dẫn đến nền kinh tế suy thoái, ảnh hưởng đến cuộc sống của cộng đồng dân cư. Tỷ lệ thất nghiệp là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá thực trạng của một nền kinh tế, là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia và của mọi thành viên trong xã hội.
Có nhiều quan niệm khác nhau về thất nghiệp, nhưng nội dung cơ bản của thất nghiệp là đề cập về việc: người lao động có khả năng làm việc, mong muốn làm việc nhưng không được làm việc. Samuelson - nhà kinh tế học của trường phái hiện đại cho rằng: "Thất nghiệp là những người không có việc làm, nhưng đang chờ để trở lại việc làm hoặc đang tích cực tìm việc làm" [32, tr. 271].
Như vậy, thất nghiệp (không có việc làm) là hiện tượng người lao động bị mất việc làm hay là sự tách rời sức lao động khỏi tư liệu sản xuất. Thất nghiệp có nhiều loại:
ã Thất nghiệp cơ cấu: là thất nghiệp xuất hiện khi không có sự đồng bộ giữa kỹ năng, trình độ của người lao động với cơ hội việc làm do cầu lao động và sản xuất thay đổi.
ã Thất nghiệp do chuyển đổi: là một dạng của thất nghiệp cơ cấu, đây là loại thất nghiệp do sự mất cân bằng trong một thời kỳ dài giữa cung và cầu lao động. Nó nảy sinh do có những điều chỉnh trong chính sách kinh tế, dẫn đến những thay đổi trong cơ cấu sản xuất, tiêu thụ trong toàn bộ nền kinh tế, làm cho một số ngành kinh tế truyền thống bị suy thoái và làm nảy sinh một số ngành mới. Những thay đổi này làm cho các kỹ năng, tay nghề cũ của người lao động trở nên không thích hợp với những ngành nghề mới. Họ buộc phải thôi việc hoặc phải mất một thời gian nhất định để đào tạo, huấn luyện lại tay nghề [14, tr. 144]. Thất nghiệp cơ cấu thường xảy ra ở các nước đang phát triển có nền kinh tế đang chuyển đổi như nước ta; loại thất nghiệp này có quy mô lớn hơn, trầm trọng hơn so với thất nghiệp do thay đổi cơ cấu ở các nước phát triển.
ã Thất nghiệp tạm thời: là thất nghiệp phát sinh do người lao động muốn có thời gian để tìm việc làm thích hợp với chuyên môn và sở thích của mình.
ã Thất nghiệp theo mùa vụ: là thất nghiệp do cầu lao động dao động giảm, thường vào những thời kỳ nhất định trong năm.
ã Thất nghiệp chu kỳ: là thất nghiệp gắn liền với sự suy giảm theo thời kỳ của nền kinh tế.
ở nước ta, theo khái niệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
Người bị coi là thất nghiệp là người đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạt động kinh tế, hiện tại đang đi tìm việc làm hay không đi tìm việc do không biết tìm việc ở đâu; và những người trong tuần lễ trước thời điểm điều tra có tổng số giờ làm việc dưới 8 giờ, có mong muốn và sẵn sàng làm thêm giờ nhưng không tìm ra việc [14, tr. 142].
Với khái niệm trên, theo Bộ luật lao động ở nước ta hiện nay: những người trong độ tuổi lao động (nam từ 15 đến 60 tuổi, nữ từ 15 đến 55 tuổi) có khả năng lao động, không có việc làm hoặc đang tìm việc làm là những người thất nghiệp.
Tuy nhiên, các đối tượng sau đây mặc dù nằm trong độ tuổi lao động nhưng không thuộc những người thất nghiệp và không nằm trong lực lượng lao động:
- Người không có khả năng lao động
- Người không có nhu cầu tìm việc làm
- Người đang đi học
- Người làm công việc nội trợ cho gia đình mình
Thất nghiệp là một vấn đề xã hội rất nhạy cảm, là mối quan tâm lớn của tất cả các quốc gia, khi mức thất nghiệp tăng quá mức tự nhiên (cho phép) tài nguyên sẽ bị lãng phí, thu nhập của người lao động giảm và rơi vào tình trạng nghèo đói; nền kinh tế suy thoái, lạm phát cao dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội. Do đó, tỉ lệ thất nghiệp là một trong những chỉ tiêu trọng yếu để xem xét, đánh giá tình trạng của một nền kinh tế, sự tiến bộ xã hội, là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
1.1.2. Những khó khăn trong quá trình giải quyết việc làm ở nước ta
ở nước ta, nguồn lao động hàng năm vẫn tăng ở mức cao (khoảng 3,4 - 3,5%), số lao động chưa có việc làm ở thành thị rất lớn chiếm khoảng 9 - 12% tổng lao động thành thị, là tỷ lệ vượt quá giới hạn cho phép để đảm bảo an toàn xã hội. Khu vực nông thôn là nơi tập trung 80% dân số và lao động, nhưng do chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, kinh tế hàng hóa còn ở trình độ thấp, do đó nạn thiếu việc làm là rất phổ biến và nghiêm trọng. Trong điều kiện bình quân đất canh tác trên một lao động rất thấp (0,3 ha/1 lao động), nếu làm thuần nông sẽ dư thừa 1/2 số lao động [7, tr. 96]. Theo dự báo, "năm 2005, lực lượng lao động ở nước ta sẽ là 42,4 triệu người, năm 2010 sẽ tăng lên 47,7 triệu người" [17, tr. 147]. Đây là nguồn lực to lớn nhưng đó cũng là sức ép nặng nề đối với vấn đề giải quyết việc làm và là bài toán khó giải. Có thể khái quát những khó khăn như sau:
Một là, nhu cầu việc làm ngày càng lớn với khả năng giải quyết còn rất hạn hẹp, chưa gắn kết được giữa lao động với tiềm năng sẵn có. Vấn đề đặt ra là Nhà nước phải tạo ra điều kiện và môi trường đồng bộ (luật pháp, cơ chế, chính sách) để tác động, khai thác được các nguồn lực (lao động, đất đai, tài nguyên, vốn…) để phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm, làm cho cung và cầu về lao động ăn khớp, phù hợp với nhau ở mức cao nhất.
Hai là, vấn đề việc làm vừa là vấn đề kinh tế - xã hội cơ bản, lâu dài có tính chất chiến lược, vừa là vấn đề cấp bách trước mắt mang tính xã hội sâu sắc đòi hỏi cùng một lúc phải tập trung giải quyết việc làm cho một số đối tượng như: con em các gia đình chính sách xã hội, bộ đội xuất ngũ, thanh niên đến tuổi lao động, đối tượng tệ nạn xã hội sau cải tạo, người xuất cảnh trái phép hồi hương…; nếu không giải quyết việc làm cho số đối tượng này sẽ dễ phát sinh những "điểm nóng" về mặt xã hội, dẫn đến nguy cơ mất an toàn xã hội.
Ba là, nền kinh tế nước ta vẫn đang trong quá trình chuyển đổi, để có cơ cấu ki