Phát triển nguồn nhân lực là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực được đào tạo chất lượng cao là tiêu chí quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh trong tiến trình hội nhập quốc tế và là nhân tố cơ bản bảo đảm cho sự phát triển bền vững của quốc gia. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã xác định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.
Nước ta có nguồn lao động dồi dào, nhưng lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ đào tạo, cơ cấu vùng còn mất cân đối, chưa đáp ứng nhu cầu của sản xuất, CNH, HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu lập thân lập nghiệp đối với người lao động, nhất là thanh niên. Hàng năm nước ta thiếu hàng trăm ngàn công nhân kỹ thuật, công nhân lành nghề đáp ứng cho nhu cầu nhân lực ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, các vùng kinh tế động lực và cho xuất khẩu lao động.
Lao động kỹ thuật là bộ phận quan trọng của nguồn nhân lực, nhưng trong những năm qua cả nước nói chung cũng như tại tỉnh Thanh Hóa nói riêng, việc đào tạo, phát triển, sử dụng LĐKT còn chưa đạt số lượng, chất lượng, cơ cấu, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.
Để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hôi của tỉnh Thanh Hoá trong giai đoạn tới cần huy động và phát huy nhiều nguồn lực - trong đó cần tạo ra cơ cấu lao động phù hợp, giải quyết có hiệu quả nghịch lý vừa thừa, vừa thiếu lao động, người lao động thiếu việc làm nhưng đơn vị cần tuyển lao động thì lại không tuyển được người. Để có được đội ngũ công nhân có trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp ngày càng cao, có khả năng tiếp thu nhanh và làm chủ công nghệ mới, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, thì việc phát triển lực lượng lao động kỹ thuật là nhu cầu cấp thiết và là lý do để tác giả chọn đề tài: “Giải phỏp phỏt triển lao động kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Thanh Hoỏ” làm luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Quản lý kinh tế.
115 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 921 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Giải pháp phỏt triển lao động kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển nguồn nhân lực là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực được đào tạo chất lượng cao là tiêu chí quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh trong tiến trình hội nhập quốc tế và là nhân tố cơ bản bảo đảm cho sự phát triển bền vững của quốc gia. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã xác định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.
Nước ta có nguồn lao động dồi dào, nhưng lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ đào tạo, cơ cấu vùng còn mất cân đối, chưa đáp ứng nhu cầu của sản xuất, CNH, HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu lập thân lập nghiệp đối với người lao động, nhất là thanh niên. Hàng năm nước ta thiếu hàng trăm ngàn công nhân kỹ thuật, công nhân lành nghề đáp ứng cho nhu cầu nhân lực ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, các vùng kinh tế động lực và cho xuất khẩu lao động.
Lao động kỹ thuật là bộ phận quan trọng của nguồn nhân lực, nhưng trong những năm qua cả nước nói chung cũng như tại tỉnh Thanh Hóa nói riêng, việc đào tạo, phát triển, sử dụng LĐKT còn chưa đạt số lượng, chất lượng, cơ cấu, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.
Để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hôi của tỉnh Thanh Hoá trong giai đoạn tới cần huy động và phát huy nhiều nguồn lực - trong đó cần tạo ra cơ cấu lao động phù hợp, giải quyết có hiệu quả nghịch lý vừa thừa, vừa thiếu lao động, người lao động thiếu việc làm nhưng đơn vị cần tuyển lao động thì lại không tuyển được người. Để có được đội ngũ công nhân có trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp ngày càng cao, có khả năng tiếp thu nhanh và làm chủ công nghệ mới, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, thì việc phát triển lực lượng lao động kỹ thuật là nhu cầu cấp thiết và là lý do để tác giả chọn đề tài: “Giải phỏp phỏt triển lao động kỹ thuật trờn địa bàn tỉnh Thanh Hoỏ” làm luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Quản lý kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Liên quan đến đề tài nghiên cứu đã có những công trình khoa học, các bài nghiên cứu đã được công bố như:
- Đỗ Minh Cương - Mạc Văn Tiến, Đề tài khoa học cấp nhà nước: "Phát triển LĐKT ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010”.
Nguyễn Đức Tĩnh (2001): "Hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề ở nước ta hiện nay", Đề tài luận án thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Đỗ Thị Xuân Phương (2000): "Phát triển thị trường sức lao động giải quyết việc làm", Đề tài luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thanh (2005): "Phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH đất nước", Nxb Chính trị quốc gia- Hà Nội.
Phan Văn Sơn (2007): "Phát triển đội ngũ LĐKT ở thành phố Đã Nẵng - thực trạng và giải pháp", Đề tài luận án thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Các tác giả trên đã tập trung nghiên cứu các phương diện khác nhau xoay quanh nội dung phát triển NNL và lao động kỹ thuật. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện chưa có đề tài chuyên sâu nào về chủ đề trên được nghiên cứu và công bố. Để thực hiện đề tài, tác giả có kế thừa một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài; khảo sát đánh giá thực trạng trên địa bàn Thanh Hoá, đề xuất giải pháp dựa trên cơ sở những vấn đề đặt ra hiện nay của Thanh Hóa.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Mục đích nghiên cứu: Phân tích tình hình đào tạo, sử dụng LĐKT, đề xuất giải pháp phát triển LĐKT ở tỉnh Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về phát triển NNL nói chung và LĐKT nói riêng.
+ Đánh giá thực trạng phát triển LĐKT ở Thanh Hóa, rút ra kết quả, hạn chế và nguyên nhân.
+ Đề xuất giải pháp nhằm phát triển LĐKT của Thanh Hóa đáp ứng nhu cầu nhân lực cho CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiờn cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến lao động kỹ thuật mang tính thực hành được đào tạo ở các bậc, các hình thức đào tạo khác nhau tại các cơ sở đào tạo, dạy nghề và cơ sở sử dụng lao động và tình hình phân bổ sử dụng, quản lý nhà nước về lao động kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Phạm vi nghiờn cứu:
Luận văn nghiên cứu thực trạng LĐKT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn chủ yếu từ năm 2001 đến 2007. Các giải pháp đề xuất ngắn hạn đến 2010 và dài hạn đến 2015.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nghị quyết của Đảng về giáo dục, đào tạo NNL và các phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp điều tra, khảo sát
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, đánh giá, dự báo.
6. Những đóng góp chủ yếu của luận văn
- Về lý luận: Làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về lao động, LĐKT, đào tạo, sử dụng, quản lý LĐKT trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.
- Về thực tiễn: Đóng góp một số giải pháp cơ bản về quản lý phát triển LĐKT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý cấp tỉnh, huyện trong công tác quản lý nhà nước về đào tạo và phát triển lao động kỹ thuật tại Thanh Hoá.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương, 10 tiết.
Chương 1
Một số vấn đề chung về lao động kỹ thuật và phát triển lao động kỹ thuật
1.1. Khái niệm và vai trò của lao động kỹ thuật trong phát triển kinh tế
1.1.1. Khái niệm lao động và lao động kỹ thuật
* Khái niệm lao động
Lao động là hoạt động hữu ích của con người nhằm sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cần thiết để thoả mãn những nhu cầu của từng cá nhân nói riêng cũng như toàn xã hội nói chung.
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, lao động của con người cũng không ngừng phát triển và chuyên sâu thành các mức độ khác nhau có thể phân biệt qua những khái niệm cụ thể sau:
Lao động giản đơn là lao động không đòi hỏi phải đào tạo về chuyên môn cũng có thể thực hiện được một công việc nào đó. Tất nhiên lao động giản đơn còn được phân biệt trên cơ sở so sánh tương quan giữa các loại lao động khác nhau trong tổng số lao động tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
Lao động lành nghề là lao động có trình độ chuyên môn được đào tạo, huấn luyện hay qua tích luỹ kinh nghiệm trong thực tiễn để thực hiện công việc phức tạp mà lao động giản đơn không làm được.
Theo C.Mác “Lao động phức tạp là bội số của lao động giản đơn”.
Lao động qua đào tạo (còn được gọi là là lao động có chuyên môn kỹ thuật), là lao động được đào tạo qua các trình độ từ sơ cấp nghề, công nhân kỹ thuật, THCN, CĐ, ĐH và sau ĐH.
Trong thống kê cũng như trong điều tra lao động- việc làm còn có khái niệm “Lao động qua đào tạo nghề”, đó là một bộ phận của lao động qua đào tạo được cấp bằng nghề hoặc chứng chỉ nghề ở hệ thống giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân, mà giáo dục nghề nghiệp thì bao gồm đào tạo trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.
* Khỏi niệm lao động kỹ thuật
Thuật ngữ “Lao động kỹ thuật” tuy chưa được đưa vào từ điển Bách khoa ở Việt Nam nhưng trong thực tế được dùng khá phổ biến. Trong một số tài liệu, một số nghiên cứu của các nhà khoa học cũng có đề cập đến khái niệm này nhưng với các cách hiểu khác nhau.
Năm 1982, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã có chỉ thị số 151/CT ngày 25 tháng 5 năm 1982 về thống kê lao động kỹ thuật ở Việt Nam. Theo đó lao động kỹ thuật là: tất cả các cán bộ khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ đã tốt nghiệp (có bằng cấp) từ bậc trung học chuyên nghiệp trở lên và công nhân kỹ thuật.
Hiện nay cần thay đổi quan niệm công nhân kỹ thuật và thay vào đó là lao động có nghề hoặc người đã được đào tạo nghề, trong nền kinh tế hiện đại, giáo dục nghề nghiệp còn phát triển đào tạo các trình độ cao hơn như CĐ kỹ thuật, ĐH kỹ thuật mang tính thực hành và trong thực tế công nhân kỹ thuật có thể không có bằng, chứng chỉ nghề nhưng lại có kỹ năng nghề nhất định và có kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, được thống kê theo chỉ tiêu thống kê lao động việc làm hàng năm của cơ quan thống kê theo chỉ tiêu “công nhân kỹ thuật không có bằng” nên cũng cần được mở rộng, nghiên cứu thống nhất.
Đề án nghiên cứu tổng thể về giáo dục- đào tạo và phân tích nguồn nhân lực Việt Nam (VIE/89/022) do UNESCO, UNDP, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện đã đưa ra khái niệm “Lao động kỹ thuật” và cho rằng: lao động kỹ thuật là lao động qua đào tạo được cấp bằng hoặc chứng chỉ của các bậc đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất. Theo khái niệm này người lao động được xếp vào loại lao động kỹ thuật nếu hội tụ đủ hai yếu tố: được đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất; được cấp bằng hoặc chứng chỉ của các bậc đào tạo.
LĐKT theo quan niệm này đồng nghĩa với khái niệm “lao động qua đào tạo” hay khái niệm “lao động chuyên môn kỹ thuật” thường được dùng trong thống kê nhà nước, nghĩa là lao động được đào tạo và được cấp văn bằng hoặc chứng chỉ.
Lao động kỹ thuật theo khái niệm của dự án VIE/89/022 xét về tính chất lao động bao gồm hai loại:
- Lao động kỹ thuật mang tính chất thực hành.
- Lao động chuyên môn (quản lý, nghiên cứu và chuyên gia) mang tính hàn lâm.
Như vậy, khái niệm lao động kỹ thuật ở đây được hiểu theo hai cấp độ: theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng: lao động kỹ thuật là loại lao động qua đào tạo, được cấp bằng hoặc chứng chỉ của các bậc đào tạo nói chung; theo nghĩa hẹp lao động kỹ thuật là lao động mang tính chất thực hành.
Với khái niệm này, nhóm tác giả Đỗ Minh Cương và Mạc Văn Tiến cho rằng: lao động kỹ thuật (theo nghĩa hẹp)
Là loại lao động được đào tạo, cấp bằng hoặc chứng chỉ của các bậc đào tạo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp của hệ thống giáo dục quốc dân, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và có kỹ năng hành nghề để thực hiện các công việc có độ phức tạp với các công nghệ khác nhau, phù hợp với ngành, nghề ở các cấp trình độ khác nhau, trực tiếp tạo ra sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ phục vụ quốc kế dân sinh [12, tr.21].
Theo khái niệm trên, LĐKT phải có 2 điều kiện:
- Thứ nhất, được đào tạo và cấp bằng hoặc chứng chỉ của các bậc đào tạo của hệ thống giáo dục nghề nghiệp (đào tạo trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề) [36, tr.2].
- Thứ hai, có kỹ năng hành nghề để tạo ra sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ...
Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất kinh doanh vẫn tồn tại một bộ phận người lao động do nhiều nguyên nhân khác nhau vẫn chưa đạt điều kiện một nhưng do tích luỹ kinh nghiệm hoặc được truyền nghề, kèm cặp trực tiếp nên có thể đáp ứng điều kiện hai. Vì vậy nếu xem điều kiện một là điều kiện cần thì có thể đề ra chính sách để có thể giúp họ hoàn thiện bằng cách học thêm và tổ chức thẩm định cấp chứng chỉ công nhận và từ đó cần mở rộng khái niệm này để nghiên cứu.
Trong thuật ngữ LĐ-TB-XH cho rằng “ LĐKT sản xuất kinh doanh là người lao động có trình độ và kỹ xảo nhất định thông qua đào tạo hoặc tích luỹ kinh nghiệm thực tế, đảm nhiệm được những công việc phức tạp, đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật - công nghệ, có khả năng truyền nghề hoặc dạy nghề [2, tr.5]. Như vậy theo “ Thuật ngữ LĐ-TB và XH “ những người có trình độ, kỹ năng, kỹ xảo nhất định (chưa có bằng hoặc chứng chỉ đào tạo) cũng thuộc nhóm LĐKT.
Trong quản trị doanh nghiệp, để định mức hao phí thời gian lao động thường chia lao động thành lao động công nghệ, lao động phụ trợ, phục vụ và lao động quản lý. LĐKT được xếp vào lao động công nghệ là lao động trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sản xuất theo qui trình công nghệ nhằm biến đổi đối tượng lao động về hình dáng, kích thước, cơ lý hoá tính… để hình thành sản phẩm. Đây là loại lao động chiếm tỷ trọng lớn trong doanh nghiệp.
Như vậy LĐKT phải gắn với thị trường lao động, là loại lao động mang tính thực hành, trực tiếp vận hành máy móc thiết bị để tạo ra sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội.
Từ các cách biểu hiện trên, có thể nêu khái niệm LĐKT như sau: “LĐKT là loại lao động được đào tạo và cấp bằng hoặc chứng chỉ phù hợp theo trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân hoặc tích luỹ kinh nghiệm thực tế, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp được công nhận bởi một cơ quan (tổ chức) có thẩm quyền và đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động”.
Khái niệm LĐKT trên đảm bảo sự phù hợp với Quyết định số 48/2002/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt qui hoạch mạng lưới trường dạy nghề giai đoạn 2002-2010, Quyết định số 201/2002/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2002 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 và luật giáo dục năm 2005 nhằm “hình thành hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành áp ứng nhu cầu phát triển KT-XH, trong đó chú trọng phát triển đào tạo nghề ngắn hạn và đào tạo công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ có trình độ cao” và mở rộng đào tạo công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên và nhân viên nghiệp vụ theo nhiều trình độ; liên thông giữa các ngành nghề, các trình độ đào tạo nghề với các trình độ đào tạo khác trong trong hệ thống giáo dục quốc dân”.
Lao động kỹ thuật hiện nay còn phải đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, phải là loại lao động có kiến thức, có kỹ năng, có trình độ đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư, của các doanh nghiệp và phải đảm bảo trên cả ba mặt của chất lượng lao động là thể lực, trí lực và phẩm chất.
1.1.2. Phân loại lao động kỹ thuật
Sơ đồ phân loại LĐKT theo cơ cơ cấu lực lượng lao động như sau (sơ đồ 1.1).
Theo sơ đồ này, các khái niệm liên quan gồm:
Lực lượng lao động (hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế) bao gồm toàn bộ những người đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc đang tìm kiếm việc làm. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động (hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế trong độ tuổi lao động) bao gồm những người trong độ tuổi lao động (nam từ 15 tuổi đến 60 tuổi; nữ từ 15 tuổi đến 55 tuổi) đang có việc làm hoặc không có việc làm(thất nghiệp) nhưng có nhu cầu tìm việc hoặc sẵn sàng làm việc [41, tr.16].
Sơ đồ 1.1: Phân loại LLLĐ
LLLĐ(dân số hoạt động kinh tế)
LĐ qua đào tạo(Có bằng/ chứng chỉ)
LĐ không qua đào tạo(Không có bằng/ chứng chỉ)
LĐKT(chưa có bằng/ chứng chỉ)
Lao động chuyên môn(hệ hàn lâm)
LĐKT
(hệ thực hành)
Lao động không CMKT
Dạy nghề
Thị trường lao động
Sơ cấp nghề(bán lành nghề)
Trung cấp nghề(lành nghề)
CĐ nghề(trình độ cao)
- Lao động qua đào tạo là loại lao động được đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất, được cấp bằng/ chứng chỉ của các bậc đào tạo, có thể là đào tạo chính qui hoặc không chính qui, đào tạo dài hạn hay ngắn hạn, theo các chương trình do Nhà nước qui định, đúng với qui định của Luật Giáo dục.
- Lao động không qua đào tạo thường là lao động giản đơn, trường hợp tự học, tự tích luỹ kinh nghiệm thực tế có thể làm được những công việc chuyên môn phức tạp do được kèm cặp truyền nghề, nếu muốn xếp vào LĐKT cần được bồi dưỡng về lý thuyết để thi để được cấp bằng/ chứng chỉ(bộ phận này cần được qui định bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền).
- Lao động chuyên môn: là loại lao động được đào tạo và cấp bằng thuộc hệ cao đẳng, đại học, sau đại học được đào tạo mang tính hàn lâm, coi trọng lý thuyết, nếu muốn làm công việc của LĐKT thực hành thì phải qua chương trình đào tạo liên thông để bổ sung hoặc nâng cao kỹ năng thực hành, loại này bao gồm các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, chuyên gia …
- Dạy nghề (đào tạo nghề): hiện nay trong các văn bản pháp qui của nhà nước, khái niệm dạy nghề hoặc đào tạo nghề được dùng rất phổ biến. Để có NNL trực tiếp lao động sản xuất có tay nghề đáp ứng yêu cầu cho phát triển KT-XH, rất cần thiết phải đào tạo nghề nghiệp và do tầm quan trọng như vậy Nhà nước đã ban hành Luật Dạy nghề. Theo điều 5 Luật Dạy nghề qui định “ là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho ngườì học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học” [37, tr.9]. Thuật ngữ “đào tạo LĐKT” tuy mới xuất hiện cách đây chưa lâu, nhưng ngày càng làm sáng tỏ chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập, phát triển kinh tế tri thức. Đã đến lúc chúng ta phải thống nhất dùng khái niệm “đào tạo lao động kỹ thuật” thay thế cho khái niệm“ dạy nghề” hoặc “ đào tạo nghề” trong các văn bản pháp quy và trong đời sống xã hội. Trong trường hợp còn sử dụng thuật ngữ ” dạy nghề” hoặc “ đào tạo nghề” thì phải được hiểu với nội dung mới, đó là “ đào tạo lao động kỹ thuật” trong hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành.
1.1.3. Vai trò của lao động kỹ thuật trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
CNH, HĐH là một quá trình, quá trình này ở Việt Nam do Đảng ta đề ra là quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp truyền thống sang công nghiệp hiện đại, là:
Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại tạo ra năng suất lao động xã hội cao [25, tr.502].
Do vậy phát triển LĐKT phải đáp ứng cho CNH, HĐH để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Cần phải huy động mọi nguồn lực cho phát triển, trong đó nguồn lực con người là quan trọng nhất, trong đó có LĐKT. Đối với nước ta, bắt đầu từ một xuất phát điểm thấp, muốn rút ngắn quá trình CNH, HĐH việc phát huy nội lực, phát huy nhân tố con người là cách làm đúng đắn và khôn ngoan nhất và nguồn lực này có vai trò rất quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế thế giới.
Thứ nhất, LĐKT với tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế là một trong những mục tiêu quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, đồng thời là chỉ tiêu chủ yếu đánh giá trình độ phát triển của quốc gia đó. Để tăng trưởng phải phát huy tối đa các nguồn lực và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đó. Các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế thông thường bao gồm: tài nguyên thiên nhiên, vốn, công nghệ và nguồn nhân lực. Tuỳ theo điều kiện mỗi quốc gia việc sử dụng các nguồn lực này và cách kết hợp các nguồn lực này cũng rất khác nhau. Các nhà kinh tế Paul A Samuelson và Wiliam D Nordhalls cho rằng:
Vốn, nguyên vật liệu, công nghệ... đều có thể mua hoặc vay được trong nền kinh tế thế giới. Một nước có thể mua những thiết bị thông tin, viễn thông, máy tính, máy phát điện và máy bay chiến đấu hiện đại nhất. Thế nhưng những hàng hoá vốn này chỉ có thể được sử dụng và duy trì hữu hiệu bởi những người công nhân có kỹ năng và được đào tạo. Trình độ văn hoá, sức khoẻ, kỷ luật được nâng cao và gần đây nhất là khả năng sử dụng máy tính đã làm cho năng suất lao động tăng thêm rất nhiều [40, tr.311-312].
Là một nước kinh tế kém phát triển, mục tiêu tăng trưởng kinh tế càng cấp bách đối với nước ta. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X xác định: "Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển” [21, tr.185].
Để tăng trưởng cần dựa vào vốn, lao động và công nghệ, rõ dàng để tăng trưởng nhanh cần đầu tư công nghệ cao, sử dụng nhiều vốn nhưng đối với Việt Nam nói chung và Thanh Hoá nói riêng chúng ta xuất phát điểm từ một nền kinh tế nông nghiệp, tích luỹ ban đầu thấp, vốn đầu tư có giới hạn nhưng lao động dư thừa lớn. Với dân số đông, lao dộng dồi dào vừa là nội lực, vừa là mục tiêu phát triển, cần quan tâm giải quyết vấn đề con người nên phải lựa chọn công nghệ sử dụng nhiều lao động với hệ số co giãn việc làm cao (khoảng 0,23-0,33) để tạo nhiều việc làm cho người lao động.
Cần giải quyết hài hoà bài toán vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, vừa đảm bảo yêu cầu tạo nhiều việc làm. Đào tạo LĐKT cũng liên quan đến việc giải bài toán trên, vừa cần cung cấp LĐKT trình độ cao cho sử dụng công nghệ tiên tiến sử dụng nhiều vốn, vừa phải có lao động bán lành nghề và lành nghề cung cấp cho các ngành sử dụng công nghệ cần nhiều lao động.
Thứ hai, LĐKT với thay đổi cơ cấu lao động, giải quyết việc làm.
ở nước ta việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH tác động rất lớn đến đào tạo và phát triển LĐKT, phải đảm bảo mối quan hệ biện chứng giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động căn cứ vào cơ cấu kinh tế để hình thành cơ cấu lao động đảm bảo sự phù hợp với cơ cấu kinh tế ở nước ta, quá trình chuyển dịch kinh tế từ cơ cấu kinh tế cũ lạc hậu sang cơ cấu kinh tế mới tiến bộ chúng ta đang vấp phải một lực cản là cơ cấu lao động quá lạc hậu chuyển dịch chậm so với cơ cấu kinh tế. Cơ cấu lao động hiện đang mất cân đối nghiêm trọng nhất là cơ cấu LĐKT, trong khi lao động phổ thông dư thừa lớn lại thiếu trầm trọng lao động kỹ thuật nhất là lao động kỹ thuật trình độ cao ở các ngành như tin học, viễn thông, công nghiệp chế biến, xây dựng công nghiệp, lắp máy… lao động kỹ thuật cho xuất khẩu lao động và chuyên gia.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp, phát huy thế mạnh của từng vùng, từng ngành, từng thành phần kinh tế trong sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế tăng sức cạnh tranh tạo ra bước đột phá trong phát triển rất cần một đội ngũ LĐKT đáp ứng được cho nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đào tạo LĐKT một mặt phải nhằm khắc phục dần mất cân đối cơ cấu lao động đồng thời chuẩn bị một đội ngũ LĐKT đủ để cung cấp kịp thời các ngành, các vùng kinh tế và hướng tới kinh tế tri thức.
Thứ ba, LĐKT với nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập
Nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trên 3 nội dung: khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ, của doanh nghiệp và của quốc gia trong kinh tế thị trường và trong hội nhập kinh tế quốc tế là điều sống còn đối với mỗi quốc gia.
Trong thời gian qua Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 169 nước, đã tham gia vào các tổ chức, các diễn đàn quốc tế lớn như: ASEAN, ASEM, WTO… , mở rộng quan hệ buôn bán với 224/225 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, ký 87 hiệp định thương mại song phương, 350 hiệp định hợp tác phát triển với các nhà tài trợ, 48 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 42 hiệp định tránh đánh thuế 2 lần, 37 hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các nước và tổ chức quốc tế. Việc gia tăng quan hệ kinh tế thương mại, gia tăng kim ngạch xuất khẩu đã góp phần tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những năm qua. Từ một nước có mức tăng trưởng kém, đến nay Việt Nam luôn đạt mức tăng trưởng 7%, đứng thứ 2 sau Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu đã đóng góp 50% GDP năm 2004…[46, tr.124-125].
Tuy vậy theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 2008 năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam vẫn là vấn đề thách thức đáng lo ngại; báo cáo đánh giá kết quả xếp hạng khả năng cạnh tranh toàn cầu năm 2008, Việt Nam đứng thứ 70 trên tổng số 126 quốc gia và nền kinh tế được xếp hạng. Tụt 2 bậc so với năm 2007 và tụt liên tiếp trong 3 năm qua (năm 2006 hạng 64, năm 2007 hạng 68 và 2008 hạng 70) kết quả này dựa trên kết quả khảo sát 11.000 doanh nghiệp quốc tế và xem xét các nền kinh tế trên 12 “trụ cột” của năng lực cạnh tranh với 3 nhóm yếu tố (bảng 1.1).
Cũng trong cuộc khảo sát theo ý kiến các chuyên gia trong 3 “vấn đề đáng lo ngại nhất” thì có 1 vấn đề liên quan đến lao động là “thiếu lao động có trình độ”.
Như vậy, đối với nước ta tuy kinh tế tăng trưởng nhanh nhưng lại tụt hạng về năng lực cạnh tranh thì vẫn là vấn đề đáng lo ngại. Nước ta đang cố gắng: cải cách giáo dục, cải cách thủ tục hành chính, phòng chống tham nhũng, nâng cao hiệu quả kinh tế vĩ mô…nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh, nhưng nếu các lĩnh vực khác chưa cải cách hoặc cải cách chậm trễ nhất là trong việc phát triển đội ngũ LĐKT, áp dụng công nghệ hiện đại… thì cũng khó thu hẹp được khoảng cách trong cải thiện thứ bậc cạnh tranh so với các nước trong khu vực cũng như thế giới. Vì vậy nâng cao chất lượng NNL nhất là đội ngũ LĐKT trình độ cao cho các lĩnh vực mang tính đột phá như: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hoá…Hạ thấp chi phí lao động trong giá thành sản phẩm dịch vụ mới có thể tăng năng lực cạnh tranh trong khu vực và quốc tế.
Bảng 1.1: Đánh giá của WEF về năng lực cạnh tranh của Việt Nam năm 2008
Các yếu tố đánh giá
Xếp hạng
Điểm số
Nhóm 1: các yếu tố căn bản
Các định chế
Cơ sở hạ tầng
ổn định kinh tế vĩ mô
Y tế và giáo dục phổ thông
79
71
93
70
84
4.2
3.9
2.9
4.9
5.3
Nhóm 2: Các yếu tố cải thiện hiệu quả
Đào tạo và giáo dục đại học
Hiệu quả của thị trường hàng hoá
Hiệu quả của thị trường lao động
Trình độ của thị trường tài chính
Mức độ sẵn sàng cho công nghệ
Quy mô của thị trường
73