Luận văn Giải pháp phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hang Việt Nam

Quá trình toàn cầu hoá với sựkiện các rào chắn giữa các thịtrường tài chính

trên thếgiới bịdỡbỏdần. Các luồng vốn quốc tếdi chuyển nhanh và dễdàng từthị

trường này, nước này sang nước khác, tới những nơi mà đem lại lợi nhuận cao nhất.

Các định chếtài chính được tiếp cận thịtrường dễdàng hơn trong một môi trường

cạnh tranh tựdo hơn hay quá trình tựdo hoá thịtrường diễn ra ngày càng sâu sắc.

Khu vực tài chính ngân hàng càng ngày càng trởnên được quốc tếhoá với mức độ

liên kết sâu sắc hơn. Tại Việt Nam trong những năm vừa qua, hệthống ngân hàng

tài chính đã có những bước phát triển nhanh chóng cảvềlượng và chất. Những tập

đoàn tài chính có quy mô lớn, hoạt động đa dạng và phức tạp hơn, bao gồm cảNgân

hàng - Chứng khoán – Bảo hiểm đã dần được hình thành. Các công cụtài chính

ngày càng đa dạng, phức tạp, độmởcửa thịtrường tài chính tăng lên trong xu

hướng hội nhập quốc tế. Những xu hướng này làm cho hoạt động tài chính ngân

hàng dễbịtổn thương hơn, các định chếtài chính gặp phải rủi ro nhiều hơn, mức độ

phức tạp hơn. Những vấn đề đó yêu cầu hệthống thanh tra giám sát phải thay đổi

một cách căn bản cảvềcấu trúc tổchức, cách thức hoạt động, chất và lượng. Việc

xây dựng hệthống thanh tra trực thuộc NHNNnhưhiện nay sẽtrực thuộc Chính

58

Hiện nay, hệthống thanh tra giám sát ngân hàng vẫn thuộc NHNN. Việc hoàn

thiện hệthống thanh tra giám sát này vẫn phải được thực hiện thường xuyên đểtheo

kịp với sựphát triển của các NHTM. Một sốgiải pháp cho việc hoàn thiện hệthống

thanh tra giám sát ngân hàng nhưsau:

- Xây dựng hệthống quy chếthanh tra, giám sát theo thông lệquốc tế: đánh

giá, xếp hạng các tổchức tín dụng theo tiêu chuẩn CAMELS; hệthống thanh tra,

giám sát rủi ro trên cơsở định tính kết hợp với thanh tra tuân thủtrên cơsở định

lượng; thiết lập hệthống giám sát từxa tập trung;

- Hoàn thiện các quy định vềan toàn phù hợp với thông lệquốc tế, tăng

cường phối hợp với Bảo hiểm tiền gửi và Trung tâm Thông tin tín dụng để đảm bảo

an toàn hệthống;

- Thiết lập mối quan hệvới thanh tra, giám sát ởcác nước đểbảo đảm hữu

hiệu thanh tra giám sát các hoạt động của tổchức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam

và đoàn kết phối hợp phòng chống khủng hoảng tài chính.

- Xây dựng và hoàn thiện quy trình, quy chếthanh tra tại chỗvà sổtay thanh

tra viên.

- Vềmặt lý thuyết là phải có sựcân bằng và tương xứng vềquy mô, tốc độ

phát triển kinh doanh với khảnăng quản trịcủa các tổchức tín dụng. Khi khảnăng

tựquản trịcủa tổchức tín dụng được tăng cường thì cơchếthanh tra, giám sát của

Thanh tra Ngân hàng cũng sẽ đổi mới; có nhưvậy, việc đổi mới vềtổchức và hoạt

động của Thanh tra Ngân hàng mới phù hợp, mới thúc đẩy các tổchức tín dụng phát

triển tốt hơn. Do vậy, Thanh tra Ngân hàng cần xác định khảnăng tựquản trịcủa

các tổchức tín dụng chính là một cơsở để đổi mới vềtổchức, hoạt động.

pdf76 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 976 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Giải pháp phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hang Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đến năm 2010: 8%. Và lộ trình phát triển dịch vụ ngân hàng giai đoạn 2006 - 2010 như sau: - Thẻ thanh toán, séc cá nhân và công cụ thanh toán không dùng tiền mặt khác: hoàn thiện và triển khai rộng rãi từ năm 2006. - Dịch vụ ngân hàng điện tử: triển khai rộng rãi từ năm 2007. - Sản phẩm phái sinh tiền tệ, lãi suất và tỷ giá: triển khai rộng rãi từ năm 2007. - Quản lý tài sản, tiền mặt: triển khai rộng rãi từ năm 2008. - Dịch vụ bảo hiểm rủi ro hàng hoá (kim loại, dầu lửa,…): triển khai rộng rãi từ năm 2008. - Dịch vụ bảo hiểm: triển khai rộng rãi từ năm 2007. - Dịch vụ chứng khoán trong nước: triển khai rộng rãi từ năm 2007. - Đầu cơ chứng khoán quốc tế: triển khai rộng rãi từ năm 2008. - Tư vấn tài chính: triển khai rộng rãi từ năm 2009. - Phát hành các công cụ nợ: triển khai rộng rãi từ năm 2007. - Dịch vụ ngân hàng hiện đại khác: phát triển dần từ năm 2008. Với chiến lược phát triển dịch vụ như trên ngành ngân hàng Việt Nam đã dần hội nhập với xu hướng phát triển trên thế giới. Điều này đưa đến nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức cho ngành ngân hàng Việt Nam, một trong những thách thức đó chính là vấn nạn rửa tiền. Dù cho các hoạt động rửa tiền có biến đổi tinh vi dưới hình thức nào chăng nữa thì ngân hàng vẫn là nơi ưu tiên được chọn để tiến hành rửa tiền, không những vì 53 Do đó, để chống lại nạn rửa tiền một cách cơ bản và hiệu quả, trước mắt, ta cần phải có những giải pháp thiết thực để chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng và về lâu dài hơn nữa, đó là những giải pháp phòng ngừa nhằm ngăn chặn ngay từ sự phát sinh các nguồn tiền “bẩn”, thiết lập hệ thống kiểm soát chặt chẽ nhằm sớm phát hiện sự thâm nhập của các khoản tiền bất hợp pháp vào hệ thống tài chính, ngân hàng. 3.2. Nhóm giải pháp phòng, chống rửa tiền về phía Nhà nước 3.1.1. Ban hành Luật phòng, chống rửa tiền Việt Nam cần sớm ban hành Luật phòng, chống rửa tiền để thay thế cho Nghị định 74 bởi tính pháp lý của luật cao hơn và điều này cũng phù hợp với các khuyến nghị của FATF về chống rửa tiền. Nghị định chống rửa tiền ở Việt Nam trước mắt cũng chỉ mới thực hiện chủ yếu trong lĩnh vực ngân hàng và hiện nay vẫn chưa có cơ chế phối hợp thực hiện như thế nào giữa các ngành ngân hàng, tài chính, chứng khoán, tòa án, công an và các nhà hoạch định chính sách để chống lại tội phạm rửa tiền. Hoạt động phòng, chống rửa tiền cần sự phối hợp đồng bộ giữa tất cả các cơ quan, tổ chức trong Chính phủ và toàn cộng đồng xã hội. NHNN là cơ quan đầu mối về chính sách và chiến lược chống rửa tiền, đàm phán và thực hiện các điều ước quốc tế nhằm trao đổi thông tin; tiếp nhận và quảng bá thông tin, kiểm tra sự tuân thủ tại chỗ và từ xa. Bộ Công an là cơ quan đầu mối về ngăn chặn rửa tiền và các vấn đề tội phạm; điều tra về hoạt động rửa tiền và thông báo kết quả, cung cấp thông tin cho các cơ quan và công chúng. Các Bộ, ngành ban hành hướng dẫn cho các tổ chức, phối hợp điều tra với các cơ quan, báo cáo với NHNN. Bộ Ngoại giao, 54 Để có thể làm được như trên, Chính phủ phải có chính sách rõ ràng, nhất quán về hoạt động phòng, chống rửa tiền; thiết lập một cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ngành, phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn để đảm bảo guồng máy hoạt động suôn sẻ. 3.2.2. Ban hành và thực thi chính sách về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế Trong đời sống kinh tế - xã hội của bất kỳ quốc gia nào, kể cả các nước phát triển, tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán không thể thiếu. Tuy nhiên, tùy theo mức độ phát triển về công nghệ, thị trường, đặc biệt là thị trường tài chính mà nhu cầu và mức độ sử dụng tiền mặt trong thanh toán ở các nước có sự khác nhau. Tuy nhiên, xu hướng chung là thanh toán bằng tiền mặt sẽ ngày càng thu hẹp dần so với thanh toán không dùng tiền mặt. Ở Việt Nam, theo đánh giá các cơ quan chức năng, mức độ thanh toán bằng tiền mặt là rất phổ biến, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán là khá cao so với nhiều nước trên thế giới. Đến cuối năm 2004, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế Việt Nam là 20,35%6. Tại một số quốc gia ở Đông Nam Á như Singapore, Thái Lan, tỷ lệ này hiện ở khoảng từ 11% - 17%. Tại các nước châu Âu, tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều, một số quốc gia phát triển như Thụy Điển, Na Uy… chỉ ở dưới mức 1%. Trong những năm gần đây, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các NHTM đã được cải thiện đáng kể trên nhiều phương diện: số lượng dịch vụ mới phát triển nhanh; chất lượng dịch vụ được nâng lên về tốc độ xử lý, tính chính xác, tạo thuận lợi cho khách hàng; thu nhập từ dịch vụ thanh toán của các NHTM cũng không ngừng tăng lên và quan trọng hơn là tạo cơ hội cho phát triển các hoạt động khác như huy động vốn, mở rộng đầu tư tín dụng... Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt khá phổ biến hiện nay, gồm: Internet Banking, E-banking, Home Banking, Phone Banking, MobileBanking, ATM, thẻ thanh toán, thẻ tín 6 Báo cáo thường niên NHNN năm 2004. 55 Về liên doanh liên kết trong phát triển thẻ và thanh toán thẻ, hiện nay đã có 4 liên minh thẻ ra đời gồm: liên minh thẻ của Vietcombank và 17 NHTM cổ phần, liên minh thẻ VNBC, công ty cổ phần chuyển mạch tài chính Việt Nam (BankNet) và liên minh thẻ NHTM cổ phần Sài Gòn thương tín – ANZ. Như vậy, việc đầu tư phát triển thẻ vẫn thiếu tính liên kết trong toàn hệ thống. Điều này dẫn đến các dịch vụ cung cấp cho người sử dụng chỉ giới hạn trong phạm vi từng ngân hàng hoặc một vài ngân hàng và như vậy, hiệu quả của việc hạn chế thanh toán tiền mặt không cao. Do vậy, một mục tiêu rất lớn mà Chính phủ đang phấn đấu là phải nhanh chóng giảm mức độ thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế. Để thực hiện mục tiêu này, NHNN đang phối hợp cùng các bộ, ngành chức năng liên quan tập trung nghiên cứu, triển khai các giải pháp đồng bộ để thúc đẩy phát triển nhanh dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội. Một số giải pháp cần thực hiện để giảm mức độ thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế như sau: Thứ nhất, Chính phủ đã nên sớm ban hành Nghị định quy định về thanh toán bằng tiền mặt. Đây sẽ là cơ sở pháp lý đầu tiên để thực hiện thanh toán phi tiền mặt, trước mắt sẽ được thực hiện cho các tổ chức kinh tế. Tuy nhiên về lâu dài, vấn đề 56 Thứ hai, đầu tư cho toàn hệ thống ngân hàng phát triển các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Nhà nước cần có chính sách cụ thể và có dự án đầu tư để liên kết các ngân hàng thống nhất phát triển các phương tiện thanh toán thì sẽ có kết quả tốt hơn việc hạn chế tiền mặt bằng mệnh lệnh hành chính. Giải pháp cho thị trường thẻ Việt Nam bằng việc kết nối toàn hệ thống các ngân hàng là giải pháp thực thi nhất. Trước hết cần hoàn thiện cơ sở pháp lý cho thị trường thẻ như tạo hành lang pháp lý toàn diện và đầy đủ, các quy định điều chỉnh hoạt động thẻ cần rõ ràng và đồng bộ. Mặt khác, cũng cần phát triển trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất có khả năng kết nối tất cả các liên minh thẻ hiện nay. Việc kết nối toàn hệ thống ngân hàng về mảng dịch vụ thẻ sẽ mang lại nhiều lợi ích như: Một là, tiết kiệm được chi phí cho các ngân hàng khi đầu tư mua sắm hệ thống ATM và POS (điểm chấp nhận thanh toán thẻ). Hai là, hệ thống thanh toán thẻ thống nhất tạo sự tiện lợi tối đa cho khách hàng vì có thể sử dụng thẻ tại bất cứ nơi nào với mức phí thống nhất. Ba là, có hệ thống thanh toán thẻ thống nhất mới giải quyết được yêu cầu cơ bản hiện nay là giảm lượng tiền mặt trong lưu thông. Các NHTM sẽ khuyến khích các doanh nghiệp trả lương qua tài khoản và thẻ, có chính sách giảm phí cho các cá nhân sử dụng thẻ chi trả các phí dịch vụ trong gia đình. Thứ ba, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công. Mục tiêu của Việt Nam là đến năm 2010, hầu hết các khoản chi tiêu từ ngân sách hay giao dịch thanh toán định kỳ công cộng được thực hiện qua tài khoản. Để thực hiện được mục tiêu này, Chính phủ nên xúc tiến nhanh các giải pháp sau: 57 Chính phủ nên thực hiện việc trả lương, thu nhập, phúc lợi,… qua tài khoản cho cán bộ công chức vì hiện nay 90% tiền lương được chi trả trong khu vực công là tiền mặt. Các cơ quan nhà nước nên sử dụng thẻ mua hàng trong chi tiêu, một mô hình đã được áp dụng và thành công ở nước Anh. Năm 1997, Anh bắt đầu áp dụng thẻ mua hàng tại 6 cơ quan chính phủ và đến năm 2004 đã có tới 420 cơ quan với 62.000 người sử dụng. Chính phủ Anh chi tiêu gần 1,2 tỷ bảng Anh qua thẻ mua hàng, giúp giảm thiểu các công việc giấy tờ, giảm các khoản tiền tiêu vặt, tăng cường khả năng kiểm soát chi tiêu. Trong năm 2004, chính phủ Anh tiết kiệm được gần 64,9 triệu bảng Anh, và 23 triệu tờ giấy (mỗi giao dịch tiết kiệm được 10 tờ giấy A4). Ngoài việc kiểm soát chi tiêu thì việc sử dụng thẻ như trên sẽ hạn chế được tham nhũng trong khu vực công. 3.2.3. Xây dựng hệ thống thanh tra giám sát ngân hàng hiệu quả. Quá trình toàn cầu hoá với sự kiện các rào chắn giữa các thị trường tài chính trên thế giới bị dỡ bỏ dần. Các luồng vốn quốc tế di chuyển nhanh và dễ dàng từ thị trường này, nước này sang nước khác, tới những nơi mà đem lại lợi nhuận cao nhất. Các định chế tài chính được tiếp cận thị trường dễ dàng hơn trong một môi trường cạnh tranh tự do hơn hay quá trình tự do hoá thị trường diễn ra ngày càng sâu sắc. Khu vực tài chính ngân hàng càng ngày càng trở nên được quốc tế hoá với mức độ liên kết sâu sắc hơn. Tại Việt Nam trong những năm vừa qua, hệ thống ngân hàng tài chính đã có những bước phát triển nhanh chóng cả về lượng và chất. Những tập đoàn tài chính có quy mô lớn, hoạt động đa dạng và phức tạp hơn, bao gồm cả Ngân hàng - Chứng khoán – Bảo hiểm đã dần được hình thành. Các công cụ tài chính ngày càng đa dạng, phức tạp, độ mở cửa thị trường tài chính tăng lên trong xu hướng hội nhập quốc tế. Những xu hướng này làm cho hoạt động tài chính ngân hàng dễ bị tổn thương hơn, các định chế tài chính gặp phải rủi ro nhiều hơn, mức độ phức tạp hơn. Những vấn đề đó yêu cầu hệ thống thanh tra giám sát phải thay đổi một cách căn bản cả về cấu trúc tổ chức, cách thức hoạt động, chất và lượng. Việc xây dựng hệ thống thanh tra trực thuộc NHNN như hiện nay sẽ trực thuộc Chính 58 Hiện nay, hệ thống thanh tra giám sát ngân hàng vẫn thuộc NHNN. Việc hoàn thiện hệ thống thanh tra giám sát này vẫn phải được thực hiện thường xuyên để theo kịp với sự phát triển của các NHTM. Một số giải pháp cho việc hoàn thiện hệ thống thanh tra giám sát ngân hàng như sau: - Xây dựng hệ thống quy chế thanh tra, giám sát theo thông lệ quốc tế: đánh giá, xếp hạng các tổ chức tín dụng theo tiêu chuẩn CAMELS; hệ thống thanh tra, giám sát rủi ro trên cơ sở định tính kết hợp với thanh tra tuân thủ trên cơ sở định lượng; thiết lập hệ thống giám sát từ xa tập trung; - Hoàn thiện các quy định về an toàn phù hợp với thông lệ quốc tế, tăng cường phối hợp với Bảo hiểm tiền gửi và Trung tâm Thông tin tín dụng để đảm bảo an toàn hệ thống; - Thiết lập mối quan hệ với thanh tra, giám sát ở các nước để bảo đảm hữu hiệu thanh tra giám sát các hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam và đoàn kết phối hợp phòng chống khủng hoảng tài chính. - Xây dựng và hoàn thiện quy trình, quy chế thanh tra tại chỗ và sổ tay thanh tra viên. - Về mặt lý thuyết là phải có sự cân bằng và tương xứng về quy mô, tốc độ phát triển kinh doanh với khả năng quản trị của các tổ chức tín dụng. Khi khả năng tự quản trị của tổ chức tín dụng được tăng cường thì cơ chế thanh tra, giám sát của Thanh tra Ngân hàng cũng sẽ đổi mới; có như vậy, việc đổi mới về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngân hàng mới phù hợp, mới thúc đẩy các tổ chức tín dụng phát triển tốt hơn. Do vậy, Thanh tra Ngân hàng cần xác định khả năng tự quản trị của các tổ chức tín dụng chính là một cơ sở để đổi mới về tổ chức, hoạt động. 3.2.4. Thành lập Cơ quan phòng, chống rửa tiền trực thuộc Chính phủ Hiện nay, Việt Nam đã thành lập tổ chức phòng, chống rửa tiền, đó là “Trung tâm thông tin phòng chống rửa tiền” trực thuộc NHNN. Trung tâm này sẽ làm đầu 59 Với cơ chế quản lý hiện hành, các nhà hoạch định chính sách khi quyết định để Trung tâm thông tin phòng chống rửa tiền trực thuộc NHNN vì lẽ hiện nay chỉ có những chuyên gia trong ngành ngân hàng mới hiểu sâu sắc hoạt động giao dịch tiền tệ và vì thế chỉ có họ mới có đủ những khả năng chuyên môn nhất định để kiểm soát các nguồn tiền bẩn. Các quốc gia trên thế giới có Luật chống rửa tiền đều thành lập một tổ chức có chức năng tương tự như chức năng của Trung tâm Thông tin phòng, chống rửa tiền, với tên gọi là cơ quan tình báo tài chính. Cơ quan này trực thuộc Chính phủ, có vai trò thay mặt cho mỗi quốc gia trong việc trao đổi thông tin về các giao dịch tài chính hay tài sản khác có liên quan tới các cá nhân, tổ chức bị nghi là tội phạm rửa tiền. Về nguyên tắc như thế nó sẽ hoạt động khách quan, độc lập hơn. Việc để cho một tổ chức chỉ mới dừng lại ở mức tên gọi “Trung tâm thông tin” và chỉ trực thuộc NHNN cho thấy các cơ quan chức năng vẫn còn khá nhạy cảm với các biện pháp trấn áp các hoạt động rửa tiền. Tuy nhiên, cùng với tốc độ mở cửa của nền kinh tế Việt Nam, hoạt động rửa tiền sẽ ngày càng phát triển, Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền trực thuộc NHNN sẽ không thể kiểm soát hoạt động rửa tiền một cách hiệu quả. Thứ nhất, hoạt động rửa tiền không chỉ xảy ra trong lĩnh vực ngân hàng mà nó còn len lõi vào mọi ngóc ngách của nền kinh tế. Thứ hai, cơ quan phòng, chống rửa tiền phải trực thuộc Chính phủ để bảo đảm tính khách quan, độc lập hơn và phải là một cơ quan thực thi pháp luật chứ không mang tính chất hành chính như Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền như hiện nay. Thứ ba, trong quá trình hợp tác quốc tế Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền trực thuộc NHNN sẽ không thể là cơ quan đại diện cho quốc gia vì nó không ngang tầm với các cơ quan tình báo tài chính của các nước. Như vậy, trong tương lai, Chính phủ cần nâng tầm Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền thành cơ quan chuyên trách về hoạt động phòng, chống rửa tiền và 60 3.2.5. Nhanh chóng trở thành thành viên chính thức của FATF Để có thể trở thành thành viên chính thức của FATF, Việt Nam cần tuân thủ theo các khuyến nghị của FATF. Đây là một chuẩn mực quốc tế về chống rửa tiền và khủng bố, chúng chứa đựng trên 200 tiêu chuẩn quan trọng, 20 tiêu chuẩn phụ và 35 tiêu chuẩn đính kèm. Một số vấn đề chính yếu mang tính quyết định mà Việt Nam cần tuân thủ theo để trở thành thành viên của tổ chức FATF: - Phải đưa ra được một chuỗi các hành vi phạm tội có liên quan đến hành vi rửa tiền, chí ít cũng phải bao quát toàn bộ 20 hành vi phạm pháp có liên quan đến hoạt động rửa tiền trong các đề xuất của FATF. Các hành vi phạm tội này được liệt kê hết sức rõ ràng với 20 tội danh. Ngoài những loại tội phạm có tổ chức thì những tội phạm “vĩ mô” khác được lưu ý đặc biệt, đó là những tội liên quan đến lạm dụng thân thế chính trị gia đình, tham nhũng, đút lót, giao dịch nội gián trên thị trường tài chính và loại tội phạm về môi trường như khai thác tài nguyên thiên nhiên trái phép. Hệ thống luật pháp phòng chống rửa tiền ở một số quốc gia đã chỉ rõ những hành vi phạm tội cụ thể như: pháp luật Malaysia liệt kê 18 tội danh, Thái Lan 24 tội danh, Úc 180 tội danh, ... - Các định chế tài chính trước hết phải tuân thủ những chuẩn mực quốc tế về quản trị ngân hàng và các định chế tài chính như là thỏa ước Basel về vốn tự có để cho hoạt động của các ngân hàng trở nên lành mạnh hơn. Theo qui định Basle, vốn tự có của ngân hàng gồm 2 phần: vốn cấp 1 và vốn cấp 2, vốn tự có tối thiểu phải bằng 8% tổng tài sản có rủi ro, vốn cấp 2 tối đa bằng 100% vốn cấp 1. Vốn cấp 1 gồm vốn góp, thặng dư vốn, các quĩ dự trữ, lợi nhuận để lại, phần vốn góp vào các công ty trực thuộc. Vốn cấp 2 gồm dự phòng bù đắp rủi ro, quĩ dự trữ đánh giá lại tài sản, giá trị tăng lên của các trái phiếu có khả năng chuyển đổi, các công cụ vốn lưỡng tính, nợ thức cấp. 61 Ngoài ra, các định chế tài chính còn phải xây dựng những quy trình quản lý rủi ro thích hợp nhằm lưu trữ và phát hiện ra những giao dịch đáng ngờ. - Tăng cường hoạt động phối hợp ở tầm quốc tế nhằm thực hiện một chiến dịch quy mô toàn cầu chống lại nạn rửa tiền. - Thực hiện việc kê khai tài sản của cán bộ công chức nhà nước ở cương vị lãnh đạo một cách triệt để và phối hợp với các định chế tài chính để thiết lập một hệ thống kiểm soát rủi ro nhằm xác định khách hàng có phải là những cán bộ công chức này hay không; thực hiện những biện pháp để xác định nguồn gốc và những tài sản của họ và tiến hành phân tích các hoạt động kinh doanh của các nhân vật này. 3.2.6. Thực hiện phòng, chống tham nhũng có hiệu quả Một trong những nguồn gốc của tiển “bẩn” chính là tiền do tham những. Việc phòng và chống rửa tiền có thể đạt hiệu quả không nếu như ta không xem xét đến vấn đề phòng và chống tham nhũng. Cho đến nay việc phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam chưa có kết quả rõ ràng vì nó liên quan đến nhiều người và ở nhiều vị trí cấp cao, dường như nó trở thành hệ thống. Việt Nam đã ban hành Luật phòng, chống tham nhũng vào năm 2005 và bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/06/2006. Điều này đã thể hiện quyết tâm cao của Việt Nam trong cuộc chiến chống lại vấn nạn này. Tuy nhiên, chỉ mới dừng lại ở đó không thì chưa đủ vì phòng, chống tham nhũng dường như là một “cuộc nội chiến” kéo dài mãi mãi. Vấn đề đặt ra ở đây chính là hạn chế tham nhũng đến mức thấp nhất. Giải pháp phòng, chống tham nhũng nhìn chung gồm hai nhóm chính là phòng ngừa và xử lý. 3.2.6.1. Nhóm giải pháp phòng ngừa tham nhũng Thứ nhất, chú trọng công tác giáo dục con người. Đối với người dân, giáo dục cho mọi người, ngay từ nhỏ về đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, cách ứng xử văn minh, lịch thiệp. Tuyên truyền, giáo dục cho người dân nhận diện được các hành vi tham nhũng, có thái độ căm ghét và tinh thần kiên quyết đấu tranh 62 Thứ hai, thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước như: - Công khai thủ tục hành chính; - Công khai các trường hợp mua sắm tài sản công (kể cả các cuộc đấu thầu, tuyển dụng công chức, thuê mướn lao động...); - Công khai ngân sách và thu chi tài chính ở tất cả các cơ quan nhà nước; - Công khai các trường hợp khiếu nại, tố cáo và quá trình giải quyết các khiếu nại, tố cáo ấy... Thứ ba, phòng ngừa sự xung đột giữa lợi ích riêng và lợi ích chung. Đây là việc đề ra và thực hiện các quy định nhằm giúp công chức tránh được tình trạng phải đối đầu với việc xung đột giữa lợi ích riêng và lợi ích chung; nói cách khác là, làm cho công chức không có cơ hội lợi dụng vị trí công tác của mình nhằm thu lợi riêng gây thiệt hại đến lợi ích chung. Một số biện pháp cụ thể như: - Xây dựng và thực hiện quy chế tuyển dụng, đề bạt cán bộ, công chức công khai, dân chủ; - Quy định sau khi từ chức hoặc nghỉ hưu một thời gian nhất định, công chức không được thực hiện các hoạt động kinh doanh thuộc lĩnh vực công tác trước đây của mình; - Quy định những điều công chức không được làm. 63 Thứ tư, quy định về việc kê khai tài sản của công chức. Công chức phải kê khai tài sản, nhất là đối với số công chức có vai trò lãnh đạo, quản lý. Tài sản được kê khai bao gồm tài sản có được cả trước và sau khi công chức được tuyển dụng, đề bạt hoặc bầu cử. Việc kê khai cần được thực hiện hàng năm và công bố công khai kết quả kê khai tài sản của công chức cho người dân biết. Thứ năm, áp dụng một chế độ đãi ngộ thoả đáng với đồng lương cao tới mức có thể để công chức yên tâm thực hiện công vụ mà không phải lo lắng hay bị câu thúc bởi những nhu cầu của cuộc sống dẫn đến việc tham nhũng. 3.2.6.2. Nhóm giải pháp xử lý tham nhũng Thứ nhất, khuyến khích sự tham gia và phát huy vai trò to lớn của quần chúng nhân dân, các tổ chức xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng trong việc phát hiện, tố giác các hành vi tham nhũng. Thứ hai, thực hiện nghiêm Luật phòng, chống tham nhũng do Nhà nước ban hành. 3.3. Nhóm giải pháp phòng, chống rửa tiền về phía NHNN 3.3.1. Ban hành thông tư hướng dẫn Nghị định 74 về phòng, chống rửa tiền Nghị định 74 về phòng, chống rửa tiền đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01/08/2005 nhưng cho đến nay NHNN vẫn chưa ban hành thông tư hướng dẫn cụ thể Nghị định này. Điều này dẫn đến việc thực hiện không thống nhất giữa các NHTM. Bên cạnh đó, Bộ Công an cũng có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định nhưng vẫn chưa ban hành văn bản cụ thể. Hoạt động phòng, chống rửa tiền cần sự phối hợp giữa các Bộ, ngành và sự thống nhất thực hiện giữa các cấp nên việc ban hành thông tư hướng dẫn là việc cần thực hiện ngay. 3.3.2. Các giải pháp đối với vấn đề tự do hóa chu chuyển vốn quốc tế Với sự ra đời của Pháp lệnh ngoại hối, thị trường ngoại hối sẽ được tự do hóa đáng kể và hầu như rất ít có sự hiện diện của Chính phủ thông qua các can thiệp có chọn lọc như trước đây. Những nới lỏng như thế là phù hợp với xu hướng hội nhập và không thể không thực hiện cho dù nó sẽ làm phát sinh các hoạt động rửa tiền. 64 Đối với các giao dịch trên tài khoản vãng lai, tất cả các giao dịch thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai giữa người cư trú và người không cư trú được tự do thực hiện. Trước mắt do không phải các NHTM nào ở nước ta cũng có hệ thống giám sát đáng tin cậy và các chuyên gia lành nghề phân tích các giao dịch đáng ngờ nên chỉ có những ngân hàng nào đủ chuẩn mới được phép thực hiện các giao dịch này. NHNN nên công bố công khai các ngân hàng đủ tiêu chuẩn để thực hiện giao dịch trên tài khoản vãng lai. Đối với vấn đề các cá nhân và doanh nghiệp được phép tự do vay, cho vay, đầu tư và trả nợ nước ngoài, tuy đây là chủ trương được nhiều người đồng tình và đã được giới đầu tư đánh giá rất cao nhưng trước hết chúng ta cũng cần phải cảnh giác với hành vi này. Trong thực tế đây là một trong những công đoạn mà các tội phạm thường thực hiện hành vi rửa tiền. Để chống lại rửa tiền cần yêu cầu tất cả vốn đầu tư, lợi nhuận nhất thiết phải được thông qua tài khoản ngoại tệ mở tại NHTM trong nước được NHNN chỉ định. Các luồng vốn ngoại tệ ra vào Việt Nam đều phải được thực hiện thông qua tài khoản này. Mặt khác các vấn đề liên quan đến kế hoạch trả nợ, tình hình thực hiện khoản vay, rút vốn và chuyển tiền phải được phản ảnh thường xuyên trên các báo cáo tài chính và phải được kiểm toán bởi những công ty kiểm toán có uy tín. Đối với vấn đề phát hành chứng khoán ra thị trường chứng khoán nước ngoài, đây cũng là một xu hướng tích cực và không thể đảo ngược. Các khả năng rửa tiền thông qua phương thức này rất khó được thực hiện vì các phương án để các công ty phát hành chứng khoán ra nước ngoài phải thông qua những quy trình bắt buộc để có thể được xem là cổ phiếu chuẩn phát hành ra nước ngoài. Tuy nhiên những bằng chứng từ các nước trên thế giới cũng cho thấy kênh đầu tư thông qua mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán cũng là một kênh quan trọng để thực hiện hành vi rửa tiền. Giải pháp triệt để cho vấn đề này là tăng cường minh bạch hóa các 65 3.3.3. Giải pháp chống lại hiện tượng đô la hóa Để chống lại hiện tượng đô la hóa, NHNN cần xem xét một số giải pháp sau: - Về chính sách, NHNN phải giảm tỷ lệ đồng đô la trong dự trữ ngoại hối và thay thế chúng bằng những đồng tiền khác mạnh hơn, như là đồng euro chẳng hạn. - NHNN nên xem xét đến vấn đề nới rộng biên độ tỷ giá hối đoái giữa VND và USD cũng như tiến tới việc thực hiện cơ chế tỷ giá hoàn toàn thả nổi trong tương lai để giảm khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thực tế trên thị trường không chính thức nhằm thu hút nguồn vốn đô la trong dân chúng vào ngân hàng. - Việc ổn định tỷ giá hối đoái và giữ mức lãi suất hợp lý sẽ làm cho người dân ít lo sự mất giá của đồng tiền và tránh sự chuyển dịch từ đồng tiền này sang đồng tiền kia. - Việc cho phép các cá nhân được quyền nắm giữ ngoại tệ là phù hợp với những cam kết của lộ trình hội nhập, vấn đề chính là NHNN bắt buộc các cá nhân phải thực hiện việc mở tài khoản ngoại tệ tại một NHTM được phép nhằm kiểm soát được luồng ngoại tệ. 3.3.4. Giải pháp đối với sự phát triển các công cụ phái sinh Giao dịch trên các sản phẩm phái sinh là một trong những hành vi rửa tiền mà FATF đã từng cảnh báo các quốc gia thành viên. Trên thực tế các sản phẩm phái sinh như quyền chọn tiền tệ hay quyền chọn vàng mà các NHTM Việt Nam đang triển khai hiện nay một mặt giúp cho các doanh nghiệp chân chính phòng ngừa các rủi ro kinh doanh nhưng mặt khác lại là cơ hội để các tội phạm rửa tiền tiến hành rửa tiền một cách hợp pháp. Giải pháp cho vấn đề này chính là NHNN phả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf45617.pdf
Tài liệu liên quan