Luận văn Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý của chính quyền tỉnh An Giang

Một trong những thách thức lớn mà ngày nay Chính phủ các nước đang phát triển phải đối mặt là việc cải cách hành chính, đổi mới phương thức lãnh đạo và quản lý như thế nào để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, phù hợp với yêu cầu của toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế thế giới và sự bùng nổ của cách mạng thông tin. Theo kinh nghiệm của các nước đi trước, ứng dụng CNTT vào trong hoạt động của CQNN, xây dựng CPĐT chính là giải pháp chiến lược cho Chính phủ các nước đang phát triển.

Tuy nhiên, con đường xây dựng CPĐT không phải là đơn giản. Theo James Yong, Giám đốc các chương trình khu vực công (Đông Nam Á) của Cisco System, đã có đến 35% CPĐT trên toàn thế giới bị thất bại hoàn toàn, 50% thất bại một phần. Nguyên nhân chủ yếu là do sự trì trệ của người dân, công chức và áp dụng rập khuôn mô hình các nước khác [6]. Con đường xây dựng CPĐT không thể nóng vội, phải có phương pháp, mô hình và các bước triển khai thích hợp.

Ở Việt Nam, Đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2005 (gọi tắt là Đề án 112) đã được triển khai theo Quyết định 112/2001/QĐ-TTg ngày 25/7/2001 của Thủ tướng Chính phủ. Đề án 112 đã được coi là nền tảng cho tiến trình xây dựng CPĐT ở VN. Nhưng “Đề án 112 đã không thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ tin học hóa quản lý hành chính nhà nước được Thủ tướng Chính phủ giao” (theo kết luận của Thủ tướng, ngày 20/4/2007). [1] Hàng tỉ đồng đã được đầu tư cho thiết bị và công nghệ ở 27 tỉnh, thành và 12 bộ ngành nhưng vẫn chưa được khai thác hiệu quả.

Thực tế đã cho thấy, ứng dụng công nghệ vào hoạt động của CQNN như thế nào cho hiệu quả vẫn là một bài toán khó. Bởi lẽ, việc ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ dừng lại ở việc mua sắm trang thiết bị, xây dựng hạ tầng kỹ thuật mà còn đòi hỏi nhiều ở những định hướng mang tính chiến lược, có tầm vóc quốc tế; các yêu cầu về trình độ của nguồn nhân lực và cả hoạt động quản lý hành chính của CQNN cùng với các chính sách và thể chế thích hợp. Nếu định hướng không đúng, triển khai không tốt thì việc đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của CQNN sẽ không hiệu quả và gây lãng phí rất lớn. Những thất bại của Đề án 112 là một minh chứng cho việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin không đồng bộ, nặng về trang thiết bị, kế hoạch triển khai không rõ ràng, ít tham khảo ý kiến người dùng và tính định hướng chưa cao, .

Cần triển khai tin học hóa theo hướng mới, thiết thực, hiệu quả hơn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh: Tin học hóa quản lý hành chính nhà nước phải được tiếp tục triển khai mạnh mẽ, nhưng thực hiện theo đúng Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của CQNN [1]. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này (2008), kế hoạch triển khai ứng dụng CNTT cho giai đoạn tiếp theo vẫn chưa có. Vì vậy, đa số các bộ, ngành và các tỉnh, thành đang rất lúng túng, thụ động và có xu hướng trông chờ vào các văn bản hướng dẫn. Có thể nói, việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN đang bị chậm lại.

Trước tình hình chung, việc ứng dụng CNTT trong quản lý chính quyền tỉnh An Giang - là tỉnh ở miền Tây Nam Bộ, thuộc đồng bằng sông Cửu Long - cũng bị những ảnh hưởng tương tự. Mặc dù, chính quyền tỉnh An Giang cũng đã và đang triển khai những kế hoạch, chương trình ứng dụng CNTT riêng cho tỉnh nhưng nhìn chung vẫn còn chậm và chưa có sự đột phá.

Nhận thức rõ những vấn đề trên, là một cán bộ quản lý trong lĩnh vực công nghệ thông tin của Trường Đại học An Giang, đơn vị được coi là đi đầu trong việc ứng dụng CNTT trong tỉnh An Giang và bản thân được đào tạo trong lĩnh vực quản lý nhà nước, tác giả chọn đề tài “Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý của chính quyền tỉnh An Giang” làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý kinh tế.

 

doc120 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1273 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý của chính quyền tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gi¶i ph¸p ®Èy m¹nh øng dông c«ng nghÖ th«ng tin trong qu¶n lý cña chÝnh quyÒn tØnh An Giang HÀ NỘI - 2008 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC 6 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của công nghệ thông tin 6 1.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước 19 1.3. Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý của nhà nước ở một số nơi khác 43 Chương 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ CHÍNH QUYỀN AN GIANG 52 2.1. Khái quát về hệ thống quản lý của chính quyền tỉnh An Giang 52 2.2. Thực trạng của việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin của chính quyền tỉnh An Giang 61 2.3. Đánh giá tác động việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý của chính quyền tỉnh An Giang 76 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH AN GIANG 80 3.1. Phương hướng của ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý của chính quyền tỉnh An Giang 80 3.2. Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý của chính quyền tỉnh An Giang 87 3.3 Một số kiến nghị với Chính phủ và chính quyền tỉnh An Giang 101 KẾT LUẬN 108 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 111 CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN BCVT : Bưu chính, Viễn thông CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNTT : Công nghệ thông tin (Information Technology) CPĐT : Chính phủ điện tử (E-Government) CQNN : Cơ quan nhà nước CSDL : Cơ sở dữ liệu (Database) FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) HTTT : Hệ thống thông tin KHCN : Khoa học và Công nghệ KT-XH : Kinh tế - xã hội ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance) PCI : Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Cấp tỉnh : (Provincial Competitiveness Index) TTTT : Thông tin và Truyền thông VCCI : Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (Vietnam Chamber of Commerce and Industry) VNCI : Dự án Nâng cao Năng lực cạnh tranh Việt Nam (Vietnam Competitiveness Initiative) W3C : World Wide Web Consorcium XHCN : Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu KT-XH tỉnh An Giang qua các năm 2005, 2006, 2007 53 Bảng 2.2 Kết quả các chỉ số thành phần PCI của An Giang qua các năm 2005, 2006 và 2007 55 Bảng 2.3 Chất lượng công chức, viên chức tỉnh An Giang tại thời điểm tháng 6/2008 58 Bảng 2.4 Bảng thống kế kết quả trang bị hạ tầng kỹ thuật của Đề án 112 tỉnh An Giang qua các năm 2005, 2006 63 Bảng 2.5 Kết quả ứng dụng CNTT trong các CQNN tỉnh An Giang 69 DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên bảng Trang Hình 1.1 Sơ đồ về sự phân tầng của CNTT 10 Hình 1.2 “Bốn thành phần, ba chủ thể” 17 Hình 1.3 Chính phủ điện tử và các dịch vụ được cung cấp 25 Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh An Giang 52 Hình 2.2 So sánh chỉ số PCI của An Giang qua các năm 2005, 2006, 2007 56 Hình 2.3 Hệ thống chính quyền tỉnh An Giang 57 Hình 2.4 So sánh số lượng, chất lượng công chức, viên chức tỉnh An Giang qua các năm 2006, 2006, 2007 và tháng 6/2008 59 Hình 2.5 Vị trí của các đơn vị phụ trách ứng dụng CNTT 60 Hình 2.6 Tỉ lệ phân bố kinh phí các hạng mục cho giai đoạn 2001-2005 67 Hình 3.1 Bốn giai đoạn phát triển của CPĐT 84 Hình 3.2 Các giai đoạn phát triển của trang web CPĐT 85 Hình 3.3 Kiến trúc phần mềm tổng thể cho CPĐT 95 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Một trong những thách thức lớn mà ngày nay Chính phủ các nước đang phát triển phải đối mặt là việc cải cách hành chính, đổi mới phương thức lãnh đạo và quản lý như thế nào để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, phù hợp với yêu cầu của toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế thế giới và sự bùng nổ của cách mạng thông tin. Theo kinh nghiệm của các nước đi trước, ứng dụng CNTT vào trong hoạt động của CQNN, xây dựng CPĐT chính là giải pháp chiến lược cho Chính phủ các nước đang phát triển. Tuy nhiên, con đường xây dựng CPĐT không phải là đơn giản. Theo James Yong, Giám đốc các chương trình khu vực công (Đông Nam Á) của Cisco System, đã có đến 35% CPĐT trên toàn thế giới bị thất bại hoàn toàn, 50% thất bại một phần. Nguyên nhân chủ yếu là do sự trì trệ của người dân, công chức và áp dụng rập khuôn mô hình các nước khác [6]. Con đường xây dựng CPĐT không thể nóng vội, phải có phương pháp, mô hình và các bước triển khai thích hợp. Ở Việt Nam, Đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2005 (gọi tắt là Đề án 112) đã được triển khai theo Quyết định 112/2001/QĐ-TTg ngày 25/7/2001 của Thủ tướng Chính phủ. Đề án 112 đã được coi là nền tảng cho tiến trình xây dựng CPĐT ở VN. Nhưng “Đề án 112 đã không thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ tin học hóa quản lý hành chính nhà nước được Thủ tướng Chính phủ giao” (theo kết luận của Thủ tướng, ngày 20/4/2007). [1] Hàng tỉ đồng đã được đầu tư cho thiết bị và công nghệ ở 27 tỉnh, thành và 12 bộ ngành nhưng vẫn chưa được khai thác hiệu quả. Thực tế đã cho thấy, ứng dụng công nghệ vào hoạt động của CQNN như thế nào cho hiệu quả vẫn là một bài toán khó. Bởi lẽ, việc ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ dừng lại ở việc mua sắm trang thiết bị, xây dựng hạ tầng kỹ thuật mà còn đòi hỏi nhiều ở những định hướng mang tính chiến lược, có tầm vóc quốc tế; các yêu cầu về trình độ của nguồn nhân lực và cả hoạt động quản lý hành chính của CQNN cùng với các chính sách và thể chế thích hợp. Nếu định hướng không đúng, triển khai không tốt thì việc đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của CQNN sẽ không hiệu quả và gây lãng phí rất lớn. Những thất bại của Đề án 112 là một minh chứng cho việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin không đồng bộ, nặng về trang thiết bị, kế hoạch triển khai không rõ ràng, ít tham khảo ý kiến người dùng và tính định hướng chưa cao, …. Cần triển khai tin học hóa theo hướng mới, thiết thực, hiệu quả hơn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh: Tin học hóa quản lý hành chính nhà nước phải được tiếp tục triển khai mạnh mẽ, nhưng thực hiện theo đúng Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của CQNN [1]. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này (2008), kế hoạch triển khai ứng dụng CNTT cho giai đoạn tiếp theo vẫn chưa có. Vì vậy, đa số các bộ, ngành và các tỉnh, thành đang rất lúng túng, thụ động và có xu hướng trông chờ vào các văn bản hướng dẫn. Có thể nói, việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN đang bị chậm lại. Trước tình hình chung, việc ứng dụng CNTT trong quản lý chính quyền tỉnh An Giang - là tỉnh ở miền Tây Nam Bộ, thuộc đồng bằng sông Cửu Long - cũng bị những ảnh hưởng tương tự. Mặc dù, chính quyền tỉnh An Giang cũng đã và đang triển khai những kế hoạch, chương trình ứng dụng CNTT riêng cho tỉnh nhưng nhìn chung vẫn còn chậm và chưa có sự đột phá. Nhận thức rõ những vấn đề trên, là một cán bộ quản lý trong lĩnh vực công nghệ thông tin của Trường Đại học An Giang, đơn vị được coi là đi đầu trong việc ứng dụng CNTT trong tỉnh An Giang và bản thân được đào tạo trong lĩnh vực quản lý nhà nước, tác giả chọn đề tài “Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý của chính quyền tỉnh An Giang” làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý kinh tế. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong những năm gần đây, vai trò của CNTT ngày càng được nâng cao và chiếm vị trí quan trọng trong mọi lĩnh vực, ngành nghề nên vấn đề ứng dụng CNTT trong quản lý của nhà nước được đặc biệt quan tâm. Các cơ quan Đảng, Nhà nước cấp Trung ương và cấp tỉnh, thành phố thuộc Trung ương đều có những chương trình ứng dụng CNTT riêng cho mình. Điển hình một số tài liệu, đề tài nghiên cứu, các đề án lớn có liên quan đến việc ứng dụng CNTT trong quản lý của CQNN từ năm 2001 đến nay như: Đặng Hữu (2001), Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB Chính trị Quốc gia. Đổi mới công tác thông tin phục vụ quản lý kinh tế của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay (2001), Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý của Nguyễn Văn Hòa, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc – Thực trạng và giải pháp (2006), Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý của Nguyễn Bá Hiến, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2005 (Đề án 112). Đề án tin học hóa hoạt động các cơ quan Đảng giai đoạn 2001-2005 (Đề án 47), Đề án tin học hóa hoạt động các cơ quan Đảng giai đoạn 2006-2010 (Đề án 06). Emmanuel C. Lallana (2003), Kỷ nguyên thông tin, UNDP-APDIP. Patricia J. Pascual (2003), Chính phủ điện tử, UNDP-APDIP. Nhìn chung, hầu hết các công trình nghiên cứu trên chỉ khái quát những vấn đề chung hoặc đề cập đến những khía cạnh khác nhau của việc ứng dụng công nghệ thông tin; Chỉ có Đề án 112 là có liên quan trực tiếp đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý của nhà nước. Tuy nhiên, đề án này đã không đạt được hiệu quả như mong muốn. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sẽ kế thừa có chọn lọc một số ý tưởng trong các công trình nghiên cứu có liên quan, kết hợp với việc phân tích thực trạng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý của chính quyền tỉnh An Giang để thực hiện nhiệm vụ của đề tài. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Mục đích của luận văn là tìm hiểu hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý của chính quyền tỉnh An Giang. Qua đó, đề tài sẽ đề xuất những giải pháp khắc phục và mang tính chiến lược nhằm đảm bảo việc ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả hơn. Nhiệm vụ của luận văn: Tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý chính quyền của tỉnh An Giang nói riêng và Chính phủ điện tử nói chung. Phân tích, đánh giá thực trạng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chính quyền của tỉnh An Giang. Đề xuất các giải pháp mang tính chiến lược nhằm khắc phục các hạn chế và đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong quản lý chính quyền của tỉnh An Giang. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu của luận văn tập trung vào con người, các chính sách, các chương trình ứng dụng có liên quan đến ứng dụng CNTT trong quản lý chính quyền của chính quyền tỉnh An Giang. Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào nghiên cứu việc ứng dụng CNTT trong khối các cơ quan quản lý nhà nước của chính quyền tỉnh An Giang (bỏ qua khối Hội đồng nhân dân) và một số giải pháp, chính sách có liên quan. Thời gian nghiên cứu đánh giá của luận văn từ năm 2001 đến nay. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học của luận văn Cơ sở lý luận của luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu. Cụ thể, luận văn sẽ căn cứ vào: Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 01/8/2007 của Hội nghị lần thứ năm của Ban chấp Trung ương khóa X, về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước. Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của CQNN. Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 của Bộ Bưu chính - Viễn thông. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, 2006 - 2010 của tỉnh An Giang được ban hành theo Quyết định số 1958/QĐ-UBND, ban hành ngày 02/10/2006. Tài liệu về Chính phủ điện tử của UNDP – APDIP. Phương pháp nghiên cứu của luận văn chủ yếu theo các phương pháp: khảo sát, thống kê, so sánh, phân tính, tổng hợp, diễn giải, thực nghiệm, …. và kế thừa kết quả của một số nghiên cứu khác để làm rõ các vấn đề của luận văn nhằm đảm bảo các giải pháp đề ra đạt được hiệu quả như mong muốn. Đóng góp khoa học của luận văn Luận văn phân tích và làm rõ thực trạng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý của chính quyền tỉnh An Giang. Từ đó, đề ra các giải pháp khắc phục và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý của chính quyền tỉnh An Giang được hiệu quả hơn. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo, làm cơ sở cho các cơ quan, địa phương trên định bàn tỉnh An Giang triển khai ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả; Luận văn còn giúp cho các cơ quan nghiên cứu hoạch định chiến lược phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong thời gian tới. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 9 tiết. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀI VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Khái niệm về công nghệ thông tin CNTT (Information Technology) được hình thành từ Khoa học máy tính (Computer Science). Đây là một khái niệm khá rộng, nó bao hàm bên trong nhiều khái niệm khác nhau. Ta có thể chia sự hình thành khái niệm CNTT thành 3 giai đoạn phát triển: Giai đoạn 1 (1943-1980): Từ khi máy tính điện tử đầu tiên ra đời cho đến trước khi máy tính cá nhân (Personal Computer - PC) xuất hiện. Giai đoạn này, ngành Khoa học máy tính có đối tượng nghiên cứu là máy tính điện tử, các ngôn ngữ lập trình và các thuật toán xử lý; Nhiệm vụ chỉ tập trung vào giải quyết các vấn đề mang tính “toán học”. Giai đoạn 2 (1981-1989): Đây là giai đoạn máy tính cá nhân có giao diện đồ họa xuất hiện và được phổ biến trong xã hội. Cùng với sự phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật khác, máy tính khả năng lưu trữ và xử lý của máy tính ngày càng tăng. Đặc biệt, sự phát triển của mạng máy tính và kỹ thuật số đã bước đầu xóa bỏ rào cản “không gian” giữa các máy tính, đưa Khoa học máy tính lên một tầm cao mới. Một bộ phận của Khoa học máy tính đã phát triển thành Tin học (Informatics), với đối tượng nghiên cứu là thông tin và sử dụng công cụ chủ yếu là máy tính điện tử. Nhiệm vụ của Tin học lúc này là nghiên cứu việc lưu trữ và xử lý thông tin một cách tự động. Giai đoạn 3 (cuối năm 1989 đến nay): Sự phát triển của các công nghệ về máy tính, mạng máy tính và các phần mềm ứng dụng đã đạt đến đỉnh cao. Cùng với sự hình thành và phát triển của hệ thống mạng máy tính dùng chung cho toàn thế giới (Internet), khả năng ứng dụng của máy tính và mạng máy tính đã gần như không có giới hạn. Chúng đã trở thành phương tiện, công cụ không thể thiếu của các hệ thống thông tin, hệ thống tổ chức. CNTT đã ra đời với tư cách là một ngành khoa học ứng dụng hiện đại. Việc chia các giai đoạn trên chỉ mang tính tương đối. Bởi lẽ, quá trình phát triển từ Khoa học máy tính lên Tin học, rồi thành CNTT là một quá trình phát triển khá phức tạp, liên quan trực tiếp đến sự phát triển của nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau. Cho đến nay, vẫn còn nhiều tranh cãi về mối quan hệ giữa Khoa học máy tính, Tin học và CNTT. Vì vậy, có nhiều quan điểm khác nhau về CNTT. Một số khái niệm CNTT phổ biến hiện nay như: Theo UNESCO, CNTT bao gồm việc sử dụng các ứng dụng máy tính, công nghệ viễn thông và tin học trong việc truy cập và cung cấp thông tin riêng và chung. Nó cho phép mọi người giao tiếp và trao đổi thông tin giới hạn trong không gian số (cyberspace), làm việc tại văn phòng ảo và thiết lập một xã hội tri thức. [47, tr.34] Theo Hiệp hội CNTT của Mỹ (ITAA), CNTT là việc nghiên cứu, thiết kế, phát triển, triển khai thực hiện, hỗ trợ hoặc quản lý các hệ thống thông tin điện tử, chủ yếu là các phần mềm máy tính và phần cứng máy tính. CNTT bao hàm việc sử dụng các máy tính điện tử và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và nhận nhận thông tin an toàn. [48, tr.30] Theo GS. Phan Đình Diệu, CNTT là ngành công nghệ về xử lý thông tin bằng các phương tiện điện tử, trong đó nội dung xử lý thông tin bao gồm các khâu cơ bản như thu thập, lưu trữ, chế biến và truyền nhận thông tin. [15, tr.17] Theo Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị, CNTT là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và công nghệ liên quan đến thông tin và các quá trình xứ 1ý thông tin. Theo quan niệm này thì CNTT là hệ thống các phương pháp khoa học, công nghệ, phương tiện, công cụ, bao gồm chủ yếu là các máy tính, mạng truyền thông và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hoá... của con người. [9] Theo Luật CNTT (2007), CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số. [34, tr.2] Nhìn chung, các quan điểm còn lại cũng đều đồng ý rằng CNTT là ngành nghiên cứu, sản xuất phần mềm và phần cứng máy tính, đồng thời cũng là ngành khoa học và công nghệ về thông tin và xử lý thông tin, sử dụng công cụ, phương tiện chủ yếu là máy tính điện tử. Riêng khái niệm về CNTT của Luật CNTT cần sử dụng thuật ngữ “thông tin” thay cho “thông tin số”. Bởi lẽ, thông tin số là chỉ là một dạng biểu diễn thông tin được xử lý và lưu trữ bằng các phương pháp số, hay còn được gọi là dữ liệu (data). Trong khi, một quy trình xử lý thông tin của CNTT bao gồm: đầu vào là thông tin, xử lý thông tin (số) và đầu ra là thông tin hoặc tri thức. Có thể nói khái niệm về CNTT của Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị đưa ra là hoàn chỉnh nhất và phù hợp với mục đích nghiên cứu của Luận văn. Vì vậy, thuật ngữ CNTT trong Luận văn sẽ được hiểu theo quan điểm này. Điểm cần lưu ý là CNTT bao gồm cả Ngành công nghệ, công nghiệp CNTT và việc ứng dụng CNTT (thường gắn liền với một hệ thống tổ chức hay hệ thống thông tin nào đó). Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn sẽ tập trung vào nội dung của ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN. Đặc điểm của công nghệ thông tin CNTT là ngành công nghệ mũi nhọn Công nghệ mũi nhọn ở đây được hiểu là cái chóp của một kim tự tháp, có nghĩa là nó là ngành công nghệ được xây dựng trên thành quả của nhiều công nghệ khác và của những lý thuyết khoa học hiện đại. Do vậy, muốn xây muốn xây dựng và phát triển một công nghệ mũi nhọn hoàn chỉnh phải phát triển từng bước và phải lựa chọn thế đứng riêng của mình. Mặt khác, đặc điểm của công nghệ mũi nhọn là luôn luôn nặng về tri thức, đó cũng là đặc điểm của CNTT. Vì vậy, để phát triển CNTT luôn cần nguồn nhân lực có trình độ cao. CNTT là ngành có tốc độ phát triển và phổ biến nhanh nhất Trong lịch sử phát triển của nhân loại, chưa có ngành khoa học, công nghệ nào có tốc độ phát triển và phổ biến nhanh như CNTT. Có thể hình dung sự phát triển của CNTT qua định luật Moore, biểu tượng năng lực và sự phát triển của CNTT. Theo định luật Moore, khả năng tính toán của một bộ vi xử lý điện tử cứ sau 18 tháng lại tăng lên gấp đôi, trong khi giá cố định (hoặc thấp hơn). Điều này là cơ sở để giải thích cho việc thay đổi nhanh chóng trong ngành công nghiệp máy tính. Hiện nay, định luật này đã được sửa lại là với thời gian là 24 tháng và hãng Intel vẫn đang tiếp tục duy trì định luật này [49]. Theo dự đoán của các chuyên gia định luật Moore vẫn còn đúng trong 1-2 thập kỉ nữa. Thật vậy, kể từ khi máy tính cá nhân đầu tiên xuất hiện (1980) đến nay đã có hơn 1 tỉ máy tính đang được sử dụng trên toàn thế giới (Mỹ, châu Âu, và Nhật chiếm 58%). Dự đoán số lượng này sẽ còn nhân đôi trong 6 năm nữa nhờ tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 12% do nhu cầu ngày một cao của người dùng tại các nước đang phát triển; Đến năm 2014, 70% trong số 1 tỉ PC tiếp theo sẽ thuộc về các quốc gia có thu nhập thấp, nguyên nhân chủ yếu là do giá giảm và khả năng kết nối Internet mở rộng. Đồng thời, trong năm 2008 sẽ có khoảng 180 triệu, tức 16% máy tính bị đào thải. Trong số này, khoảng 35 triệu máy sẽ trở thành rác thải không qua xử lý chất độc hại. [27] Một nghiên cứu khác của hãng IDG dự báo gần 1/4 dân số thế giới - khoảng 1,4 tỉ người - sẽ sử dụng Internet thường xuyên trong năm 2008. Con số này trong năm 2012 được dự đoán là 1,9 tỉ, tương đương với 30% dân số thế giới. [19] Theo Steve Ballmer, Giám đốc điều hành của Microsotf, trong 28 năm qua (1980-2008), ngành công nghiệp IT đã trải qua cả thảy 4 cuộc cách mạng. Đầu tiên là sự xuất hiện của PC bình dân, kế đến là sự phát triển của giao diện người dùng đồ họa, sự nổi lên của Internet và cuối cùng là Web 2.0. Với tốc độ đó, trung bình cứ 7 năm thế giới lại chứng kiến một cuộc cách mạng mới của CNTT. Ballmer dự đoán, sắp tới, chúng ta sẽ chứng kiến cuộc cách mạng thứ 5 của CNTT. Ba lĩnh vực mà cuộc cách mạng IT lần thứ 5 sẽ biểu thị tác động rõ nhất là: tương tác xã hội, các vấn đề xã hội toàn cầu và cá nhân hóa. [12; 50] Dưới sự phát triển như vũ bão của CNTT, công nghệ cứ thay đổi liên tục. Vì vậy, đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, cần lưu ý khi lựa chọn các giải pháp về công nghệ. Nếu không, việc đầu tư hay định hướng sai công nghệ sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả đầu từ và gây lãng phí lớn. CNTT là ngành khoa học có thể ứng dụng cho mọi lĩnh vực Giới hạn của những công nghệ khác thường là không có khả năng kết hợp nhiều loại thông tin, phương tiện với nhau. Ví dụ như với điện thoại chỉ có thể gởi và nhận âm thanh, vô tuyến truyền hình thì chỉ có nhận hình ảnh, âm thanh nhưng không thể phản hồi, tương tác. Với khả năng số hóa thông tin, xử lý và tái tạo thông tin, CNTT trở thành công cụ, phương tiện cho các công nghệ khác. CNTT có thể tham gia trực tiếp vào trong quá trình sản xuất của các lĩnh vực như: công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ, hoặc tham gia vào hoạt động quản lý, điều hành của các hệ thống thông tin, hệ thống lãnh đạo, … CNTT còn tạo ra nhiều ngành nghề kinh tế mới, làm thay đổi sâu sắc các ngành công nghiệp hiện tại, tăng khả năng cạnh tranh của các ngành nghề thông qua hệ thống thương mại điện tử, dịch vụ truyền thông đa phương tiện. Ngày nay, CNTT vẫn đang tiếp tục phát triển và phổ biến ở mọi nơi, mọi lĩnh vực, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi cơ cấu xã hội, phong cách sống, học tập và làm việc của con người. [8, tr.28] CNTT là một công nghệ có nhiều tầng lớp [40, tr.53] Trong CNTT, nếu tính từ người sử dụng (người dùng đầu cuối) đến khâu sản xuất các thiết bị, vi mạch, .... ta sẽ thấy bên trong có nhiều tầng lớp và lớp trên được xây dựng dựa trên các lớp phía dưới, chúng có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về công nghệ. Càng lên cao, số lượng công nghệ có xu hướng càng tăng, sự phát triển của công nghệ của lớp này cũng thúc đẩy sự phát triển các công nghệ tương ứng ở lớp khác và ngược lại. Có thể chia CNTT thành năm tầng lớp theo sơ đồ sau: Hình 1.1: Sơ đồ về sự phân tầng của CNTT Vi xử lý Thiết bị Hệ thống Phát triển ứng dụng Ứng dụng cơ bản Ứng dụng tích hợp (i) Lớp ứng dụng tích hợp, đây là lớp trên cùng gồm các ứng dụng được phát triển riêng cho từng cơ quan, xí nghiệp nào đó. Các ứng dụng này do đơn vị sử dụng tự phát triển hoặc đặt gia công bên ngoài. Chúng được phát triển dựa trên một hệ quản trị CSDL nào đó (MySQL, PosgreSQL, Oracle, SQL Server, DB2, …), thường hoạt động qua mạng và có xu hướng phát triển theo dạng tích hợp, dùng chung cho cả hệ thống. (ii) Lớp ứng dụng cơ bản, là lớp đa dạng và phổ biến nhất hiện nay. Bao gồm các ứng dụng ở mức đơn giản, tổng quát để xử lý văn bản (OpenOffice, Microsoft Office, …) hoặc tính toán và quản lý đơn giản (SPSS, Microsoft Project, …); và cao hơn là các ứng dụng chuyên dùng dành riêng cho một lĩnh vực nào đó như tính toán công nghiệp hay tính toán khoa học (SPSS, MathType, Matlab…) (iii) Lớp phát triển ứng dụng, các ứng dụng của lớp này thường được dùng bởi các chuyên gia về phần mềm sử dụng để phát triển các ứng dụng của hai lớp trên, mục tiêu là hướng về người dùng đầu cuối. Bao gồm các ngôn ngữ lập trình (C, java, Visual Basic, C#, php, …), các hệ quản trị CSDL, …. (iii) Lớp ứng dụng hệ thống, là những chương trình, ứng dụng đặc biệt cho các ứng dụng của lớp trên có thể hoạt động hoặc giao tiếp với thiết bị phần cứng. Chủ yếu là hệ điều hành và hệ điều hành mạng (Microsoft Windows, Unix, Linux, Mac, Netware, ...). Đây thường là các ứng dụng độc quyền (trừ các sản phẩm từ Linux), chúng có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến các tầng bên trên, đồng thời cũng quan hệ chặt chẽ về mặt công nghệ với các tầng bên dưới. (iv) Lớp thiết bị phần cứng, có thể coi như bao gồm tất cả các hệ máy và mạng đang hoạt động trên thế giới. Việc sản xuất các máy này bắt đầu từ: làm ra các bản mạch, rồi lắp ráp các linh kiện điện tử với phần điện, cơ khí, các thiết bị ngoại vi, ... để trở thành một máy tính hoàn hảo, hay một bộ phận của một thiết bị công nghiệp hay một sản phẩm tiêu dùng. (v) Lớp vi xử lý, đây là lớp cuối cùng chính là việc sản xuất các linh kiện điện tử, các chíp vi xử lý. Hiện nay, chỉ có Mỹ, Nhật và châu Âu là có công nghệ hoàn chỉnh tạo ra các sản phẩm của lớp này. Thông thường, khi xét đánh giá mức độ ứng dụng CNTT, người ta thường tập trung xét ở 2 lớp trên cùng. Để đơn giản, ta có thể chia mức độ ứng dụng CNTT thành 4 cấp độ tăng dần theo thứ tự sau: (1) ứng dụng mức cơ bản, (2) ứng dụng mức chuyên dùng trong lĩnh vực, ngành nghề, (3) ứng dụng mức có sử dụng hệ quản trị CSDL và (4) ứng dụng tích hợp cho cả hệ thống. Do

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLV-20081126.doc
Tài liệu liên quan