Luận văn Đội ngũ công nhân tỉnh Hưng Yên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trải qua các giai đoạn cách mạng, giai cấp công nhân Việt Nam thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản đã thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, góp phần làm nên những trang sử vàng chói lọi của dân tộc. Ngày nay, trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động thực hiện những nhiệm vụ mới. Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vai trò cách mạng, vai trò lãnh đạo, tính tiên phong của giai cấp công nhân càng trở nên quan trọng, có ý nghĩa quyết định sự thành công và chiều hướng phát triển của đất nước. Đất nước có phát triển bền vững, đúng định hướng xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn phụ thuộc vào sự phát triển giai cấp công nhân. Một giai cấp công nhân tiên tiến, hiện đại, đại diện cho một phương thức sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, giác ngộ chính trị cao, làm chủ vận mệnh của mình, của đất nước luôn là mong muốn của toàn xã hội.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: “Đối với giai cấp công nhân, phát triển về số lượng, chất lượng và tổ chức; nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp, xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” [8, tr.120].

Để có thể tiếp tục làm tròn sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình trong thời kỳ mới, giai cấp công nhân Việt Nam phải không ngừng hoàn thiện, phát triển về số lượng và chất lượng, nâng cao trình độ nghiệp vụ, năng động và sáng tạo, vươn lên chiếm lĩnh những đỉnh cao của khoa học - kỹ thuật hiện đại, xứng đáng là lực lượng cách mạng tiên phong của toàn dân tộc.

Hưng Yên là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, liền kề với thủ đô Hà Nội. Đội ngũ công nhân tỉnh Hưng Yên là một bộ phận của giai cấp công nhân Việt Nam, có truyền thống kiên cường bất khuất. Từ khi có Đảng lãnh đạo, đội ngũ công nhân tỉnh Hưng Yên đã thể hiện rõ vai trò to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày nay, vai trò đó càng quan trọng. Hiện nay, đội ngũ công nhân tỉnh Hưng Yên đã và đang có những biến đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Bên cạnh những mặt mạnh như: năng động, sáng tạo, chịu khó học hỏi để nâng cao tay nghề, vươn lên chiếm lĩnh khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, đội ngũ này cũng bộc lộ một số hạn chế như: số lượng ít, cơ cấu và trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp của công nhân còn thấp, kỷ luật lao động còn nhiều hạn chế; đa phần công nhân của tỉnh xuất thân từ nông dân, chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống, khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật hiện đại vào sản xuất còn ít. Giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị của đội ngũ công nhân tỉnh Hưng Yên chưa đồng đều; sự hiểu biết về chính sách, pháp luật còn nhiều hạn chế. Thực trạng đó đòi hỏi phải từng bước khắc phục nhằm phát triển số lượng và nâng cao chất lượng của đội ngũ công nhân Hưng Yên để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Chính vì lẽ đó tác giả đã chọn đề tài: “Đội ngũ công nhân tỉnh Hưng Yên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá” làm luận văn tốt nghiệp cao học với mong muốn đóng góp vào việc nghiên cứu vấn đề trên.

 

doc111 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1085 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Đội ngũ công nhân tỉnh Hưng Yên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trải qua các giai đoạn cách mạng, giai cấp công nhân Việt Nam thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản đã thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, góp phần làm nên những trang sử vàng chói lọi của dân tộc. Ngày nay, trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động thực hiện những nhiệm vụ mới. Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vai trò cách mạng, vai trò lãnh đạo, tính tiên phong của giai cấp công nhân càng trở nên quan trọng, có ý nghĩa quyết định sự thành công và chiều hướng phát triển của đất nước. Đất nước có phát triển bền vững, đúng định hướng xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn phụ thuộc vào sự phát triển giai cấp công nhân. Một giai cấp công nhân tiên tiến, hiện đại, đại diện cho một phương thức sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, giác ngộ chính trị cao, làm chủ vận mệnh của mình, của đất nước luôn là mong muốn của toàn xã hội. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: “Đối với giai cấp công nhân, phát triển về số lượng, chất lượng và tổ chức; nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp, xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” [8, tr.120]. Để có thể tiếp tục làm tròn sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình trong thời kỳ mới, giai cấp công nhân Việt Nam phải không ngừng hoàn thiện, phát triển về số lượng và chất lượng, nâng cao trình độ nghiệp vụ, năng động và sáng tạo, vươn lên chiếm lĩnh những đỉnh cao của khoa học - kỹ thuật hiện đại, xứng đáng là lực lượng cách mạng tiên phong của toàn dân tộc. Hưng Yên là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, liền kề với thủ đô Hà Nội. Đội ngũ công nhân tỉnh Hưng Yên là một bộ phận của giai cấp công nhân Việt Nam, có truyền thống kiên cường bất khuất. Từ khi có Đảng lãnh đạo, đội ngũ công nhân tỉnh Hưng Yên đã thể hiện rõ vai trò to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày nay, vai trò đó càng quan trọng. Hiện nay, đội ngũ công nhân tỉnh Hưng Yên đã và đang có những biến đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Bên cạnh những mặt mạnh như: năng động, sáng tạo, chịu khó học hỏi để nâng cao tay nghề, vươn lên chiếm lĩnh khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, đội ngũ này cũng bộc lộ một số hạn chế như: số lượng ít, cơ cấu và trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp của công nhân còn thấp, kỷ luật lao động còn nhiều hạn chế; đa phần công nhân của tỉnh xuất thân từ nông dân, chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống, khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật hiện đại vào sản xuất còn ít. Giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị của đội ngũ công nhân tỉnh Hưng Yên chưa đồng đều; sự hiểu biết về chính sách, pháp luật còn nhiều hạn chế. Thực trạng đó đòi hỏi phải từng bước khắc phục nhằm phát triển số lượng và nâng cao chất lượng của đội ngũ công nhân Hưng Yên để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Chính vì lẽ đó tác giả đã chọn đề tài: “Đội ngũ cụng nhõn tỉnh Hưng Yờn trong sự nghiệp cụng nghiệp hoỏ, hiện đại hoỏ” làm luận văn tốt nghiệp cao học với mong muốn đóng góp vào việc nghiên cứu vấn đề trên. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề giai cấp công nhân ở Việt Nam trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. * Các văn bản của Đảng Cộng sản Việt Nam: - Nghị quyết Trung ương 7 khoá VII đã thông qua “Chính sách phát triển công nghiệp, công nghệ và xây dựng giai cấp công nhân nhằm đẩy tới một bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” được thể hiện trong cuốn sách “Qua các Đại hội và Hội nghị Trung ương từ 1930 - 2002” do Nguyễn Trọng Phúc chủ biên, Nxb Lao động, Hà Nội 2003. Hội nghị coi vấn đề xây dựng công tác công nhân và công đoàn là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng trong thời kỳ phát triển mới, bởi vì chỉ với một giai cấp công nhân trưởng thành về chính trị, có trình độ tổ chức, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cao, mới có thể là nòng cốt để liên minh với nông dân, trí thức, tập hợp và đoàn kết các thành phần khác, phấn đấu cho thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Mới đây, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Nghị quyết Trung ương 6 khóa X, trong đó có Nghị quyết chuyên đề “Về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Đây là Nghị quyết trực tiếp nhất bàn về giai cấp công nhân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo trong Nghị quyết chính là cơ sở lý luận quan trọng để triển khai những nội dung của đề tài. * Một số công trình đã in thành sách: - “Giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Nxb Lao động, Hà Nội 2002 là công trình nghiên cứu khoa học của tập thể tác giả. Các tác giả đã phân tích các nhân tố tạo động lực cho sự phát triển của giai cấp công nhân, từ đó đề xuất một hệ thống quan điểm và giải pháp để nâng cao ý thức chính trị của giai cấp công nhân Việt Nam xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay; đồng thời tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với giai cấp công nhân Việt Nam. - “Giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” của PGS. TS Dương Xuân Ngọc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2004. Đây là một công trình nghiên cứu khá toàn diện về giai cấp công nhân Việt Nam. Từ lý luận đến thực tiễn, tác giả đã đề cập đến giai cấp công nhân, thực trạng và xu hướng biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từ đó đề ra phương hướng, mục tiêu, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam. - “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với giai cấp công nhân và công đoàn Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế”, là kỷ yếu hội thảo khoa học, Nxb Lao động, Hà Nội, 2007. Cuốn sách bao gồm các bài viết về: vị trí, vai trò của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn… - “Góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam từ thực trạng công nhân thành phố Hồ Chí Minh” do PGS. TS Nguyễn Đăng Thành chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2007. Các tác giả đã phân tích thực trạng đội ngũ công nhân thành phố Hồ Chí Minh, qua đó phần nào khái quát thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam để từ đó nghiên cứu, tham khảo và đưa ra những luận cứ khoa học cho việc định hướng phát triển giai cấp công nhân nước ta hiện nay. * Các bài đăng trên tạp chí: - “Nội dung và chủ thể, quan điểm và giải pháp “trí thức hoá công nhân” ở nước ta hiện nay”, của PGS. TS Phan Thanh Khôi, tạp chí Lao động và Công đoàn số 329 tháng 4 (kỳ 1) - 2005. Tác giả đã đưa ra một số nội dung, các chủ thể chính, những quan điểm cơ bản trong quá trình “trí thức hoá công nhân” ở nước ta hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp lớn nhằm “trí thức hoá công nhân” ở nước ta hiện nay. - “Xây dựng, phát huy vai trò giai cấp công nhân, nhân tố quyết định thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, TS Dương Văn Sao, Tạp chí Lao động và Công đoàn số 376, tháng 3 (kỳ 2) - 2007. Tác giả đã khẳng định: Giai cấp công nhân là nhân tố quyết định thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, từ đó đề xuất một số chủ trương, chính sách nhằm phát huy vai trò giai cấp công nhân trong giai đoạn hiện nay. * Các luận văn, luận án tiến sĩ: “Xây dựng đội ngũ công nhân ở Đồng Nai đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Phạm Hồng Hải, luận văn thạc sỹ triết học, Hà Nội 2002. “Xu hướng biến động của giai cấp công nhân ở tỉnh Quảng Ninh trong thời kỳ đổi mới” của Nguyễn Thị Huyền Thái, luận văn thạc sỹ triết học, Hà Nội 2006. “Vấn đề đình công của công nhân ở nước ta hiện nay” của Phạm Thị Xuân Hương, luận án tiến sĩ triết học, Hà Nội 2001. “ý thức chính trị của công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta hiện nay” của Dương Thị Thanh Xuân, luận án tiến sĩ triết học, Hà Nội 2007… ở tỉnh Hưng Yên, Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động đã phối hợp với một số doanh nghiệp, cơ quan thông tin đại chúng tổ chức nghiên cứu, toạ đàm một số vấn đề về đội ngũ công nhân tỉnh Hưng Yên. Nhưng đó là những công trình bước đầu và chủ yếu dưới góc độ thống kê, phân tích thực trạng đội ngũ công nhân qua kết quả điều tra xã hội học về tay nghề, bậc thợ, giới tính, tuổi đời, mức sống. Chưa có nghị quyết riêng nào về đội ngũ công nhân tỉnh Hưng Yên, cũng như chưa có đề tài khoa học nào nghiên cứu vấn đề đội ngũ công nhân tỉnh Hưng Yên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở cấp thạc sỹ và tiến sĩ. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích của luận văn Trên cơ sở làm rõ thực trạng và xu hướng biến đổi của đội ngũ công nhân tỉnh Hưng Yên, luận văn đề xuất một hệ thống giải pháp chủ yếu có tính khả thi để xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ công nhân tỉnh Hưng Yên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn - Làm rõ đặc điểm và vai trò của đội ngũ công nhân tỉnh Hưng Yên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Phân tích thực trạng của đội ngũ công nhân tỉnh Hưng Yên, từ đó dự báo xu hướng biến đổi của đội ngũ này trong thời gian tới. - Đề xuất phương hướng cơ bản và một số nhóm giải pháp chủ yếu để xây dựng đội ngũ công nhân tỉnh Hưng Yên đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về đội ngũ công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn toàn tỉnh Hưng Yên 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu đội ngũ công nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên từ khi tái lập tỉnh (năm 1997) đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, Nghị quyết của Đảng về giai cấp công nhân, về công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời, luận văn có sử dụng kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học có liên quan. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, đồng thời kết hợp các phương pháp khác như: lôgíc và lịch sử; phân tích và tổng hợp; điều tra xã hội học; thống kê và so sánh để giải quyết những vấn đề của đề tài. 6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn - Nghiên cứu một cách có hệ thống về thực trạng của đội ngũ công nhân tỉnh Hưng Yên, dự báo xu hướng biến đổi của nó. - Đề xuất một số nhóm giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của đội ngũ công nhân ở tỉnh Hưng Yên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn kết cấu thành 3 chương và 6 tiết. Chương 1 đặc điểm và vai trò của đội ngũ công nhân tỉnh hưng yên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1.1. giai cấp công nhân trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1.1.1. Khái niệm giai cấp công nhân Khái niệm giai cấp công nhân đã được đề cập và luận bàn ngay khi giai cấp công nhân xuất hiện trên vũ đài chính trị. Cho đến nay đã có nhiều khái niệm giai cấp công nhân khác nhau do nhiều nhà nghiên cứu tuỳ thuộc ở lập trường giai cấp, thái độ chính trị, trình độ nhận thức và phương pháp tiếp cận khác nhau đưa ra nhiều ý kiến không giống nhau. Quan niệm về giai cấp công nhân của chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn hàm chứa tính khách quan và khoa học hơn cả bởi dựa trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận biện chứng duy vật. Trong nhiều tác phẩm của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã xem xét khái niệm giai cấp công nhân trên tất cả các khía cạnh, các dấu hiệu đặc trưng nhất và các thuộc tính bản chất của nó. Ngay từ năm 1845, khi bắt tay vào nghiên cứu giai cấp công nhân, trong tác phẩm “Gia đình thần thánh”, C.Mác đã đặt câu hỏi: “Vấn đề là ở chỗ giai cấp vô sản thực sự là gì, và phù hợp với sự tồn tại ấy của bản thân nó giai cấp vô sản buộc phải làm gì về mặt lịch sử” [19, tr.56]. Trong lời nói đầu tác phẩm: “Góp phần phê phán triết học pháp quyền Hê ghen”(1844), C.Mác đã chỉ ra nguồn gốc kinh tế, xã hội và xu hướng phát triển của giai cấp công nhân - trong tác phẩm C.Mác sử dụng thuật ngữ giai cấp vô sản. Theo C.Mác: “Giai cấp vô sản Đức là con đẻ của nền đại công nghiệp non trẻ đang hình thành ở Đức”. Quan điểm này không những chỉ rõ giai cấp vô sản được hình thành từ chủ nghĩa tư bản công nghiệp mà còn đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ đang trong giai đoạn hình thành và phát triển. Trong tác phẩm: “Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh” (1844 - 1845), Ph.Ăngghen khẳng định: “Giai cấp công nhân Anh là kết quả chủ yếu của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh. Lịch sử giai cấp công nhân Anh bắt đầu từ nửa thứ hai của thế kỷ thứ XVIII. Công nghiệp nhỏ đã làm nảy sinh ra giai cấp công nhân. Công nhân công nghiệp là hạt nhân của phong trào công nhân” [19, tr.354]. Ngoài ra, C.Mác và Ph.Ăngghen còn sử dụng một số thuật ngữ khác ngoài “giai cấp vô sản”, “giai cấp công nhân” để biểu đạt khái niệm “giai cấp công nhân”. Chẳng hạn như: “giai cấp vô sản công nghiệp”, “giai cấp vô sản hiện đại”, “giai cấp công nhân đại cơ khí”…Bên cạnh đó, trong một số điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, các ông còn sử dụng một số hình thức diễn đạt khác như: “lao động làm thuê”, “giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ sống dựa vào bán sức lao động của mình”, “giai cấp của những người hoàn toàn không có của”, “giai cấp công nhân làm thuê thế kỷ XIX”… Có thể khẳng định rằng, các thuật ngữ đã nêu chỉ là sự khác nhau về hình thức biểu đạt trong những văn cảnh cụ thể của một khái niệm: “Giai cấp công nhân” với sự thống nhất về bản chất: lực lượng lao động trong nền sản xuất công nghiệp hiện đại. C.Mác, Ph.Ăngghen phân biệt giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử thế giới và bản chất cách mạng với bộ phận công nhân đã bị tha hóa, đánh mất mình bằng những thuật ngữ đối ngược nhau: giữa một bên là “giai cấp vô sản cách mạng” với một bên là “tầng lớp vô sản lưu manh” mất gốc, những phần tử cặn bã của xã hội; đồng thời để phân biệt giai cấp công nhân cách mạng với bộ phận công nhân đã khuất phục, trở thành công cụ từ bên trong, mưu toan kìm hãm và khuôn cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân trong trật tự của “chủ nghĩa tư bản” vì mục tiêu kinh tế và lợi ích tầm thường do hệ tư tưởng tư sản và tiểu tư sản thao túng, các ông đã sử dụng thuật ngữ: “công nhân quý tộc”. Như vậy, tầng lớp vô sản lưu manh và "công nhân quý tộc" không còn là bộ phận của giai cấp công nhân nữa mà đã trở thành một bộ phận của giai cấp tư sản hoặc đã là tầng lớp cặn bã của xã hội. Tuy có khác nhau trong cách gọi, cách diễn đạt, do khác nhau nhưng những thuật ngữ không giống nhau nêu trên về khái niệm giai cấp công nhân đều được các nhà kinh điển mác xít sử dụng như một khái niệm đồng nhất dựa trên hai tiêu chí cơ bản để phân định giai cấp công nhân với các giai tầng xã hội khác, đó là: Thứ nhất, vị trí của giai cấp công nhân trong lực lượng sản xuất. Giai cấp công nhân là những người (tập đoàn người) lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa, quốc tế hóa cao. Đây cũng là tiêu chí cơ bản để phân biệt người công nhân hiện đại với người thợ thủ công thời trung cổ hay người thợ trong công trường thủ công. C.Mác chỉ rõ: “Trong công trường thủ công và trong nghề thủ công, người công nhân sử dụng công cụ của mình, còn trong công xưởng thì người công nhân phải phục tùng máy móc” [22, tr.605]. Điều đó cho thấy, hai ông luôn nói đến giai cấp công nhân với tư cách là tập đoàn người bao gồm những người công nhân công xưởng, là sản phẩm của nền đại công nghiệp và phát triển cùng với sự phát triển của đại công nghiệp. Chúng ta có thể thấy rõ điều này trong những luận điểm sau đây của C.Mác. Ph.Ăngghen: “Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp” [20, tr.610]; “Công nhân cũng là một phát minh của thời đại mới, giống như máy móc vậy…Công nhân Anh là đứa con đầu lòng của nền công nghiệp hiện đại” [21, tr.11]. Như vậy, giai cấp công nhân ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của đại công nghiệp. Chính vì thế, giai cấp công nhân là hiện thân của lực lượng sản xuất hiện đại, đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến và mang trong mình những đặc trưng riêng mà không một giai - tầng nào có được, đó là: tính tiên tiến, hiện đại, tinh thần khoa học và cách mạng triệt để; ý thức tổ chức kỷ luật; tình đoàn kết giai cấp. Thứ hai, vị trí trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Vào thế kỷ XIX ở xã hội tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là những người lao động không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị nhà tư bản bóc lột về giá trị thặng dư. Đối diện với nhà tư bản, công nhân là những người lao động tự do, những người bán sức lao động của mình để kiếm sống. C.Mác và Ph.Ăngghen đặc biệt nhấn mạnh tiêu chí này vì chính điều này khiến cho người công nhân trở thành giai cấp đối kháng với giai cấp tư sản. Giai cấp tư sản, tức là tư bản, mà lớn lên thì giai cấp vô sản, giai cấp công nhân hiện đại - tức là giai cấp chỉ có thể sống với điều kiện là kiếm được việc làm, và chỉ kiếm được việc làm, nếu lao động của họ làm tăng thêm tư bản - cũng phát triển theo. Những công nhân ấy, buộc phải tự bán mình để kiếm ăn từng bữa một, là một hàng hoá, tức là một món hàng đem bán như bất cứ một món hàng nào khác; vì thế, họ phải chịu hết mọi sự may rủi của cạnh tranh, mọi sự lên xuống của thị trường [20, tr.605]. Vì tiêu chí thứ hai này nói lên một trong những đặc trưng cơ bản của giai cấp công nhân dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, nên C.Mác và Ph.Ăngghen còn gọi giai cấp công nhân là giai cấp vô sản. Từ hai tiêu chí trên, trong tác phẩm “Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản” (1847), Ph.Ăngghen đã đưa ra định nghĩa về giai cấp công nhân: Giai cấp vô sản là một giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ kiếm sống bằng việc bán sức lao động của mình chứ không phải sống bằng lợi nhuận của bất cứ số tư bản nào, đó là một giai cấp mà hạnh phúc và đau khổ, sống và chết toàn bộ sự sống còn của họ đều phụ thuộc vào số cầu về lao động, tức là vào tình hình cải biến tốt hay xấu của công việc làm ăn, vào những sự biến động của cuộc cạnh tranh không gì ngăn cản nổi. Nói tóm lại, giai cấp vô sản hay giai cấp của những người vô sản là giai cấp lao động trong thế kỷ XIX… Giai cấp vô sản do cuộc cách mạng công nghiệp sản sinh ra [20, tr.456 - 457]. Như vậy, mặc dù C.Mác và Ph.Ăngghen chưa nêu lên thành một định nghĩa hoàn chỉnh về giai cấp công nhân, nhưng qua một số tác phẩm, với các cách tiếp cận khác nhau, các ông đều đưa ra một cách khái quát nhất những đặc trưng cơ bản, những thuộc tính bản chất của giai cấp công nhân. Nhờ đó, chúng ta có thể dễ dàng nhận diện được giai cấp công nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Phát triển học thuyết của C.Mác và Ph.Ăngghen trong thời đại mới - thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản, đặc biệt trong chủ nghĩa xã hội hiện thực, trên cơ sở quan niệm đúng và mới về giai cấp, V.I.Lênin bổ sung thêm những thuộc tính mới của giai cấp công nhân. Theo V.I.Lênin, sự phân chia giai cấp trong xã hội phải dựa vào địa vị và sự khác nhau của các tập đoàn người trong quan hệ đối với chế độ sở hữu tư liệu sản xuất, trong quan hệ đối với quản lý sản xuất và trong quan hệ đối với sản phẩm. Trong tác phẩm: “Sáng kiến vĩ đại”, V.I.Lênin đã đưa ra một định nghĩa nổi tiếng về giai cấp, làm tiêu chuẩn để phân chia cơ cấu giai cấp - xã hội, để trên cơ sở đó có sự nhận thức đúng về giai cấp công nhân: Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người, mà tập đoàn này thì có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định [18, tr.17 - 18]. Trên cơ sở quan niệm mới về giai cấp như vậy, trong nhiều tác phẩm của mình như: “Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga”, “Nhà nước và cách mạng”, “Kinh tế chính trị trong thời đại chuyên chính vô sản”…V.I.Lênin đã chỉ ra: sau khi cách mạng vô sản thành công, giai cấp công nhân đã trở thành giai cấp cầm quyền. Địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân đã hoàn toàn thay đổi, từ thân phận nô lệ làm thuê trở thành giai cấp thống trị về chính trị, thông qua đảng tiên phong của mình lãnh đạo toàn xã hội cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Giai cấp công nhân không còn theo đúng nghĩa đen của nó. Theo V.I.Lênin, giai cấp công nhân là giai cấp thống trị về chính trị, giai cấp lãnh đạo toàn xã hội trong cuộc đấu tranh lật đổ ách tư bản, trong sự nghiệp sáng tạo ra xã hội mới, trong toàn bộ cuộc đấu tranh để thủ tiêu hoàn toàn các giai cấp. Xu hướng phát triển của giai cấp công nhân là đi đến chỗ tự thủ tiêu mình với tính cách là giai cấp vô sản. Theo V.I.Lênin, công nhân là những người lao động chuyên nghiệp, làm việc trong nền đại công nghiệp. Những quan điểm về giai cấp công nhân của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I. Lênin nêu ở trên đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Đó là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học quan trọng để nghiên cứu giai cấp công nhân hiện đại trong điều kiện hiện nay. Góp chung vào sự nỗ lực làm sáng tỏ khái niệm giai cấp công nhân, thời gian gần đây, ở nước ta đã có khá nhiều học giả, các trung tâm nghiên cứu đã đưa ra khá nhiều định nghĩa khác nhau về giai cấp công nhân. Tập thể tác giả trong công trình nghiên cứu khoa học: “Một số vấn đề về chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại ngày nay” định nghĩa như sau: Giai cấp công nhân là những người lao động sản xuất trong các ngành công nghiệp thuộc các trình độ kỹ thuật khác nhau mà địa vị kinh tế - xã hội tuỳ thuộc vào chế độ xã hội đương thời: ở các nước tư bản, họ là những người không có hoặc cơ bản không có tư liệu sản xuất, phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư; ở các nước xã hội chủ nghĩa, họ là những người đã cùng nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu và cùng hợp tác lao động cho mình [11, tr.97]. Trong cuốn giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học do Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các môn học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã định nghĩa: Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất cơ bản tiên tiến, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. ở các nước tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là những người không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sản xuất phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư; ở các nước xã hội chủ nghĩa, họ là những người đã cùng nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao động vì lợi ích chung của toàn xã hội trong đó có lợi ích chính đáng của bản thân họ [12, tr.99]. Các định nghĩa nêu trên về giai cấp công nhân, nhìn chung đều phản ánh được đặc trưng cơ bản của giai cấp công nhân: là người lao động công nghiệp gắn với khoa học - kỹ thuật, công nghệ hiện đại trong nền sản xuất xã hội, địa vị kinh tế - xã hội, vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân… Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã diễn ra với tốc độ rất nhanh và đang tác động trực tiếp, sâu sắc dẫn đến sự biến đổi về cơ cấu, số lượng, chất lượng, ngành nghề, phương thức và phong cách lao động cũng như năng lực trí tuệ của giai cấp công nhân. Vì vậy sẽ không thể đưa ra một định nghĩa về giai cấp công nhân một cách khoa học, nếu như không đổi mới nhận thức về giai cấp công nhân trong sự phát triển của nền kinh tế tri thức. Một vấn đề nữa gây nhiều tranh cãi về định nghĩa giai cấp công nhân là địa vị của họ trong chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn hiện nay là gì? Một là, ở các nước tư bản chủ nghĩa hiện nay một bộ phận công nhân có cổ phần, cổ phiếu. Hai là, ở các nước xã hội chủ nghĩa đang tiến hành đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế đó, ngoài bộ phận công nhân trong thành phần kinh tế nhà nước còn có bộ phận công nhân trong thành phần kinh tế ngoài nhà nước và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vẫn là công nhân làm thuê và vẫn bị bóc lột về giá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van.doc
  • docmục lục.doc
Tài liệu liên quan