Nông nghiệp, nông dân, nông thôn xưa và nay luôn chiếm vị trí quan trọng, là nguồn cơm áo của con người, là cái gốc của sự sinh tồn, là nền tảng của phát triển kinh tế - xã hội. C.Mác đã từng nhấn mạnh sản xuất nông nghiệp là “ nền tảng của mọi xã hội”, “là tiền đề đầu tiên của lịch sử”. Vị trí quan trọng của “tam nông” được quyết định bởi địa vị của giai cấp nông dân trong cách mạng giành chính quyền, xây dựng chủ nghĩa xã hội và địa vị của nông nghiệp đối với an ninh lương thực của quốc gia, sự ổn định xã hội nông thôn và sự phát triển bền vững nền kinh tế quốc dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: nước ta là một nước nông nghiệp. Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung, phải lấy phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính. Theo tinh thần đó, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và đề ra chính sách đúng đắn nhằm cải thiện và nâng cao đời sống nông dân. Vấn đề “tam nông” luôn được Đảng ta xác định là vấn đề có tính chiến lược và căn bản, liên quan đến sự nghiệp của Đảng và nhân dân: nông nghiệp đồi dào thì nền tảng vững mạnh, nông dân giàu thì nước thịnh, nông thôn ổn định thì cả xã hội yên. Chính vì vậy, khi bàn về “Tam nông” trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta chỉ rõ:
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững , giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước [7, tr.1].
Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề “tam nông” phải được giải quyết đồng bộ gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn được Đảng xác định là con đường duy nhất để đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo nàn và lạc hậu; là yếu tố cơ bản trực tiếp góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, đưa nông thôn nước ta phát triển lên trình độ mới, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu mà Đảng ta đã đề xướng: Phấn đấu đến năm 2020, về cơ bản Việt Nam trở thành một nước công nghiệp.
Tuy nhiên, cùng với bước chuyển từ nên kinh tế truyền thống sang hiện đại, từ mô hình kinh tế vật chất, kế hoạch hóa tập trung với co chế hành chính quan liêu bao cấp sang mô hình kinh tế hàng hóa với cơ chế thị trường, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, bên cạnh những mặt tích cực về phát triển kinh tế - xã hội, nó tác động sâu s8a1c đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp về chính trị- xã hội.
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thức 7 (khóa X) họp từ ngày 9 đến 17/7/2008 đã ban hành Nghị quyết số NQ26-NQ/TU “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” đã nhấn mạnh:
Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu khá toàn diện và to lớn bộ mặt nhiều vùng nông thôn thay đổi. Đời sống vật chất và tinh thần của dân cư ở hầu hết các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện. Xóa đói giảm nghèo đạt kết quả to lớn. Hệ thống chính trị ở nông thôn được cũng cố và tăng cường. Dân chủ sơ sở được phát huy. An ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững [7, tr.1]
Tuy nhiên, Đảng ta cũng chỉ rõ:
những thành tựu đạt được chưa xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùng. Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực phát triển sản xuất; nghiên cứu, chuyển giao khoa học và công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán; năng suất, chất lượng, giá trị tăng nhiều mặt thấp [7, tr.1].
Đồng Tháp là một tỉnh thuần nông trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đạt được những thành quả nhất định. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, cơ sở hạ tầng nông thôn như điện, đường, thủy lợi phục vụ cho nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của một nền sản xuất hàng hóa lớn. Quan hệ sản xuất chậm đổi mới, còn nhiều lúng túng dẫn đến trì trệ, hoạt động của các tổ chức kinh tế đạt thấp. Công việc xóa đói giảm nghèo của tỉnh được chú trọng nhưng thiếu một chính sách cụ thể và hoàn chỉnh nên chưa kích thích nông dân xoá nghèo.
Muốn thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn phát triển đòi hỏi phải cần phải đổi mới hệ thống chính sách đối với nông dân để phát huy vai trò chủ thể, động lực thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển. Hơn thế, việc đổi mới chính sách đối với nông dân trong thời gian tới là nhằm nâng cao đời sống nhân dân lao động nói chung và của nông dân tỉnh Đồng Tháp nói riêng góp phần thực hiện mục tiêu của Đảng ta đề ra là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh .
Vì vậy, tôi chọn đề tài “Đổi mới việc thực hiện chính sách đối với nông dân ở tỉnh Đồng Tháp trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá” Chính sách chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp kinh tế nông thôn; chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và chính sách tạo việc làm phát triển nguồn nhân lực nông thôn làm luận văn tốt nghiệp chương trình đào tạo cao học, chuyên ngành CNXHKH
135 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1248 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Đổi mới việc thực hiện chính sách đối với nông dân ở tỉnh Đồng Tháp trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn xưa và nay luôn chiếm vị trí quan trọng, là nguồn cơm áo của con người, là cái gốc của sự sinh tồn, là nền tảng của phát triển kinh tế - xã hội. C.Mác đã từng nhấn mạnh sản xuất nông nghiệp là “ nền tảng của mọi xã hội”, “là tiền đề đầu tiên của lịch sử”. Vị trí quan trọng của “tam nông” được quyết định bởi địa vị của giai cấp nông dân trong cách mạng giành chính quyền, xây dựng chủ nghĩa xã hội và địa vị của nông nghiệp đối với an ninh lương thực của quốc gia, sự ổn định xã hội nông thôn và sự phát triển bền vững nền kinh tế quốc dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: nước ta là một nước nông nghiệp. Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung, phải lấy phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính. Theo tinh thần đó, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và đề ra chính sách đúng đắn nhằm cải thiện và nâng cao đời sống nông dân. Vấn đề “tam nông” luôn được Đảng ta xác định là vấn đề có tính chiến lược và căn bản, liên quan đến sự nghiệp của Đảng và nhân dân: nông nghiệp đồi dào thì nền tảng vững mạnh, nông dân giàu thì nước thịnh, nông thôn ổn định thì cả xã hội yên. Chính vì vậy, khi bàn về “Tam nông” trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta chỉ rõ:
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững , giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước [7, tr.1].
Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề “tam nông” phải được giải quyết đồng bộ gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn được Đảng xác định là con đường duy nhất để đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo nàn và lạc hậu; là yếu tố cơ bản trực tiếp góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, đưa nông thôn nước ta phát triển lên trình độ mới, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu mà Đảng ta đã đề xướng: Phấn đấu đến năm 2020, về cơ bản Việt Nam trở thành một nước công nghiệp.
Tuy nhiên, cùng với bước chuyển từ nên kinh tế truyền thống sang hiện đại, từ mô hình kinh tế vật chất, kế hoạch hóa tập trung với co chế hành chính quan liêu bao cấp sang mô hình kinh tế hàng hóa với cơ chế thị trường, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, bên cạnh những mặt tích cực về phát triển kinh tế - xã hội, nó tác động sâu s8a1c đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp về chính trị- xã hội.
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thức 7 (khóa X) họp từ ngày 9 đến 17/7/2008 đã ban hành Nghị quyết số NQ26-NQ/TU “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” đã nhấn mạnh:
Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu khá toàn diện và to lớn … bộ mặt nhiều vùng nông thôn thay đổi. Đời sống vật chất và tinh thần của dân cư ở hầu hết các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện. Xóa đói giảm nghèo đạt kết quả to lớn. Hệ thống chính trị ở nông thôn được cũng cố và tăng cường. Dân chủ sơ sở được phát huy. An ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững … [7, tr.1]
Tuy nhiên, Đảng ta cũng chỉ rõ:
… những thành tựu đạt được chưa xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùng. Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực phát triển sản xuất; nghiên cứu, chuyển giao khoa học và công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán; năng suất, chất lượng, giá trị tăng nhiều mặt thấp [7, tr.1].
Đồng Tháp là một tỉnh thuần nông trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đạt được những thành quả nhất định. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, cơ sở hạ tầng nông thôn như điện, đường, thủy lợi … phục vụ cho nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của một nền sản xuất hàng hóa lớn. Quan hệ sản xuất chậm đổi mới, còn nhiều lúng túng dẫn đến trì trệ, hoạt động của các tổ chức kinh tế đạt thấp. Công việc xóa đói giảm nghèo của tỉnh được chú trọng nhưng thiếu một chính sách cụ thể và hoàn chỉnh nên chưa kích thích nông dân xoá nghèo.
Muốn thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn phát triển đòi hỏi phải cần phải đổi mới hệ thống chính sách đối với nông dân để phát huy vai trò chủ thể, động lực thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển. Hơn thế, việc đổi mới chính sách đối với nông dân trong thời gian tới là nhằm nâng cao đời sống nhân dân lao động nói chung và của nông dân tỉnh Đồng Tháp nói riêng góp phần thực hiện mục tiêu của Đảng ta đề ra là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh .
Vì vậy, tôi chọn đề tài “Đổi mới việc thực hiện chính sách đối với nông dân ở tỉnh Đồng Tháp trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá” Chính sách chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp kinh tế nông thôn; chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và chính sách tạo việc làm phát triển nguồn nhân lực nông thôn làm luận văn tốt nghiệp chương trình đào tạo cao học, chuyên ngành CNXHKH.
2- Tình hình nghiên cứu đề tài:
Thực hiện đường lối đổi mới đất nước, Đảng ta đã từng bước cụ thể hóa nội dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, xác định chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, tạo bước chuyển biến căn bản trong khu vực này, đem lại cho nông thôn một diện mạo mới. Tuy nhiên, trong quá trình đó đã làm nảy sinh nhiều vấn đề chính trị- xã hội đặt ra cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn hiện nay.
Ngoài những Nghị quyết, Chỉ thị, chính sách … của Đảng và Nhà nước về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nói riêng ( tiêu biểu là Nghị quyết 10 của Bộ Chí trị về khoán trong nông nghiệp, đặc biệt là NQ số 26-NQ/TU ngày 17/7/2008 về về nông nghiệp, nông dân, nông thôn), trong những năm qua nhiều vấn đề liên quan đến nội dung đề tài đã được quan tâm khá nhiều khía cạnh, cấp độ khác nhàu. Đã có nhiều công trình, bài viết tập trung về những vấn đề liên quan tới đề tài
- Nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Nxb.CTQG, H.1997 của Trung tâm tư vấn đầu tư hổ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã tập trung đánh giá thành tựu và những vấn đề đặt ra khi nông thôn chuyển sang giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá như về cơ cấu kinh tế chưa hợp lý, cơ cấu dân số nông thôn- thành thị chưa có sự thay đổi đáng kể, lao động nông thôn co xu hướng dư thừa quá lớn… Từ đó, các tác giả đề xuất chiến lược phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hường hiện đại.
- Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Nxb.CTQG, H.,2004, PGS.TS. Chu Hữu Quý và PGS.TS. Nguyễn Kế Tuấn (đồng chủ biên). Trong đó, các tác giả quan tâm nhiều đến lý luận và quan điểm công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và con đường của nó. Bên cạnh đó, các tác giả đã đánh giá khái quát thực trạng nông nghiệp, nông thôn nước ta khi bước vào con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Không chỉ dừng lại ở đây, các tác giả còn đề xuất một số định hướng, mục tiêu, giải pháp, chính sách cụ thể, trong đó nhấn mạnh đến giải pháp kinh tế.
- Vai trò của nông nghiệp, nông thôn thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tác giả Nguyễn Thanh Bình (Thông tin tư liệu chuyên đề, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, 2003) đã nhấn mạnh nông nghiệp là một bộ phận hợp thành của nền kinh tế quốc dân. Nó giữ vị trí quan trọng và có ảnh hưởng rất lờn và trực tiếp đến phát triển kinh tế, ổn định chính trị và tiến bộ đất nước, góp phần giải quyết vấn đề an toàn lương thực quốc gia. Nông nghiệp, nông thôn là địa bàn quan trọng bảo vệ môi trường sinh thái, một trong 3 vốn quan trọng của nhân loại. Do vậy, phát triển nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ của Đảng Cộng sản Việt Nam trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế- xã hội; đồng thời cũng là yếu tố cơ bản để đảm bảo ổn định chính trị trong nước. Ở đây tác giả nhấn mạnh muốn công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn phải tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển sức sản xuất, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, phân công lại lao động trong nông nghiệp, nông thôn.
- Xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, của PGS.TS Đỗ Hoài Nam và TS Lê Cao Đàm (đồng chủ biên), Nxb, KHXH, H.2001. Các tác giả d94 làm rõ tầm quan trọng của hạ tầng cơ sở đối với phát triển kinh tế- xã hội ở nông thôn, phân tích thực trạng của hạ tầng cơ sở nông thôn nước ta hiện nay và sự tác động của nó tới phát triển kinh tế, xã hội. Nhiều vấn đề bê bối, bức xúc, nóng bỏng trong nông thôn do việc phát triển hạ tầng cơ sở ảnh hưởng tới an ninh nông thôn được trình bày khá rõ nét. Tiêu biểu như việc thực hiện các công trình điện, đường trường, trạm ở nông thôn Thái Bình, Bên cạnh những thành quả đem lại cho nông thôn, là những tiêu cực, bức xúc nảy sinh. Từ đó các tác giả đi tìm câu trả lời cho các vấn đề: làm thế nào để phát triển hạ tầng nông thôn thích ứng với yêu cầu phát triển của nông nghiệp và nông thôn trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế vào tiến trình phát triển hiện đại của thế giới
- Chính sách nông nghiệp, nông thôn Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX và một số định hướng. Nxb.CTQG, H.,2002, tác giả Trần Ngọc Bút đã tập trung làm rõ các chính sách phát triển nông nghiệp ớ nước ta trong các giai đoạn trước cách mạng Tháng Tám, trong những năm đầu cải cách ruộng đất và thời kỳ đầu của công cuộc đổi mới, trong đó có đi sâu phân tích những chính sách nông nghiệp, nông thôn từ năm 1986 đến nay. Công trình cũng đã đề cập đến một số vấn đề bức xúc cần quan tâm đối với nông thôn, nông thôn, nhất là nông dân trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đề xuất một số chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn; định hướng các lĩnh vực ưu tiên, các vùng của cả nước, đặc biệt kiến nghị về chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, đối với nông dân thời kỳ 2010
- “Việc làm ở nông thôn- Thực trạng và giải pháp”, Nxb, Nông nghiệp,H.,2001, tác giả Chu Tiến Quang (chủ biên) đã làm rõ thực trạng, lao động và việc làm ở nông thôn nước ta và đề xuất những giải pháp tạo cơ hội cho lao động nông thôn có thể tiếp cận đến việc làm. Tác giả phân tích mặt mạnh, yếu của lao động ở nông thôn về trình độ học vấn, tay nghề, kỹ năng lao động, văn hóa lao động… và chỉ nguyên nhân của tình trạng trên là do nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, tâm lý sản xuất nhỏ, điều kiện giáo dục về học vấn, nghề nghiệp, ý thức lao động… ở nông thôn rất hạn chế. Những hạn chế này chính là cản trở người lao động tiếp cận với việc làm đòi hỏi phải có tay nghề, có ý thức trách nhiệm cao hiện nay. Để người lao động ở nông thôn có việc làm đảm bảo thu nhập, tác giả nhấn mạnh đến công tác giáo dục học vấn, dạy nghề và mở rộng sản xuất, kinh doanh …, coi đó là nhiệm vụ hàng đầu ở nông thôn hiện nay.
- 55 năm nông nghiệp, nông thôn Việt Nam của PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc. Nxb Nông nghiệp, H.2001. Tác giả đã làm rõ thành tựu nổi bật và to lớn của nông nghiệp trong 55 năm qua, đặc biệt là trong 15 năm đổi mới đã giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia biến Việt Nam từ một nước thiếu ăn triền miên thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Sản xuất công nghiệp ở nông thôn đang khởi sắc, các hoạt động kinh tế nông thôn có hướng đi mới, góp phần xóa đói giảm nghèo với tốc độ nhanh nhất so với các nước trong khu vực và vượt xa dự kiến. Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ ra, nông nghiệp, nông thôn đang làm khó khăn cần phải nỗ lực giải quyết về thu nhập, việc làm và môi trường sống, song chưa bao giờ nông nghiệp, nông thôn và đời sống nông dân lại đạt được nhiều thành tựu khởi sắc như những năm cuối thế kỷ XX. Những thành tựu này đã tạo ta thế và lực mới để nông nghiệp, nông thôn Việt Nam cất cánh vào thiên niên kỷ mới.
Tuy vậy, cho đến nay chua có công trình nghiên cứu một cách cụ thể về chính sách đối với nông nghiệp,nông dân và nông thôn ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh thuần nông như Đồng Tháp.
Đứng trước thực tiễn địa phương, Đồng Tháp yêu cầu cần có sự hổ trợ tích cực, mạnh mẽ của chính sách Nhà nước đối với nông dân để phát triển nông nghiệp đáp ứng công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Việc yêu cầu “Đổi mới việc thực hiện chính sách đối với nông dân ở tỉnh Đồng Tháp trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá” được đặt ra là cần thiết. Giải quyết tất yếu yêu cầu này sẽ góp phần triển khai có hiệu quả Nghị quyết Trung ương lần thứ 7 của Đảng ( khoá X) và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2010 của Đảng và Nhà nước ta trên địa bàn một tỉnh như Đồng Tháp.
3- Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.
3.1- Mục đích của đề tài nhằm.
Trên cơ sở làm rõ tầm quan trọng của chính sách đồi với nông dân trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và thực trạng của việc thực hiện chính sách đồi với nông dân ở tỉnh Đồng Tháp, từ đó đề xuất một số quan điểm, giải pháp cần đổi mới việc thực hiện chính sách đối với nông dân ở tỉnh Đồng Tháp trong thời kỳ CNH,HĐH hiện nay.
3.2- Nhiệm vụ của đề tài
- Làm rõ tầm quan trọng việc thực hiện chính sách và đổi mới việc thực hiện chính sách đối với nông dân ở tỉnh Đồng Tháp trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay
- Phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện chính sách đối với nông dân tỉnh Đồng Tháp trong quá trình trong thời gian tới.
- Đề xuất những quan điểm, giải pháp đổi mới việc thực hiện chính sách đối với nông dân Đồng Tháp trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
4- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu để làm rõ việc thực hiện chính sách đối với nông dân ở Đồng Tháp trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Đặc biệt tập trung làm rõ việc đổi mới thực hiện chính sách đối với nông dân trên một số chính sách sau: Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và chính sách tạo việc làm phát triển nguồn nhân lực nông thôn.
5- Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
5.1- Cơ sở lý luận và thực tiễn
Cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về việc hoạch định chính sách đối với nông dân, nông nghiệp và nông thôn ở nước ta hiện nay.
Cơ sở thực tiễn là kết quả khảo sát tình hình thực hiện chính sách đối với nông dân, nông nghiệp và nông ở tỉnh Đồng Tháp.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử phân tích, khảo sát, so sánh, tông hợp, thống kê.
Kế thừa có chọn lọc các thành tựu nghiên cứu có liên quan đến luận văn.
6- Những đóng góp về mặt lý luận, thực tiễn và đóng góp mới của luận văn
Về mặt lý luận: Luận văn góp phần vào việc nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách đối với nông dân trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay.
Về mặt thực tiễn: Từ những đánh giá tình hình thực hiện chính sách đối với nông dân, nông nghiệp và nông thôn của tỉnh
- Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm đổi những chính sách của tỉnh đối với nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
7- Ý nghĩa thực tiễn và khả năng sử dụng của luận án
- Kết quả của luận văn góp phàn tạo cơ sở khoa học để các cấp lãnh đạo, quản lý ở tỉnh Đồng Tháp tham khảo, vận dụng trong việc hoạch định chính sách đối với nông dân trên địa bàn toàn tỉnh.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ giảng dạy, nghiên cứu về nông dân, nông nghiệp và nông thôn ở các trường Chính trị tỉnh, thành phố.
8- Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Luận văn gồm 3 chương và 9 tiết.
CHƯƠNG 1
VỊ TRÍ CỦA NÔNG DÂN VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NÔNG DÂN TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ.
1.1. Vị trí của nông dân, nông nghiệp, nông thôn trong sự phát triển xã hội.
1.2.1. Vị trí của nông dân trong sự phát triển xã hội.
“Nông dân là một giai cấp xã hội đặc biệt; giai cấp nông dân hình thành trong quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ và quá trình phát triển của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất” [15, tr.227].
Giai cấp nông dân là một lực lượng lao động chiếm đa số trong xã hội. Mặt khác trong lịch sử phát triển xã hội loài người, nông nghiệp luôn là loại hình hoạt động sản xuất hàng đầu đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Do vậy, giai cấp nông dân có vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử, nông dân là “nhân tố rất cơ bản trong dân cư, của nền sản xuất và của lực lượng chính trị” [14, tr.715]. Quan điểm của những nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin xác định ví trí, vai trò của giai cấp nông dân dựa trên chế độ tư hữu của họ, vì thế: tính tư hữu nhỏ và sản xuất nhỏ là đặc điểm kinh tế cơ bản của người nông dân. Nông dân là những chủ sở hữu nhỏ về đất đai, nông cụ và do đó có kinh tế độc lập, Ph.Ăngghen khẳng định: “Tư liệu sản xuất thích hợp với sử dụng cá nhân, vì thế dĩ nhiên là có tính thô sơ, nhỏ nhặt, có tác dụng rất hạn chế. Sản xuất là cho tiêu dùng trực tiếp của chính người sản xuất, hoặc của bọn lãnh chúa phong kiến của họ” [13, tr.33].
- Giai cấp nông dân có tinh thần yêu nước đấu tranh chống lại giai cấp thống trị khi họ bị áp bức, bóc lột. Nhưng do bản chất là sở hữu nhỏ, nên trong cách mạng chống phong kiến, vô sản người nông dân dân có tính hai mặt. Do bản chất tư hữu, người nông dân có thể thỏa hiệp với giai cấp địa chủ và tư sản để giữ lấy tài sản nhỏ bé của mình. Mặt khác, với tính chất là người lao động bị bóc lột, người nông dân có khả năng đi theo giai cấp vô sản làm cách mạng để giải phóng mình khỏi cách áp bức. bóc lột.
Tính hai mặt của nông dân được C.Mác phân tích rõ qua cuộc đấu tranh giai cấp ở Pháp năm 1848-1850. Sau này được V.I.Lênin tiếp tục làm rõ trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Nói đến nông dân là nói đến bộ phận dân cư sống ở nông thôn, sản xuất ra những sản phẩm nông nghiệp. Họ là tầng lớp chiếm đa số trong xã hội, có điều kiện sinh hoạt giống nhau nhưng không ràng buộc với nhau vì phương thức sản xuất của họ rất phân tán. Mặc dù tính cơ động xã hội của nông dân ngày càng cao (số người từ nông dân chuyển sang các thành phần xã hội khác như công nhân, buôn bán … chiếm tỷ lệ ngày càng lớn, trước hết là trong lớp nông dân trẻ tuổi) nhưng nông dân vẫn chiếm đại da số trong dân cư ở những nước đang phát triển [24, tr.192-193]. Trong sản xuất, người nông dân thường liên hệ với tự nhiên nhiều hơn với xã hội. Mỗi gia đình nông dân được xem là một đơn vị kinh tế gần như độc lập, bởi họ sản xuất tự túc gần như hoàn toàn những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.
Người nông dân xem sở hữu về đất đai là cơ sở sinh ra mọi của cải vật chất. Do đó, mảnh ruộng được sở hữu là “tổ quốc”, là bầu trời riêng của nông dân. Một đặc điểm làm cho giai cấp nông dân khác với giai cấp vô sản là ở chỗ họ có tư liệu sản xuất dù rất nhỏ. Chính một ít tư liệu sản xuất riêng đó đã chi phối nặng nề tư tưởng, tâm lý của người nông dân. Mọi hoạt động, lợi ích, suy nghĩ của người nông dân đều diễn ra trong ranh giới đó. Điều đó, làm cho người nông dân sống bảo thủ, cục bộ địa phương.
Bản chất xã hội và địa vị của nông dân trong xã hội là do phương thức sản xuất thống trị quy định và được thay đổi cùng với sự thay đổi của hình thái kinh tế - xã hội và của các giai đoạn phát triển của nó, vì thế giai cấp nông dân chưa bao giờ trở thành giai cấp lãnh đạo trong xã hội.
Trong điều kiện chủ nghĩa xã hội phát triển, bản chất xã hội của giai cấp nông dân cũng thay đổi về căn bản. Giai cấp nông dân đã trở thành một giai cấp mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, họ đang tham gia tích cực vào quá trình giải phóng xã hội và giải phóng chính mình thoát khỏi sự bóc lột và nghèo đói. Tiến bộ khoa học-kỹ thuật đã làm cho nội dung lao động của nông dân có những thay đổi đáng kể: lao động của nông dân dần dần trở thành một dạng của lao động công nghiệp, chế độ dân chủ được củng cố và phát triển, tính tích cực chính trị - xã hội của những người lao động nông nghiệp được tăng lên. Việc xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội đang tạo ra những khả năng kinh tế để khắc phục những khác biệt về xã hội giữa giai cấp nông dân và công nhân, giữa nông thôn và thành thị, giữa những người lao động chân tay và những người lao động trí óc.
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước [7, tr.2].
Ngày nay, trong xu thế công nghiệp hóa và đô thị hóa, nông dân bị thu hẹp dần về số lượng (tương đối cũng như tuyệt đối). Có những nước trên thế giới về căn bản nông dân không còn nữa, hoặc nông dân (chủ trang trại) chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong dân cư (5-10%). Nhưng ở các nước đang phát triển, do tỷ lệ dân số cao, trình độ công nghiệp hóa và đô thị hóa còn thấp, nên nông dân không giảm đi mà còn tăng về số lượng.
Vận dụng quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta, Hồ Chí Minh sớm nhận thấy giai cấp nông dân có vai trò quan trọng trong cách mạng nước ta. Mặc dù vậy nhưng Hồ Chí Minh nhìn thấy ở giai cấp nông dân Việt Nam một sức mạnh tiềm ẩn, mặc dù bị áp bức nhưng giai cấp nông dân không phải chỉ có chịu đựng, mà họ còn nung nấu một tinh thần phản kháng mạnh mẽ. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến” [16, tr.28].
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định: nông dân là lực lượng cách mạng to lớn, một người bạn đồng minh tự nhiên, tin cậy, trung thành của giai cấp công nhân. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “ Nông dân là một lực lượng rất to lớn của dân tộc, một đồng minh rất trung thành của giai cấp công nhân” [17, tr.266], người nông dân muốn được giải phóng thì phải được tổ chức và tổ chức của giai cấp vô sản.
Khi đề cập đến vấn đề nông thôn trong mối quan hệ với nông nghiệp và nông dân. Hồ Chí Minh nêu: “ Làm thế nào để thật sự đoàn kết nông thôn?, làm thế nào để giải quyết hợp tình, hợp lý vấn đề tinh thần và vấn đề vật chất cho mọi người, và mọi tầng lớp trong thôn xã” [18, tr.255]. Người luôn theo dõi những biến động trong nông thôn và xem vấn đề nông dân, nông thôn có ý nghĩa chính trị to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta.
Với cách nhìn đúng đắn đó, Hồ Chí Minh thấy rõ sức mạnh thật sự của giai cấp nông dân Việt Nam. Hồ Chí Minh luôn nhìn thấy đậm nét hơn tính lao động của giai cấp nông dân Việt Nam hơn.
Tóm lại, các nhà tư tưởng Mác-xít khi nói đến người nông dân dù ở phương Đông hay phương Tây, từ thời cận đại hay hiện đại cũng đều khẳng định rằng chính điều kiện sản xuất và điều kiện sinh sống là những nhân tố tạo ra đặc điểm điển hình của giai cấp nông dân. Đồng thời những nhà tư tưởng Mác-xít cũng chỉ ra rằng giai cấp nông dân có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, trong những thời điểm khác nhau giai cấp nông dân ở đó có vai trò lịch sử và nét đặc thù riêng.
Nông dân là chủ thể để phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Đối với nước tà từ một nước nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của quốc gia, trong quá trình chuyển đổi từ một nước nông nghiệp để trở thành một nước công nghiệp phát triển, Đảng ta đã chủ trương thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thì nông dân có vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới. Nông nghiệp, nông thôn cũng chính là mục đích cần đạt tới trong giai đoạn hiện nay.
1.2.2. Vị trí của nông nghiệp, nông thôn trong sự phát triển xã hội.
Phát triển kinh tế- xã hội nông thôn chiếm một vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của một quốc gia, bởi đây là lĩnh vực sản xuất ra những sản phẩm thiết yếu nuôi sống con người. Mặt khác, đây là lĩnh vực của đới sống kinh tế- xã hội bao gồm một tổng hợp ngành, với môi trường gồm nhiều hoạt động kinh tế- xã hội diễn ra. Trước đây, vị trí đó chưa được nhận thức một cách đầy đủ, thậm chí một số nước trong quá trình phát triển kinh tế còn phạm phải sai lầm không quan tâm đến nông nghiệp, nông thôn gây nên hậu quả to lớn cả về kinh tế- xã hội, cả về môi trường và nhân văn. Nhưng những năm cuối thế kỷ XX, ở hầu hết các nước, sự phát triển nông nghiệp, nông thôn ngày càng được chú tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van - chinh thuc.doc