Đổi mới việc ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng. Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay, đã đề ra một trong những nhiệm vụ quan trọng là: "Tiếp tục đổi mới cách ra nghị quyết và chỉ thị của Đảng. Đảng chỉ ra nghị quyết, chỉ thị khi thật cần thiết. Nghị quyết phải ngắn gọn, rõ ràng, các cấp uỷ và tổ chức đảng, từng ngành có thể thực hiện được ngay, giảm bớt thời gian chờ đợi hướng dẫn, cụ thể hoá ở các cấp; trên cơ sở nghị quyết của Trung ương, xây dựng nghị quyết của cấp mình bằng các chương trình hành động cụ thể, phù hợp. Khắc phục ngay việc ra nghị quyết chung chung, mô phỏng nghị quyết của Trung ương" [39, tr.34].
Vì vậy, việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng cần phải đổi mới việc ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng một cách khoa học, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội theo đúng quy luật khách quan là một nhiệm vụ rất quan trọng của các cấp uỷ Đảng từ Trung ương đến địa phương, nhằm đưa nghị quyết của Đảng trở thành hiện thực sinh động trong đời sống xã hội.
Nghị quyết của Đảng cần biểu hiện ý chí của Đảng và nhân dân trong việc thay đổi tự nhiên và xã hội; yêu cầu nội dung nghị quyết ngắn gọn, rõ ràng phù hợp các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; việc đánh giá đúng tình hình khách quan, khoa học để thấy được điểm mạnh, điểm yếu, rút ra được nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; từ đó xác định các quan điểm chỉ đạo và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ một cách rõ ràng, đưa ra được hệ thống các giải pháp để tổ chức thực hiện.
Việc ra nghị quyết bao gồm từ việc xác định yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ để lựa chọn phương thức chỉ đạo; khảo sát, thu thập thông tin; nghiên cứu thực tiễn vận dụng chủ trương, đường lối của Đảng để hoạch định cơ chế chính sách; thảo luận tạo sự thống nhất cao khi ban hành nghị quyết đến quá trình văn bản hoá nghị quyết, phát hành chính thức và tổ chức triển khai thực hiện nhằm tác động, biến đổi kinh tế - xã hội theo đúng qui luật khách quan.
Quá trình lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo công cuộc đổi mới luôn xuất hiện những vấn đề mới, những vấn đề bức xúc do thực tiễn đặt ra đòi hỏi Đảng ta phải kịp thời ra nghị quyết đúng và tổ chức thực hiện nghị quyết để thực hiện tốt vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết là công việc gắn bó hữu cơ với chức năng lãnh đạo của Đảng, là hành động tất yếu của cơ quan lãnh đạo.
Cùng với việc xác định đổi mới kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, Đảng ta chỉ rõ xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Do vậy, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm đến việc đổi mới, chỉnh đốn Đảng. Để đổi mới chỉnh đốn Đảng đúng định hướng và đạt hiệu quả phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như: nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ của Đảng; đổi mới hoạt động của tổ chức cơ sở đảng; thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng; tăng cường quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, trước hết đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước. Đãng lãnh đạo nhà nước và xã hội bằng nhiều phương thức trong đó có việc ban hành các nghị quyết lãnh đạo. Hiện nay, nội dung, đối tượng lãnh đạo của Đảng đã có nhiều thay đổi do đó phương thức lãnh đạo của Đảng phải được đổi mới, trong đó đổi mới việc ra nghị quyết đúng và tổ chức thực hiện nghị quyết có hiệu quả là rất quan trọng, góp phần đổi mới, chỉnh đốn Đảng thành công.
Thực hiện chức năng lãnh đạo toàn diện mọi mặt đời sống, kinh tế, văn hoá xã hội, hệ thống chính trị, các huyện uỷ ở Tuyên Quang đã ban hành các nghị quyết lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội. Từ việc ra nghị quyết đúng, tổ chức thực hiện nghị quyết có hiệu quả đã làm chuyển biến tình hình kinh tế - xã hội các huyện ở Tuyên Quang. Kinh tế tăng trưởng nhanh, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của từng huyện, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc được cải thiện đáng kể, khoảng cách chênh lệch so với khu vực đô thị và các huyện đồng bằng được rút ngắn.
Những kết quả đạt được của việc ra nghị quyết đúng, tổ chức thực hiện nghị quyết thể hiện năng lực lãnh đạo của cấp uỷ Đảng. Song vẫn còn một số nghị quyết của các huyện uỷ ở Tuyên Quang còn biểu hiện duy ý chí, không tôn trọng quy luật khách quan, việc tuyên truyền nội dung nghị quyết nhằm tạo sự đồng thuận trong nhân dân còn hạn chế, chậm phát hiện và nhân rộng các nhân tố mới, công tác sơ kết, tổng kết thực hiện nghị quyết còn hình thức. Tồn tại, yếu kém của việc ra nghị quyết, tổ chức thực hiện nghị quyết là một trong những nguyên nhân phản ánh trung thực những kết quả thu được trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của các huyện ở Tuyên Quang.
113 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1102 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Đổi mới việc ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết của các huyện ủy ở Tuyên Quang giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở Đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đổi mới việc ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng. Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay, đã đề ra một trong những nhiệm vụ quan trọng là: "Tiếp tục đổi mới cách ra nghị quyết và chỉ thị của Đảng. Đảng chỉ ra nghị quyết, chỉ thị khi thật cần thiết. Nghị quyết phải ngắn gọn, rõ ràng, các cấp uỷ và tổ chức đảng, từng ngành có thể thực hiện được ngay, giảm bớt thời gian chờ đợi hướng dẫn, cụ thể hoá ở các cấp; trên cơ sở nghị quyết của Trung ương, xây dựng nghị quyết của cấp mình bằng các chương trình hành động cụ thể, phù hợp. Khắc phục ngay việc ra nghị quyết chung chung, mô phỏng nghị quyết của Trung ương" [39, tr.34].
Vì vậy, việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng cần phải đổi mới việc ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng một cách khoa học, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội theo đúng quy luật khách quan là một nhiệm vụ rất quan trọng của các cấp uỷ Đảng từ Trung ương đến địa phương, nhằm đưa nghị quyết của Đảng trở thành hiện thực sinh động trong đời sống xã hội.
Nghị quyết của Đảng cần biểu hiện ý chí của Đảng và nhân dân trong việc thay đổi tự nhiên và xã hội; yêu cầu nội dung nghị quyết ngắn gọn, rõ ràng phù hợp các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; việc đánh giá đúng tình hình khách quan, khoa học để thấy được điểm mạnh, điểm yếu, rút ra được nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; từ đó xác định các quan điểm chỉ đạo và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ một cách rõ ràng, đưa ra được hệ thống các giải pháp để tổ chức thực hiện.
Việc ra nghị quyết bao gồm từ việc xác định yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ để lựa chọn phương thức chỉ đạo; khảo sát, thu thập thông tin; nghiên cứu thực tiễn vận dụng chủ trương, đường lối của Đảng để hoạch định cơ chế chính sách; thảo luận tạo sự thống nhất cao khi ban hành nghị quyết đến quá trình văn bản hoá nghị quyết, phát hành chính thức và tổ chức triển khai thực hiện nhằm tác động, biến đổi kinh tế - xã hội theo đúng qui luật khách quan.
Quá trình lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo công cuộc đổi mới luôn xuất hiện những vấn đề mới, những vấn đề bức xúc do thực tiễn đặt ra đòi hỏi Đảng ta phải kịp thời ra nghị quyết đúng và tổ chức thực hiện nghị quyết để thực hiện tốt vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết là công việc gắn bó hữu cơ với chức năng lãnh đạo của Đảng, là hành động tất yếu của cơ quan lãnh đạo.
Cùng với việc xác định đổi mới kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, Đảng ta chỉ rõ xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Do vậy, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm đến việc đổi mới, chỉnh đốn Đảng. Để đổi mới chỉnh đốn Đảng đúng định hướng và đạt hiệu quả phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như: nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ của Đảng; đổi mới hoạt động của tổ chức cơ sở đảng; thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng; tăng cường quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, trước hết đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước. Đãng lãnh đạo nhà nước và xã hội bằng nhiều phương thức trong đó có việc ban hành các nghị quyết lãnh đạo. Hiện nay, nội dung, đối tượng lãnh đạo của Đảng đã có nhiều thay đổi do đó phương thức lãnh đạo của Đảng phải được đổi mới, trong đó đổi mới việc ra nghị quyết đúng và tổ chức thực hiện nghị quyết có hiệu quả là rất quan trọng, góp phần đổi mới, chỉnh đốn Đảng thành công.
Thực hiện chức năng lãnh đạo toàn diện mọi mặt đời sống, kinh tế, văn hoá xã hội, hệ thống chính trị, các huyện uỷ ở Tuyên Quang đã ban hành các nghị quyết lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội. Từ việc ra nghị quyết đúng, tổ chức thực hiện nghị quyết có hiệu quả đã làm chuyển biến tình hình kinh tế - xã hội các huyện ở Tuyên Quang. Kinh tế tăng trưởng nhanh, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của từng huyện, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc được cải thiện đáng kể, khoảng cách chênh lệch so với khu vực đô thị và các huyện đồng bằng được rút ngắn.
Những kết quả đạt được của việc ra nghị quyết đúng, tổ chức thực hiện nghị quyết thể hiện năng lực lãnh đạo của cấp uỷ Đảng. Song vẫn còn một số nghị quyết của các huyện uỷ ở Tuyên Quang còn biểu hiện duy ý chí, không tôn trọng quy luật khách quan, việc tuyên truyền nội dung nghị quyết nhằm tạo sự đồng thuận trong nhân dân còn hạn chế, chậm phát hiện và nhân rộng các nhân tố mới, công tác sơ kết, tổng kết thực hiện nghị quyết còn hình thức. Tồn tại, yếu kém của việc ra nghị quyết, tổ chức thực hiện nghị quyết là một trong những nguyên nhân phản ánh trung thực những kết quả thu được trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của các huyện ở Tuyên Quang.
Hiện nay, Đảng ta đang tập trung đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị, việc đổi mới ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết là vấn đề có tính cấp thiết và rất quan trọng. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài: "Đổi mới việc ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết của cỏc huyện uỷ ở Tuyờn Quang giai đoạn hiện nay " có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho đến hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
- GS Đặng Xuân Kỳ (2004), "Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn", Tạp chí Thông tin Công tác tư tưởng lý luận, số 3.
- GS Đặng Xuân Kỳ (2004), "Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước", Tạp chí Thông tin Công tác tư tưởng lý luận, số 10.
- Bùi Đức Lại (2003), "Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng", Tạp chí Xây dựng Đảng, số 12.
- Nguyễn Phú Trọng (2004), "Xây dựng Đảng cầm quyền: một số kinh nghiệm từ thực tiễn đổi mới ở Việt Nam", Tạp chí Cộng sản, số 5, tháng 3 - 2004.
- Nguyễn minh Tuấn (2009) " Nâng cao hiệu quả nghiên cứu, quán triệt, triển khai nghị quyết của Đảng" Tạp chí Tuyên giáo, số 6, tháng 6 - 2009.
- Phân viện Hà nội (2002) "Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện nghị quyết cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh Bắc Trung bộ" đề tài cấp bộ, Hà nội 2002.
- Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Về công tác văn phòng cấp uỷ đảng, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Lê Xuân Mạnh, Chất lượng ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết của Tỉnh uỷ Thanh Hoá hiện nay-Thực trạng và giải pháp, Luận văn tốt nghiệp Đại học Chính trị, Hà Nội, 2002.
- Quách Đức Hùng, Tiếp tục đổi mới công tác thông tin tổng hợp của Văn phòng Tỉnh uỷ Phú Thọ trong thời kỳ mới, Luận văn tốt nghiệp Đại học Chính trị, Hà Nội, 2003.
- Bùi Đức Hiếu, Chất lượng Văn phòng cấp uỷ quận, huyện ở Thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Chính trị, Hà Nội, 2006.
- Nguyễn Đình Hiếu, Đổi mới việc ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết của Huyện uỷ Hoàng Hoá, tỉnh Thanh Hoá giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Chính trị, Hà Nội, 2008.
Các công trình trên nghiên cứu việc ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết ở một số cấp uỷ địa phương. Cho đến hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu đề tài "Đổi mới việc ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết của các huyện uỷ ở Tuyên Quang giai đoạn hiện nay".
Là một cán bộ đang công tác tại Ban Tổ chức Tỉnh uỷ tỉnh Tuyên Quang, được học tập tại Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, tác giả chọn đề tài "Đổi mới việc ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết của các huyện uỷ ở Tuyên Quang giai đoạn hiện nay" làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình, nhằm góp phần tổng kết một hoạt động thuộc chức năng chủ yếu của cấp uỷ đảng đó là việc ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết, góp phần đổi mới nội dung lãnh đạo và tổ chức thực hiện công tác này của các huyện uỷ ở Tuyên Quang, từ đó rút ra những kinh nghiệm và những đề xuất cần thiết nhằm giúp cho cấp uỷ tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, đảm bảo sự lãnh đạo của các huyện uỷ ở Tuyên Quang đối với hoạt động của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và toàn xã hội.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích của luận văn: nghiên cứu một cách khoa học việc ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm góp phần đổi mới việc ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết của các huyện uỷ ở Tuyên Quang ngày càng hoàn thiện, hiệu quả hơn.
- Nhiệm vụ của luận văn:
+ Làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, liên quan đến việc ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết.
+ Đánh giá khái quát tình hình Đảng bộ các huyện ở Tuyên Quang và thực trạng ra nghị quyết, tổ chức thực hiện nghị quyết của các huyện uỷ; chỉ rõ nguyên nhân ưu điểm, khuyết điểm và rút ra một số kinh nghiệm.
+ Xác định đúng phương hướng, đề xuất các giải pháp đổi mới việc ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết của các huyện uỷ ở Tuyên Quang giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết của các huyện uỷ ở Tuyên Quang.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn từ 2001 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở những quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng để phân tích, đánh giá quá trình ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết của các huyện uỷ ở Tuyên Quang.
- Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp khác như phương pháp thống kê, phương pháp phân tích các tài liệu từ các công trình có liên quan, phương pháp tổng kết thực tiễn để hình thành các luận cứ khoa học.
6. ý nghĩa thực tiễn và những đóng góp của luận văn
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho quá trình ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết của các huyện uỷ ở Tuyên Quang.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu phục vụ dạy, học tập tại trường chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện
Góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận, đề xuất giải pháp đổi mới việc ra nghị quyết đúng và tổ chức thực hiện nghị quyết của các huyện uỷ ở Tuyên Quang giai đoạn hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 2 chương, 5 tiết.
Chương 1
RA Nghị Quyết Và Tổ Chức Thực Hiện Nghị Quyết Của Các huyện uỷ ở TUYÊN QUANG - Những Vấn Đề CƠ Bản Về Lý Luận Và Thực Tiễn
1.1. Các huyện và Đảng bộ các huyện ở Tuyên Quang - Vị trí, vai trò, đặc điểm
1.1.1. Vị trí, vai trò, đặc điểm và tình hình kinh tế - xã hội của các huyện ở Tuyên Quang
- Vị trí, vai trò, đặc điểm
Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc, có diện tích tự nhiên 5.870 km2, nằm ở giữa Tây Bắc và Đông Bắc của Tổ quốc Việt Nam; phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng và Thái Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc.
Địa hình các huyện ở Tuyên Quang được chia cắt lớn bởi hệ thống sông ngòi, đồi núi, thung lũng và cơ bản chia thành các vùng: khu vực núi cao phía Bắc, gồm huyện Na Hang và các xã vùng cao của các huyện Chiêm Hoá, Hàm Yên, Yên Sơn, chiếm khoảng trên 50% diện tích tự nhiên, phù hợp với việc khoanh nuôi, trồng rừng tự nhiên và trồng rừng, phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp. Khu vực núi thấp, gồm các xã phía Nam các huyện Chiêm Hoá, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương, chiếm 40% diện tích tự nhiên của tỉnh. Đồi núi ở đây có độ dốc phổ biến 1000 đến 2500, thích hợp cho trồng cây công nghiệp dài ngày, cây lương thực và cây ngắn ngày khác. Khu vực này là địa bàn trọng điểm sản xuất công nghiệp, phát triển các trung tâm kinh tế - xã hội lớn của tỉnh.
Khí hậu các huyện ở Tuyên Quang mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. Lượng mưa trung bình hàng năm đạt từ 1.295mm đến 2.266mm. Nhiệt độ trung bình 22o - 230C và độ ẩm bình quân là 85%.
Các huyện ở Tuyên Quang có 3 sông lớn chảy qua: Sông Lô, sông Gâm, sông Phó Đáy. Sông Lô đoạn chảy qua tỉnh dài 145km là tuyến đường thuỷ nối Tuyên Quang với các tỉnh khác, có khả năng vận tải sà lan, tàu thuyền hàng trăm tấn. Sông Gâm, đoạn chảy qua Tuyên Quang dài 170 km nối các huyện Nà Hang, Chiêm Hoá với tỉnh lỵ, có khả năng vận tải đường thuỷ. Sông Phó Đáy, đoạn chảy qua Tuyên Quang dài 84km. Đây là nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt và chứa đựng tiềm năng thuỷ điện lớn. Trên sông Gâm, tại huyện Nà Hang có nhà máy thuỷ điện công suất 342MW.
Đất đai các huyện ở Tuyên Quang tương đối tốt, có thể tạo ra vùng chuyên canh chè, mía, lạc cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. Độ che phủ của rừng năm 2008 đạt 63%, có hệ thực vật phong phú. Theo danh mục trong sách đỏ Việt Nam, tỉnh Tuyên Quang có 18 loài gỗ quý hiếm như: Trầm hương, nghiến, lát hoa, sến, hoàng đàn, pơ mu...rừng gỗ chiếm 2/3 diện tích, trữ lượng hơn 16 triệu m3. Các huyện ở Tuyên Quang nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú: có 163 điểm mỏ với 27 loại khoáng sản khác nhau như: quặng sắt, ba rít, cao lanh, thiếc, mangan, chì, kẽm, ăng ti mon...được phân bố ở hầu hết các huyện. Ngoài ra còn có nhiều loại khoáng sản khác như: pirit, kẽm, đất sét, vàng, cát sỏi...
Với 500 di tích lịch sử văn hoá, danh thắng, trong đó có những di tích đặc biệt quan trọng của quốc gia như Tân Trào - ATK, Kim Bình, Kim Quan, Làng Ngòi - Đá Bàn. Là một tỉnh giàu truyền thống cách mạng và mang đậm bản sắc văn hoá các dân tộc, các huyện ở Tuyên Quang là nơi hội tụ và giao thoa của những sắc thái văn hoá riêng của các dân tộc ở miền núi phía Bắc. Các lễ hội truyền thống và những làn điệu dân ca...đã tạo cho Tuyên Quang nhiều điều kiện phát triển du lịch, thu hút du khách tham quan.
Tuyên Quang được chia làm 6 đơn vị hành chính gồm 5 huyện, đó là huyện Nà Hang, Chiêm Hoá, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương và thị xã Tuyên Quang. Toàn tỉnh có 129 xã, 5 thị trấn, 7 phường và 2.081 thôn, bản, tổ nhân dân, Dân số trên 74 vạn người. Mật độ dân cư 127 người/km2. Có 22 dân tộc anh em: Kinh 48%; Tày 24,74%; Dao 10,8%; Sán Chay 8%; Mông 2,02%, Sán Dìu 1,6%; Hoa 1% còn lại là các dân tộc khác. Cụ thể:
- Huyện Na Hang: Diện tích 1.466,78 km2, dân số 57.731 người, 16 xã, 01 thị trấn, 176 thôn, bản, tổ nhân dân.
- Huyện Chiêm Hoá: Diện tích 1.460,62 km2, 140.618 người, 28 xã, 01 thị trấn, 403 thôn, bản, tổ nhân dân.
- Huyện Hàm Yên: Diện tích 900,92 km2, 112.560 người, 17 xã, 01 thị trấn, 316 thôn, bản, tổ nhân dân.
- Huyện Yên Sơn: Diện tích 1.130,78 km2, 156.269 người, 30 xã, 01 thị trấn, 449 thôn, bản, tổ nhân dân.
- Huyện Sơn Dương: Diện tích 788,63 km2, 180.574 người, 32 xã, 01 thị trấn, 424 thôn, bản, tổ nhân dân.
- Thị xã Tuyên Quang: Diện tích 119,17 km2, 90.793 người, 06 xã, 07 phường, 313 thôn, bản, tổ nhân dân.
Nằm ở vị trí chiến lược, Tuyên Quang có truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng, có nhiều đóng góp quan trọng trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giành và giữ độc lập dân tộc. Năm 1075, tham gia đạo quân của Lý Thường Kiệt tiến vào Ung Châu, phá tan bước đầu âm mưu xâm lược nước ta của triều đình phong kiến nhà Tống. Năm 1285, quân dân Tuyên Quang tham gia đạo quân do Trần Nhật Duật chỉ huy đánh quân Nguyên - Mông từ Vân Nam xuống xâm lược nước ta. Năm 1789, nhân dân các dân tộc trong tỉnh cùng nghĩa quân Tây Sơn đánh bại quân xâm lược Mãn Thanh. Từ năm 1885 đến 1898, nhân dân các dân tộc trong tỉnh tích cực tham gia phong trào Cần Vương chống Pháp; tham gia vào khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám, khởi nghĩa của Triệu Tiến Kiên và Triệu Tài Lộc...Cuối thế kỷ XIX, nhân dân các dân tộc Tuyên Quang cùng nhân dân cả nước nổi dậy chống thực dân Pháp xâm lược. Khi quân Pháp tiến đánh Tuyên Quang, nhân dân đã thực hiện kế hoạch "vườn không, nhà trống", đánh giặc bằng mọi vũ khí trong tay, vây địch trong thành, phục kích địch tại Hoà Mục (xã Thái Long, huyện Yên Sơn) tiêu diệt 100 tên, làm bị thương gần 80 tên. Với thiệt hại này thực dân Pháp phải thừa nhận đây là một trong những trận thua lớn của chúng ở Bắc Kỳ.
Trong Cách mạng Tháng Tám, Tuyên Quang vinh dự là “Thủ đô Khu giải phóng”, được Trung ương Đảng và Bác Hồ chọn làm trung tâm của cách mạng cả nước. Tại Tân Trào - Sơn Dương đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử gắn liền với vận mệnh dân tộc; Hội nghị toàn quốc của Đảng quyết định phát động toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền và cử ra Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc; Quốc dân đại hội họp tại đình Tân Trào - Sơn Dương thành lập Uỷ ban Dân tộc Giải phóng tức Chính phủ Lâm thời do lãnh tụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Những năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Tuyên Quang là “Thủ đô Kháng chiến”, nơi đồng bào cả nước "Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền". Nhân dân các dân tộc Tuyên Quang đã luôn luôn làm tròn nhiệm vụ thiêng liêng: Xây dựng, bảo vệ an toàn khu (ATK); bảo vệ Bác Hồ, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận tổ quốc; bảo vệ các cơ quan đầu não của Cách mạng Lào. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Tuyên Quang đã lập nhiều chiến công vang dội trên chiến trường, đập tan các cuộc tấn công Việt Bắc của giặc Pháp. Những địa danh lịch sử như: Bình Ca, Km7, Cầu Cả, Khe Lau... đã làm rạng rỡ tinh thần chiến đấu của quân, dân Tuyên Quang trong Chiến dịch Việt Bắc Thu Đông năm 1947.
Tại Tuyên Quang đã chứng kiến nhiều Hội nghị quan trọng của Trung ương Đảng, Chính phủ, đặc biệt là Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ II (tại xã Vinh Quang, nay là xã Kim Bình huyện Chiêm Hoá từ ngày 11 đến ngày 19 tháng 2 năm 1951) là Đại hội đầu tiên của Đảng được tổ chức ở trong nước. Đại hội bổ sung, hoàn chỉnh đường lối kháng chiến, kiến quốc đưa cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc ta đến thắng lợi.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Tuyên Quang tiếp tục xây dựng hậu phương vững mạnh, làm tròn nhiệm vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn, đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Truyền thống yêu nước, đoàn kết, cách mạng, tinh thần đấu tranh anh dũng của lớp lớp cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc Tuyên Quang đã để lại những bài học quý giá, những tấm gương sáng ngời cho các thế hệ hôm nay và mai sau học tập, noi theo.
Ngày nay trong công cuộc đổi mới, Đảng bộ và nhân dân các dân Tuyên Quang tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của quê hương cách mạng, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ do Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đề ra, phấn đấu đưa Tuyên Quang trở thành một tỉnh phát triển toàn diện, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Phát triển kinh tế
Tốc độ tăng trưởng bình quân: Năm 2008 đạt 13,81% (năm 2001 đạt 10,27%). Công tác quy hoạch - khâu đột phá: Quy hoạch, phát triển 3 loại hình du lịch chính của các huyện ở Tuyên Quang gồm: Du lịch lịch sử - văn hoá; Du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng với 3 khu du lịch chính: Khu du lịch lịch sử - văn hoá Tân Trào - ATK; Khu du lịch nghỉ dưỡng suối khoáng Mỹ Lâm (huyện Yên Sơn); các khu du lịch sinh thái ở các huyện Nà Hang, Hàm Yên, Chiêm Hoá và 6 điểm du lịch trên địa bàn các huyện.
Công nghiệp có tốc độ phát triển nhanh, mức độ cao và quy mô lớn nhất so với những năm trước đây. Đã thiết lập được các yếu tố nền tảng cho công nghiệp phát triển, đó là việc hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp, quy hoạch chi tiết và thực hiện đầu tư một số công trình hạ tầng thiết yếu trong khu công nghiệp Long - Bình - An, các cụm công nghiệp ở Sơn Dương, Chiêm Hoá và một số điểm công nghiệp, đã có 25 dự án đăng ký đầu tư với tổng vốn trên 7.040 tỷ đồng.
Cùng với chú trọng phát triển công nghiệp, tỉnh đã quan tâm đầu tư phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề như: Ban hành chính sách phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề; thành lập trung tâm khuyến công và quỹ khuyến công; bước đầu khôi phục, hình thành và phát triển một số ngành nghề thủ công nghiệp như dệt thổ cẩm, mây giang đan..., góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Hoạt động thương mại, dịch vụ tiếp tục phát triển khá mạnh. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng bình quân 21,4%/năm. Kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt 18 triệu USD (năm 2001 đạt 8,4 triệu USD) tiềm năng tài nguyên du lịch bước đầu được phát huy. Đã hoàn thành xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch và quy hoạch 3 khu du lịch trọng điểm. Sản xuất nông, lâm nghiệp có chuyển biến mạnh và vững chắc, nhất là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng thâm canh, sản xuất hàng hoá gắn với công nghiệp chế biến, thị trường tiêu thụ.
Quan tâm chỉ đạo sản xuất lương thực để đảm bảo an ninh lương thực; bình quân lương thực đạt 427kg/người/năm (năm 2001 đạt 420kg/người). Tiếp tục xây dựng, phát triển một số vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ như cam, chè, mía, lạc, góp phần tăng nhanh sản lượng hàng hoá và thu nhập trên một đơn vị diện tích.
Chăn nuôi phát triển khá và duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, mô hình hộ gia đình chăn nuôi tập trung, theo hướng công nghiệp như nuôi lợn hướng nạc, nuôi thuỷ sản, gia cầm... bước đầu cho hiệu quả tốt và đang có xu thế phát triển; quản lý và khai thác có hiệu quả các công trình thuỷ lợi, đảm bảo tưới chủ động cho 80% diện tích lúa. Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh cuối năm 2008 đạt 61%.
Công tác quản lý, điều hành thu, chi ngân sách và hoạt động tín dụng có nhiều tiến bộ. Cùng với chú trọng phát triển, bồi dưỡng nguồn thu, việc nắm nguồn và tổ chức thu đảm bảo sát thực tế phát sinh và đúng chính sách Nhà nước. Khoa học - công nghệ, tài nguyên và môi trường có chuyển biến tích cực. Hoạt động khoa học - công nghệ đã tập trung hơn vào chọn lọc, ứng dụng, đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào phục vụ sản xuất; đồng thời đã tập trung triển khai một số đề tài nghiên cứu lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, góp phần đưa hoạt động khoa học - công nghệ phát triển toàn diện hơn. Hoạt động của hội đồng khoa học và công nghệ các cấp, cơ chế quản lý, nghiên cứu đề tài khoa học đã có bước đổi mới, thiết thực, hiệu quả hơn. Việc xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm được chú trọng hơn, như đã xây dựng được thương hiệu sản phẩm cam sành Hàm Yên.
Hoàn thành quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; cơ bản hoàn thành quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã; tập trung thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đến nay đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp được khoảng 57% diện tích.
Công tác di dân tái định cư Dự án Thuỷ điện Tuyên Quang và quy hoạch, bố trí dân cư đạt được kết quả quan trọng. Đã hoàn thành di chuyển hơn 4 nghìn hộ với hơn 2 vạn khẩu và tiếp tục di chuyển các hộ dân cư trú ở những vùng có nguy cơ bị cô lập, không có đường giao thông thuộc khu vực lòng hồ Thuỷ điện Tuyên Quang, các hộ dân cư trú ở vùng rừng phòng hộ xung yếu, vùng có nguy cơ bị sạt lở về nơi tái định cư theo kế hoạch gắn với hướng dẫn, hỗ trợ các hộ dân phát triển sản xuất, ổn định đời sống. Rà soát lập dự án bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số giai đoạn (2007 - 2010 ).
Nhìn chung, kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá cao và tương đối toàn diện, hài hoà với phát triển văn hoá xã hội, chăm lo đời sống nhân dân. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ; giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp trong GDP.
Tuy nhiên, lĩnh vực kinh tế còn tồn tại, hạn chế là: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp so với yêu cầu còn chậm. Thực hiện một số dự án đầu tư chưa đạt tiến độ đề ra; sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chưa đạt kế hoạch. Mặt hàng xuất khẩu chưa đa dạng, chất lượng, sức cạnh tranh chưa cao. Chậm xây dựng, quảng bá thương hiệu một số sản phẩm của tỉnh. Chất lượng dịch vụ du lịch còn hạn chế, sản phẩm du lịch còn ít. Tình trạng khai thác khoáng sản, lâm sản trái phép, lấn chiếm, sử dụng đất lâm nghiệp trái mục đích xẩy ra ở một số nơi. Việc xây dựng quy hoạch cấp huyện, cấp xã, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải ngân vốn xây dựng cơ bản tập trung, vốn chương trình mục tiêu, tiến độ sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, giải quyết một số tồn tại của chương trình di dân tái định cư Thuỷ điện Tuyên Quang còn chậm.
- Phát triển văn hoá - xã hội
Giáo dục - đào tạo tiếp tục phát triển về quy mô, chất lượng từng bước được nâng lên. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 07 - NQ/TU ngày 20/6/2007 về phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, cùng với thực hiện "hai tốt" và hưởng ứng cuộc vận động "hai không" trong ngành giáo dục.
Sự nghiệp văn hoá - thông tin, thể dục-thể thao tiếp tục phát triển, phục v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan van 17-10.doc
- bia.doc