Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, ngành giao thông vận tải nói chung và Công ty Vận tải đa phương thức nói riêng đã đạt được những thành tựu bước đầu quan trọng; vừa đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển chung của nền kinh tế quốc gia, vừa tiếp tục củng cố và tăng cường tiềm lực cho ngành vận tải và cho chính Công ty Vận tải đa phương thức. Thành công bước đầu này đã tạo điều kiện cần thiết để thực hiện chiến lược nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiện đại hoá dây chuyền vận tải đa phương thức. Đặc biệt là năng lực vận tải hàng siêu trường, siêu trọng và thiết bị toàn bộ để từng bước hội nhập vào thị trường vận tải khu vực và quốc tế.
Để thực hiện mục tiêu nói trên song song với mục tiêu hiện đại hoá năng lực vận tải, phương tiện xếp dỡ là việc áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại vào dây chuyền vận tải đa phương thức (bao gồm cả công nghệ quản lý), mở rộng và đa dạng hoá ngành nghề sản xuất, mở rộng phạm vi hoạt động nhằm tạo thế chủ động để mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
Để giảm chi phí, hạ giá thành vận tải, các đơn vị vận tải phải lựa chọn mô hình tổ chức, quản lý sản xuất phù hợp nhất để vừa bảo đảm tiết kiệm chi phí, đảm bảo an toàn trong sản xuất vừa nâng cao được năng lực cạnh tranh, vừa nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Vấn đề dặt ra là phải tìm ra mô hình tổ chức quản lý phù hợp để thúc đẩy sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng phát triển; đây là vấn đề hết sức cấp bách.
Vì mục tiêu trên, đề tài “Đổi mới tổ chức, quản lý ở Công ty Vận tải đa phương thức theo mô hỡnh Cụng ty mẹ - cụng ty con” được chọn để nghiên cứu trong luận văn này.
106 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1048 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Đổi mới tổ chức, quản lý ở Công ty Vận tải đa phương thức theo mô hình công ty mẹ - Công ty con, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, ngành giao thông vận tải nói chung và Công ty Vận tải đa phương thức nói riêng đã đạt được những thành tựu bước đầu quan trọng; vừa đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển chung của nền kinh tế quốc gia, vừa tiếp tục củng cố và tăng cường tiềm lực cho ngành vận tải và cho chính Công ty Vận tải đa phương thức. Thành công bước đầu này đã tạo điều kiện cần thiết để thực hiện chiến lược nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiện đại hoá dây chuyền vận tải đa phương thức. Đặc biệt là năng lực vận tải hàng siêu trường, siêu trọng và thiết bị toàn bộ để từng bước hội nhập vào thị trường vận tải khu vực và quốc tế.
Để thực hiện mục tiêu nói trên song song với mục tiêu hiện đại hoá năng lực vận tải, phương tiện xếp dỡ là việc áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại vào dây chuyền vận tải đa phương thức (bao gồm cả công nghệ quản lý), mở rộng và đa dạng hoá ngành nghề sản xuất, mở rộng phạm vi hoạt động nhằm tạo thế chủ động để mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
Để giảm chi phí, hạ giá thành vận tải, các đơn vị vận tải phải lựa chọn mô hình tổ chức, quản lý sản xuất phù hợp nhất để vừa bảo đảm tiết kiệm chi phí, đảm bảo an toàn trong sản xuất vừa nâng cao được năng lực cạnh tranh, vừa nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Vấn đề dặt ra là phải tìm ra mô hình tổ chức quản lý phù hợp để thúc đẩy sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng phát triển; đây là vấn đề hết sức cấp bách.
Vì mục tiêu trên, đề tài “Đổi mới tổ chức, quản lý ở Cụng ty Vận tải đa phương thức theo mụ hỡnh Cụng ty mẹ - cụng ty con” được chọn để nghiên cứu trong luận văn này.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Đổi mới tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước là một trong những nội dung trọng trâm trong toàn bộ quá trình chuyển đổi của nền kinh tế nước ta, do đó có nhiều công trình nghiên cứu đã công bố, cũng như nhiều luận văn, luận án đã bảo vệ liên quan đến chủ đề này.
Có thể nêu một số công trình như:
- “Kinh tế nhà nước và quá trình đổi mới DNNN", Nxb Chính trị quốc gia -2004.
- “Tổng công ty nhà nước Việt nam thực trạng và phát triển” của thạc sĩ Bùi Văn Huyền, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - 2004.
- "Đổi mới tổ chức, quản lý ở Tổng công ty xây dựng 4 - Thực trạng và giải pháp", Phạm Đình Hanh, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh -2005.
- "Đổi mới tổ chức, quản lý ở Tổng công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" của Thạc sĩ Trương Văn Diện, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - 2002.
Các công trình trên đã nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của đổi mới ở Việt Nam nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu đề tài “Đổi mới tổ chức, quản lý doanh nghiệp theo mô hình Công ty mẹ-công ty con” nói chung và của ngành vận tải nói riêng.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Mục đích nghiên cứu nhằm luận chứng tính hiệu quả của việc tổ chức quản lý theo mô hình Công ty mẹ - công ty con và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình Công ty mẹ – công ty con ở Công ty Vận tải đa phương thức.
- Để phù hợp với mục đích, luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu những vấn đề sau:
+ Khái quát những vấn đề cơ bản về tổ chức theo mô hình Công ty mẹ - công ty con.
+ Phân tích hiện trạng của tổ chức, quản lý ở Công ty Vận tải đa phương thức theo mô hình Công ty mẹ - công ty con.
+ Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Vận tải đa phương thức theo mô hình Công ty mẹ - công ty con.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tổ chức quản lý của mô hình Công ty mẹ - Công ty con.
- Phạm vi nghiên cứu: Dây chuyền vận tải đa phương thức bao gồm nhiều ngành và lĩnh vực vận tải như vận tải đường biển, vận tải đường sắt, vận tải đường hàng không, vận tải đường bộ, vận tải quá cảnh quốc tế, giao nhận, xếp dỡ hàng hoá, kho bãi... Tất cả những lĩnh vực đó được đặt trong dây chuyền sản xuất thống nhất, đồng bộ. Do nhiều lần sắp xếp, sáp nhập nên số liệu dùng để so sánh giũa các thời kỳ có nhiều khó khăn. Trong luận văn này chỉ tập trung khảo sát số liệu từ năm 2003 đến năm 2006.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, vận dụng quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, nghị quyết của Đảng bộ Công ty Vận tải đa phương thức, đồng thời có kế thừa chuyển đổi tổ chức theo mô hình Công ty mẹ - công ty con của Công ty Vận tải đa phương thức.
Ngoài ra, luận văn có sử dụng phương pháp điều tra; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh với các mô hình khác để làm nỗi bật chủ đề nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận văn
Luận chứng cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới tổ chức, quản lý theo mô hình Công ty mẹ - công ty con, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Vận tải đa phương thức để khẳng định sự đúng đắn của quá trình đổi mới tổ chức, quản lý theo mô hình này.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương, 8 tiết.
Chương 1
Những vấn đề lý luận cơ bản
Về mô hình công ty mẹ - công ty con
1.1. Mô hình Công ty mẹ - công ty con
1.1.1. Khái lược sự hình thành và phát triển mô hình Công ty mẹ - công ty con
Theo Các Mác hiệp tác giản đơn tư bản chủ nghĩa là hình thức khởi đầu của tổ chức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sự hình thành các công ty xuyên quốc gia (Transnational Corporation - TNC) tổ chức và quản lý theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con là kết quả phát triển lâu dài của nền sản xuất và quan hệ kinh tế quốc tế. Chúng bắt nguồn từ sự tích tụ, tập trung tư bản và tập trung sản xuất cao độ, dẫn đến sự độc quyền của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sự phát triển dần lên của hiệp tác giản đơn, công trường thủ công và đại công nghiệp cơ khí đã làm nảy sinh các hình thức tổ chức sản xuất xã hội ngày một hoàn thiện, từ các xưởng thợ thủ công, đến công trường thủ công, từ công xưởng công nghiệp đến xí nghiệp sản xuất lớn, đến các loại hình công ty với nhiều hình thức khác nhau. Phát triển song song với quy mô sản xuất là các hình thức (hay còn gọi là kiểu tổ chức) quản lý tương ứng và linh hoạt nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Các TNC với mô hình quản lý hiện đại là một sự tiến bộ lịch sử vô cùng cao, và là một thủ đoạn bóc lột văn minh và tinh vi, khi người công nhân cũng lại là người có cổ phần trong chính công ty mà họ làm việc.
Trong tác phẩm “Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản”, V.I.Lênin cho rằng tự do cạnh tranh sẽ làm tập trung sản xuất, và sự tập trung đó đạt đến mức độ nhất định sẽ dẫn đến độc quyền. V.I.Lênin nêu các nét cơ bản của lịch sử độc quyền như sau:
"- Những năm 1860 - 1870 nấc thang phát triển cao nhất của tự do cạnh tranh. Độc quyền chỉ là mầm mống bước đầu nhìn thấy.
- Sau khủng hoảng năm 1873, các cartel bắt đầu phát triển, và cũng chỉ là những hiện tượng thoáng qua.
- Cuối thế kỷ XIX và khủng hoảng những năm1900 - 1903, cartel trở thành một trong những cơ sở của toàn bộ đời sống kinh tế. Chủ nghĩa tư bản trở thành chủ nghĩa đế quốc" [17, tr.142].
Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, từ giữa phần ba cuối thế kỷ XVIII đến đầu nửa sau thế kỷ XIX là thời kỳ của công xưởng cơ khí công nghiệp. Từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các tổ chức độc quyền bắt đầu ngự trị trên thế giới. V.I.Lênin cũng chỉ rõ chủ nghĩa đế quốc là chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn phát triển đã diễn ra sự thống trị của các độc quyền và tư bản tài chính. Xuất khẩu tư bản có ý nghĩa to lớn, sự phân chia thế giới của các Tơrơt (Trust) quốc tế đã bắt đầu và đã phân chia xong toàn bộ lãnh thổ thế giới bởi các nước tư bản phát triển nhất. Độc quyền chỉ có thể phát triển trên cơ sở tập trung sản xuất và tư bản đạt mức độ cao, tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng đã phát triển tới mức liên kết chặt chẽ với nhau, vươn rộng ra bên ngoài thông qua xuất khẩu tư bản ngày càng nhiều. Đồng thời với sự phát triển mạnh mẽ đó, các liên minh độc quyền và các cường quốc tư bản đã tiến hành phân chia thế giới về kinh tế và lãnh thổ, từ đó các công ty xuyên quốc gia với hình thức liên kết đa dạng và mô hình tổ chức Công ty mẹ - Công ty con cũng hình thành và phát triển.
1.1.2 Đặc trưng và phân loại mô hình Công ty mẹ - công ty con
1.1.2.1. Quan niệm về mô hình Công ty mẹ - công ty con
Trong cơ chế thị trường, quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp luôn đi liền với quá trình liên kết dưới những hình thức và mức độ khác nhau. Các doanh nghiệp có thể đầu tư vốn vào các công ty cổ phần hiện có, hoặc đầu tư vốn trực tiếp thành lập doanh nghiệp thành viên của mình. Với sự phong phú đa dạng loại hình doanh nghiệp là điều kiện để phát triển các mối liên kết. Cạnh tranh một mặt là quá trình phân hoá và đào thải các doanh nghiệp kém phát triển, mặt khác sẽ tạo dựng các doanh nghiệp quy mô lớn có tiềm lực kinh tế mạnh. Sự cạnh tranh cũng dẫn đến việc thâu tóm, mua bán giữa các doanh nghiệp tạo nên những doanh nghiệp có quy mô lớn mạnh. Cạnh tranh vừa dẫn đến sự phân hoá các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, mặt khác thúc đẩy hình thành các sợi dây liên kết, kết nối giữa các doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh bảo đảm sự tồn tại trong nền kinh tế thị trường.
Liên kết giữa các doanh nghiệp bao gồm liên kết dọc hoặc liên kết ngang, hoặc cả hai. Các mối liên kết ngày càng trở nên quan trọng khi có sự phát triển cao của khoa học, công nghệ và mức độ cạnh tranh trên thị trường diễn ra gay gắt. Theo đó xuất hiện một dạng liên kết phụ thuộc, như có thể lệ thuộc về vốn, về khoa học công nghệ, liên kết theo dây chuyền sản xuất. Một số doanh nghiệp phụ thuộc và chịu sự tác động về chiến lược phát triển kinh doanh của mình bởi một doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp đó có thể hoạt động trên nhiều lĩnh vực hay một lĩnh vực nhưng dựa vào sự chi phối bằng sự góp vốn, cổ phần của mình ở các doanh nghiệp khác để điều khiển hoạt động của cả một tổ hợp kinh tế. Dựa trên sự liên kết chi phối về vốn, các tổ hợp kinh tế này phát triển thành các tập đoàn kinh tế dựa trên mô hình Công ty mẹ - công ty con. Mô hình này về bản chất, là sự liên kết chi phối về vốn, sự chi phối này tạo nên sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong mô hình.
Có thể khái quát bản chất mô hình Công ty mẹ - công ty con như sau: Công ty mẹ - công ty con là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh được thực hiện bởi sự liên kết của nhiều pháp nhân kinh doanh nhằm hợp nhất các nguồn lực của một nhóm doanh nghiệp, đồng thời thực hiện sự phân công, hợp tác về chiến lược dài hạn cũng như kế hoạch ngắn hạn trong sản xuất - kinh doanh để tạo ra sức mạnh chung và nâng cao hiệu quả hoạt động. Sự liên kết giữa Công ty mẹ và các Công ty con chủ yếu là liên kết về vốn, ngoài ra có thể gắn kết về bản quyền, về công nghệ hoặc thị trường.
ở đây chỉ tập trung phân tích về liên kết vốn.
Hình thức liên kết là Công ty mẹ giữ vai trò trung tâm, đầu tư vốn của Công ty mẹ vào các công ty con có thể là 100% vốn, đầu tư giữ cổ phần chi phối, giữ cổ phần không chi phối. Các doanh nghiệp là Công ty con tham gia liên kết theo kiểu mô hình này đều là những pháp nhân đầy đủ, liên kết với Công ty con theo các mức độ khác nhau: chặt chẽ, nửa chặt chẽ, không chặt chẽ, thông qua sự chi phối vốn, phân công và hợp tác của Công ty mẹ.
Công ty mẹ (Parent Company)
Công ty mẹ là một công ty nắm giữ cổ phần của một hoặc nhiều công ty khác và có quyền chi phối những công ty ấy. Nhìn từ góc độ lịch sử, việc hình thành Công ty mẹ có liên quan đến sự phát triển của các công ty khống chế bằng cổ phiếu. Công ty mẹ có thể nắm giữ cổ phiếu và các trái phiếu có giá trị khác mà tự mình không tham gia vào hoạt động kinh doanh cũng như quản lý các công ty mà nó nắm giữ cổ phiếu thì Công ty mẹ này được gọi là: công ty khống chế cổ phần đơn thuần. Theo quy định pháp luật của một số nước, các công ty nắm giữ cổ phần đơn thuần này không tiến hành các hoạt động thương mại, sản xuất, đồng thời cũng không giao dịch với bên ngoài.
Tuy nhiên, trong thực tế hầu hết các Công ty mẹ vừa nắm giữ và khống chế cổ phần, vừa tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Những công ty này gọi là: công ty khống chế hỗn hợp. Hình thức công ty này không chỉ phổ biến ở các ngành sản xuất, chế tạo mà còn có mặt ở lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Luật pháp ở các nước phát triển có các quy định khác nhau về hình thức công ty khống chế cổ phần loại này và chúng đều có chung một đặc điểm cho phép các công ty được quyền nắm giữ cổ phiếu của các công ty khác. Tại các TNC trên thế giới, Công ty mẹ không chỉ là các công ty khống chế cổ phần đơn thuần, mà đa số là các công ty hỗn hợp như vừa nêu trên. Việc tham gia của Công ty mẹ vào các hoạt đông của Công ty con chủ yếu là sự tham dự về phương châm chiến lược chứ không phải là các hoạt động thường ngày.
Từ các vấn đề được đề cập trên có thể hiểu: Công ty mẹ là một công ty tạo ra quyền kiểm soát các công ty có liên kết với nó, là chủ sở hữu toàn bộ hoặc chi phối vốn điều lệ, vốn đầu tư, vốn cổ phần ở các công ty khác đủ để chi phối các quyết định quan trọng đối với công ty đó.
Công ty con (Subsidiary)
Luật pháp các nước không giống nhau, do vậy khó có một định nghĩa chính xác và đầy đủ về Công ty con. Nhìn chung có thể hình dung giữa Công ty mẹ và Công ty con luôn tồn tại song song hai mối quan hệ là: mối quan hệ về quyền sở hữu và mối quan hệ giữa bên khống chế và bên bị khống chế. Những công ty bị nắm cổ phiếu và bị kiểm soát hoạt động này gọi là Công ty con. Công ty mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến Công ty con, nhưng các Công ty con cũng có quyền độc lập, tự chủ tương đối trong kinh doanh.
Công ty con là một pháp nhân độc lập, có tên và điều lệ riêng, có con dấu và tài sản riêng, có thể độc lập tiến hành các hoạt động tố tụng, độc lập về tài chính, tự chịu lỗ lãi, có quyền phát hành cổ phiếu, đồng thời có thể độc lập đi vay nợ. Khi chấm dứt hoạt đông có thể phát mãi tài sản để thu hồi vốn. Nếu một Công ty con được thành lập ở nước ngoài, khi đăng ký kinh doanh ở nước sở tại nhất thiết phải chịu sự quản lý về pháp luật của nước sở tại mà không còn được sự bảo hộ ngoại giao của Nhà nước sở tại của Công ty mẹ.
Công ty con là công ty do một công ty khác đầu tư toàn bộ vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phần chi phối, trong đó cổ phần chi phối là cổ phần đa số hoặc ở mức mà theo quy định của pháp luật và điều lệ của công ty đó đủ chi phối các quyết định quan trọng của công ty đó. Công ty con có tư cách pháp nhân, có tài sản riêng, tên gọi, con dấu và là các pháp nhân độc lập của Công ty mẹ. Công ty con được tổ chức theo loại hình mà doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.
Công ty con còn biểu hiện dưới các dạng: công ty liên kết, là công ty trách nhiệm hữu hạn ở nước chủ nhà (nước có Công ty con của Công ty mẹ TNC hoạt động), trong đó nhà đầu tư có sở hữu ít nhất là 10%, nhưng không lớn hơn một nửa quyền biểu quyết của các cổ đông; công ty chi nhánh là công ty trách nhiệm vô hạn có toàn bộ vốn ở nước chủ nhà.
1.1.2.2. Những đặc trưng và phân loại mô hình Công ty mẹ - công ty con
* Đặc trưng về mô hình Công ty mẹ - công ty con
- Về hình thức hình thành: Quá trình hình thành, liên kết thành lập có thể theo tự nguyện hoặc bắt buộc theo cơ chế cạnh tranh.
- Về quy mô: Các doanh nghiệp áp dụng mô hình Công ty mẹ - Công ty con hay còn gọi là các tập đoàn kinh tế thường có quy mô vốn, lao động, doanh thu và phạm vi hoạt động lớn.
- Về chức năng: Công ty mẹ có thể có cùng một lúc hai chức năng cơ bản, vừa sản xuất kinh doanh, vừa đầu tư tài chính hoặc chỉ thực hiện chức năng đầu tư tài chính. Công ty con có chức năng sản xuất - kinh doanh, đồng thời cũng có khả năng thực hiện đầu tư tài chính mở rộng mô hình Công ty mẹ - Công ty con.
- Về lĩnh vực hoạt động: Hầu hết các tập đoàn kinh tế đều hoạt động kinh doanh đa ngành để phân tán rủi ro, tận dụng được cơ sở vật chất và khả năng lao động, tuy nhiên cũng có một số tập đoàn kinh tế trong một số lĩnh vực tương đối hẹp tập trung khai thác thế mạnh về chuyên môn, bí quyết công nghệ, uy tín đặc biệt trong ngành. Các xu hướng này được thể hiện tuỳ theo ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động.
- Về liên kết: Công ty mẹ đầu tư toàn bộ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối các công ty con và chi phối công ty này qua mức độ đầu tư, các công ty con đầu tư tiếp vào các công ty cháu. Các công ty đầu tư vào nhau tạo nên mối quan hệ cơ bản, chủ đạo xuyên suốt là quan hệ Công ty mẹ - Công ty con. Quyền và mức độ chi phối của Công ty mẹ đối với Công ty con được quy định trong điều lệ công ty phù hợp với pháp luật về loại hình của quốc gia nơi công ty đăng ký kinh doanh. Quyền lợi kinh tế của Công ty mẹ được đảm bảo thông qua chế độ phân chia lợi nhuận theo phần vốn góp.
* Phân loại mô hình Công ty mẹ - công ty con
Hiện nay việc liên kết giữa Công ty mẹ với các Công ty con rất đa dạng tuỳ thuộc vào loại hình kinh doanh, khả năng tiềm lực sức mạnh và khả năng chi phối của Công ty mẹ, dưới đây là một số dạng mô hình liên kết chính.
- Mô hình kiên kết chủ yếu bằng vốn
Mô hình này đòi hỏi các Công ty mẹ có tiềm lực tài chính mạnh, thường là các ngân hàng hoặc các công ty tài chính, hình thành thông qua con đường nhất thể hoá kinh doanh bằng cách thôn tín, sát nhập. Qua việc nắm giữ số lượng cổ phần chi phối, Công ty mẹ nắm giữ quyền lãnh đạo các doanh nghiệp trong việc đưa ra các quyết sách về nhân lực, vật lực, tài lực.... biến chúng thành các doanh nghiệp cấp dưới trực tiếp (Công ty con). Các Công ty con này vẫn có tư cách pháp nhân, tiến hành các hoạt động kinh doanh độc lập tương đối. Bằng cách tham dự cổ phần vào một số doanh nghiệp, Công ty mẹ biến những doanh nghiệp có tư cách pháp nhân khác thành các doanh nghiệp phụ thuộc nửa trực tiếp.
Thực hiện các mô hình liên kết bằng vốn là các Cheabol (Hàn quốc) như Samsung, Daewoo; các tập đoàn của Nhật bản lấy ngân hàng làm trung tâm như Bank of Tokyo Mitsubishi với 690,461 tỷ USD năm 1997, Sumitomo bank 182,707 tỷ USD năm 1997.
- Mô hình liên kết theo dây chuyền sản xuất-kinh doanh
Mô hình này thường áp dụng đối với những ngành mà sản phẩm có cấu tạo nhiều cấp, nhiều bộ phận. Công ty mẹ có tiềm năng lớn, thực hiện chức năng trung tâm như xây dựng chức năng kinh doanh tiếp thị, phát triển sản phẩm, huy động vốn và phân bổ vốn đầu tư, quan hệ đối ngoại, đào tạo nhân lực, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh. Công ty mẹ kiểm soát một mạng lưới các Công ty con, công ty cháu theo dạng hình chóp (cấp 1, cấp 2, cấp 3), tạo thành một quần thể doanh nghiệp khổng lồ. Ví dụ: Để sản xuất một chiếc máy bay Boeing 747 phải có 4,5 triệu linh kiện do 1.500 xí nghiệp lớn, 10.000 xí nghiệp nhỏ và vừa của 6 nước cùng tham gia chế tạo; Vào cuối những năm 1990 có tới 40 - 50% linh kiện và bán thành phẩm thông qua các Công ty con của các công ty đa quốc gia sản xuất.
Sự phối hợp và kiểm soát hoạt động của Công ty mẹ đối với Công ty con, công ty cháu được thực hiện rất chặt chẽ, thông qua chiến lược sản phẩm và kế hoạch kinh doanh đồng bộ từ trên xuống dưới, Công ty mẹ tham gia góp cổ phần, trợ giúp về mặt kỹ thuật, đào tạo cán bộ,... sự phân công hợp tác trong nội bộ tập đoàn hết sức cụ thể và khoa học.
Tuy nhiên theo mô hình liên kết nhiều tầng này, Công ty mẹ có thể không cho phép các Công ty con thuộc tầng liên kết không chặt chẽ góp vốn để thành lập các công ty cháu nhằm giảm thiểu rắc rối trong quản lý tài sản.
- Mô hình liên kết giữa nghiên cứu khoa học với sản xuất - kinh doanh
Theo mô hình này Công ty mẹ thường là những trung tâm nghiên cứu ứng dụng lớn, lấy việc phát triển công nghệ mới là đầu mối cho sự liên kết. Các Công ty con là đơn vị sản xuất - kinh doanh, có chức năng ứng dụng những kết quả nghiên cứu công nghệ mới của Công ty mẹ, biến nó thành sản phẩm có ưu thế trên thị trường. Năng lực cạnh tranh của cả tập đoàn chính là khả năng liên kết, từ nghiên cứu đến ứng dụng. Mô hình này thường áp dụng ở những ngành kỹ nghệ cao.
Tuy các dạng mô hình liên kết giữa Công ty mẹ với các Công ty con dựa trên các nền tảng khác nhau, song suy cho cùng đều là sự chi phối bởi yếu tố tài sản, trong đó bao gồm cả tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Sức mạnh chi phối của Công ty mẹ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng nắm giữ các nguồn tài sản trên và chính những tài sản vô hình như sở hữu công nghiệp, phát minh khoa học công nghệ, uy tín sản phẩm, thị trường, thương hiệu,.. lại có tác động hỗ trợ hết sức hiệu quả, tạo cơ sở vững chắc để cũng cố, tăng cường quan hệ hợp tác và lợi ích kinh tế giữa Công ty mẹ và các Công ty con. Công ty mẹ có thể sử dụng được các lợi thế của Công ty con về các mặt lao động, tài nguyên, thị trường... khi Công ty con đặt ở các quốc gia có ưu thế về các mặt này. Đây chính là cơ sở để giải thích việc đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài của các tập đoàn xuyên quốc gia. Ví dụ các tập đoàn kinh doanh ở châu á Thái Bình Dương (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc) đều chọn đa dạng hoá hoạt động kinh doanh làm chiến lược phất triển và thường có ba mô hình sau:
- Liên kết theo chiều dọc: Các công ty lớn thường thâm nhập rộng rãi vào các ngành khác, có liên quan như những bước trung gian của sản xuất và lưu thông. Những năm gần đây, liên kết theo chiều dọc được mở rộng sang cả những ngành sản xuất khác nhau, không có mối liên hệ trực tiếp với ngành sản xuất chính của hảng để hình thành các công ty lớn kinh doanh trên quy mô quốc tế.
- Liên kết theo chiều ngang: Là sự liên kết giữa các công ty lớn trong một ngành nhất định để hình thành nên các công ty quốc tế khổng lồ.
- Liên kết Conglomerat: Tiến hành vào các ngành công nghiệp tăng trưởng mới, không liên quan tới lĩnh vực kinh doanh ban đầu. Mối liên hệ giữa Công ty mẹ và các chi nhánh (Công ty con) chủ yếu là tài chính; Điều hành thông qua cơ cấu quyền lực và liên kết với các ngân hàng đầu tư, thương mại, công ty bảo hiểm... Cơ cấu của Conglomerat rất gọn nhẹ, linh hoạt và phi tập trung hoá, chủ yếu là kiểm soát hoạt động của Công ty con thông qua hệ thống tài chính và chỉ đạo hành chính nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty, chi nhánh qua sự dao động giá cả cổ phiếu của nó trên thị trường chứng khoán.
1.1.2.3. Một số mô hình Công ty mẹ - công ty con
Cartel: là hình thức tập đoàn kinh tế theo một ngành chuyên môn hoá, chỉ bao gồm các công ty sản xuất cùng một loại sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm mục đích hạn chế cạnh tranh thông qua các thoả thuận thống nhất về giá cả, thị trường tiêu thụ, nguyên liệu, thống nhất các chuẩn mực về mẫu mã, kiểu dáng, kích thước sản phẩm, dịch vụ... Trong Cartel các doanh nghiệp thành viên giữ tính độc lập về mặt pháp lý, còn tính độc lập về kinh tế được đảm bảo hợp đồng kinh tế. Đây là hình thức tập đoàn có liên kết thấp nhất, xuất hiện lần đầu tiên ở Mỹ.
Syndicate là một dạng đặc biệt của Cartel. Sự khác biệt căn bản là Syndicate có một phòng thương mại chung do một ban quản trị điều hành và tất cả các công ty phải tiêu thụ hàng hoá qua kênh văn phòng này. Như vậy doanh nghiệp thành viên vẫn giữ được tính độc lập về mặt sản xuất, nhưng bị phụ thuộc về mặt tiêu thụ sản phẩm. Tính liên kết của tập đoàn chỉ ở khâu tiêu thụ.
Trust là một tổ chức cao hơn Syndicate ở chổ Trust không những liên kết về mặt tiêu thụ sản phẩm mà còn liên kết về mặt sản xuất. Trust bao gồm nhiều doanh nghiệp công nghiệp do một ban quản trị thống nhất điều hành. Khác với hai loại trên và các thành viên của Trust đều bị mất quyền độc lập cả về sản xuất và thương mại. Việc thành lập Trust là nhằm độc chiếm nguồn nguyên liệu, khu vực đầu tư và thu lợi nhuận cao.
Consrtium là một trong những hình thức của tổ chức độc quyền ngân hàng nhằm mục đích chia nhau mua chứng khoán trong hoặc ngoài nước, hoặc tiến hành một vụ mua bán nào đó. Nó thường do một ngân hàng lớn đứng đầu, điều hành hoạt động của cả tập đoàn.
Concern là một hình thức tổ chức kinh tế được áp dụng phổ biến hiện nay dưới hình thức Công ty mẹ đầu tư vào các công ty khác, lập nên mối quan hệ Công ty mẹ - Công ty con. Công ty mẹ điều hành hoạt động của cả tập đoàn, các Công ty con chịu trách nhiệm hữu hạn trên phần vốn kinh doanh của mình và độc lập về pháp lý, phụ thuộc vào tập đoàn về mục tiêu hoạt động nhằm thực hiện mục đích chung của cả tập đoàn. Concern thường được tạo nên bởi hai doanh nghiệp độc lập và có pháp nhân đầy đủ. Các Concern thường có mối liên hệ chặt chẽ với nhà nước thông qua hợp đồng, đơn đặt hàng, quan hệ cá nhân tài trợ cho các thế lực chính trị. Tiền đề chính để ra đời một Concern là tồn tại một công ty chủ chốt đủ khả năng để quản lý và kiểm soát hoạt động, đặc biệt là kiểm tra tài chính các công ty khác. Để làm được điều đó, Concern phải có một ngân hàng có khả năng đảm bảo phần lớn tín dụng cho toàn Concern, thường tổng tư bản không dưới 1 tỷ USD.
Conglomrate là tập đoàn đa ngành, các công ty thành viên không có mối quan hệ về công nghệ sản xuất nhưng có mối liên hệ chặt chẽ về tài chính. Đây là một tập đoàn tài chính, thông qua mua bán chứng khoán trên thị trường để đầu tư vào để đầu tư vào những công ty có lợi nhuận cao nhất và các ngành có hiệu quả cao nhất. Chính mối quan hệ này là cơ sở quan trọng để hình thành một Co
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan van.doc
- muc luc.doc