Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân quyết định những chủ trương biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng địa phương về kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, không ngừng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Hội đồng nhân dân bầu ra Uỷ ban nhân dân và thực hiện quyền giám sát với Thường trực HĐND, UBND, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, giám sát việc thi hành pháp luật và các nghị quyết của HĐND đối với các cơ quan nhà nước các tổ chức chính trị-xã hội, đơn vị vũ trang và công dân địa phương.
Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hệ thống chính trị và là một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng lãnh đạo và phát huy vai trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị-xã hội hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đó là vấn đề có tính nguyên tắc trong toàn bộ tổ chức và hoạt động của HĐND.
Tỉnh Vĩnh Phúc nằm ở Tây - Bắc Thủ đô Hà Nội trong vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ, nối liền Thủ đô với các tỉnh Tây Bắc của Tổ quốc có tổng diện tích tự nhiên 1.231,76 km2, dân số trên một triệu người, bao gồm 9 đơn vị hành chính cấp huyện và 137 đơn vị hành chính cấp cơ sở. Là tỉnh có vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
Theo qui định của Hiến pháp, chính quyền địa phương được chia thành 3 cấp, do vậy HĐND cũng được hình thành ở 3 cấp: HĐND tỉnh, HĐND các huyện, thị xã, thành phố và HĐND các xã, phường, thị trấn.
Trong những năm qua, cùng với việc lãnh đạo, chỉ đạo các lĩnh vực kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, các cấp uỷ đảng ở Vĩnh Phúc đã nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của HĐND, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, giải quyết tốt mối quan hệ lãnh đạo giữa Đảng và chính quyền vừa phát huy được vai trò của Nhà nước vừa giữ được sự lãnh đạo của Đảng. Hoạt động của HĐND các cấp ngày càng thực chất và hiệu quả hơn, góp phần phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, thúc đẩy kinh tế-xã hội ngày càng phát triển. Vĩnh Phúc đã trở thành tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Thủ đô với tốc độ tăng trưởng cao và cơ cấu kinh tế chuyển dịch ngày càng đúng hướng, chính trị xã hội ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững.
Tuy nhiên, ở một số nơi cấp uỷ đảng (nhất là ở cơ sở) chưa làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, chưa phát huy được vai trò của HĐND, UBND, chưa đề cao ý thức chấp hành các nghị quyết của HĐND. Nhiều cấp uỷ đảng còn lúng túng trong phương thức lãnh đạo đối với HĐND, chưa có định hướng kịp thời trong việc kiện toàn, củng cố tổ chức, trong việc duy trì các hoạt động của HĐND, chưa kiểm tra sát sao việc thực hiện các nghị quyết và giải quyết các kiến nghị của đại biểu HĐND.
Mặt khác, điều kiện bối cảnh quốc tế hiện nay còn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Các thế lực thù địch, phản động quốc tế vẫn điên cuồng chống phá cách mạng Việt Nam, chúng dùng mọi thủ đoạn nhằm hạ thấp uy tín và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chia rẽ nội bộ Đảng, chia rẽ giữa Đảng với Nhà nước làm cho Đảng ta suy yếu tiến tới xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hiện nay, nước ta đang tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Tuy đã đạt được một số kết quả nhưng nhìn chung bộ máy nhà nước vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, sự phân công nhiệm vụ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp nhiều khi chưa cụ thể, tính thống nhất của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước chưa cao, hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước còn hạn chế. Để thiết thực thực hiện tinh gọn bộ máy nhà nước, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XII đã ra nghị quyết về việc thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường. Theo tinh thần nghị quyết này, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND ở 7 huyện và 13 phường. Đây là nét mới trong thể chế hành chính, thể chế chính trị ở nước ta. Nhiều qui định trong Hiến pháp và pháp luật hiện hành sẽ phải điều chỉnh lại một số chức năng, nhiệm vụ của HĐND huyện, phường sẽ phải giao cho HĐND cấp trên, các tổ chức chính trị xã hội khác. Mối quan hệ công tác giữa Mặt trận Tổ quốc, UBND, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân sẽ phải điều chỉnh lại
105 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1090 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đối với Hội đồng nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1
Chương 1: ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA TỈNH UỶ VĨNH PHÚC ĐỐI VỚI HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
8
1.1. Một số nét khái quát về Tỉnh ủy và Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc
8
1.2. Phương thức lãnh đạo và đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với Hội đồng nhân dân tỉnh
23
1.3. Thực trạng đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với Hội đồng nhân dân tỉnh trong những năm qua
43
Chương 2: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA TỈNH UỶ VĨNH PHÚC ĐỐI VỚI HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
59
2.1. Dự báo những nhân tố tác động và phương hướng đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với Hội đồng nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay
59
2.2. Những giải pháp chủ yếu đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với Hội đồng nhân dân tỉnh trong những năm tới
75
KẾT LUẬN
91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
94
PHỤ LỤC
99
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
ĐBQH : Đại biểu Quốc hội
HĐND : Hội đồng nhân dân
KHXH : Khoa học xã hội
KT-XH : Kinh tế - xã hội
NQ : Nghị quyết
Nxb : Nhà xuất bản
PGS : Phó Giáo sư
TXCT : Tiếp xúc cử tri
TW : Trung ương
UBMTTQ : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc
UBND : Uỷ ban nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân quyết định những chủ trương biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng địa phương về kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, không ngừng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Hội đồng nhân dân bầu ra Uỷ ban nhân dân và thực hiện quyền giám sát với Thường trực HĐND, UBND, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, giám sát việc thi hành pháp luật và các nghị quyết của HĐND đối với các cơ quan nhà nước các tổ chức chính trị-xã hội, đơn vị vũ trang và công dân địa phương.
Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hệ thống chính trị và là một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng lãnh đạo và phát huy vai trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị-xã hội hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đó là vấn đề có tính nguyên tắc trong toàn bộ tổ chức và hoạt động của HĐND.
Tỉnh Vĩnh Phúc nằm ở Tây - Bắc Thủ đô Hà Nội trong vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ, nối liền Thủ đô với các tỉnh Tây Bắc của Tổ quốc có tổng diện tích tự nhiên 1.231,76 km2, dân số trên một triệu người, bao gồm 9 đơn vị hành chính cấp huyện và 137 đơn vị hành chính cấp cơ sở. Là tỉnh có vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
Theo qui định của Hiến pháp, chính quyền địa phương được chia thành 3 cấp, do vậy HĐND cũng được hình thành ở 3 cấp: HĐND tỉnh, HĐND các huyện, thị xã, thành phố và HĐND các xã, phường, thị trấn.
Trong những năm qua, cùng với việc lãnh đạo, chỉ đạo các lĩnh vực kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, các cấp uỷ đảng ở Vĩnh Phúc đã nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của HĐND, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, giải quyết tốt mối quan hệ lãnh đạo giữa Đảng và chính quyền vừa phát huy được vai trò của Nhà nước vừa giữ được sự lãnh đạo của Đảng. Hoạt động của HĐND các cấp ngày càng thực chất và hiệu quả hơn, góp phần phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, thúc đẩy kinh tế-xã hội ngày càng phát triển. Vĩnh Phúc đã trở thành tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Thủ đô với tốc độ tăng trưởng cao và cơ cấu kinh tế chuyển dịch ngày càng đúng hướng, chính trị xã hội ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững.
Tuy nhiên, ở một số nơi cấp uỷ đảng (nhất là ở cơ sở) chưa làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, chưa phát huy được vai trò của HĐND, UBND, chưa đề cao ý thức chấp hành các nghị quyết của HĐND. Nhiều cấp uỷ đảng còn lúng túng trong phương thức lãnh đạo đối với HĐND, chưa có định hướng kịp thời trong việc kiện toàn, củng cố tổ chức, trong việc duy trì các hoạt động của HĐND, chưa kiểm tra sát sao việc thực hiện các nghị quyết và giải quyết các kiến nghị của đại biểu HĐND.
Mặt khác, điều kiện bối cảnh quốc tế hiện nay còn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Các thế lực thù địch, phản động quốc tế vẫn điên cuồng chống phá cách mạng Việt Nam, chúng dùng mọi thủ đoạn nhằm hạ thấp uy tín và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chia rẽ nội bộ Đảng, chia rẽ giữa Đảng với Nhà nước làm cho Đảng ta suy yếu tiến tới xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hiện nay, nước ta đang tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Tuy đã đạt được một số kết quả nhưng nhìn chung bộ máy nhà nước vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, sự phân công nhiệm vụ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp nhiều khi chưa cụ thể, tính thống nhất của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước chưa cao, hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước còn hạn chế. Để thiết thực thực hiện tinh gọn bộ máy nhà nước, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XII đã ra nghị quyết về việc thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường. Theo tinh thần nghị quyết này, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND ở 7 huyện và 13 phường. Đây là nét mới trong thể chế hành chính, thể chế chính trị ở nước ta. Nhiều qui định trong Hiến pháp và pháp luật hiện hành sẽ phải điều chỉnh lại một số chức năng, nhiệm vụ của HĐND huyện, phường sẽ phải giao cho HĐND cấp trên, các tổ chức chính trị xã hội khác. Mối quan hệ công tác giữa Mặt trận Tổ quốc, UBND, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân sẽ phải điều chỉnh lại…
Nhằm tiếp tục nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh thực sự là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời đảm bảo sự lãnh đạo thường xuyên, kịp thời và toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ và tìm ra những giải pháp trong thời gian tới, việc nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ: “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với Hội đồng nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay” là có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được nhiều người nghiên cứu trong các chương trình, đề tài khoa học, đã công bố ở một số tạp chí, nhà xuất bản trong nước. Phương thức lãnh đạo của Đảng bao giờ cũng gắn với vấn đề Nhà nước. Vấn đề này cũng đã được nhiều cơ quan và nhiều cán bộ khoa học của Đảng và Nhà nước nghiên cứu.
Đề tài khoa học cấp nhà nước có: Chương trình KHXH.05-Đề tài KHXH. 05. 04: Phương thức lãnh đạo của Đảng – Thực trạng và một số giải pháp đổi mới (Báo cáo khoa học.Lưu hành nội bộ), Hà Nội, 1998, GS.TS Nguyễn Phú Trọng – PGS.TS Tô Huy Rứa – PGS.TS Trần Khắc Việt: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới (Sách tham khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, GS.TS Mạch Quang Thắng (Chủ biên): Vấn đề đảng viên và phát triển đảng viên trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006. Đề tài cấp nhà nước KHXH 05 03 “Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước” do đồng chí Trần Đình Nghiêm làm chủ biên, GS-TS Trần Ngọc Quang-TS Ngô Kim Ngân (đồng chủ biên) “Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân” (Sách tham khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, Đề tài cấp nhà nước KX 05 06 (1994) “Đặc điểm nội dung phương thức lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị, mối quan hệ giữa Đảng với Nhà nước và các đoàn thể chính trị xã hội”, do PGS Vũ Hữu Ngoạn làm chủ nhiệm, Viện Xây dựng Đảng thuộc Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ quan chủ trì.
Luận văn thạc sĩ đã bảo vệ ở cơ sở đào tạo Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh có: Trần Vĩnh Tuyến: “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Thành uỷ đối với chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”, Luận văn thạc sĩ (2005). Tô Văn Minh:“Sự lãnh đạo của huyện uỷ đối với chính quyền huyện Đông Anh thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sĩ (2006). Trần Văn Tường: Sự lãnh đạo của Đảng bộ xã, thị trấn đối với chính quyền cơ sở ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sĩ (2006). Nguyễn Vinh Hà: Sự lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, luận văn thạc sĩ, (2007).
Các bài đăng trên tạp chí có: Nguyễn Trọng Phúc (2000), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng Nhà nước kiểu mới ở nước ta, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 9, tr 18-22. Lê Hữu Nghĩa (2001), Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của chính quyền cơ sở”, Tạp chí Cộng sản, số 19. Lê Đức Bình (2003), “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước”, Tạp chí Cộng sản, số 19, tr. 26-30. Phạm Ngọc Quang-Nguyễn Khánh (2004), “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội”, Tạp chí Cộng sản, số 9. GS.TS Mạch Quang Thắng: Về vấn đề tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, Tạp chí Lý luận chính trị, số 11-2008.
Các đề tài khoa học, luận văn, bài báo khoa học trên đây chủ yếu đi vào nghiên cứu những vấn đề lớn, những vấn đề chung về phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước thường là ở cấp Trung ương, chưa đề cập vấn đề đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp Tỉnh uỷ đối với HĐND cùng cấp. Riêng đối với Vĩnh Phúc cho đến nay, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu vấn đề đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với HĐND tỉnh.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn cũng như phương hướng và những giải pháp chủ yếu đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với HĐND cấp tỉnh trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
- Luận văn làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phương thức lãnh đạo của của Tỉnh uỷ đối với HĐND tỉnh trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng như kinh nghiệm đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với Hội đồng nhân dân tỉnh ở một số địa phương hiện nay.
- Đánh giá thực trạng phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với HĐND tỉnh những năm qua, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế.
- Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu để Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo HĐND tỉnh.
- Đề xuất, kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan ở Trung ương về các vấn đề liên quan đến đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với HĐND cấp tỉnh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Luận văn tập trung nghiên cứu việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với HĐND tỉnh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với HĐND tỉnh trên các khía cạnh về đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND tỉnh, đổi mới phương thức lãnh đạo đối với công tác tổ chức và đội ngũ cán bộ, đổi mới phương thức lãnh đạo hoạt động giám sát, tiếp xúc cử tri, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Gắn với các nội dung này là các nhân tố ảnh hưởng đến việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với HĐND tỉnh về nhận thức, về sự chỉ đạo, phối hợp về điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện và điều kiện làm việc của Tỉnh uỷ và HĐND tỉnh.
Thời gian nghiên cứu là từ đầu nhiệm kỳ, tức là từ năm 2004 đến nay và đề xuất giải pháp từ nay đến năm 2015.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Việc nghiên cứu luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Đảng cầm quyền, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, lãnh đạo và phát huy vai trò của Nhà nước (trong đó có HĐND), lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội khác.
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở thực tiễn phương thức lãnh đạo của một số tỉnh và Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với tổ chức và hoạt động của HĐND tỉnh.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp: phương pháp lịch sử và phương pháp lô gích, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê và phương pháp tổng kết thực tiễn... Trong đề tài này tác giả luận văn đã sử dụng những kinh nghiệm trong thực tế công tác lãnh đạo của Tỉnh uỷ các tỉnh: Lạng Sơn, Sơn La, Thái Nguyên và Phú Thọ cũng như thực tế công tác lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với HĐND tỉnh những năm gần đây phục vụ cho công tác nghiên cứu của mình.
6. Đóng góp về mặt khoa học và ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận văn
- Góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phương thức lãnh đạo của của Tỉnh uỷ đối với HĐND tỉnh trên cơ sở khái quát các quan điểm của Đảng, cũng như kinh nghiệm đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với Hội đồng nhân dân tỉnh ở một số địa phương hiện nay.
- Đánh giá thực trạng phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với HĐND tỉnh những năm qua, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế.
- Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu để Tỉnh uỷ tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo HĐND tỉnh.
- Kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan ở Trung ương về các vấn đề liên quan đến đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với HĐND cấp tỉnh.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 2 chương, 5 tiết.
Chương 1
ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA TỈNH UỶ VĨNH PHÚC ĐỐI VỚI HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ TỈNH UỶ VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
1.1.1. Một vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc là một tỉnh nằm ở phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 50 km và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ. Phía Đông và phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, các huyện: Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường và Yên Lạc với diện tích tự nhiên 1.231,76 km2. Dân số 1.000.800 người (theo tổng điều tra dân số 1/4/2009) với mật độ dân số 813 người/km2.
Vĩnh Phúc nằm trên quốc lộ số 2 và tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai. Là cầu nối giữa các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội, liền cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 nối thông với cảng Hải Phòng qua quốc lộ số 2 và tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai tạo điều kiện giao lưu với các trung tâm kinh tế công nghiệp Côn Minh, Lào Cai và các vùng giáp Hà Giang của Trung Quốc.
1.1.1.1. Về điều kiện tự nhiên
Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Do vậy địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 3 vùng sinh thái: đồng bằng, trung du và miền núi.
Vùng núi chiếm phần lớn diện tích của huyện Sông Lô, Lập Thạch, Tam Đảo, 4 xã của huyện Bình Xuyên và 1 xã của thị xã Phúc Yên.
Vùng trung du chiếm phần lớn diện tích huyện Tam Dương, Bình Xuyên và thành phố Vĩnh Yên.
Vùng đồng bằng chiếm phần lớn diện tích huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc và thị xã Phúc Yên.
Sự phân biệt thành 3 vùng sinh thái rõ rệt cùng với khí hậu nhiệt đới gió mùa và 2 con sông chính là sông Hồng, sông Lô và rừng quốc gia Tam Đảo với nhiều danh lam thắng cảnh tạo cho Vĩnh Phúc sớm có điều kiện phát triển và có nhiều giá trị văn hoá ưu việt.
1.1.1.2. Về lịch sử phát triển và các giá trị văn hoá cộng đồng
Có thể nói cùng với cả nước, lịch sử phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc gắn liền với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Vĩnh Phúc nổi tiếng với khu di chỉ Đồng Đậu được xem là cái nôi của người Việt cổ. Nhiều di tích trên địa bàn Vĩnh Phúc gắn liền với thời đại Hùng Vương và nền văn hoá Văn Lang (Đền Quốc mẫu Tây Thiên thờ bà Lăng Thị Tiêu vợ của Vua Hùng thứ 7). Các danh tướng và anh hùng dân tộc: Hai Bà Trưng, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Thái Học, Đội Cấn… Trong kháng chiến chống Pháp trên đất Vĩnh Phúc đã diễn ra nhiều chiến công hiển hách như chiến thắng Xuân Trạch, chiến dịch Trần Hưng Đạo. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ tỉnh là nơi bắn rơi nhiều máy bay Mỹ, có các anh hùng quân đội tiêu biểu như Trần Cừ, Nguyễn Viết Xuân… có những con người sáng tạo, năng động như đồng chí Kim Ngọc... Cho đến nay Vĩnh Phúc vẫn mang đậm dấu ấn của nền văn hoá Hùng Vương, Kinh Bắc, Thăng Long, của nền văn hoá dân gian đặc sắc, khoa bảng với lối sống và các chuẩn mực đạo đức luôn được giữ gìn và phát huy cho đến ngày nay.
Các giá trị văn hoá truyền thống được lưu lại thông qua các di tích lịch sử văn hoá đa dạng. Toàn tỉnh có 967 di tích lịch sử văn hoá trong đó có 288 di tích được xếp hạng cấp quốc gia nổi bật là cụm di tích Tây Thiên, tháp Bình Sơn, di chỉ Đồng Đậu… cùng với các lễ hội, các trò chơi dân gian, văn hoá nghệ thuật, thi ca, ẩm thực đặc sắc.
Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập ngày 12/2/1950 trên cơ sở sáp nhập 2 tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên. Năm 1968 tỉnh Vĩnh Phúc sáp nhập với tỉnh Phú Thọ hình thành tỉnh Vĩnh Phú. Sau 28 năm xây dựng và phát triển, năm 1997 tỉnh Vĩnh Phú lại tách ra thành 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Cũng trong quá trình ấy các huyện thị và đơn vị hành chính cũng thường xuyên được điều chỉnh. Tháng 8 năm 2008, theo Nghị quyết Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan, theo đó huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc chuyển về thành phố Hà Nội. Ngày 23 tháng 12 năm 2008 Thủ tướng Chính phủ có Nghị định số 09/CP về việc thành lập huyện Sông Lô trên cơ sở tách một số xã từ huyện Lập Thạch. Như vậy tính đến nay tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính cấp huyện và 137 xã, phường, thị trấn.
Theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2009 Vĩnh Phúc có 1.000,8 ngàn người. Dự kiến năm 2010 là 1.012 ngàn người. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên 11,3-11,7% trong đó dân số đô thị chiếm gần 22,4%, nông thôn 77,6%. Trong những năm tới cùng với việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá ngoài số lượng dân số tăng tự nhiên, dự kiến có một số lượng đáng kể lao động ngoài tỉnh đến làm việc tại Vĩnh Phúc trong các khu công nghiệp và các hoạt động kinh tế - xã hội khác. Chính vì vậy, dự báo dân số Vĩnh Phúc sẽ gắn liền với việc phát triển kinh tế- xã hội và thu hút lao động đến Vĩnh Phúc nên dân số của Vĩnh Phúc sẽ là tương đối trẻ, lực lượng lao động trong độ tuổi chiếm tỉ lệ khá cao, khoảng 70% dân số.
Toàn tỉnh có 11 dân tộc anh em sinh sống trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số: 95,72% còn lại là các dân tộc thiểu số như: Sán dìu, Cao Lan, Nùng, Dao, Tày, Mường, Ngái, Lào, Hoa, Thái… chiếm 4,28% dân số. Trong số đó dân tộc Sán Dìu chiếm tỉ lệ cao nhất (3,93%) còn lại là các dân tộc thiểu số khác. Người dân Vĩnh Phúc hiếu học, cầu thị, có ý thức tìm tòi đổi mới và sáng tạo đó chính là động lực cơ bản cho sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Tất cả những đặc điểm xã hội và nhân văn nêu trên là tiền đề cơ sở tạo nên sức mạnh cho tỉnh trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá những năm qua và những năm tiếp theo.
1.1.1.3. Về kinh tế
Sau hơn mười năm tái lập tỉnh, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, Đảng bộ Vĩnh Phúc đã đoàn kết, nhất trí, tranh thủ thời cơ, phát huy lợi thế, vượt qua khó khăn thử thách. Đã quán triệt và vận dụng sáng tạo các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, xác định rõ mục tiêu và có hướng đi đúng, tích cực nên đã tìm ra các giải pháp đột phá tạo môi trường thuận lợi nhằm giải phóng sức sản xuất của nền kinh tế. Thu hút mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài cho đầu tư phát triển và đạt được nhiều kết quả quan trọng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
Nền kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng cao bình quân 10 năm (1997-2007) tăng 17,5% trong đó công nghiệp xây dựng tăng 33,1%, dịch vụ tăng 15,3%, nông lâm thuỷ sản tăng 5,4%. Thu ngân sách tăng từ 114 tỉ đồng năm 1997 lên 5.642 tỉ đồng năm 2007 và 9.200 tỉ đồng năm 2008. Chi ngân sách năm 2007 là 4.356 tỉ đồng năm 2008 là 6.600 tỉ đồng. Từ năm 2004 tỉnh đã cân đối được thu, chi ngân sách và có đóng góp đáng kể cho ngân sách Trung ương.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng nhanh tỉ trọng công nghiệp dịch vụ, giảm tỉ trọng nông nghiệp. Đầu năm 2007 tỉnh Vĩnh Phúc có cơ cấu kinh tế là: Công nghiệp: 61,06%, dịch vụ: 24,69%, nông nghiệp: 14,25%.
Thu hút đầu tư tăng mạnh trong hơn 10 năm tỉnh đã thu hút được trên 600 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký gần 4 tỷ USD. Trong đó có 170 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI ) và 465 dự án có vốn đầu tư trong nước (DDI ). Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 tăng 25 lần so với năm 1997 (đạt 343,8 triệu USD), nhập khẩu tăng 163 lần so với 1997 (chủ yếu là linh kiện phụ tùng cho các nhà máy công nghiệp).
1.1.1.4. Về văn hoá xã hội
Các lĩnh vực văn hoá xã hội tiếp tục phát triển ổn định vững chắc, chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn được nâng cao. Tỉ lệ trẻ từ 3-5 tuổi được học mầm non đạt 90%. Có 98% học sinh tốt nghiệp THCS được học THPT, bổ túc THPT, học nghề. Tỉ lệ học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng hàng năm trên 30% (năm 2008-2009 bình quân điểm thi vào đại học đứng thứ 7 cả nước, có 5 trường THPT nằm trong top 100 trường có chất lượng cao). Năm 2009 là năm thứ 10 liên tiếp tỉnh Vĩnh Phúc có học sinh đạt giải trong các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực.
Công tác bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm, hệ thống y tế từ tỉnh đến cơ sở được củng cố và phát triển. Đến năm 2008 toàn tỉnh có 130/137 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Công tác đào tạo nghề, giải quyết công ăn việc làm được chú trọng, tỉ lệ lao động qua đào tạo tính đến năm 2008 đạt 42,9%. Tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 18,07% còn 10,4%.
Tỉnh Vĩnh Phúc rất chú trọng việc thực hiện chính sách an sinh xã hội. Thực hiện tốt các chính sách đối với các gia đình thương binh, liệt sỹ, những người có công, quan tâm đến người nghèo, hộ nghèo, những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Vĩnh Phúc đã hoàn thành việc xoá nhà tạm, nhà tranh, tre, nứa, lá cho các hộ nghèo. Ngoài việc chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách của Trung ương, tỉnh còn bổ sung, ban hành nhiều chính sách mới được nhân dân đồng tình ủng hộ.
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức, đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc
1.1.2.1. Về cơ cấu tổ chức
Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 13 Đảng bộ trực thuộc Tỉnh uỷ (9 Đảng bộ huyện, thị, thành và 4 Đảng bộ trực thuộc Tỉnh uỷ là: Đảng bộ Khối cơ quan Dân Chính Đảng tỉnh, Đảng bộ Công an tỉnh, Đảng bộ Quân sự tỉnh và Đảng bộ Khối doanh nghiệp tỉnh). Toàn Đảng bộ tỉnh có 577 tổ chức cơ sở đảng trong đó có 259 Đảng bộ, 326 chi bộ cơ sở, các cơ quan hành chính, 91 chi Đảng bộ cơ sở các đơn vị sự nghiệp, 48 chi Đảng bộ lực lượng vũ trang còn lại là loại hình doanh nghiệp và các loại hình khác với 2.514 chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở.
Toàn tỉnh có 46.180 đảng viên (tính đến hết năm 2008). Có 2.549 cấp uỷ viên cơ sở trong đó 1785 cấp uỷ viên thuộc Đảng bộ xã, 236 cấp uỷ viên thuộc Đảng bộ phường và 136 cấp uỷ viên thuộc lực lượng vũ trang. Có 285 cấp uỷ viên cấp huyện.
Ban Chấp hành Đảng bộ tinh Vĩnh Phúc gồm 49 đồng chí. Trong đó: nam 45 đồng chí chiếm 91,84%, nữ: 4 đồng chí chiếm 8,16%.
Trình độ chuyên môn: Tiến sỹ: 01 đồng chí chiếm 2,12%, Thạc sỹ: 12 đồng chí chiếm 25,53%, Đại học: 36 đồng chí chiếm 73,47%.
Trình độ lý luận chính trị: Đại học: 33 đồng chí chiếm 70,21, Cao cấp lý luận: 16 đồng chí chiếm 32,65%
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ:
Tổng số : 12 đồng chí (nữ : 0)
Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ: 6 đồng chí chiếm 50%, Đại học: 6 đồng chí chiếm 50%
Trình độ Đại học lý luận chính trị: 10 đồng chí chiếm 83,33%, Cao cấp lý luận chính trị: 2 đồng chí chiếm 16,67%
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ có các ban chuyên môn và các cơ quan giúp việc bao gồm: Ban Tổ chức, Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận, Uỷ ban Kiểm tra, Báo Vĩnh Phúc, Trường chính trị và Văn phòng Tỉnh uỷ.
Cán bộ lãnh đạo chủ chốt các Sở, ban, ngành đoàn thể tỉnh:
Tổng số: 235 đồng chí,Trong đó nữ 23 đồng chí chiếm 10,36%
Nhìn chung đội ngũ cán bộ tỉnh Vĩnh Phúc có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với sự nghiệp đổi mới của Đảng, năng động sáng tạo trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, nhiều đồng chí được rèn luyện qua thực tiễn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan van.doc