Xây dựng một bộ máy tổ chức ngành du lịch QuảngNgãi, giàu kinh nghiệm,
giỏi về chuyên môn để thực thi các hoạt động marketing, quảng cáo thông tin du
lịch. Có bộ máy tổ chức giỏi mới có có thể triển khai các hoạt động trên đúng qui
trình, phát huy hiệu quả và thực sự là cầu nối giữa cung và cầu trong du lịch.
Bộ máy tổ chức hoàn chỉnh gồm các chức năng sau:
+ Sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển.
+ Nghiên cứu thị trường, thị hiếu của khách.
+ Quan hệ với các hãng thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình trong và
ngoài nước.
+ Tổ chức hội chợ, triển lãm.
+ Nghiên cứu, tìm hiểu các loại hình quảng cáo để ứng dụng vào từng thời kỳ,
từng giai đoạn và từng thị trường. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong
hoạt động quảng cáothông tin du lịch.
+ Tạo ra các loại sản phẩm du lịch hấp dẫn, đa dạng với chất lượng đáp ứng
nhu cầu đa dạng của du kháchtrong từng giai đoạn phát triển và không ngừng cải
tiến để sản phẩm thu hút du khách hơn.
- Thành lập các chi nhánh, đại lý du lịch Quảng Ngãi để giới thiệu sản phẩm
du lịch Quảng Ngãi trên toàn quốc dựa trên cơ sỡ phân tích và đưa ra những định
hướng chiến lược, du lịch Quảng Ngãi có thể xác định những thị trường trong nước
cũng như quốc tế cần ưu tiên khai thác trước. Đó là các tỉnh, thành trong cả nước và
tiến tới một số thị trường quốc tế như: Tây Au, Trung Quốc, Bắc Mỹ, Đông Nam
Á,. Tiến hành đặt văn phòng đại diện của du lịch Quảng Ngãi tại các thị trường
này để chuyển tải thông tinđến khách du lịch một cách nhanh nhất, chính xác nhất.
Đây sẽ là nơi tư vấn cho khách chọn tour du lịch phù hợp, giải đáp mọi băn khoăn
và yêu cầu của khách một cách nhanh nhất.
Du lịch Quảng Ngãi có thể học hỏi bài học kinh nghiệm của công ty du lịch
SaiGon Tourist – một trong những công ty du lịch hàng đầu của ngành du lịch Việt
Nam và mộtt vài công ty du lịch khác ở Việt Nam, trong việc tổ chức hoạt động cho
các chi nhánh của họ. Đó là việc họ có một hệthống phân phối dulịch rất mạnh để
bán sản phẩm của đơn vị mình trên khắp cả nước và một số ở nước ngoài. Chẳng
hạn, thiết lập các khách sạn, nhà hàng ở các Tỉnh, Thành để hỗ trợ cho các đơn vị
kinh doanh du lịch lữ hành, bán các tour du lịch trọn gói, tour chương trình, tour dã
ngoại nhằm kết hợp trong dịch vụ vận chuyển khách, ăn, ở, và tham quan
92 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1164 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Định hướng chiến lược phát triểnngành du lịch quảng ngãi đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ựng, mở rộng khu chứng tích đặc biệt Sơn Mỹ, trùng tu lại nhóm di tích thuộc di
tích văn hoá Sa Huỳnh – là nhóm di chỉ khảo cổ lớn nhất Việt Nam, nhóm di tích
thuộc nền văn hoá Chăm, các đền, chùa, tháp ở Tư Nghĩa, thành Châu Sa, mộ Cụ
Huỳnh Thúc Kháng, nhà lưu niệm Bác Phạm Văn Đồng, chùa thiên Aán; các chứng
tích lịch sử như di tích Khánh Giang – Trường Lệ, di tích cuộc khởi nghĩa Ba Tơ,
địa đạo Đám Toái Bình Châu … để đáp phát triển sản phẩm du lịch văn hóa và du
lịch tham quan di tích lịch sử, dựa theo trục đường mòn Hồ Chí Minh.
Các tài nguyên du lịch khác như Suối Huy Măng (Sơn Tây), Suối Cà Đú
(Trà Bồng), Suối Mơ (Đức Tân, Mộ Đức), Hố Chuối (Đức Lân)Thác Trắng (Minh
Long), thác Vực Bà,… có thể quy hoạch chung thành các khu du lịch dã ngoại, leo
núi, tắm suối tận hưởng không khí trong lành trong những làn nước mát lạnh, cùng
với những vũ khúc suối rừng. Đứng từ đỉnh của thác nước ta có thể nhìn bao quát
cảnh núi non sông nước xa hút tầm mắt. Du lịch Quảng Ngãi còn có thể tận dụng
lợi thế này để khai thác loại hình du lịch leo núi khám phá thế giới thiên nhiên
(loại hình rất được ưa chuộng hiện nay).
Quy hoạch lại các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Núi Ấn Sông Trà,
Thạch Bích Tà Dương, Thiên Aán Niêm Hà, di tích thắng cảnh núi Phú Thọ và Cổ
Luỹ Cô Thôn, với phong cảnh “nhất bộ dị trạng” – đi một bước đã thấy hình thù
đổi khác. Những hòn Chuông, hòn Trồng, hang Xeo Quẹo… bằng đá granit xám xen
lẫn thảm thực vật xanh mát tạo nên một quang cảnh hoang sơ lạ lùng. Đây là
những danh lam thắng cảnh nổi tiếng để khai thác loại hình du lịch tham quan
thắng cảnh.
Để kéo dài ngày lưu lại của du khách, ngoài việc phát triển đa dạng các loại
hình du lịch thì du lịch Quảng Ngãi nên kết hợp các chương trình du lịch gắn với lễ
hội để thu hút du khách như: Liên kết với ngành Thể dục thể thao để tổ chức các
giải thể thao như TaeKwondo 3 miền; giải võ cổ truyền toàn quốc; cúp các Câu lạc
bộ boxing toàn quốc; giải vô địch các vận động viên Boxing toàn quốc,… và kết
hợp với ngành Văn Hoá – Thông tin để tổ chức các ngày lễ lớn như: Lễ Kỷ niệm
30/04 và 01/05; Lễ kỷ niệm chiến thắng Vạn Tường – Ba Gia; Lễ kỷ niệm khởi
nghĩa Ba Tơ, Trà Bồng; Lễ Hội cúng cá Ông; Lễ ra quân đánh bắt ở Sa Huỳnh; Lễ
đâm trâu mừng được mùa của dân tộc H’re,..
3.3.5 Các giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế thông qua trục hành lang
kinh tế Đông – Tây.
Ngành du lịch Quảng Ngãi nên có kế hoạch liên kết với Tỉnh Khon Kean –
Tỉnh đại diện cho bảy tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan, là tỉnh đi đầu trong việc xúc
tiến du lịch với các tỉnh miền Trung Việt Nam để đưa khách quốc tế vào Việt Nam
thông qua con đường số 09, con đường nối liền 4 nước Lào – Việt Nam – Myanmar
– Thái Lan. Du lịch Quảng Ngãi phải tranh cơ hội này, tiến hành xúc tiến du lịch
với các doanh nghiệp lữ hành Thái, thực hiện chào các tour du lịch nghỉ dưỡng biển
của Quảng Ngãi để họ đưa khách nguồn khách quốc tế hiện nay đang đổ ra hành
lang kinh tế Đông – Tây, đến với du lịch Quảng Ngãi, vì đây là loại hình du lịch
59
mà họ đang thiếu. Để có thể liên kết làm ăn lâu dài, du lịch Quảng Ngãi nên tiến
tới liên kết với ngành du lịch của các tỉnh ven biển Miền Trung như Quảng Trị,
Thừa thiên – Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, thực hiện qui hoạch các khu nghỉ dưỡng
biển của vùng biển miền Trung thành một bộ phận lớn của du lịch Miền Trung. Vì
thực tế hiện nay, việc mời gọi đầu tư khu du lịch biển đang bị các địa phương có
biển cạnh tranh với nhau quyết liệt trong khi lẽ ra phải được hướng dẫn bởi một
quy hoạch chung của quốc gia. Quy hoạch này sẽ xác định khu vực nào dành cho
các khu nghỉ mát quốc tế, khu vực nào dành cho khách nội địa, quy mô và hình
thức của từng loại dự án cùng những ràng buộc mà mỗi dự án phải tuân thủ.
Dự án lớn cung ứng được sản phẩm chất lượng cao phải được xây dựng tại
các trung tâm lớn, cạnh các sân bay quốc tế, từ đó có mạng lưới giao thông nội địa
nối với các địa phương khác, các điểm tham quan hay di tích văn hoá. Các khu nghỉ
mát cở nhỏ, vốn đầu tư vài triệu đô la Mỹ, đáp ứng nhu cầu của du khách trong
nước thì không nhất thiết phải ở các trung tâm lớn. Tốt nhất là mỗi tỉnh có một vài
dự án lớn và hàng chục dự án nhỏ đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách.
Theo Ông Paul Stoll, Tổng giám đốc khu nghỉ mát Furama Resort Đà Nẵng
nhận xét, thì vùng biển từ Huế đến Hội An và các bãi biển dọc theo duyên hải
Miền Trung rất tuyệt vời, nhưng hiện nay các dự án về phát triển loại hình du lịch
nghỉ dưỡng biển này lại thiếu sự hợp tác và liên kết trong kinh doanh, các dự án
đang hoạt động đều là những khu nghỉ mát riêng lẽ. Trong khi đó, vùng biển này
cần xuất hiện trước thế giới như một chỉnh thể độc đáo và hấp dẫn, dưới một cái
tên chung, dễ nhớ và dễ gọi. Chẳng hạn như ở Úc, người ta có bãi biển Vàng (Gold
Coast), ở Brazil có bãi biển Dừa (Coco Cabana), mỗi bãi biển như thế trải dài hàng
trăm cây số, tập trung hàng trăm khu nghỉ dưỡng biển, cung cấp đủ loại dịch vụ cao
cấp. Chính vì thế, chúng ta – ngành du lịch Quảng Ngãi cùng với ngành du lịch của
các tỉnh duyên hải Miền Trung, nếu được, ta nên quảng bá vùng biển tuyệt đẹp
này từ Quảng Trị, Huế đến Hội An, Quảng Ngãi, Bình Định, …dưới một cái tên
chung, chẳng hạn như bãi biển Mặt trời mọc (Sunrise Beach) (theo Ông Paul Stoll)
chẳng hạn, hoặc là một cái tên gợi cảm dễ nhớ khác. Vì thế việc thiết lập mối liên
kết giữa các khu nghỉ dưỡng biển để cùng tiến hành các hoạt động quảng bá, tiếp
thị sao cho cái tên chung này trở thành một “hình ảnh” có ấn tượng sâu sắc trong
cộng đồng du khách quốc tế.
3.3.6 Các giải pháp về đào tạo và thu hút nguồn nhân lực:
Như đã đề cập trên, hiện nay chất lượng nguồn nhân lực của du lịch Quảng
không đáp ứng được nhu cầu phát triển cả hiện tại và về lâu dài. Vì thế du lịch
Quảng Ngãi nên có các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu
phát triển như:
- Du lịch Quảng Ngãi phải đưa ra những chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho những
chuyên gia du lịch và những người làm du lịch chuyên nghiệp đến để họ đến làm
việc. Sẵn sàng giao cho họ những trọng trách cao, giao việc quản lý và giao trách
nhiệm cho họ. Tỉnh phải có các chính sách hỗ trợ nhà ở và tạo các điều kiện thuận
60
lợi nhất để họ có thể yên tâm làm việc, cống hiến, tạo điều kiện thuận lợi và môi
trường làm việc thông thoáng để họ có thể phát huy hết khả năng của mình.
Nếu không mời được chuyên gia du lịch hoặc những nhà làm du lịch chuyên
nghiệp về làm việc cho du lịch Quảng Ngãi, thì có thể mời họ hợp tác, làm tư vấn
cho ngành. Giải pháp này có tính khả thi hơn và cũng tốn kém ít chi phí hơn.
- Đặc biệt, nên có chính sách khuyến khích các sinh viên là người Quảng
Ngãi đang học tại các trường Đại học trên toàn quốc nói chung và chuyên ngành du
lịch nói riêng, sau khi tốt nghiệp quay về phục vụ cho ngành du lịch Tỉnh nhà. Đây
là nguồn nhân lực dồi dào nhất của Tỉnh và có thể sử dụng được ngay. Đây là giải
pháp có được nguồn nhân lực chất lượng cao mà không phải tốn nhiều thời gian và
kinh phí để đào tạo. Muốn vậy, du lịch Quảng Ngãi cùng với lãnh đạo Tỉnh phải có
chính sách hỗ trợ kinh phí cho những sinh viên của Tỉnh có hoàn cảnh khó khăn để
họ yên tâm học tập tốt. Khuyến khích các sinh viên du lịch năm cuối có thể tranh
thủ thời gian rảnh, ngày nghỉ, ngày lễ… tình nguyện làm không lương để học việc ở
một số công ty du lịch. Qua đó, họ sẽ biết được thêm nhiều tuyến, điểm du lịch, có
cơ hội trau dồi ngoại ngữ, học hỏi kinh nghiệm quản lý, hướng dẫn du khách…. Sinh
viên chưa có đủ trình độ để hướng dẫn chính nhưng có thể làm bạn đồng hành với
du khách trong các tour văn hoá, du lịch sinh thái, đón và giao lưu với khách du lịch
tàu biển… Càng thực tập sẽ càng thạo nghề và sẽ trở thành những hướng dẫn viên,
những nhà quản lý du lịch có đủ kinh nghiệm để sau khi tốt nghiệp có thể làm việc
được ngay.
Sinh viên mới tốt nghiệp ngành du lịch, nên liên kết với các công ty du lịch
lớn tại thành phố Hồ Chí Minh hoặc ở các nơi khác nhờ các công ty này giao cho
họ làm việc với các đoàn khách du lịch nội địa, thạo việc rồi thì mới phụ hướng
dẫn các đoàn khách nước ngoài trẻ tuổi vì đây là đối tượng khách tương đối dễ tính,
không yêu cầu cao về tiêu chuẩn phục vụ. Trong thời gian làm việc hướng dẫn cho
họ tập trung trau dồi kỹ năng, đừng quá chú trọng đến lợi ích vật chất…
- Nên dạy cho đội ngũ hướng dẫn viên của mình thói quen thay đổi hành vi
ứng xử cho phù hợp với đối tượng khách, không thể dùng một nôïi dung thuyết
minh, một phong cách giới thiệu, một khẩu ngữ chung cho mọi đối tượng. Hướng
dẫn viên phải biết nhẫn nhịn khi gặp một khách khó tính, cằn nhằn, la lối vì không
vừa ý. Giỏi ngoại ngữ, kiến thức rộng, ăn nói lưu loát vẫn chưa đủ, hướng dẫn viên
du lịch còn đòi hỏi phải có sức khỏe tốt để chịu đựng những chuyến đi xa thường
xuyên, khi cần có thể mang vác hành lý giúp đỡ du khách, đỡ đần các vị khách lớn
tuổi, phụ nữ lên xuống tàu xe… do đó cần phải chú trọng công tác rèn luyện thân
thể, nâng cao sức khoẻ cho đội ngũ hướng dẫn viên bằng cách: Có thể xây dựng
nhiều khu vui chơi thể thao cho nhân viên của mình như xây dựng các sân chơi cầu
lông, tennis, bể bơi,..
Ngoài ra phải tạo cho hướng dẫn viên du lịch của mình khả năng tổ chức,
vững vàng và nhạy cảm về chính trị, phối hợp nhịp nhàng với công ty, tài xế và
khách để chuyến đi được thực hiện đúng chương trình.
- Về lâu dài, Tỉnh nên thành lập các trường đào tạo để đào tạo tại chỗ nguồn
61
nhân lực đáp ứng nhu cầu. Hoặc phối hợp với trường trung học nghiệp du lịch Huế
để mở lớp nghiệp vụ du lịch. Phải tiến tới chuyên nghiệp hóa đội ngũ nhân lực
phục vụ trong ngành du lịch bằng cách buộc sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên
ngành du lịch phải có thêm bằng cử nhân hoặc bằng C ngoại ngữ và chứng chỉ bồi
dưỡng về hướng dẫn du lịch (khoá học hai tháng), còn sinh viên tốt nghiệp chuyên
ngành ngoại ngữ phải học thêm khóa bồi dưỡng sáu tháng về hướng dẫn du lịch thì
mới đủ điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch.
3.3.7 Giải pháp kiện toàn bộ máy tổ chức.
- Xây dựng một bộ máy tổ chức ngành du lịch Quảng Ngãi, giàu kinh nghiệm,
giỏi về chuyên môn để thực thi các hoạt động marketing, quảng cáo thông tin du
lịch. Có bộ máy tổ chức giỏi mới có có thể triển khai các hoạt động trên đúng qui
trình, phát huy hiệu quả và thực sự là cầu nối giữa cung và cầu trong du lịch.
Bộ máy tổ chức hoàn chỉnh gồm các chức năng sau:
+ Sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển.
+ Nghiên cứu thị trường, thị hiếu của khách.
+ Quan hệ với các hãng thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình trong và
ngoài nước.
+ Tổ chức hội chợ, triển lãm.
+ Nghiên cứu, tìm hiểu các loại hình quảng cáo để ứng dụng vào từng thời kỳ,
từng giai đoạn và từng thị trường. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong
hoạt động quảng cáo thông tin du lịch.
+ Tạo ra các loại sản phẩm du lịch hấp dẫn, đa dạng với chất lượng đáp ứng
nhu cầu đa dạng của du khách trong từng giai đoạn phát triển và không ngừng cải
tiến để sản phẩm thu hút du khách hơn.
- Thành lập các chi nhánh, đại lý du lịch Quảng Ngãi để giới thiệu sản phẩm
du lịch Quảng Ngãi trên toàn quốc dựa trên cơ sỡ phân tích và đưa ra những định
hướng chiến lược, du lịch Quảng Ngãi có thể xác định những thị trường trong nước
cũng như quốc tế cần ưu tiên khai thác trước. Đó là các tỉnh, thành trong cả nước và
tiến tới một số thị trường quốc tế như: Tây Aâu, Trung Quốc, Bắc Mỹ, Đông Nam
Á,.. Tiến hành đặt văn phòng đại diện của du lịch Quảng Ngãi tại các thị trường
này để chuyển tải thông tin đến khách du lịch một cách nhanh nhất, chính xác nhất.
Đây sẽ là nơi tư vấn cho khách chọn tour du lịch phù hợp, giải đáp mọi băn khoăn
và yêu cầu của khách một cách nhanh nhất.
Du lịch Quảng Ngãi có thể học hỏi bài học kinh nghiệm của công ty du lịch
SaiGon Tourist – một trong những công ty du lịch hàng đầu của ngành du lịch Việt
Nam và mộtt vài công ty du lịch khác ở Việt Nam, trong việc tổ chức hoạt động cho
các chi nhánh của họ. Đó là việc họ có một hệ thống phân phối du lịch rất mạnh để
bán sản phẩm của đơn vị mình trên khắp cả nước và một số ở nước ngoài. Chẳng
hạn, thiết lập các khách sạn, nhà hàng ở các Tỉnh, Thành để hỗ trợ cho các đơn vị
kinh doanh du lịch lữ hành, bán các tour du lịch trọn gói, tour chương trình, tour dã
ngoại…nhằm kết hợp trong dịch vụ vận chuyển khách, ăn, ở, và tham quan. Đối với
62
các đơn vị cung ứng này, họ thiết lập một lực lượng bán sản phẩm hỗn hợp gồm các
nhân viên ở bên trong và lực lượng nhân viên ở bên ngoài công ty để hỗ trợ bán
sản phẩm, dịch vụ cung cấp thông tin cho khách hàng.
3.3.8 Giải pháp phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa
phương:
Bản chất của giải pháp này là việc phát huy vai trò của cộng đồng trong bảo
tồn tài nguyên, môi trường và văn hoá địa phương đảm bảo việc khai thác có hiệu
quả các giá trị tài nguyên du lịch phục vụ các mục tiêu phát triển lâu dài. Để thực
hiện được các mục tiêu trên, sau đây là các giải pháp cụ thể:
- Nâng cao nhận thức của nhân dân Quảng Ngãi về phát triển du lịch:
Cần cung cấp thông tin hai chiều một cách đầy đủ để cộng đồng dân cư nơi đây
hiểu được những lợi ích mà du lịch đem lại, đồng thời cũng cảnh báo những tác
động tiêu cực mà hoạt động du lịch có thể gây ra. Việc nâng cao nhận thức một
cách đầy đủ và có trách nhiệm đối với cộng đồng là hết sức quan trọng để tranh
thủ sự hợp tác của họ, đây là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các dự án du
lịch trên lãnh thổ, nơi sinh sống của họ.
- Đảm bảo sự tham gia của cộng đồng vào quá trình xây dựng quy hoạch phát
triển du lịch.
Cộng đồng địa phương sẽ có những quyết định về việc ủng hộ hay không
ủng hộ việc thực hiện các dự án du lịch là tuỳ thuộc vào nhận thức của họ về vấn
đề này. Hơn nữa, việc tạo cho họ tham gia vào các hoạt động du lịch cũng là nhằm
bù đắp những thiệt thòi mà dân cư nơi quy hoạch dự án du lịch có thể gặp phải,
đồng thời để giảm áp lực tác động của cộng đồng địa phương đối với tài nguyên và
môi trường do việc khai thác ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của họ. Vì vậy,
cần thiết phải tạo cho cộng đồng được tham gia một cách tích cực vào các hoạt
động du lịch như: Tạo điều kiện cho họ hành nghề thủ công mỹ nghệ hoặc các
ngành nghề truyền thống khác như sản xuất nông sẳn, các đặc sản của địa phương,
… tạo cho họ công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập ổn định, đây là việc làm cụ thể
nhất để cho cộng đồng hiểu được những cái lợi mà hoạt động du lịch đã đem lại
cho họ.
- Du lịch Quảng Ngãi phải có các biện pháp hạn chế những tác động tiêu cực
tới văn hoá truyền thống địa phương từ phía du khách và việc thương mại
hoá những giá trị này từ phía các nhà kinh doanh du lịch. Về lâu dài, để tiến
tới chuyên môn hóa, nên đào tạo cho họ về nghiệp vụ du lịch như làm hướng
dẫn viên du lịch chẳng hạn, để họ có thể tham gia vào, đặc biệt là trong hoạt
động du lịch sinh thái, làm các món ăn đặc sản địa phương để phục vụ du
khách… Và nên có kế hoạch đầu tư ban đầu cho người dân nơi đây từ phía
các nhà kinh doanh du lịch để họ có điều kiện nâng cấp và khai thác ngay
chính cơ sỡ vật chất của mình như nhà, phương tiện vận chuyển hoặc những
vườn tược,… của họ để phục vụ du khách.
-
63
3.3.9 Giải pháp an ninh và an toàn trong du lịch:
Trong vài năm trở lại đây, thế giới tiếp tục chứng kiến những thách thức vô
cùng to lớn. Đó là nạn khủng bố quốc tế, một nguy cơ thực sự, luôn ẩn hiện, đe dọa
đến nhiều quốc gia. Thách đố của cuộc chiến chống khủng bố, bắt đầu từ năm
2001, và đang là vấn đề nan giải, phủ bóng xuống các mối quan hệ quốc tế. Thêm
vào đó xung đột tiếp tục gia tăng ở nhiều nơi, đặc biệt là khu vực Trung Đông đã
tác động tiêu cực lên bức tranh chung của Thế giới.
Trong bối cảnh chung của Thế giới thì Việt Nam được thế giới đánh giá là
điểm du lịch an toàn nhất Đông Nam Á, điều này, trước đây đã được các phương
tiện truyền thông quốc tế, đặc biệt khẳng định sau hàng loạt các sự kiện xảy ra trên
thế giới.
Tuy nhiên, dưới con mắt của nhiều du khách đến Việt Nam thì cho rằng:
“đất nước Việt Nam rất đẹp, an toàn nhất trong khu vực Đông Nam Á nhưng lại
không trật tự”. Vấn đề trật tự ở đây nó nằm ở tầm vi mô, nhiều du khách rất khó
chịu khi đến các điểm tham quan bị đội ngũ ăn xin, bán hàng đeo bám mời chào rồi
lợi dụng khách sơ hở là móc túi, cướp giật, rạch bóp... họ chưa có cảm giác an tâm
khi đi dạo ngoài đường. Chính vì thế, để trở thành nơi du lịch an toàn, thân thiện,
thật không dễ chút nào đối với Việt Nam hiện nay.
Vấn nạn kể trên đang là một mảng đen làm xấu đi hình ảnh du lịch Việt
Nam, những điều gai mắt ấy có thể gặp ở hầu hết các điểm tham quan trên khắp
đất nước Việt Nam, đã khiến du khách còn e dè và ngại ngùng khi thong dong trên
đường phố.
Mục tiêu của du lịch Việt Nam nói chung và Quảng Ngãi nói riêng là phải
xây dựng Việt Nam trở thành điểm đến an toàn, thân thiện. Làm được điều này
không phải dễ bởi cần phải có thêm nhiều yếu tố khác như: cải tiến thủ tục xuất
nhập cảnh, an toàn thực phẩm, cơ sở hạ tầng, môi trường sinh thái, hay phải có một
kênh thông tin hữu hiệu trợ giúp khách du lịch nhất là những trường hựop khách
gặp hữu sự.
Trước mắt, để đối phó vơí việc chống các loại tội phạm nói chung và liên
quan đến du lịch nói riêng là nói về sự phối hợp ra sao giữa ngành du lịch và lực
lượng CA – vì đây không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền lợi của các doanh nghiệp
du lịch. Vì hiện nay, vấn đề có nên thành lập lực lượng cảnh sát du lịch như một số
nước để xử lý các vi phạm tại các điểm du lịch, đảm nhiệm luôn nhiệm vụ hướng
dẫn cho du khách như một số nước vẫn còn đang còn nhiều ý kiến bàn cãi chưa
được thống nhất.
Quảng Ngãi là tỉnh đang trong quá trình CNH – Hiện đại hóa, tuy vậy tốc
độ đô thị hóa diễn ra vẫn còn chậm, các vấn đề về an ninh và trật tự an toàn xã
hội được lực lượng CA thực hiện rất tốt.
Về vấn đề an toàn trong du lịch, du lịch Quảng Ngãi chỉ cần phối hợp với
bên CA để theo dõi vấn đề này cho du khách tại các điểm du lịch như các bãi biển
và các khu vực thác núi,... Cần phải thành lập đội cứu hộ với đầy đủ phương tiện
để làm công tác cứu hộ khi có sự cố xảy ra cho khách du lịch.
64
KIẾN NGHỊ
Đối với Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Ngãi:
- Kiến nghị các cấp lãnh đạo Tỉnh Quảng Ngãi cần có sự nhìn nhận đúng
đắn về tầm quan trọng của việc phát triển du lịch – một ngành kinh tế tổng
hợp mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao, để có kế hoạch tập trung nguồn lực
phát triển du lịch Quảng Ngãi.
- Công việc tổ chức thực hiện quy hoạch là điều tối cần thiết. Để quy
hoạch được thực thi hiệu quả cần phải có sự chỉ đạo thường xuyên, sát sao của
Tỉnh Ủy, UBND tỉnh Quảng Ngãi cùng với sự nỗ lực của ngành du lịch trong
việc phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa các ngành chức năng có liên quan với
ngành du lịch.
Để tư vấn giúp UBND tỉnh Quảng Ngãi thực hiện tốt công việc này, đề
nghị thành lập “Hội đồng phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi” để lập kế
hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch.
Hội đồng gồm:
1. Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi: Chủ tịch hội đồng.
2. Sở Thương mại – Du lịch Quảng Ngãi: Phó chủ tịch thường trực
3. Sở Văn hóa -Thông tin Quảng Ngãi: Ủy viên thường trực
4. Sở Kế hoạch – Đầu tư Quảng Ngãi: Ủy viên thường trực
5. Công an tỉnh Quảng Ngãi: Ủy viên thường trực.
Hội đồng cần phải có tổ chuyên viên giúp việc gồm phòng quản lý du lịch
thuộc Sở Thương mại – Du lịch Quảng Ngãi và chuyên viên các ban ngành
trong Hội đồng phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi.
- Cần phải tăng cường một Phó giám đốc Sở Thương mại – Du lịch có
chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch, một phó phó phòng quản
lý du lịch và một số chuyên viên du lịch nhằm kiện toàn bộ máy quản lý
phòng du lịch, quán xuyến chức năng nghiên cứu và phát triển du lịch.
- Kiến nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi tranh thủ với Phính phủ, Bộ Văn
hóa – Thông tin để có được vốn đầu tư, nâng cấp các di tích lịch sử – văn hóa
đã được xếp hạng cũng như các di tích quan trọng khác. Tranh thủ nguồn vốn
ODA cho các dự án cải tạo nâng cấp cơ sỡ hạ tầng giao thông mà cấp bách
nhất là phục hồi sân bay Chu Lai để phục vụ việc vận chuyển khách đến
Quảng Ngãi được thuận tiện.
- Từng bước xúc tiến thực hiện xã hội hóa du lịch nằm nâng cao nhận
thức và hiểu rõ giá trị kinh tế và giá trị tinh thần của du lịch – một ngành kinh
tế có lợi nhuận cao. Tạo nguồn nhân lực có đầy đủ kiến thức, năng lực đáp
ứng công cuộc CNH – HĐH đất nước và ngành.
- Kiến nghị với cơ quan quản lý hộ tịch các cấp của tỉnh Quảng Ngãi
cùng với phòng Quản lý Xuất nhập cảnh – Công an tỉnh Quảng Ngãi phối
hợp với Hội đồng hương Quảng Ngãi tại các tỉnh, thành trên cả nước và ở
nước ngoài, lên danh sách về tên , địa chỉ, cơ quan công tác của các cá nhân,
doanh nghiệp, là người Quảng Ngãi thành đạt, đang sinh sống và làm việc
trong nước cũng như nước ngoài để khi cần có thể liên lạc với họ kêu gọi đầu
tư.
Đối với Nhà nước:
- Tiếp tục tranh thủ quan hệ ngoại giao để đăng cai tổ chức các hội nghị
khu vực, các sự kiện thể thao, các cuộc họp quan trọng khác nhằm giúp quảng
bá du lịch Việt Nam.
- Có chính sách ưu tiên nhằm khuyến khích các doanh nghiệp trong và
ngoài nước đầu tư mở các trường đào tạo du lịch từ cấp đại học, cao đẳng đến
những trường dạy nghề tại khu vực miền Trung nói chung và Quảng Ngãi nói
riêng.
- Tạo hành lang pháp lý chặt chẽ nhưng thông thoáng cho khách nhập
cảnh cũ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 42725.pdf