Luận văn Diễn biến hoà bình

Chủ nghĩa Đế quốc và các thế lực thù địch chống Chủ nghĩa xã hội bằng nhiều hỡnh thức, biện phỏp, trong đú rất nguy hiểm là thông qua chiến lược "diễn biến hoà bình" (DBHB) đã đẩy nhanh quá trình sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu. Sau khi Đông Âu và Liên Xô tan vỡ, Việt Nam trở thành trọng điểm đánh phá của Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch thông qua chiến lược "DBHB".

Đảng ta đã sớm xác định và chỉ đạo kịp thời cuộc đấu tranh chống "DBHB". Tại Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khoá VII), Đảng đã khẳng định:

"DBHB" là một trong những nguy cơ đối với sự nghiệp đổi mới và đối với cách mạng Việt Nam nói chung. Do đó, để đảm bảo thắng lợi của đổi mới và công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng âm mưu thủ đoạn "DBHB" của Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, chủ động tiến hành cuộc đấu tranh chống "DBHB" một cách có hiệu quả, đập tan những âm mưu thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt của chúng, giữ vững ổn định chính trị, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng để đưa sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta đi đúng định hướng xã hội chủ nghĩa [33, tr.4-5].

Từ sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của ĐCSVN (tháng 4 năm 2001), tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Cục diện thế giới tiếp tục tồn tại trong xu thế đa cực, các cuộc xung đột khu vực, dân tộc, tôn giáo tiếp tục diễn ra theo chiều hướng quyết liệt và phức tạp. Trong bối cảnh ấy, chúng ta kiờn trỡ tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh CNH, HĐH, thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập với thế giới, giữ vững mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh đó các thế lực thù địch tiếp tục chống phá cách mạng nước ta bằng mọi thủ đoạn, trong đó đẩy mạnh tiến hành chiến lược "DBHB", bạo loạn lật đổ dưới chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền", "tự do tôn giáo", "tự trị dân tộc" nhằm xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng, xoá bỏ chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Thủ đoạn "DBHB" là tổng hợp các phương thức, biện pháp được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, ngoại giao. Trong đó Mỹ và các thế lực thù địch xác định tấn công trên mặt trận tư tưởng-văn hoá là "mũi đột phá", "thọc sâu" gây hỗn loạn về tư tưởng, làm tan rã niềm tin tạo ra "khoảng trống" để dần dần đưa hệ tư tưởng tư sản xâm nhập trong đời sống chính trị của nhân dân và cuối cùng là xoá bỏ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Nội dung chủ yếu của cuộc chiến tranh ý thức hệ do chủ nghĩa đế quốc phát động là tấn công vào lòng người, đánh vào trận địa chính trị, tư tưởng-văn hoá của các nước xã hội chủ nghĩa. Các nhà tư tưởng của chủ nghĩa đế quốc đã tổng kết:

Một đài phát thanh cũng có thể bình định xong một đất nước" "một đô la chi cho tuyên truyền có tác dụng ngang bằng với 5 đô la chi cho quốc phòng", "kích động vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo là bốn đòn đột phá khẩu, bốn mũi xung kích để chọc thủng mặt trận tư tưởng-chính trị". Trong cuốn sách năm 1999 "Chiến thắng không cần chiến tranh", Tổng thống Mỹ Nich- Xơn đã khẳng định: "Mặt trận tư tưởng là mặt trận quyết định nhất", "Toàn bộ vũ khí của chúng ta, các hoạt động mậu dịch, viện trợ, quan hệ kinh tế sẽ không đi đến đâu nếu chúng ta thất bại trên mặt trận tư tưởng". Ních Xơn nhấn mạnh: "Cái sẽ có tác dụng quyết định đối với lịch sử là tư tưởng chứ không phải là vũ khí [30, tr.23-24]

Nhận thức được điều đó, giới cầm quyền Mỹ và các thế lực thù địch cho rằng để lật đổ chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, cần phải điều chỉnh các biện pháp, đi sâu làm chuyển hoá nhận thức tư tưởng của các tầng lớp nhân dân, để họ tự diễn biến theo ý thức hệ tư sản. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn tiến hành "DBHB" phù hợp, bởi vì Việt Nam hoàn toàn không giống các nước Đông Âu hay Liên Xô trước đây. Chúng chủ trương phá hoại trên tất cả các lĩnh vực, và khi cần thì dùng cả biện pháp quân sự bạo loạn, lật đổ; trước hết, trọng tâm vẫn là phá hoại về tư tưởng-văn hoá. Chúng xác định rằng làm chuyển hoá tư tưởng của nhân dân là khâu đột phá quan trọng, lâu dài trong "DBHB".

Đảng và Nhà nước ta đã xác định cuộc đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn "DBHB" là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, phức tạp, cần được tiến hành thường xuyên bền bỉ với nhiều hình thức khác nhau. ở mỗi một thời điểm lịch sử cụ thể, các thế lực thù địch đều tiến hành "DBHB" một cách bài bản, tập trung vào những vấn đề bức xúc của dư luận. DBHB đã và đang thu hút sự chú ý đề cao cảnh giác của cán bộ, đảng viên (CBĐV) và quần chúng nhân dân.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho Đảng bộ khối trong giai đoạn hiện nay là xác định đúng nội dung, phương pháp và phương thức lãnh đạo cho các TCCSĐ và đảng viên, cán bộ công chức, nhân viên, những người làm công tác tuyên truyền của Đảng- cần nghiên cứu nghiêm túc, sâu sắc để nắm vững âm mưu thủ đoạn của kẻ thù, nhận dạng chính xác những quan điểm sai trái của các thế lực thù địch cơ hội; từ đó xác định đúng nội dung, phương pháp đấu tranh chống âm mưu DBHB của các thế lực thù địch, góp phần bảo vệ Đảng, bảo vệ sự nghiệp cách mạng.

 

doc94 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2343 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Diễn biến hoà bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Chủ nghĩa Đế quốc và các thế lực thù địch chống Chủ nghĩa xã hội bằng nhiều hỡnh thức, biện phỏp, trong đú rất nguy hiểm là thông qua chiến lược "diễn biến hoà bình" (DBHB) đã đẩy nhanh quá trình sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu. Sau khi Đông Âu và Liên Xô tan vỡ, Việt Nam trở thành trọng điểm đánh phá của Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch thông qua chiến lược "DBHB". Đảng ta đã sớm xác định và chỉ đạo kịp thời cuộc đấu tranh chống "DBHB". Tại Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khoá VII), Đảng đã khẳng định: "DBHB" là một trong những nguy cơ đối với sự nghiệp đổi mới và đối với cách mạng Việt Nam nói chung. Do đó, để đảm bảo thắng lợi của đổi mới và công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng âm mưu thủ đoạn "DBHB" của Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, chủ động tiến hành cuộc đấu tranh chống "DBHB" một cách có hiệu quả, đập tan những âm mưu thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt của chúng, giữ vững ổn định chính trị, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng để đưa sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta đi đúng định hướng xã hội chủ nghĩa [33, tr.4-5]. Từ sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của ĐCSVN (tháng 4 năm 2001), tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Cục diện thế giới tiếp tục tồn tại trong xu thế đa cực, các cuộc xung đột khu vực, dân tộc, tôn giáo tiếp tục diễn ra theo chiều hướng quyết liệt và phức tạp. Trong bối cảnh ấy, chúng ta kiờn trỡ tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh CNH, HĐH, thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập với thế giới, giữ vững mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh đó các thế lực thù địch tiếp tục chống phá cách mạng nước ta bằng mọi thủ đoạn, trong đó đẩy mạnh tiến hành chiến lược "DBHB", bạo loạn lật đổ dưới chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền", "tự do tôn giáo", "tự trị dân tộc" nhằm xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng, xoá bỏ chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Thủ đoạn "DBHB" là tổng hợp các phương thức, biện pháp được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, ngoại giao... Trong đó Mỹ và các thế lực thù địch xác định tấn công trên mặt trận tư tưởng-văn hoá là "mũi đột phá", "thọc sâu" gây hỗn loạn về tư tưởng, làm tan rã niềm tin tạo ra "khoảng trống" để dần dần đưa hệ tư tưởng tư sản xâm nhập trong đời sống chính trị của nhân dân và cuối cùng là xoá bỏ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Nội dung chủ yếu của cuộc chiến tranh ý thức hệ do chủ nghĩa đế quốc phát động là tấn công vào lòng người, đánh vào trận địa chính trị, tư tưởng-văn hoá của các nước xã hội chủ nghĩa. Các nhà tư tưởng của chủ nghĩa đế quốc đã tổng kết: Một đài phát thanh cũng có thể bình định xong một đất nước" "một đô la chi cho tuyên truyền có tác dụng ngang bằng với 5 đô la chi cho quốc phòng", "kích động vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo là bốn đòn đột phá khẩu, bốn mũi xung kích để chọc thủng mặt trận tư tưởng-chính trị". Trong cuốn sách năm 1999 "Chiến thắng không cần chiến tranh", Tổng thống Mỹ Nich- Xơn đã khẳng định: "Mặt trận tư tưởng là mặt trận quyết định nhất", "Toàn bộ vũ khí của chúng ta, các hoạt động mậu dịch, viện trợ, quan hệ kinh tế sẽ không đi đến đâu nếu chúng ta thất bại trên mặt trận tư tưởng". Ních Xơn nhấn mạnh: "Cái sẽ có tác dụng quyết định đối với lịch sử là tư tưởng chứ không phải là vũ khí [30, tr.23-24] Nhận thức được điều đó, giới cầm quyền Mỹ và các thế lực thù địch cho rằng để lật đổ chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, cần phải điều chỉnh các biện pháp, đi sâu làm chuyển hoá nhận thức tư tưởng của các tầng lớp nhân dân, để họ tự diễn biến theo ý thức hệ tư sản. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn tiến hành "DBHB" phù hợp, bởi vì Việt Nam hoàn toàn không giống các nước Đông Âu hay Liên Xô trước đây. Chúng chủ trương phá hoại trên tất cả các lĩnh vực, và khi cần thì dùng cả biện pháp quân sự bạo loạn, lật đổ; trước hết, trọng tâm vẫn là phá hoại về tư tưởng-văn hoá. Chúng xác định rằng làm chuyển hoá tư tưởng của nhân dân là khâu đột phá quan trọng, lâu dài trong "DBHB". Đảng và Nhà nước ta đã xác định cuộc đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn "DBHB" là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, phức tạp, cần được tiến hành thường xuyên bền bỉ với nhiều hình thức khác nhau. ở mỗi một thời điểm lịch sử cụ thể, các thế lực thù địch đều tiến hành "DBHB" một cách bài bản, tập trung vào những vấn đề bức xúc của dư luận. DBHB đã và đang thu hút sự chú ý đề cao cảnh giác của cán bộ, đảng viên (CBĐV) và quần chúng nhân dân. Một trong những nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho Đảng bộ khối trong giai đoạn hiện nay là xác định đúng nội dung, phương pháp và phương thức lãnh đạo cho các TCCSĐ và đảng viên, cán bộ công chức, nhân viên, những người làm công tác tuyên truyền của Đảng- cần nghiên cứu nghiêm túc, sâu sắc để nắm vững âm mưu thủ đoạn của kẻ thù, nhận dạng chính xác những quan điểm sai trái của các thế lực thù địch cơ hội; từ đó xác định đúng nội dung, phương pháp đấu tranh chống âm mưu DBHB của các thế lực thù địch, góp phần bảo vệ Đảng, bảo vệ sự nghiệp cách mạng. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong nhiệm kỳ Đại hội VI của Đảng, tại Hội nghị Trung ương 5 (14- 20/6/1988), khi thảo luận và quyết định về công tác tư tưởng, Đảng ta đã xác định cần phải đấu tranh kiên quyết và có hiệu quả chống chiến tranh tâm lý, chống những biểu hiện tuyên truyền, xuyên tạc của địch, chống những mưu đồ lợi dụng dân chủ và công khai để chống lại sự nghiệp của Đảng và của nhân dân. Tại Hội nghị Trung ương 6 khoá VI (20- 29/3/1989), Đảng đã đặt vấn đề chuyển hướng về công tác bảo vệ an ninh chính trị phù hợp với tình hình mới. Tại Hội nghị Trung ương 7 khoá VI (15- 24/8/1989), Đảng tập trung phân tích làm rõ 6 nguyên nhân khủng hoảng ở các nước xã hội chủ nghĩa và coi đây là những bài học cực kỳ quý báu đối với cách mạng Việt Nam, liên quan tới sự mất còn của chế độ. Trong 6 nguyên nhân, Đảng đã chỉ rõ những nguyên nhân quan trọng có ý nghĩa đột phá tạo khủng hoảng chính trị diễn ra trên lĩnh vực tư tưởng. Liên hệ với thực tiễn cách mạng Việt Nam, Đảng chỉ rõ bốn yếu kém, khuyết điểm trên các lĩnh vực hoạt động của công tác tư tưởng và kịch liệt phê phán, bác bỏ những quan điểm sai trái của những người dao động về lập trường, quan điểm, xuất hiện tư tưởng cải lương, cơ hội chính trị, thoả hiệp, đầu hàng về tư tưởng; đồng thời, đề ra nhiệm vụ cấp bách của công tác tư tưởng, trong đó rất chú trọng đến công tác bảo vệ trận địa an ninh tư tưởng. Văn kiện Hội nghị Trung ương 7 (khoá VI) của Đảng là dấu mốc đặc biệt quan trọng, thể hiện tập trung, đầy đủ và có hệ thống về đánh giá tình hình, xác định phương hướng, nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ trận địa an ninh tư tưởng. Đảng đã quan tâm chỉ đạo một cách thường xuyên và chặt chẽ cuộc đấu tranh bảo vệ đường lối, quan điểm của đảng, chống "DBHB" trên lĩnh vực tư tưởng- văn hoá. Chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước KX-10 có riêng một đề tài 07 về phản bác các quan điểm sai trái. Các phương tiện thông tin đại chúng liên tiếp có những bài phê phán, bác bỏ những quan điểm sai trái, đánh lui từng bước những âm mưu phá hoại tư tưởng, văn hoá của các thế lực thù địch. Hội nghị Trung ương 3 (khoá VIII), Đảng ta đã tiến hành đánh giá tình hình, vạch rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, ra thông báo kết luận: "Bảo vệ nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối của Đảng; đấu tranh chống các luận điệu sai trái và chống đối của những kẻ cơ hội về chính trị và phản động"; đồng thời, chỉ đạo các cấp uỷ Đảng tăng cường quản lý đảng viên, yêu cầu đảng viên giữ đúng nguyên tắc tổ chức, không lưu truyền, tán phát các tài liệu bất hợp pháp. Ngày 25/11/1996, Bộ Chính trị ban hành chỉ thị số 05 chỉ đạo cuộc đấu tranh chống "DBHB" về tư tưởng, chính trị. Ngày 25/12/1997, Bộ Chính trị ban hành chỉ thị số 25 "Về việc nói và viết những vấn đề liên quan đến lịch sử và các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước", chấn chỉnh kỷ luật nói và viết của cán bộ, đảng viên về đề tài lịch sử cách mạng. Ngày 16/7/1998, Hội nghị Trung ương 5 (khoá VIII) có kết luận số 01 "Về đấu tranh chống các quan điểm sai trái, bảo vệ Cương lĩnh, Điều lệ và đường lối của Đảng". Trong văn bản kết luận này, Đảng ta một lần nữa khẳng định tính đúng đắn của Cương lĩnh, Điều lệ, đường lối của Đảng và hoàn toàn bác bỏ những quan điểm sai trái. Kết luận 01 bác bỏ kiến nghị của một số người về hình thức tổ chức một cuộc thảo luận chính trị lớn, bác bỏ khuynh hướng tự do dân chủ tư sản, bác bỏ sự kêu gọi ra báo tư nhân và nhà xuất bản tư nhân, "tự do" bầu cử theo kiểu tư sản. Kết luận số 01 yêu cầu báo chí, các tổ chức Đảng, các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể nhân dân nâng cao tính chủ động, tiếp tục đấu tranh kịp thời, sắc bén, chống các quan điểm sai trái, góp phần bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ Nhà nước xã hội chủ nghĩa, làm thất bại âm mưu "DBHB" của các thế lực thù địch. Ngày 22/3/2001 Bộ Chính trị ban hành chỉ thị số 64 "về giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn và bảo vệ bí mật của Đảng trong tình hình hiện nay". Chỉ thị số 64 nờu rõ tình trạng một số cán bộ, đảng viên vi phạm nguyên tắc tổ chức Đảng, không chấp hành nghiêm kỷ luật phát ngôn và bảo vệ bí mật của Đảng và Nhà nước, đã để lộ tin tức, tán phát tài liệu không đúng nguyên tắc, tung tin sai lệch về nội bộ Đảng, gây tác động xấu tới ổn định chính trị, giữ gìn kỷ luật, kỷ cương, sự đoàn kết thống nhất trong Đảng và trong nhân dân, để kẻ xấu và các thế lực thù địch, xuyên tạc, làm giảm uy tín của Đảng, chống phá chế độ ta. Chỉ thị số 64 yêu cầu các cấp uỷ Đảng tăng cường giáo dục, quản lý cán bộ, đảng viên nêu cao ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức trách nhiệm và tinh thần đấu tranh, giữ vững đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Mọi cán bộ, đảng viên phải chấp hành nghiêm kỷ luật phát ngôn và bảo vệ bí mật của Đảng và Nhà nước, không lan truyền những thông tin sai lệch, những thư nặc danh, mạo danh có động cơ xấu, những thông tin về nhân sự chưa được tổ chức Đảng thông báo, tiết lộ bí mật của Đảng và Nhà nước. Cán bộ, đảng viên không được lợi dụng tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Đảng để tung tin, lan truyền dư luận, tán phát tài liệu hoặc xúi giục người khác lan truyền dư luận, tán phát tài liệu có quan điểm trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Mọi cán bộ, đảng viên khi nhận tài liệu có nội dung sai trái phải báo ngay cấp trên; khi nghe thông tin sai trái, phải giải thích kịp thời và báo cáo cấp trên có thẩm quyền xem xét, thẩm định, kết luận. Ngày 4/1/2002, Ban Bí thư có chỉ thị số 05 "về tăng cường cuộc đấu tranh chống các luận điệu sai trái và các hoạt động tán phát tài liệu chống Việt Nam". Chỉ thị số 05 phê phán tình trạng một số người, trong đó có cả cán bộ, đảng viên đã viết và tán phát nhiều tài liệu chống đối dưới dạng "nhật ký", "đối thoại", "góp ý kiến", "thư khẩn", "lời kêu gọi"...; đồng thời, bác bỏ yêu cầu đòi thành lập cái gọi là "Hội nhân dân chống tham nhũng". Bản chỉ thị phê phán hoạt động thu nhập thông tin nội bộ Việt Nam và tán phát những tài liệu chống Việt Nam của Trung tâm thông tin Đại sứ quán Mỹ; đồng thời lưu ý việc một số tổ chức phi chính phủ (NGO) lôi kéo, mời chào đích danh một số nhà văn, nhà báo, trí thức tham quan, nghiên cứu tại Mỹ. Bản chỉ thị yêu cầu các cấp uỷ Đảng chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng chủ động nghiên cứu, biên tập, thường xuyên đăng tải các bài phân tích, phê phán có sức thuyết phục; khuyến khích, động viên cán bộ đảng viên và đông đảo quần chúng tham gia đấu tranh vạch trần, phản bác những quan điểm sai trái, vô hiệu hoá các hoạt động tán phát các tài liệu xấu; tăng cường quản lý cán bộ, đảng viên đi công tác, học tập ở ngoài nước về kỷ luật phát ngôn; tăng cường kiểm soát hoạt động văn hoá, thông tin của các cơ quan, tổ chức nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam. Ngày 30/12/2002, Ban Bí thư ra Thông báo kết luận số 94 "Về nhiệm vụ tăng cường cuộc đấu tranh chống âm mưu "DBHB" trên lĩnh vực tư tưởng- văn hoá". Thông báo số 94, sau khi kết luận về bốn loại hoạt động chủ yếu của các thế lực phản động, thù địch chống phá cách mạng Việt Nam trên lĩnh vực tư tưởng- văn hoá, đã nghiêm túc kiểm điểm, phê bình một số cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể và cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đúng tính chất nguy hiểm và hoạt động ngày càng trắng trợn của các thế lực thù địch, còn biểu hiện mơ hồ, mất cảnh giác, thiếu trách nhiệm, thụ động, né tránh đấu tranh chống những thủ đoạn của các lực lượng thù địch trên lĩnh vực dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền; phê bình báo chí đăng tải quá nhiều bài viết về các tiêu cực xã hội, ít bài viết có tính chiến đấu cao, có sức thuyết phục, kịp thời phê phán các quan điểm sai trái; phê bình sự buông lỏng quản lý các hoạt động văn hoá văn nghệ, để phỏt những bộ phim nước ngoài có chất lượng tư tưởng, nghệ thuật yếu kém trên truyền hình, lưu hành nhiều sản phẩm văn hoá có nội dung độc hại. Thông báo số 94 của Ban Bí thư cũng chỉ ra những nhiệm vụ cụ thể và nhiều giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường cuộc đấu tranh chống "DBHB" trên lĩnh vực tư tưởng- văn hoá. Ngay sau khi có Thông báo kết luận của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Đảng bộ khối cơ quan TW về công tácTư tưởng đã có ý kiến chỉ đạo các TCCSĐ trong khối tham gia nghiên cứu, viết bài. Trong thực tế có nhiều công trình khoa học cấp Nhà nước trực tiếp tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng về chống "DBHB": Đảng bộ Ban Tư tưởng-văn hoá Trung ương với Báo cáo về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam trên mặt trận Tư tưởng-Văn hoá, tài liệu số 05/ TLM, tiến sĩ Nguyễn Hồng Vinh UVTW Đảng, Phó trưởng Ban thường trực Ban Tư tưởng- văn hoá Trung ương làm chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tình hình mới. Đề tài khoa học độc lập cấp nhà nước do Tiến sĩ Đào Duy Quát (chủ biên) tài liệu lưu hành nội bộ về phê phán các quan điểm sai trái, (Hà Nội, 2002). PGS, TS Vũ Hiền, PGS,TS Trần Quang Nhiếp đảng bộ Tạp Chí Cộng Sản (Đồng chủ biên) tài liệu lưu hành nội bộ: Báo chí trong đấu tranh chống "Diễn biến hoà bình", (Hà Nội, 6/2000). Ngoài ra còn có các công trình khoa học cấp Nhà nước của một số bộ, ngành như Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Viện nghiên cứu chiến lược quân sự: Thiếu tướng, PGS Bùi Phan Kỳ (Chủ nhiệm đề tài), Trung tướng GS,TS Đỗ Trình, Đại tá PGS, TS Bùi Đình Bôn: "Học thuyết quân sự Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh", (Hà Nội, 2002). Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ quốc phòng... đi sâu nghiên cứu cụ thể dưới nhiều khía cạnh khác nhau về "DBHB" và chống "DBHB" ở nước ta. ở Trung Quốc cũng đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về âm mưu "DBHB" của chủ nghĩa đế quốc và các biện pháp để khắc phục những hậu quả của các hoạt động "DBHB". Những bài học kinh nghiệm của nước bạn cũng là tài liệu tham khảo quan trọng để chúng ta nghiên cứu về lĩnh vực này. Những công trình trên chủ yếu đề cập tới những lĩnh vực cụ thể về "DBHB" và chống "DBHB", nhưng chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống vai trũ lónh đạo của Đảng uỷ khối tư tưởng Trung ương trong đấu tranh chống "DBHB" trên lĩnh vực tư tưởng- văn hoá. Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học như đã nêu và dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, X, căn cứ kết quả khảo sát thực tiễn, tác giả đã lựa chọn vấn đề: Đảng bộ khối cơ quan Trung ương về công tác tư tưởng trong đấu tranh chống "DBHB" trên lĩnh vực tư tưởng- văn hoá giai đoạn hiện nay làm đề tài nghiên cứu nhằm góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong cuộc đấu tranh chống "DBHB" trên lĩnh vực tư tưởng- văn hoá. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn phân tích những âm mưu, thủ đoạn và nội dung cơ bản chiến lược "DBHB" của chủ nghĩa Đế quốc và các thế lực thù địch, đặc biệt là về lĩnh vực tư tưởng- văn hoá đối với nước ta. Đánh giá thực trạng công tác tổ chức triển khai cuộc đấu tranh chống DBHB ở Đảng bộ khối cơ quan Trung ương (TƯ) về công tác tư tưởng. Trên cơ sở đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc đấu tranh chống DBHB của Đảng bộ khối. 3.2. Đối tượng nghiên cứu của luận văn Vai trũ lónh đạo của Đảng bộ khối trong cuộc đấu tranh chống "DBHB" trên lĩnh vực tư tưởng- văn hoá hiện nay ở Đảng bộ khối cơ quan TƯ về công tác tư tưởng. 3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chiến lược "DBHB, âm mưu, thủ đoạn, các hình thức, biện pháp phá hoại của chiến lược "DBHB" của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, phản động. - Đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra những kinh nghiệm và đề xuất phương hướng, giải pháp tăng cường sự lónh đạo của đảng bộ khối trong đấu tranh chống chiến lược "DBHB" của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng- văn hoá ở Đảng bộ khối cơ quan TƯ về công tác tư tưởng. 3.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi của đề tài, luận văn tập trung nghiên cứu sự lónh đạo của Đảng bộ khối trong cuộc đấu tranh chống "Diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng-văn hoá giai đoạn hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận văn sử dụng những quan điểm cơ bản của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về vai trò của lý luận- tư tưởng và cuộc đấu tranh tư tưởng trong sự nghiệp cách mạng XHCN. 4.2. Cơ sở thực tiễn Tác giả luận văn kế thừa những kết quả nghiên cứu của các Bộ, ngành, một số Đảng bộ và các tác giả về đấu tranh chống chiến lược "DBHB". Điều tra nghiên cứu, khảo sát thực tế các tổ chức cơ sở Đảng thuộc Đảng bộ khối cơ quan Trung ương về công tác tư tưởng trong việc lãnh đạo cán bộ, đảng viên tham gia đấu tranh, phòng chống âm mưu "DBHB". 4.3. Phương pháp nghiên cứu Tác giả luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu lô gích và lịch sử, phân tích hệ thống và so sánh, điều tra xã hội học, xử lý những tài liệu, kết quả nghiên cứu của các công trình liên quan tới đề tài. 5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn - Góp phần làm rõ hơn về mặt lý luận và thực tiễn về sự lãnh đạo của Đảng bộ khối cơ quan TƯ về công tác Tư tưởng và của các tổ chức cơ sở Đảng trong cuộc lãnh đạo đấu tranh chống "DBHB". - Đánh giá có hệ thống thực trạng về vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng khối các cơ quan TƯ về công tác tư tưởng trong cuộc đấu tranh chống "DBHB" trên lĩnh vực tư tưởng-văn hoá. - Đề xuất hệ thống các giải pháp để nâng cao hiệu quả lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng thuộc Đảng bộ khối cơ quan TW về cụng tỏc tư tưởng trong việc lãnh đạo cuộc đấu tranh chống âm mưu "DBHB" của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng-văn hoá. 6. ý nghĩa của luận văn Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ đóng góp thêm một số cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng tham gia cuộc đấu tranh chống âm mưu và thủ đoạn "DBHB" trên lĩnh vực tư tưởng-văn hoá. Luận văn sẽ là tài liệu giúp Đảng bộ khối, các TCCSĐ, tham khảo trong quá trình nghiờn cứu và lãnh đạo, chỉ đạo cuộc đấu tranh chống DBHB, đồng thời là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập trong hệ thống các trường chính trị. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 2 chương, 6 tiết. Chương 1 đảng bộ khối cơ quan trung ương về công tác tư tưởng LÃNH ĐẠO đấu tranh chống "Diễn biến hoà bình" trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá- những vấn đề lý luận và thực tiễn 1.1. Chiến lược "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng -văn hoá và nội dung đấu tranh chống “diễn biến hoà bình” của Đảng ta 1.1.1. Chiến lược "Diễn biến hoà bình" của địch trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá - những vấn đề lý luận chung 1.1.1.1. Vài nét về chiến lược "Diễn biến hoà bình"của địch trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá Chiến lược "DBHB" ra đời vào thời kỳ chiến tranh lạnh, trong bối cảnh quốc tế biến động phức tạp; cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản diễn ra gay go, quyết liệt. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế liên tục điều chỉnh chiến lược, thay đổi biện pháp đối phó với các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) và phong trào tiến bộ xã hội. Trong quá trình đó, chiến lược "DBHB" ra đời, phát triển cùng với sự điều chỉnh phương thức, thủ đoạn chiến lược của chủ nghĩa đế quốc (CNĐQ) và các thế lực phản động quốc tế. Sau khi nhậm chức Tổng thống (tháng 1/1989), G. Bush đưa ra chiến lược "Vượt trên ngăn chặn" đối với Liên Xô và Đông Âu (5/1989), nhằm đưa cuộc đấu tranh vào trong lòng các nước xã hội chủ nghĩa, làm cho các nước xã hội chủ nghĩa bị xô đẩy tới chỗ sụp đổ. Thời kỳ này, Mỹ đặc biệt chú ý đến việc sử dụng lực lượng phản động bên trong để chống phá, làm suy yếu các nước xã hội chủ nghĩa; phân biệt đối xử với các nước, tăng cường viện trợ kinh tế, hỗ trợ lực lượng "dân chủ", khuyến khích "thị trường tự do" ở Liên Xô và các nước Đông Âu, nhằm lái các nước này chệch khỏi quĩ đạo của chủ nghĩa xã hội; ngầm viện trợ cho lực lượng phản động ở một số nước thuộc "thế giới thứ ba" và gây sức ép, buộc chính quyền các nước này phải ngả theo Mỹ. Đến đây, chiến lược "DBHB" từ ý tưởng đã trở thành một chiến lược chống cộng hoàn chỉnh, là bộ phận quan trọng nhất trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mỹ và các thế lực thù địch [30, tr.1-3]. - Mục tiêu bất di bất dịch của chiến lược "DBHB" đối với cỏc nước XHCN là xoá bỏ chủ nghĩa xã hội trên mọi phương diện: chủ nghĩa xã hội với tư cách là một xu thế và con đường phát triển; chủ nghĩa xã hội với tư cách là một học thuyết, một hệ tư tưởng, một phương thức sản xuất, một hệ thống giá trị, một phong trào hiện thực và một kiểu chế độ xã hội. Mục tiêu cơ bản, trực tiếp của chiến lược "DBHB" là xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, làm sụp đổ thể chế chính trị ở các nước xã hội chủ nghĩa mà không phải phát động chiến tranh. - Bản chất của chiến lược "DBHB" được thể hiện ở chỗ, nó là bộ phận quan trọng nhất trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của CNĐQ, do vậy nó mang bản chất chống cộng. Tính chất phản động của nó được thể hiện ở mục tiêu xoá bỏ chủ nghĩa xã hội với tư cách là một hình thái kinh tế - xã hội tiên tiến nhất và là xu thế vận động, phát triển của tiến bộ xã hội. - Phương châm chủ yếu của chiến lược "DBHB" là thực hiện cuộc tiến công "mềm", "ngầm", "sâu" thông qua các thủ đoạn phi vũ trang là chủ yếu. - Thủ đoạn chủ yếu của DBHB là tạo dựng và thúc đẩy những nhân tố phản động chống đối ngay trong lòng các nước xã hội chủ nghĩa; đẩy các nước này vào tình trạng khó khăn, khủng hoảng toàn diện, qua đó chuyển hoá từng bước theo con đường TBCN; hoặc sử dụng lực lượng chống đối để thực hiện bạo loạn phản cách mạng lật đổ chính quyền cách mạng. Để thực hiện mục tiêu trên, Mỹ đẩy mạnh "DBHB", kết hợp với bạo loạn lật đổ, sẵn sàng can thiệp quân sự khi cần thiết. Tổng thống Bush tuyên bố ủng hộ cải cách kinh tế và tự do chính trị để thúc đẩy DBHB ở Việt Nam. Thượng Viện Mỹ thông qua dự luật 954, nêu 5 biện pháp nhằm thực hiện "DBHB" đối với Việt Nam, trong đó đòi Việt Nam "cải cách dân chủ", "tự do hoá chính trị", "tôn trọng quyền con người", "xây dựng một chính phủ dân chủ", "Mỹ ủng hộ quá trình cải cách dân chủ phi bạo lực ở Việt Nam". Mỹ thực hiện 3 chiến lược bộ phận nhằm thúc đẩy tiến trình "DBHB" đối với Việt Nam, đó là: "Chiến lược chi phối đầu tư", chiến lược "ngoại giao thân thiện", chiến lược "khoét sâu nội bộ". - Biện pháp "DBHB" của các thế lực thù địch là vận dụng tình thế và thời cơ để thực hiện cuộc "tiến công ngầm" một cách tổng hợp trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật, tư tưởng, văn hoá, quân sự, ngoại giao... Trong đó, tiến công về chính trị - tư tưởng là then chốt, kinh tế là mũi nhọn; quân sự giữ vị trí răn đe, gây áp lực hỗ trợ cho các biện pháp khác. Tuy chiến lược "DBHB" đặt biện pháp hoà bình, phi chiến tranh lên vị trí ưu tiên, nhưng CNĐQ vẫn thường xuyên duy trì sức mạnh quân sự, công khai răn đe và sẵn sàng sử dụng đòn quân sự để hỗ trợ cho biện pháp hoà bình, khi cần thiết. - Nội dung chủ yếu của chiến lược "DBHB" là: chống phá về chính trị - tư tưởng, từng bước xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, làm biến chất nhà nước XHCN trên bản đồ thế giới. Chúng chống phá về kinh tế, các mặt của đời sống xã hội, quốc phòng và an ninh, tạo dựng lực lượng đối lập để lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa. - Hình thức chống phá Việt Nam trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá của các thế lực thù địch: Việc phát tán tài liệu, đặc biệt trên mạng Internet, đề cập tới rất nhiều vấn đề của đời sống xã hội nước ta được các thế lực thù địch sử dụng nhiều nhất. Các tài liệu liên quan đến nội bộ Đảng, Nhà nước, kinh tế, xã hội, đối ngoại... Thậm chí là các tài liệu ở dạng tuyệt mật, cũng được phát tán rộng rãi trên mạng Internet. Sơ bộ phân loại, gồm các loại tài liệu sau: Tài liệu của các tổ chức phản động người Việt Nam lưu vong ở nước ngoài: Loại tài liệu này có từ lâu, gồm những luận điểm vu cáo, xuyên tạc bôi nhọ chế độ ta, nay

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanvan dien bien hoa binh.doc
Tài liệu liên quan