Luận văn Dịch vụ thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Trong những năm gần đây, đang nổi lên một yếu tố có tính quy luật của sự phát triển kinh tế - xã hội là mức tăng trưởng của dịch vụ vượt trội hơn hẳn so với sản xuất vật chất và vị trí của nó trong nền kinh tế ngày càng được nâng cao.

Xu hướng phát triển của các nước cho thấy, nền kinh tế càng phát triển thì ngành dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Tính trung bình ở các nước phát triển, ngành dịch vụ chiếm khoảng 65% GDP, còn đối với các nước kém phát triển thì tỷ lệ này dao động trong khoảng từ 35-45%. Ở Việt Nam, trong thời kỳ thực hiện nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, hoạt động dịch vụ chỉ bó hẹp trong khâu phân phối lưu thông và do nhà nước tổ chức quản lý. Các loại dịch vụ khác hầu như không có hoặc bị cấm. Cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ngành dịch vụ đã từng bước hình thành và phát triển đa dạng với tốc độ nhanh chóng, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đặc biệt là các ngành dịch vụ mới như thông tin liên lạc, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu khai thác thị trường, tư vấn đầu tư và các loại dịch vụ mang tính kinh doanh đặc thù như: thương mại, du lịch. đã nhanh chóng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế.

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới, có cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu quốc gia, có hệ thống đường sắt, đường bộ rất thuận lợi, nằm cạnh tam giác kinh tế phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và nằm trong hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là một trong những cầu nối quan trọng giữa hai thị trường rộng lớn Trung Quốc với ASEAN, do đó đã tạo cho Lạng Sơn nhiều tiềm năng và lợi thế về phát triển dịch vụ thương mại và du lịch; góp phần đưa kinh tế dịch vụ Lạng Sơn thực sự có những chuyển biến sâu sắc trong những năm gần đây và trở thành một trong những ngành kinh tế năng động của Tỉnh.

Xuất phát từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn về dịch vụ thương mại và du lịch ; đánh giá thực trạng dịch vụ thương mại và du lịch ở Lạng Sơn hiện nay; nhằm tìm ra phương hướng và giải pháp hữu hiệu nhất để phát triển dịch vụ thương mại và du lịch, góp phần đưa kinh tế dịch vụ trở thành một trong những ngành kinh tế năng động nhất của Tỉnh, vừa là vấn đề cấp bách, vừa là vấn đề cơ bản lâu dài và có ý nghĩa lý luận thực tiễn thiết thực. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Dịch vụ thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn” làm luận văn cao học.

 

doc99 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 968 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Dịch vụ thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, đang nổi lên một yếu tố có tính quy luật của sự phát triển kinh tế - xã hội là mức tăng trưởng của dịch vụ vượt trội hơn hẳn so với sản xuất vật chất và vị trí của nó trong nền kinh tế ngày càng được nâng cao. Xu hướng phát triển của các nước cho thấy, nền kinh tế càng phát triển thì ngành dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Tính trung bình ở các nước phát triển, ngành dịch vụ chiếm khoảng 65% GDP, còn đối với các nước kém phát triển thì tỷ lệ này dao động trong khoảng từ 35-45%. ở Việt Nam, trong thời kỳ thực hiện nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, hoạt động dịch vụ chỉ bó hẹp trong khâu phân phối lưu thông và do nhà nước tổ chức quản lý. Các loại dịch vụ khác hầu như không có hoặc bị cấm. Cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ngành dịch vụ đã từng bước hình thành và phát triển đa dạng với tốc độ nhanh chóng, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đặc biệt là các ngành dịch vụ mới như thông tin liên lạc, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu khai thác thị trường, tư vấn đầu tư và các loại dịch vụ mang tính kinh doanh đặc thù như: thương mại, du lịch... đã nhanh chóng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế. Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới, có cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu quốc gia, có hệ thống đường sắt, đường bộ rất thuận lợi, nằm cạnh tam giác kinh tế phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và nằm trong hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là một trong những cầu nối quan trọng giữa hai thị trường rộng lớn Trung Quốc với ASEAN, do đó đã tạo cho Lạng Sơn nhiều tiềm năng và lợi thế về phát triển dịch vụ thương mại và du lịch; góp phần đưa kinh tế dịch vụ Lạng Sơn thực sự có những chuyển biến sâu sắc trong những năm gần đây và trở thành một trong những ngành kinh tế năng động của Tỉnh. Xuất phát từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn về dịch vụ thương mại và du lịch ; đánh giá thực trạng dịch vụ thương mại và du lịch ở Lạng Sơn hiện nay; nhằm tìm ra phương hướng và giải pháp hữu hiệu nhất để phát triển dịch vụ thương mại và du lịch, góp phần đưa kinh tế dịch vụ trở thành một trong những ngành kinh tế năng động nhất của Tỉnh, vừa là vấn đề cấp bách, vừa là vấn đề cơ bản lâu dài và có ý nghĩa lý luận thực tiễn thiết thực. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Dịch vụ thương mại và du lịch trờn địa bàn tỉnh Lạng Sơn” làm luận văn cao học. 2. Tình hình nghiên cứu Liên quan đến vấn đề dịch vụ thương mại và du lịch ở nước ta đã có những công trình khoa học và các nhà nghiên cứu quan tâm. Chẳng hạn như: - Hồ Viết Chiến (2002), “Kinh tế dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Vũ Hồng Tiến (2003), “Kinh tế dịch vụ đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay”, Luận văn tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. - Nguyễn Thị Hồng Lâm (2005), “Kinh tế du lịch ở Thanh Hoá - Thực trạng và giải pháp phát triển”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. - Nguyễn Văn Mầu (2004), “Thương mại, du lịch với những mục tiêu giải pháp 2005” đăng trên Tạp chí Thương mại, số 47. - Trần Hào Hùng (2004), “ Cam kết quốc tế của Việt Nam về mở cửa thị trường dịch vụ: Những cơ hội và thách thức đối với việc đầu tư trực tiếp nước ngoài”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 1. - Hoàng Xuân Quế (2004), “ Bàn về hoạt động dịch vụ tài chính tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Kinh tế phát triển, số 11. - Nguyễn Đăng Nam, “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của các dịch vụ tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế”, Tạp chí tài chính, số 10. - Chu Ngọc Sơn (9/2004), “Dịch vụ việc làm: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả”, Tạp chí Lý luận chính trị... Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên chỉ nghiên cứu một ngành cụ thể trong kinh tế dịch vụ của các địa phương hoặc nghiên cứu kinh tế dịch vụ ở những khía cạnh khác nhau. Riêng ở Lạng Sơn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về dịch vụ thương mại và du lịch để đề ra những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển dịch vụ thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn dưới góc độ kinh tế chính trị. 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 3.1. Mục đích: Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề phát triển dịch vụ thương mại và du lịch; từ thực trạng phát triển dịch vụ thương mại và du lịch ở tỉnh Lạng Sơn thời gian qua. Luận văn có mục đích đưa ra phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy dịch vụ thương mại và du lịch ở Lạng Sơn trong thời gian tới 3.2. Nhiệm vụ: - Hệ thống, khái quát những vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm thực tiễn về dịch vụ thương mại và du lịch. Xác định tính tất yếu khách quan của dịch vụ thương mại và du lịch trong phát triển kinh tế của tỉnh Lạng Sơn. - Phân tích thực trạng dịch vụ thương mại và du lịch của tỉnh Lạng Sơn trong những năm qua. Chỉ ra những thành tựu đã đạt được, những mặt hạn chế thông qua việc phân tích thực trạng dịch vụ thương mại và du lịch của tỉnh Lạng Sơn. - Xác định phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát triển dịch vụ thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Dịch vụ thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Về thời gian luận văn chỉ nghiên cứu dịch vụ thương mại và du lịch của tỉnh Lạng Sơn từ năm 2000 - 2005. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm, đường lối, chính sách, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước; của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Lạng Sơn. Bên cạnh đó có sự chọn lọc tham khảo các công trình nghiên cứu, các bài viết của nhiều tác giả có liên quan tới đề tài. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm phương pháp luận nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu kinh tế chính trị được sử dụng trong luận văn gồm phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp trừu tượng hoá, thống kê. Trong đó tác giả chú ý phân tích thực tiễn đối chiếu với lý luận. 6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về dịch vụ thương mại và du lịch từ góc độ kinh tế chính trị. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thương mại và du lịch ở tỉnh Lạng Sơn. Đề xuất phương hướng và giải pháp khả thi với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ thương mại và du lịch trên địa bàn của tỉnh. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 8 tiết. Chương 1 Dịch vụ thương mại và du lịch - Sự cần thiết phát triển ở Lạng Sơn 1.1. Dịch vụ thương mại và du lịch trong nền kinh tế thị trường 1.1.1. Dịch vụ Thuật ngữ dịch vụ lúc đầu dùng để chỉ các hoạt động cung ứng hậu cần trong quân đội, sau đó được đưa vào các lĩnh vực kinh tế. Ngày nay, dịch vụ phát triển rất đa dạng, có mặt ở khắp mọi nơi trong đời sống kinh tế-xã hội. Hiện nay có nhiều tranh luận về khái niệm dịch vụ. Cho tới nay đã có khá nhiều khái niệm khác nhau về dịch vụ, song từng khái niệm đều có những hạn chế riêng. Trong Từ điển tiếng Việt định nghĩa: Dịch vụ là những công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 1, dịch vụ là "những hoạt động phục vụ nhằm thoả mãn những nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt" [44, tr.671]. Do nhu cầu của con người rất đa dạng tuỳ theo sự phân công lao động nên có rất nhiều loại dịch vụ: dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh; dịch vụ phục vụ sinh hoạt công cộng; dịch vụ cá nhân dưới hình thức những dịch vụ gia đình. Như vậy, lâu nay người ta thường quan niệm dịch vụ là hoạt động của những ngành phục vụ. Nhưng phục vụ là “làm phần việc của mình, vì lợi ích chung,... làm những việc giúp ích trực tiếp cho sinh hoạt vật chất hoặc văn hoá của người khác”. Cách hiểu này là chưa đầy đủ, chưa mô tả được các đặc trưng của dịch vụ. Trong kinh tế học hiện đại, dịch vụ được quan niệm rộng rãi hơn nhiều. Dịch vụ bao gồm toàn bộ các ngành, các lĩnh vực có tạo ra tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay tổng sản phẩm quốc dân (GNP), trừ các ngành sản xuất các sản phẩm vật chất như công nghiệp (bao gồm cả lâm, ngư nghiệp). Những ngành như vận tải bao gồm hàng không, xe lửa, ôtô...; thông tin bưu điện; lưu thông hàng hoá tư liệu sản xuất hoặc vật phẩm tiêu dùng; các lĩnh vực hoạt động như ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, du lịch... đều thuộc lĩnh vực dịch vụ. Theo Các Mác dịch vụ chỉ cái giá trị sử dụng đặc thù do lao động đem lại giống như mọi hàng hoá khác nhưng ở đây cái giá trị sử dụng đặc thù của lao động này được gọi bằng một cái tên đặc biệt là dịch vụ, bởi vì lao động đó cung cấp những sự phục vụ không phải với tư cách là một đồ vật mà với tư cách là một sự hoạt động, nhưng điều đó cũng hoàn toàn chẳng phân biệt nó với một cái máy nào đó, như chiếc đồng hồ chẳng hạn [20, tr.577]. Những người làm dịch vụ cũng cần nhận được bánh mỳ và các tư liệu sinh hoạt khác, họ cũng phải trả bằng tiền thu được nhờ làm dịch vụ, và ở đây cũng như mọi sự trao đổi hàng hoá lấy hàng hoá, vật ngang giá được trao đổi lấy vật ngang giá, do đó cũng một giá trị nhưng có mặt hai lần: một lần ở giá người mua, một lần ở giá người bán. Người công nhân chi tiền mua những dịch vụ hoàn toàn không khác gì chi tiền mua bất cứ loại hàng hoá nào khác. "Chẳng hạn, mua dịch vụ của bác sĩ hay cố đạo cũng hoàn toàn giống như mua bánh mỳ hay rượu trắng cho mình vậy" [20, tr.578] vì trong những chi phí để tái sản xuất sức lao động bao gồm cả những chi phí mua dịch vụ. Dịch vụ cũng có giá trị sử dụng, nghĩa là cũng đáp ứng một nhu cầu nào đó của người mua và do những chi phí sản xuất của chúng, chúng cũng có giá trị trao đổi nữa. Vì thế tổng số sản phẩm tiêu dùng bao giờ cũng lớn hơn số lượng sản phẩm khi không có dịch vụ và tổng giá trị cũng lớn hơn vì nó ngang với giá trị của những hàng hoá dùng để nuôi dưỡng những dịch vụ ấy và giá trị của bản thân những dịch vụ ấy [20, tr.215]. Từ những điều nói trên có thể hiểu khái niệm dịch vụ một cách chung nhất là: Dịch vụ là những hoạt động lao động mang tính xã hội, tạo ra các sản phẩm hàng hoá không tồn tại dưới hình thái vật thể nhằm thoả mãn kịp thời, thuận lợi, hiệu quả hơn các nhu cầu trong sản xuất và đời sống của con người. * Đặc điểm của dịch vụ: - Dịch vụ là một sản phẩm vô hình: sản phẩm dịch vụ không mang hình thái vật thể độc lập, cụ thể, ngay cả trong trường hợp nó có tính sản xuất vật chất. Thông thường, một sản phẩm hàng hoá được sản xuất ra tồn tại hữu hình. Người sử dụng nó có thể nhìn thấy, cảm nhận được sản phẩm bằng các giác quan, thể hiện qua hình dáng, mầu sắc, nhãn hiệu... Nhưng đối với sản phẩm dịch vụ thì người sử dụng không thể sờ thấy, nhìn thấy, cảm nhận được sản phẩm bằng các giác quan, thử mùi vị, nghe thấy âm thanh của chúng trước khi sử dụng. Các Mác đã chỉ rõ: Trong những trường hợp mà tiền được trực tiếp trao đổi lấy một lao động không sản xuất ra tư bản, tức là trao đổi lấy một lao động không sản xuất, thì lao động đó được mua với tư cách là một sự phục vụ... lao động đó cung cấp những sự phục vụ không phải với tư cách là một đồ vật, mà với tư cách là một sự hoạt động [21, tr.576]. Tuy nhiên tính không hiện hữu này có mức độ biểu lộ khác nhau đối với từng loại dịch vụ, nó có quan hệ tới chất lượng dịch vụ và tiêu dùng dịch vụ của khách hàng. Chẳng hạn như đào tạo, trông trẻ, du lịch hoặc nghỉ ngơi trong khách sạn. Tính không hiện hữu của dịch vụ được biểu lộ qua yếu tố vật chất nào đó và đó chính là những phương tiện chuyển giao dịch vụ cho khách hàng. Chính vì đặc điểm này nên trong thực tế việc tiếp cận các loại dịch vụ thường được thực hiện thông qua những thông tin về uy tín, chất lượng dịch vụ mặt khác uy tín và chất lượng dịch vụ chỉ được khẳng định khi dịch vụ đã được thực hiện. Đây là điểm khác biệt quan trọng giữa kinh doanh dịch vụ với kinh doanh sản xuất hàng hoá thông thường. - Việc sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời, nghĩa là sản phẩm dịch vụ không thể tách rời khỏi nguồn gốc của nó, cho dù đó là con người hay máy móc tạo ra dịch vụ. Quá trình đưa dịch vụ tới người sử dụng luôn là quá trình vận động song song giữa sản phẩm dịch vụ và người tạo ra dịch vụ. Sự phục vụ mà người ca sỹ đem lại cho tôi thoả mãn nhu cầu về thẩm mỹ của tôi, nhưng cái mà tôi thưởng thức chỉ tồn tại dưới hình thái hoạt động không tách rời khỏi bản thân người ca sỹ và khi lao động của người ca sỹ tức là tiếng hát của anh ta chấm dứt thì sự khoái lạc mà tôi cảm nhận cũng chấm dứt [21, tr.507]. Hay là vận tải hàng hoá không để lại dấu vết nào của lao động đã chi phí vào việc chuyên chở. Nhưng ở đây đối tượng lao động trải qua một sự thay đổi vật chất nhất định, theo nghĩa là sự thay đổi về không gian, thay đổi chỗ. Sự thay đổi này là dịch vụ. Khi hàng hoá đến nơi quy định thì sự thay đổi mà giá trị sử dụng của nó đã trải qua liền biến mất, chỉ còn biểu hiện ở trong cái giá trị hàng hoá đã tăng lên mà thôi. Cũng có một số dịch vụ nhất định mà kết quả của chúng có thể tồn tại như một giá trị sử dụng có hình thái độc lập tách khỏi người sản xuất và người tiêu dùng do đó có thể duy trì sự tồn tại của mình trong khoảng thời gian đó với tư cách là những hàng hoá có thể bán được, như những tác phẩm nghệ thuật (như tượng, tranh...) tồn tại tách rời hoạt động nghệ thuật của người nghệ sỹ đã sáng tạo ra chúng. Nhưng thực ra cái mà tác phẩm đó có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ở đây không phải là bản thân yếu tố vật chất của sản phẩm tồn tại độc lập mà là cái “hồn” của tác phẩm ấy. Bởi vậy, những dịch vụ này vẫn là hàng hoá vô hình, thể hiện cái đẹp, cái hay mà người tiêu dùng cảm thụ được. - Tính không mất đi: trong nhiều trường hợp, hoạt động dịch vụ sau khi đã được thực hiện thì các yếu tố cấu thành dịch vụ không mất đi mà vẫn còn nguyên vẹn. Nghĩa là quá trình tạo ra dịch vụ được lặp đi lặp lại nhiều lần như một bản nhạc, một lượng thông tin tư vấn pháp luật... Những yếu tố cấu thành trên không phải là sản phẩm dự trữ của dịch vụ. Nó chỉ là tiềm năng tạo nên dịch vụ. - Tính không cất trữ được: Đặc điểm này của dịch vụ là một trong những cơ sở để phân biệt hoạt động dịch vụ với hoạt động của các ngành sản xuất vật chất. Với những sản phẩm vật chất có thể tích trữ được trong kho, ví dụ: có thể sản xuất quần áo mùa hè ngay trong mùa đông và để chúng ở trong kho chờ đến mùa hè sẽ bán. Nhưng dịch vụ thì thường sản xuất tới đâu tiêu thụ tới đấy, không tiêu dùng sẽ bỏ phí, vì dịch vụ không thể tích trữ, để dành được. Ví dụ: khi xe chở khách, người lái xe tạo ra sự di chuyển đến đâu thì hành khách sẽ hưởng thụ đến đấy. Nếu xe có 15 chỗ ngồi mà chỉ có 10 người ngồi thì 5 chỗ còn lại sẽ bị bỏ phí, không thể để dành cho lần sau được. Do dịch vụ không thể tích trữ nên thông thường người ta chủ yếu điều tiết cầu khi điều tiết quan hệ cung cầu về dịch vụ - Tính không ổn định và khó xác định chất lượng Chất lượng dịch vụ không ổn định mà dao động trong một khoảng rất rộng, nó tuỳ thuộc vào người cung ứng cũng như vào thời gian và địa điểm cung ứng dịch vụ. Ví dụ: một buổi tư vấn tâm lý với những người bị AIDS thành công không chỉ phụ thuộc vào trình độ tâm lý của người tư vấn mà còn phụ thuộc sự hợp tác trung thực, cởi mở của người cần tư vấn... Chính đặc điểm này đã giải thích nguyên nhân vì sao trong khi lựa chọn người cung ứng dịch vụ, người mua dịch vụ thường hỏi ý kiến của những người mua trước. Sự khác nhau giữa sản phẩm vật chất và dịch vụ: Sản phẩm vật chất Sản phẩm dịch vụ - Mang tính hữu hình - Mang tính vô hình - Được trưng bày trước khi mua, bán - Thông thường không được trưng bày hoặc bán - Quyền sở hữu được chuyển giao khi mua bán - Không có sự thay đổi về quyền sở hữu - Có thể được cất giữ hay lưu kho - Không thể cất giữ hay lưu kho - Có thể bán tiếp theo - Không bán được tiếp theo - Sản xuất và tiêu dùng thường diễn ra ở thời gian và địa điểm khác nhau. - Sản xuất và tiêu dùng thường trùng nhau về thời gian và không gian - Có thể vận chuyển được - Không thể vận chuyển được ngay cả khi người sản xuất mong muốn - Có thể xuất khẩu được - Không thể xuất khẩu được - Khách hàng là bộ phận chỉ trong quá trình tiêu dùng - Khách hàng là một bộ phận trong cả quá trình sản xuất và tiêu dùng - Có thể quan hệ gián tiếp với khách hàng - Trong đại đa số các trường hợp phải quan hệ trực tiếp với khách hàng * Phân loại dịch vụ: Có nhiều cách phân loại dịch vụ. Dưới đây xin nêu cách phân loại dịch vụ trong hệ thống phân loại sản phẩm chủ yếu của Tổng cục Thống kê, dựa theo cách phân loại của Liên Hợp Quốc gồm 5 cấp loại: 10 loại sản phẩm cấp 1, 68 loại sản phẩm cấp 2, 294 loại sản phẩm cấp 3, 1047 loại sản phẩm cấp 4 và 1813 loại sản phẩm cấp 5 [17, tr.9]. Trong hệ thống phân loại sản phẩm chủ yếu, dịch vụ bao gồm: 1. Dịch vụ thương mại, dịch vụ khách sạn và nhà hàng; 2. Dịch vụ vận tải kho bãi và thông tin liên lạc; 3. Dịch vụ phục vụ nông nghiệp, khai thác mỏ và công nghiệp chế biến; 4. Các dịch vụ cá nhân, xã hội công cộng. - Dịch vụ thương mại, khách sạn, nhà hàng, bao gồm dịch vụ bán buôn, bán lẻ, đại lý, bảo dưỡng, sửa chữa, khách sạn, nhà hàng, du lịch. - Dịch vụ vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc gồm vận tải đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không, dịch vụ hỗ trợ vận tải, bưu chính viễn thông. - Các loại dịch vụ phục vụ nông nghiệp, khai thác mỏ, công nghiệp chế biến gồm các dịch vụ trung gian tài chính và hỗ trợ cho trung gian tài chính, kinh doanh bất động sản, cho thuê, thuê mua không kèm người điều khiển, máy tính điện tử và các dịch vụ liên quan (lắp đặt phần cứng, cài đặt phần mềm, lập trình...) dịch vụ nghiên cứu và triển khai, dịch vụ pháp lý, kế toán, kiểm toán, lưu giữ chứng từ sổ sách, thuế, nghiên cứu thị trường, các dịch vụ kỹ thuật và các dịch vụ khác như quảng cáo, cung cấp bảo mẫu, nhân sự, bảo vệ, dịch vụ phục vụ nông lâm nghiệp (phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, săn bắt) phục vụ khai thác mỏ và công nghiệp chế biến, nhãn hiệu, bản quyền. - Dịch vụ cá nhân, xã hội và công cộng bao gồm quản lý hành chính công, dịch vụ công, dịch vụ bảo đảm xã hội bắt buộc, giáo dục, sức khoẻ và xã hội, vệ sinh môi trường, giải trí, văn hoá, thể thao, thẩm mỹ, dịch vụ cho các tổ chức và đại diện có đặc quyền ngoại giao. 1.1.2. Dịch vụ thương mại Dịch vụ thương mại là khái niệm chưa có sự thống nhất, chưa có sự chuẩn hoá. Hiện nay, các tài liệu phân tích khái niệm và nội hàm dịch vụ thương mại một cách hệ thống còn quá ít. Tuy nhiên, trong thực tế dịch vụ thương mại là khái niệm được áp dụng ở các nước mà hoạt động thương mại dịch vụ chưa phát triển, các nước có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam tại Điều 5, Khoản 2, Luật Thương mại (năm 1997). Chính vì vậy, dịch vụ thương mại được hiểu là các loại hình dịch vụ gắn liền và phục vụ cho việc mua bán hàng hoá - sản phẩm hữu hình. Từ điển Bách khoa Việt Nam không đưa ra định nghĩa về dịch vụ thương mại mà chỉ đưa ra định nghĩa về "dịch vụ kinh tế đối ngoại". Theo đó, dịch vụ kinh tế đối ngoại được hiểu là "những hoạt động thúc đẩy, hỗ trợ các hoạt động ngoại thương, hợp tác sản xuất, hợp tác khoa học kỹ thuật với nước ngoài, đầu tư, tín dụng quốc tế và hoạt động hỗ trợ phục vụ khách hàng trong các lĩnh vực nói trên" [44, tr.671]. Khía cạnh thương mại, mua bán dịch vụ nhằm thu lợi nhuận không đề cập đến trong nhiều tài liệu hướng dẫn và tài liệu khoa học. Đến năm 1997, khái niệm dịch vụ thương mại mới được quy định trong Luật Thương mại Việt Nam năm 1997 - Đạo luật Thương mại đầu tiên của Việt Nam. Luật Thương mại Việt Nam, năm 1997, nêu định nghĩa về dịch vụ thương mại, theo đó "dịch vụ thương mại gồm những dịch vụ gắn với việc mua bán hàng hoá" (Điều 5, Khoản 4). Định nghĩa này được cụ thể hoá tại Điều 45 của Luật - cách liệt kê 13 loại hình dịch vụ được coi là dịch vụ thương mại đó là: 1. Đại diện cho thương nhân; 2. Môi giới thương mại; 3. Uỷ thác mua bán hàng hoá; 4. Đại lý mua bán hàng hoá; 5. Gia công trong thương mại; 6. Đấu giá hàng hoá; 7. Đấu thầu hàng hoá; 8. Dịch vụ giao nhận hàng hoá; 9. Dịch vụ giám định hàng hoá; 10. Khuyến mại; 11. Quảng cáo thương mại; 12. Trưng bày giới thiệu hàng hoá; 13. Hội chợ, triển lãm thương mại. Có thể nói, theo cách hiểu của Luật Thương mại năm 1997, dịch vụ thương mại được hiểu là dịch vụ gắn liền với việc mua bán hàng hoá của thương nhân, gắn liền với hành vi thương mại của thương nhân. Nói một cách khái quát, dịch vụ thương mại thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại năm 1997 gồm 13 hành vi cung ứng dịch vụ được trình bày qua sơ đồ sau Sơ đồ dịch vụ thương mại theo cách hiểu của Đại diện cho thương nhân (Điều 83 - Điều 92) Môi giới thương mại (Điều 93 - Điều 98) Uỷ thác mua bán hàng hoá (Điều 99 - Điều 110) Đại lý mua bán hàng hoá (Điều 111 - Điều 127) Gia công trong thương mại (Điều 128 - Điều 138) Đấu giá hàng hoá (Điều 139 - Điều 140) Đấu thầu hàng hoá (Điều 141 - Điều 162) Dịch vụ giao nhận hàng hoá (Điều 163 - Điều 171) Dịch vụ giám định hàng hoá (Điều 172 - Điều 179) Khuyến mại (Điều 180 - Điều 185) Quảng cáo thương mại (Điều 186 - Điều 197) Trưng bày giới thiệu hàng hoá (Điều 198 - Điều 207) Hội chợ triển lãm thương mại (Điều 208 - Điều 218) Dịch vụ thương mại theo cách hiểu của Luật Thương mại Việt Nam năm 1997 Luật Thương mại Việt Nam năm 1997 Theo khái niệm về dịch vụ thương mại của Việt Nam năm 1997 thì khi đánh giá thực trạng dịch vụ thương mại trong thời gian qua cần phải có số liệu cụ thể để đánh giá thực trạng cung ứng 13 dịch vụ thương mại nói trên. Tuy nhiên, đây là điều rất khó thực hiện vì số liệu thống kê hẳn như không đi theo cách quy định, cách hiểu của Luật Thương mại năm 1997. Như vậy, có thể nói nội hàm khái niệm dịch vụ thương mại ở Việt Nam là hẹp hơn so với các nước khác. Do vậy, ở Luật thương mại năm 1997, cách hiểu về dịch vụ thương mại còn tồn tại một số điểm bất cập so với trong luật pháp của các nước phát triển, cụ thể là trong WTO/ GATS. Theo tác giả, xuất phát từ thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế và quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam thì tác giả cho rằng cần phải hiểu khái niệm dịch vụ thương mại theo nghĩa rộng, nó bao gồm không chỉ những dịch vụ gắn liền với hoạt động mua bán hàng hoá và hành vi thương mại của thương nhân, mà còn bao trùm cả các hoạt động dịch vụ có tính thương mại như: cung ứng dịch vụ đầu tư, bảo hiểm, ngân hàng, thông tin viễn thông, môi giới tư vấn, các vấn đề thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ... Đặc điểm của dịch vụ thương mại - Tính chất chuyên môn hoá cao. - Yêu cầu chặt chẽ về tiêu chuẩn kỹ thuật, về chất lượng. - Là loại hình dịch vụ đòi hỏi những người cung cấp phải có trình độ chuyên môn khá cao, nhất là phải nắm vững những kiến thức và nghiệp vụ về thương mại. 1.1.3. Dịch vụ du lịch Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ. Sản phẩm của ngành du lịch chủ yếu là dịch vụ, không tồn tại dưới dạng vật thể, không lưu kho, lưu bãi, không chuyển quyền sở hữu khi sử dụng. Do vậy, nó cũng mang những đặc tính chung của dịch vụ. Tại điều 4,chương 1, Luật du lịch Việt Nam khái niệm dịch vụ du lịch được hiểu như sau: “Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch” [25, tr.2]. Trên cơ sở những khái niệm chung về dịch vụ, có thể hiểu dịch vụ du lịch là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa những tổ chức cung ứng du lịch, khách du lịch và thông qua các hoạt động tương tác đó để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, đồng thời mang lại lợi ích cho tổ chức cung ứng dịch vụ. * Đặc điểm của dịch vụ du lịch - Tính phi vật chất: Đây là đặc điểm quan trọng nhất của dịch vụ du lịch. Tính phi vật chất đã làm cho du khách không thể nhìn thấy hay thử nghiệm sản phẩm từ trước. Vì vậy, đối với du khách khi họ chưa tiêu dùng dịch vụ du lịch thì nó vẫn là trừu tượng. Dịch vụ thường xuyên đồng hành với những sản phẩm vật chất nhưng dịch vụ mãi mãi tồn tại tính phi vật chất của mình. Chính vì vậy mà du khách thực sự rất khó khi đánh giá dịch vụ. Điều đó đòi hỏi các nhà cung ứng dịch vụ du lịch cần phải cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết và những thông tin này phải nhấn mạnh lợi ích của dịch vụ đối với du khách khiến cho họ thấy hài lòng và quyết định mua dịch vụ của mình. Tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng dịch vụ du lịch: Đây là một đặc điểm hết sức quan trọng thể hiện sự khác biệt giữa dịch vụ và hàng hoá. Đối với hàng hoá (vật chất) quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời, sản phẩm dịch vụ du lịch không thể lưu kho được. Ví dụ: Thời gian nhàn rỗi của nhân viên du lịch vào lúc không có khách không thể để dành cho lúc cao điểm, một phòng khách sạn không cho thuê được trong ngày thì coi như mất dịch vụ, do đó mất một nguồn thu... Chính vì đặc điểm này nên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van tot nghiep.doc
  • docbia.doc
Tài liệu liên quan