Giải quyết thất nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao dần đời sống của nhân dân luôn là vấn đề nóng bỏng, là mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước và mọi thành viên trong xã hội ta.
Nước ta có dân số trẻ, số lượng người trong độ tuổi lao động năm 2000 là gần 40 triệu mà đa số ở nông thôn, trong khi bình quân ruộng đất đầu người thấp, ngành nghề chưa phát triển, tỷ lệ tăng dân số cao. Do vậy, số người lao động chưa đủ hoặc chưa có việc làm ngày càng nhiều.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân, việc sử dụng máy móc và ứng dụng những thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ, cải tiến tổ chức sản xuất tuy có tạo thêm nhiều chỗ làm việc nhưng cầu về lao động vẫn nhỏ hơn cung, đồng thời xuất hiện tình trạng thừa lao động giản đơn, lao động lành nghề sử dụng chưa phù hợp.
Để tạo việc làm, nước ta đã có nhiều giải pháp tích cực, trong đó xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp quan trọng. Tuy nhiên, quá trình hợp tác quốc tế về lao động (cách gọi trước đây) hay xuất khẩu lao động (cách gọi hiện nay) đang còn nhiều nhược điểm, thiếu sót như: việc quản lý xuất khẩu lao động chưa tốt; quyền lợi của người lao động của ta ở nước ngoài chưa được quan tâm đầy đủ (cả về vật chất và tinh thần), chất lượng lao động kém, trình độ ngoại ngữ thấp, ý thức kỷ luật lao động của người Việt Nam ở nước ngoài chưa cao.
Chính vì vậy, chỉnh đốn và đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, mở rộng thị trường lao động, đặc biệt là ở những thị trường có điều kiện lao động tốt, thu nhập cao, là một trong những vấn đề có tình thời sự nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, thúc đẩy sự hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới trong điều kiện phân công lao động quốc tế và quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng sâu rộng. Vì thế, "Đẩy mạnh xuất khẩu lao động của nước ta trong giai đoạn hiện nay " được chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ.
75 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1077 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Đẩy mạnh xuất khẩu lao động của nước ta trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giải quyết thất nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao dần đời sống của nhân dân luôn là vấn đề nóng bỏng, là mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước và mọi thành viên trong xã hội ta.
Nước ta có dân số trẻ, số lượng người trong độ tuổi lao động năm 2000 là gần 40 triệu mà đa số ở nông thôn, trong khi bình quân ruộng đất đầu người thấp, ngành nghề chưa phát triển, tỷ lệ tăng dân số cao... Do vậy, số người lao động chưa đủ hoặc chưa có việc làm ngày càng nhiều.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân, việc sử dụng máy móc và ứng dụng những thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ, cải tiến tổ chức sản xuất tuy có tạo thêm nhiều chỗ làm việc nhưng cầu về lao động vẫn nhỏ hơn cung, đồng thời xuất hiện tình trạng thừa lao động giản đơn, lao động lành nghề sử dụng chưa phù hợp.
Để tạo việc làm, nước ta đã có nhiều giải pháp tích cực, trong đó xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp quan trọng. Tuy nhiên, quá trình hợp tác quốc tế về lao động (cách gọi trước đây) hay xuất khẩu lao động (cách gọi hiện nay) đang còn nhiều nhược điểm, thiếu sót như: việc quản lý xuất khẩu lao động chưa tốt; quyền lợi của người lao động của ta ở nước ngoài chưa được quan tâm đầy đủ (cả về vật chất và tinh thần), chất lượng lao động kém, trình độ ngoại ngữ thấp, ý thức kỷ luật lao động của người Việt Nam ở nước ngoài chưa cao...
Chính vì vậy, chỉnh đốn và đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, mở rộng thị trường lao động, đặc biệt là ở những thị trường có điều kiện lao động tốt, thu nhập cao, là một trong những vấn đề có tình thời sự nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, thúc đẩy sự hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới trong điều kiện phân công lao động quốc tế và quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng sâu rộng. Vì thế, "Đẩy mạnh xuất khẩu lao động của nước ta trong giai đoạn hiện nay " được chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Nhiệm vụ của luận văn
2.1. Làm rõ sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu lao động ở nước ta.
2.2. Tìm hiểu tình hình xuất khẩu lao động của một số nước như Philipin, Thái Lan, Bănglađét.
2.3. Phân tích tình hình xuất khẩu lao động ở nước ta qua hai giai đoạn 1980 - 1989 và 1990 đến nay.
2.4. Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của Việt Nam trong thời gian tới.
3. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề này đã có nhiều tác giả nghiên cứu, như:
Phạm Nhật Tân: Sự Hội nhập khu vực về xuất khẩu lao động của Việt Nam.
Trương Quang Oánh: Tạo vị thế để mở rộng xuất khẩu lao động.
Trần Đình Chính: Mở rộng xuất khẩu lao động - một hướng tích cực giải quyết việc làm.
Nguyễn Quang Hiển: Xu hướng vận động thị trường lao động của nước ta.
Nguyễn Lương Trào: Một số vấn đề về xuất khẩu lao động ở nước ta trong giai đoạn mới.
Trần Văn Hằng: Thị trường lao động Việt Nam và cơ chế giải quyết việc làm ngoài nước.
Minh Đức: Đánh giá hợp tác lao động 10 năm 1985 - 1995 và phương hướng 1996 - 2000.
Tuy nhiên, phần lớn các công trình trên chỉ là những bài báo về từng mặt của xuất khẩu lao động:
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của chương trình hợp tác lao động quốc tế và XKLĐ.
- Phân tích một số thị trường lao động trên thế giới và trong khu vực.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh XKLĐ ở nước ta.
Còn có ít công trình phân tích một cách tương đối toàn diện công tác XKLĐ của ta.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Hiện nay, ở nước ta còn có những cách hiểu khác nhau về nội dung của phạm trù XKLĐ. Luận văn này chỉ sử dụng phạm trù "xuất khẩu lao động" theo nghĩa hẹp, nghĩa là chỉ xét những người lao động Việt Nam được đưa đi làm việc tại các nước và các vùng ngoài lãnh thổ Việt Nam.
5. Những đóng góp của luận văn
Tìm hiểu tình hình XKLĐ của một số nước từ đó rút ra những kinh nghiệm có thể vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta.
Khái quát được những thành tựu, những thiếu sót chủ yếu và nguyên nhân trong công tác XKLĐ ở nước ta những năm qua.
Đề xuất một số giải pháp khả thi đẩy mạnh XKLĐ trong thời gian tới.
6. ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, các giảng viên, các nhà hoạch định chính sách kinh tế - xã hội trong lĩnh vực hợp tác lao động quốc tế và những độc giả quan tâm đến lĩnh vực này.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm có lời mở đầu, 3 chương và kết luận.
Chương 1: Sự cần thiết phải xuất khẩu lao động của nước ta hiện nay và kinh nghiệm XKLĐ của một số nước.
Chương 2: Tình hình XKLĐ của nước ta những thập kỷ qua.
Chương 3: Những phương hướng và giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh XKLĐ của nước ta trong thời gian tới.
Chương 1
Sự cần thiết xuất khẩu lao động của nước ta và kinh nghiệm xuất khẩu lao động của một số nước
1.1. Xuất khẩu lao động và thị trường lao động
1.1.1. Xuất khẩu lao động
Bằng Quyết định 46CP ngày 01/02/1980 của Hội đồng Chính phủ, nước ta bắt đầu thực hiện XKLĐ vào những năm 80. Tuy nhiên, trong giai đoạn đó, một mặt chưa thừa nhận sự tồn tại của kinh tế thị trường và hàng hóa sức lao động trong CNXH, mặt khác, do đề cao quan hệ thân thiện giúp đỡ lẫn nhau giữa nước ta với các nước XHCN nên gọi là Hợp tác quốc tế về lao động.
Sau khi CNXH sụp đổ ở Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu, nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường thì thuật ngữ XKLĐ được sử dụng thay cho thuật ngữ Hợp tác quốc tế về lao động.
Trước khi có Luật Doanh nghiệp thì XKLĐ được hiểu là XKLĐ tại chỗ và XKLĐ trực tiếp. XKLĐ tại chỗ là người lao động bán sức lao động cho các công ty nước ngoài và làm việc cho họ ở ngay trên lãnh thổ của mình. Chẳng hạn, người lao động Việt Nam làm cho các công ty nước ngoài trong các khu chế xuất ngay trên lãnh thổ Việt Nam. Còn XKLĐ trực tiếp là người lao động được đưa sang các nước khác làm thuê.
Từ ngày 4/5 đến ngày 12/6 năm 1999, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa X Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Doanh nghiệp. Điều 2 Luật Doanh nghiệp xác định: "Việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam áp dụng theo quy định của luật này và các quy định luật pháp khác có liên quan.
Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của luật này và quy định của luật chuyên ngành về cùng một vấn đề, thì áp dụng theo quy định của luật chuyên ngành" [21, tr. 7].
Căn cứ vào luật này đã xuất hiện ý kiến cho rằng mọi doanh nghiệp nằm trên lãnh thổ Việt Nam đều chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, quan niệm như trên về XKLĐ không còn phù hợp.
XKLĐ hiện nay được hiểu là việc đưa người lao động từ nước xuất khẩu đến làm việc ở các nước có nhu cầu nhập khẩu lao động. Theo cách hiểu này thì XKLĐ chỉ bao gồm trường hợp thứ hai của quan niệm trước, và đây cũng là cách hiểu được sử dụng trong luận văn này.
Theo lý luận trừu tượng thì những người lao động đi làm việc ở nước ngoài có thể dưới hình thức bán hàng hóa sức lao động hoặc dưới hình thức làm dịch vụ (như làm việc nội trợ). Luận văn này không tách biệt mà gộp chung lại khi tính cung cầu trên thị trường lao động.
1.1.2. Thị trường lao động
Thị trường lao động theo đúng nghĩa chỉ là mua bán hàng hóa sức lao động. ở đây tính cả việc thuê người làm dịch vụ. Thị trường lao động cũng bị chi phối bởi các quy luật của kinh tế hàng hóa, nhất là quy luật cung cầu. Việc hình thành thị trường lao động quốc tế do các nguyên nhân chủ yếu sau:
- Do sự mất cân đối về cung cầu lao động nói chung trên thị trường lao động các nước. Nhiều nước có nhu cầu lớn về lao động như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, các nước thuộc khu vực Trung Đông... mà cung về lao động trong nước không đáp ứng đủ, trong khi nhiều nước lại thừa lao động như Philipin, ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Bănglađét... Từ đó dẫn đến sự XKLĐ từ các nước thừa sang các nước có nhu cầu sử dụng lao động ngoài nước.
- Do sự mất cân đối trong từng loại lao động khác nhau: nhiều nước thiếu lao động có trình độ cao, đặc biệt là những nước đang phát triển, nhưng thừa lao động giản đơn, trong khi đó, ở các nước phát triển thì những lao động 3D (nặng nhọc, độc hại, bẩn) người dân bản xứ không thích làm... nên phải nhập khẩu lao động.
- Do giá cả lao động ở các nước có sự chênh lệch nhau. Thái Lan là một điển hình: vào những năm 90, quá trình công nghiệp hóa đất nước đã mở rộng nhiều ngành nghề sản xuất thu hút nhiều lao động, cả lao động có trình độ cao và lao động giản đơn. Lao động của nhiều nước láng giềng với Thái Lan đã đổ xô vào các nhà máy, xí nghiệp mà chính phủ Thái Lan đã cho di chuyển đến sát biên giới để tìm nguồn lao động rẻ. Nhưng đồng thời Thái Lan vẫn khuyến khích XKLĐ vì giá của sức lao động trong nước thấp hơn giá của sức lao động ở nước ngoài và giá nhân công nước ngoài làm việc ở Thái Lan tương đối rẻ, chỉ bằng một nửa so với lương của công nhân ở địa phương [1, tr. 8]. Bằng chính sách này, chính phủ Thái Lan đã đem lại những nguồn lợi to lớn cho người lao động và cho đất nước.
ở nước ta, mức cung lao động lớn nhưng khả năng giải quyết việc làm trong nước còn hạn chế, đồng thời giá cả của sức lao động trong nước thấp (do nền kinh tế kém phát triển và thu nhập bình quân đầu người thấp) do vậy XKLĐ là cấp thiết, phù hợp với quy luật hình thành thị trường lao động quốc tế. Tuy nhiên, lao động của ta chỉ có thể hội nhập vào thị trường lao động quốc tế khi chất lượng của nó đáp ứng được đòi hỏi của thị trường.
1.2. Sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu lao động ở nước ta
Ngày nay, di chuyển lao động trên phạm vi toàn cầu là một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến. Do vậy, thuật ngữ "xuất khẩu lao động" cũng được sử dụng một cách rộng rãi hơn và được coi như một phương thức thực hiện phân công lao động quốc tế.
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, lực lượng sản xuất đã phát triển tới một trình độ cao chưa từng có. Sự phát triển của nó đã vượt ra khỏi phạm vi của mỗi quốc gia. Mỗi một quốc gia đã trở thành một khâu gắn kết chặt chẽ và không thể tách rời khỏi nền kinh tế thế giới. Muốn phát triển và đạt hiệu quả về kinh tế phải có sự mở rộng quan hệ và tham gia vào sự phân công lao động quốc tế.
Mặt khác, cùng với sự phát triển chung là sự phát triển không đều về kinh tế - chính trị - xã hội cũng như sự phân bố không đồng đều về tài nguyên và các nguồn lực khác. Điều đó dẫn đến tình trạng không có quốc gia nào có lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối trên mọi lĩnh vực, nên tất yếu phải tham gia thị trường quốc tế, trong đó có thị trường lao động. XKLĐ đã trở thành một hoạt động kinh tế quan trọng trong nhiều thập kỷ qua và còn có vai trò lớn trong hiện tại cũng như trong tương lai.
1.2.1. Cung về lao động của nước ta hiện nay lớn hơn cầu và việc làm trở thành vấn đề cấp bách
Nghiên cứu về cộng đồng dân cư tùy theo mục đích nghiên cứu mà các nhà xã hội học có thể phân chia cộng đồng theo những tiêu thức khác khau (lứa tuổi, giới tính, tôn giáo, tín ngưỡng...). Dưới góc độ kinh tế và xã hội học lao động thì việc làm là một tiêu chuẩn quan trọng. Pierre Naville - một trong những chuyên gia xuất sắc về xã hội học lao động đã nhận định "sự phân biệt đầu tiên trong mọi sự mô tả về dân cư hoạt động là sự phân biệt giữa những người có việc làm và những người không có việc làm" [36, tr. 8].
Trải qua các giai đoạn của lịch sử xã hội đã xuất hiện nhiều lý thuyết khác nhau về thất nghiệp - việc làm. Các nhà kinh tế cổ điển, sống trong thời kỳ khoa học - công nghệ chưa phát triển, lao động thủ công là chính, mức cầu về lao động rất lớn, nên họ cho rằng thất nghiệp chỉ là hiện tượng tạm thời, có thất nghiệp là do lười biếng, không chăm chỉ... các nhà kinh tế thời kỳ này cho rằng thất nghiệp (tức sự lười biếng) tỷ lệ thuận với mức tiền công. Nếu tiền lương cao sẽ khiến công nhân thích ăn chơi, nhậu nhẹt, không muốn lao động.
Khi khoa học - kỹ thuật phát triển, sự ra đời của máy móc đã dẫn tới nạn "nhân khẩu thừa" thì lý thuyết của Thomas Robert Malthus cho rằng thất nghiệp trong xã hội chỉ do con người sinh đẻ quá nhiều.
Karl Marx (1818 - 1883) không phân tích việc làm nói chung mà tìm hiểu nó trong phương thức sản xuất TBCN. Trong tác phẩm "Tư bản" (1867), K.Marx đã phát hiện ra quy luật nhân khẩu thừa tương đối trong CNTB. Marx cho rằng cầu về lao động xã hội không quan hệ trực tiếp với tổng số tư bản mà nó chỉ liên quan trực tiếp đến bộ phận tư bản khả biến. Do sự phát triển của khoa học công nghệ và do quy luật tích lũy TBCN đã làm cho cấu tạo hữu cơ tư bản ngày càng tăng, bộ phận tư bản khả biến có xu hướng giảm tương đối trong tổng số tư bản là nguyên nhân gây ra hiện tượng thất nghiệp.
ở nước ta, dân số - lao động - việc làm đang trở thành vấn đề nhức nhối. Giải quyết sự mất cân đối về cung cầu lao động, tạo việc làm không chỉ đơn thuần là vấn đề kinh tế hay xã hội mà còn là vấn đề chính trị. Trên diện tích 330.991 km2 trải dài theo mảnh đất hình chữ S là một lượng dân cư 76,3 triệu người. Về dân số, nước ta đứng thứ 13 trên thế giới. Mật độ dân số cao, năm 1930 là 30 người/km2 năm 1960 là 91 người/km2, đến năm 1975 là 144 người/km2, năm 1997 là 232 người/km2, và năm 1999 là 236 người/km2. Mặt khác, nước ta là một quốc gia dân số trẻ, tỷ lệ tăng dân số cao, vì vậy số dân trong độ tuổi lao động lớn.
Bảng 1: Tỷ lệ tăng dân số và mức sinh ở Việt Nam
Năm
1960
1989
1996
1999
Tỷ lệ tăng dân số
3,4%
2,29%
1,87%
1,7%
Tỷ lệ sinh con của một phụ nữ trong tuổi đẻ
6,3 con
3,8 con
2,7 con
2,3 con
Những năm gần đây tỷ lệ gia tăng dân số và mức sinh con đã giảm dần nhưng số người đến độ tuổi lao động vẫn tăng nhanh do hậu quả của tỷ lệ sinh cao trong mấy thập niên trước. Số lượng dân cư mỗi năm tăng lên khoảng 1,5 triệu người, tương đương với dân số của một tỉnh như Hà Nam hay Vĩnh Phúc. Do vậy, số người trong độ tuổi lao động vẫn tăng cả về tuyệt đối và tương đối (so với tổng dân số).
Bảng 2: Cơ cấu lực lượng lao động Việt Nam năm 1999
(Chia theo nhóm tuổi)
Đơn vị: ngàn người
Lứa tuổi
Số lượng lao động
Tỷ lệ % trọng lực lượng
15 - 24
8.577,6
22,70
25 - 34
10.600,8
28,06
35 - 44
10.393,9
27,51
45 - 54
5.565,2
14,73
55 - 59
1.267,1
3,35
60 tuổi trở lên
1.379,1
3,65
Tổng cộng
37.783,7
100%
[37, tr. 26]
Năm 2000, ước tính dân số Việt Nam trong độ tuổi lao động đạt gần 40 triệu và dự báo đến năm 2015 con số này sẽ lên đến 62 triệu. So với năm 1990, năm 2015 sẽ có thêm 26 triệu người, bổ sung vào lực lượng lao động [5, tr. 43].
Tỷ lệ tăng dân số trong độ tuổi lao động cao vượt quá khả năng tạo ra việc làm hàng năm.
Thời kỳ 1976 - 1980 tỷ lệ tăng nguồn lao động bình quân hàng năm là 3,25%, nhưng tỷ lệ tăng việc làm chỉ là 2,80%. Con số tương ứng của thời kỳ 1981 - 1985 là 2,87% và 2,67%. Thời kỳ 1986 - 1990 là 3,06% và 2,54%. Trong giai đoạn 1991 - 1996 ta đã giải quyết được trên 6 triệu việc làm. Năm 1997 tạo được 1,2 triệu chỗ làm. Năm 1998 là 1,4 triệu. Tuy nhiên, tốc độ tăng việc làm luôn thấp hơn tốc độ tăng của nguồn lao động, do vậy tỷ lệ thất nghiệp của ta vẫn cao [11, tr. 43].
Ngày 22-9-1999 Ban chỉ đạo điều tra lao động, việc làm trung ương đã tổ chức công bố kết quả điều tra lao động, việc làm ở khu vực thành thị. Theo ông Nguyễn Lương Trào - Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trưởng ban chỉ đạo thì tính chung cả nước tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động là 7,4% (nữ là 8,2%) tăng 0,55% và vẫn đang tiếp tục tăng, đã dẫn đến tình trạng thừa cung thiếu cầu trên thị trường lao động, và đang gây sức ép lớn cho chính sách kinh tế - xã hội của quốc gia về giải quyết việc làm. Cung lớn hơn cầu trên thị trường lao động là do những nhân tố sau:
Một là: Lực lượng lao động tăng nhanh do tốc độ tăng dân số cao từ mấy thập kỷ trước để lại. Mỗi năm dân số của ta tăng khoảng 1,5 triệu và cung cấp vào thị trường một lực lượng lao động vào khoảng 1,3 triệu người.
Hai là: Do việc áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực sản xuất, nhất là trong nông nghiệp, mà "máy móc chèn lấn người" làm cho nhân lực trong các ngành sản xuất nói chung và ở trong nông nghiệp nói riêng dôi ra đáng kể (thời gian nhàn rỗi ở nông thôn trung bình khoảng 28%). Lực lượng lao động dôi ra này chủ yếu là lao động giản đơn.
Ba là: Do cải cách các DNNN, năm 1990 ta có khoảng 12.000 doanh nghiệp nhà nước thì đầu năm 1996 còn khoảng 6.000 [10, tr. 41] và đến năm 2000 dự kiến sẽ chỉ còn 4.066 DNNN [5, tr. 37]. Theo ông Nguyễn Văn Khang - chuyên viên Vụ Lao động văn hóa - xã hội - Bộ Kế hoạch và đầu tư thì số lao động không bố trí được việc làm tại các DNNN đang tăng cao ở hầu hết các ngành xây dựng, giao thông vận tải, công nghiệp, nông nghiệp...
Theo báo cáo gần đây của 3.639 DNNN cho thấy: có 1.546 DNNN có số lao động không bố trí được việc làm là 92.274 người chiếm khoảng 9% tổng số lao động. Tuy nhiên, con số trên sẽ không dừng lại ở đó bởi theo dự kiến số DNNN sẽ tiếp tục giảm xuống còn 2.756 và số người cần sắp xếp lại việc làm là 200.000. Số lượng lao động dôi dư ở đây hầu hết là lao động trẻ và có nghề. Kết quả điều tra cho thấy số lao động dôi ra do sắp xếp lại doanh nghiệp có độ tuổi dưới 40 và có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm tới 2/3 tổng số lao động dôi dư [27, tr. 10].
Bảng 3: Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động (Khu vực thành thị)
Đơn vị tính: %
Năm
Vùng
1996
1997
1998
1999
Đồng Bằng
7,57
7,56
8,25
9,34
Đông Bắc
6,42
6,34
6,60
8,72
Tây Bắc
4,51
4,73
5,92
6,58
Bắc Trung Bộ
6,96
6,68
7,26
8,62
Duyên Hải Nam
Trung Bộ
5,57
5,42
6,67
7,07
Tây Nguyên
4,24
4,99
5,88
5,95
Đông Nam Bộ
5,43
5,89
6,44
6,52
Đồng bằng sông Cửu Long
4,73
4,72
6,35
6,53
Theo tính toán để giải quyết số lao động dôi ra ở các DNNN do sắp xếp lại đòi hỏi phải tốn kém khoảng 2.000 tỷ đồng, trong đó Nhà nước phải chịu 1.000 tỷ, 1.000 tỷ còn lại do các doanh nghiệp trang trải.
Như vậy nước ta không những dôi dư về lao động giản đơn mà trong một chừng mực cụ thể còn dư thừa cả lao động kỹ thuật, lao động có nghề.
Tìm lời giải bài toán tạo việc làm cho những người lao động nói trên là việc làm vô cùng khó khăn đối với những nhà hoạch định chính sách. Đây là điểm nút quan trọng gỡ những khó khăn của tình hình kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, để tạo được một việc làm tốt trong các ngành công nghiệp nặng đòi hỏi phải đầu tư khoảng 100 triệu đồng. Một việc làm trung bình ở đó phải tốn 30 - 50 triệu, còn trong các ngành tiểu thủ công nghiệp thì số tiền phải đầu tư từ 10 - 15 triệu [4, tr. 21]. Với lực lượng lao động hàng năm gia tăng trên 1 triệu người, lượng kinh phí chi cho tạo việc làm là rất lớn (khoảng 20 - 30 ngàn tỷ). Điều này là một khó khăn lớn trong điều kiện nền kinh tế còn yếu kém và ngân sách Nhà nước còn eo hẹp.
1.2.2. Vai trò của xuất khẩu lao động trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của người lao động
Những năm gần đây, bằng sự nỗ lực vượt bậc của Đảng, Nhà nước cũng như các cơ quan chức năng ở mọi cấp, mọi ngành, nền kinh tế nước ta đã thoát khỏi tình trạng "khủng hoảng trầm trọng kéo dài" và thu được những thắng lợi bước đầu hết sức quan trọng.
Cùng với phát triển kinh tế, Chính phủ đã đề ra nhiều chương trình về xã hội như: chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình quốc gia về giải quyết việc làm... Cho đến nay, những chương trình này đã đưa lại những kết quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, nước ta về cơ bản vẫn là nước nông nghiệp, đại bộ phận nhân dân sống ở nông thôn, nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn. Tốc độ tăng dân số nhanh trong khi diện tích đất nông nghiệp tăng không đáng kể, nên bình quân ruộng đất trên đầu người thấp. Diện tích đất nông nghiệp từ 1943 đến 1997 tăng từ 5,6 triệu ha lên 7,7 triệu ha (gấp 1,36 lần) [28, tr. 34], trong khi đó dân số nước ta tăng từ 22 triệu người lên 76,3 triệu người (gấp 3,5 lần). Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao, hàng năm lại có thêm trên 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động. Bên cạnh đó, quá trình đổi mới đòi hỏi phải sắp xếp lại sản xuất dẫn đến nhiều lao động bị dôi dư. Vì vậy sức ép về giải quyết việc làm rất gay gắt, Đảng và Nhà nước đã xác định cùng với các giải pháp giải quyết việc làm trong nước là chính, XKLĐ và chuyên gia là một chiến lược quan trọng trước mắt và lâu dài. Quan điểm này đã được thể hiện rõ trong chỉ thị số 41 CT/TW ngày 22/9/1998 của Bộ Chính trị về XKLĐ và chuyên gia, trong đó nêu rõ: "xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước". Chủ trương này được cụ thể hóa trong Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ quy định việc đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
ở nước ta, những năm qua xuất khẩu lao động đã có vai trò quan trọng thể hiện cụ thể trên một số mặt chính như sau:
Xuất khẩu lao động góp phần đắc lực vào giải quyết việc làm, qua đó nâng cao chất lượng nhân lực, tạo nhân tố quan trọng bền vững cho công cuộc phát triển đất nước.
Thời kỳ bùng nổ dân số đã qua đi. Tốc độ tăng dân số đã chững lại và được kiểm soát nhưng tốc độ gia tăng nguồn lao động vẫn ở mức độ cao, trung bình từ năm 1981 đến năm 2000 là 2,75%. Dự kiến từ năm 2005 trở đi tốc độ tăng lao động sẽ là 2,2%. Cầu lao động trong nước thấp hơn cung, không sử dụng hết lao động trong nước là một khả năng thực tế. Theo thống kê và dự báo trong 15 năm từ năm 1991 đến 2005, dân số trong độ tuổi lao động sẽ tăng thêm 15,9 triệu, mỗi năm bình quân tăng thêm trên 1 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động. Đến năm 2005 nước ta có thêm 23,5 triệu lao động cần được giải quyết việc làm. Số lao động trẻ (từ 16-35 tuổi) tăng từ 25 triệu vào năm 1990 lên 26,8 triệu vào năm 1995 và 30,4 triệu vào năm 2005. Do khả năng tạo thêm việc làm có hạn nên bộ phận người lao động chưa có việc làm, hoặc có việc làm không đầy đủ, không những không giảm mà lại tăng lên. Điều đó đòi hỏi phải có một chương trình quốc gia về việc làm hoàn chỉnh bao gồm cả tạo việc làm trong nước và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Trong 10 năm thực hiện các hiệp định về hợp tác lao động (1980 - 1989) Việt Nam đã đưa đi làm việc ở 9 nước được 277.183 lao động, trong đó có 92.000 nữ (chiếm 33%). Ngoài lợi ích kinh tế thì việc tạo ra một khối lượng lớn việc làm là lợi ích xã hội quan trọng. Bằng XKLĐ, hàng năm ta đã tạo ra việc làm tạm thời cho 3% số lao động đến tuổi. Trong đó có 60% lao động chưa có nghề, 4 vạn lao động khi hết nghĩa vụ quân sự...
Từ năm 1990 đến nay XKLĐ của ta được chuyển sang cơ chế thị trường. Thị trường lao động được mở rộng sang những khu vực mới. Lao động của ta hiện có mặt ở hơn 30 nước và lãnh thổ khác nhau trên thế giới, theo đánh giá của Bộ Lao động thương binh và xã hội tính đến năm 1999 đã đưa đi được 89.140 người với nhiều ngành nghề, trong đó có gần 15.000 sĩ quan thủy thủ và lao động đánh bắt hải sản, 1500 chuyên gia các lĩnh vực, số còn lại là lao động kỹ thuật và lao động phổ thông, năm 1992: 810 người; 1993: 3.960 người; 1994: 9230 người; 1995: 10.050 người; 1996: 12.661; 1997: 18.470; 1998: 12.240; 1999: 20.700 người. Trong đó lao động có nghề từ 25% năm 1993 tăng lên 40% năm 1995 và hiện nay đạt 70%.
Khi hết hạn lao động ở nước ngoài hầu hết người lao động Việt Nam có nghề nghiệp, thông thạo ngoại ngữ và có tác phong sản xuất công nghiệp. Đây là một kết quả, một thành tựu không nhỏ của công tác XKLĐ, góp phần vào sự phát triển nguồn nhân lực, một nhân tố quan trọng cho sự phát triển lâu dài của đất nước.
Xuất khẩu lao động góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người lao động. Theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, gần đây hàng năm người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài gửi về nước hơn 1 tỷ USD. Đây là một nguồn thu lớn vì hiện nay nền kinh tế nước ta mới có một số ít ngành sản xuất đạt trên 1 tỷ USD.
Về thu nhập cá nhân: người lao động đi làm việc ở nước ngoài có thu nhập cao, mức thu nhập cầm tay bình quân hàng tháng cao hơn từ 4-6 lần thu nhập của người có việc làm trong nước. Hiện thực cho thấy hầu như gia đình nào có người đi XKLĐ thì mức sống và điều kiện sinh hoạt của gia đình đó được nâng lên rõ rệt. Vì vậy XKLĐ đang trở thành một phong trào rộ lên ở khắp mọi nơi. Bình quân một người lao động ở nước ngoài có mức thu nhập không ít hơn 300 USD/tháng, sau khi đã trừ đi các khoản chi phí. So với thu nhập của Việt Nam (GDP bình quân đầu người) khoảng hơn 300 USD một năm thì mức thu nhập của người lao động xuất khẩu quả là không nhỏ. Ước tính mỗi năm người lao động sẽ dành dụm được 3.600 USD, sau ba năm lao động trở về nước họ sẽ có một lưng vốn khoảng 11.000 USD. Quy đổi tỷ giá hối đoái hiện hành thì khi về nước họ có không ít hơn 160 triệu. Đó là chưa kể tiền làm thêm giờ và tiền thưởng, có khi bằng số lương của họ. Với những khoản thu nhập trên họ có điều kiện tích lũy vốn, cải thiện đời sống của gia đình và mua sắm phương tiện sản xuất để tự tạo việc làm.
1.3. Tình hình xuất khẩu lao động của một số nước trong khu vực
1.3.1. Philipin
Vượt lên cả những nước có dân số đông gấp hơn 10 lần là ấn Độ và Trung Quốc, Philip