Luận văn Đấu tranh phòng chống buôn lậu của cục Hải quan Bình Định - Thực trạng và giải pháp

Tệ nạn buôn lậu, gian lận thương mại ở nước ta trong những năm gần đây diễn biến phức tạp, mang tính thời sự; có xu hướng gia tăng về quy mô, chủng loại hàng hóa, thủ đoạn ngày càng tinh vi; có nơi, có lúc trở nên nóng bỏng, quyết liệt. Buôn lậu thật sự trở thành "quốc nạn", gây trở ngại cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Thực trạng trên đã và đang là những vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Chính vì vậy Đảng, Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương chính sách để ngăn chặn, phòng ngừa "hiểm họa" này. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đã nhấn mạnh: "Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng, phát huy vai trò của nhân dân để tiến hành có hiệu quả những biện pháp chống buôn lậu trên các tuyến biên giới, vùng biển và trên thị trường nội địa. Ngăn chặn và xử lý nghiêm mọi hành vi buôn lậu, gian lận thương mại hoặc tiếp tay, bao che cho buôn lậu". Thủ tướng Chính phủ cũng đã có Chỉ thị số 853/CT-TTg ngày 16/10/1997 đánh giá: "Buôn lậu đang diễn biến hết sức nghiêm trọng, đã gây ra những hậu quả nguy hại về kinh tế - xã hội, cản trở quá trình phát triển lành mạnh của kinh tế đất nước".

Để giải quyết "quốc nạn" này, Đảng và Nhà nước xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, cấp bách và lâu dài; đòi hỏi toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống nhằm từng bước ngăn chặn và tiến tới đẩy lùi tệ nạn buôn lậu. Cuộc đấu tranh này chỉ có thể giành thắng lợi nếu được phối hợp triển khai mạnh mẽ trên địa bàn toàn quốc và trên từng địa bàn cụ thể, trong đó đấu tranh phòng chống buôn lậu trên từng địa bàn có ý nghĩa quan trọng.

Là một tỉnh nằm ở vùng duyên hải miền Trung Trung bộ, Bình Định có đường sắt Bắc - Nam và quốc lộ 1 đi qua, có quốc lộ 19 nối liền ba tỉnh Tây Nguyên với các tỉnh Đông Bắc Cam-pu-chia, có sân bay, ga tàu lửa, cảng biển Quy Nhơn. Đây là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội, nhưng cũng chính nơi đây từng gây nhức nhối trong dư luận về tình trạng buôn lậu hàng của thủy thủ tàu viễn dương trong những năm 1990. Trước tình hình buôn lậu diễn biến phức tạp trên địa bàn, trong những năm qua dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Định và Tổng cục Hải quan (TCHQ), công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu của Cục Hải quan Bình Định (HQBĐ) đã đạt được những thành tựu nhất định, tuy nhiên kết quả chưa cao, tình trạng buôn lậu tuy có giảm về số vụ, nhưng thủ đoạn ngày càng tinh vi gây không ít khó khăn cho công tác phòng chống.

 

doc117 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Đấu tranh phòng chống buôn lậu của cục Hải quan Bình Định - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Tệ nạn buôn lậu, gian lận thương mại ở nước ta trong những năm gần đây diễn biến phức tạp, mang tính thời sự; có xu hướng gia tăng về quy mô, chủng loại hàng hóa, thủ đoạn ngày càng tinh vi; có nơi, có lúc trở nên nóng bỏng, quyết liệt. Buôn lậu thật sự trở thành "quốc nạn", gây trở ngại cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Thực trạng trên đã và đang là những vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Chính vì vậy Đảng, Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương chính sách để ngăn chặn, phòng ngừa "hiểm họa" này. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đã nhấn mạnh: "Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng, phát huy vai trò của nhân dân để tiến hành có hiệu quả những biện pháp chống buôn lậu trên các tuyến biên giới, vùng biển và trên thị trường nội địa. Ngăn chặn và xử lý nghiêm mọi hành vi buôn lậu, gian lận thương mại hoặc tiếp tay, bao che cho buôn lậu". Thủ tướng Chính phủ cũng đã có Chỉ thị số 853/CT-TTg ngày 16/10/1997 đánh giá: "Buôn lậu đang diễn biến hết sức nghiêm trọng, đã gây ra những hậu quả nguy hại về kinh tế - xã hội, cản trở quá trình phát triển lành mạnh của kinh tế đất nước". Để giải quyết "quốc nạn" này, Đảng và Nhà nước xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, cấp bách và lâu dài; đòi hỏi toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống nhằm từng bước ngăn chặn và tiến tới đẩy lùi tệ nạn buôn lậu. Cuộc đấu tranh này chỉ có thể giành thắng lợi nếu được phối hợp triển khai mạnh mẽ trên địa bàn toàn quốc và trên từng địa bàn cụ thể, trong đó đấu tranh phòng chống buôn lậu trên từng địa bàn có ý nghĩa quan trọng. Là một tỉnh nằm ở vùng duyên hải miền Trung Trung bộ, Bình Định có đường sắt Bắc - Nam và quốc lộ 1 đi qua, có quốc lộ 19 nối liền ba tỉnh Tây Nguyên với các tỉnh Đông Bắc Cam-pu-chia, có sân bay, ga tàu lửa, cảng biển Quy Nhơn. Đây là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội, nhưng cũng chính nơi đây từng gây nhức nhối trong dư luận về tình trạng buôn lậu hàng của thủy thủ tàu viễn dương trong những năm 1990. Trước tình hình buôn lậu diễn biến phức tạp trên địa bàn, trong những năm qua dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Định và Tổng cục Hải quan (TCHQ), công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu của Cục Hải quan Bình Định (HQBĐ) đã đạt được những thành tựu nhất định, tuy nhiên kết quả chưa cao, tình trạng buôn lậu tuy có giảm về số vụ, nhưng thủ đoạn ngày càng tinh vi gây không ít khó khăn cho công tác phòng chống. Để nhìn nhận và đánh giá đúng thực trạng, tìm ra những giải pháp hữu hiệu khắc phục tình trạng buôn lậu trên địa bàn Bình Định, tác giả chọn đề tài: "Đấu tranh phũng chống buụn lậu của Cục Hải quan Bỡnh Định - thực trạng và giải phỏp " nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết về mặt lý luận và thực tiễn đang đặt ra ở Bình Định hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đấu tranh phòng chống buôn lậu là một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước rất quan tâm, đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác này; trong lĩnh vực khoa học pháp lý đã có không ít công trình khoa học của các nhóm tác giả, cá nhân được công bố; có liên quan đến vấn đề đấu tranh phòng chống buôn lậu, đáng lưu ý các công trình nghiên cứu dưới đây: Vũ Ngọc Anh, Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về Hải quan ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Hà Nội, 1996; PTS. Lê Thanh Bình, Chống buôn lậu và gian lận thương mại, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998; ThS. Lê Văn Tới, Buôn lậu và chống buôn lậu, nhận diện và giải pháp, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000; GS.TS Nguyễn Xuân Yêm - PGS.TS Nguyễn Hòa Bình (chủ biên), Tội phạm kinh tế thời mở cửa, Nxb Công an nhân dân (tài liệu lưu hành nội bộ), 2003; TS. Đỗ Đình Hòa, Tổ chức hoạt động điều tra của lực lượng cảnh sát nhân dân, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 2003. Các công trình, bài viết trên đây tập trung chủ yếu nghiên cứu và làm rõ về mặt lý luận cũng như thực tiễn những vấn đề về buôn lậu trên phương diện cả nước, nhưng cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách toàn diện cả về lý luận và thực tiễn dưới giác độ khoa học luật học về đấu tranh phòng, chống buôn lậu của Cục HQBĐ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích của luận văn Đề xuất các giải pháp tăng cường công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu của Cục HQBĐ hiện nay. 3.2 Nhiệm vụ của luận văn Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ sau đây: - Khái quát những vấn đề lý luận về buôn lậu và đấu tranh chống buôn lậu. - Làm rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của ngành Hải quan trong đấu tranh phòng chống buôn lậu. - Đánh giá thực trạng đấu tranh phòng chống buôn lậu ở Cục HQBĐ trong thời gian qua; đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu của Cục HQBĐ trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu của Cục HQBĐ trong giai đoạn 5 năm từ năm 1999 đến năm 2003 và đề xuất các giải pháp tăng cường công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu của Cục HQBĐ trong những năm 2005 - 2010. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng về nhà nước và pháp luật đối với hoạt động Hải quan làm cơ sở lý luận để nghiên cứu. Tác giả sử dụng các phương pháp: lôgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp; cụ thể: phương pháp luật học so sánh, phương pháp thống kê, phân tích, phương pháp điều tra, gắn lý luận với thực tiễn, để chọn lọc tri thức khoa học cũng như kinh nhiệm thực tiễn để thực hiện mục đích và nhiệm vụ luận văn đề ra. Trong quá trình nghiên cứu tác giả tham khảo, kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu, bài viết có liên quan đến lĩnh vực luận văn đề cập. 6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn không những góp phần bổ sung làm sáng tỏ thêm về mặt lý luận đối với công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu trong cả nước nói chung và thực tiễn trên địa bàn tỉnh Bình Định nói riêng, mà còn giúp cho cán bộ, công chức Cục HQBĐ làm tốt trách nhiệm của mình trong việc giải quyết vấn đề buôn lậu trong phạm vi chức năng nhiệm vụ luật định. - Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần đổi mới tổ chức hoạt động của Cục HQBĐ đề ra phương án cụ thể, trước mắt và lâu dài nhằm tăng cường đấu tranh phòng chống buôn lậu trên địa bàn Bình Định. - Đề tài này góp phần cùng với Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng Cục Hải quan) xây dựng phương án phòng chống buôn lậu cho toàn ngành; đồng thời làm cơ sở để vận dụng chỉ đạo cho các Cục Hải quan địa phương về đấu tranh phòng chống buôn lậu trong tình hình mới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương, 9 tiết. Chương 1 Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về công tác đấu tranh Phòng chống buôn lậu của ngành hải quan 1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về buôn lậu 1.1.1. Khái niệm buôn lậu Buôn lậu là hiện tượng kinh tế - xã hội xuất hiện cùng với hàng rào thuế quan, nó tồn tại phát triển trong hoạt động thương mại của xã hội loài người. Là một hiện tượng kinh tế - xã hội tiêu cực, buôn lậu xuất hiện cùng với sự ra đời của bộ máy nhà nước và hàng rào thuế quan quản lý hoạt động thương mại ở mỗi quốc gia; là hoạt động kinh tế bất hợp pháp, mục đích là làm sao đạt được lợi nhuận cao nhất. Việc nhìn nhận đánh giá hiện tượng buôn lậu ở từng giai đoạn lịch sử và mỗi quốc gia cũng khác nhau. ở Việt Nam thuật ngữ "buôn lậu" đã có từ lâu trong dân gian và đã được các nhà ngôn ngữ học Việt Nam định nghĩa: "buôn lậu là các hành vi buôn bán hàng trốn thuế hoặc hàng quốc cấm" hoặc là "mua bán những mặt hàng cấm và trốn đóng thuế theo quy định" có nghĩa là trong kinh doanh buôn bán, nếu có các hành vi trốn lậu, gian lận... thì đều được xem là buôn lậu. Quan niệm trên đây đến nay vẫn tồn tại phổ biến trong nhận thức của nhiều người Việt Nam. Nói về buôn lậu người ta nghĩ ngay đến việc buôn bán hàng quốc cấm, trốn lậu thuế, buôn bán không trong sáng, buôn gian bán lậu. Khác với nhận thức trên, trong Từ điển tiếng Anh, buôn lậu (smuggling) được giải thích là: "hành vi mang hàng hóa một cách bí mật và không hợp pháp vào hoặc ra khỏi một nước mà không chịu trả thuế quan". Trong Từ điển Bách khoa Việt Nam buôn lậu là: 1. Hành vi buôn bán trái phép qua biên giới những loại hàng hóa hoặc ngoại tệ, kim khí và đá quý, những vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa mà Nhà nước cấm xuất khẩu hay nhập khẩu hoặc buôn bán hàng hóa nói chung qua biên giới mà trốn thuế và trốn sự kiểm tra của Hải quan. 2. Hành vi buôn bán trốn thuế, lậu thuế những hàng hóa ở trong nước mà Nhà nước cấm kinh doanh [48, tr 291]. Tổ chức Hải quan thế giới WCO (World Customs Organization) họp tại thủ đô Nairobi của nước Cộng hòa Kênia ngày 09/6/1977 thống nhất đưa ra khái niệm (còn gọi là công ước Nairobi) như sau: "Buôn lậu là gian lận thương mại nhằm che giấu sự kiểm tra, kiểm soát của Hải quan bằng mọi thủ đoạn, mọi phương tiện trong việc đưa hàng hóa lén lút qua biên giới". Buôn lậu xuất hiện trước hết là do những mâu thuẫn cơ bản của sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; đó là sự lạc hậu về kinh tế, tình trạng không đồng nhất giữa các nước, nhất là các nước trong khu vực về sức sản xuất, nhu cầu tiêu dùng và giá cả hàng hóa, đặc biệt là trong điều kiện quốc tế hóa việc phân công lao động sản xuất mang tính chuyên môn hóa đã làm tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giá thành hạ, sự chênh lệch quá lớn về giá thành sản phẩm giữa các nước trong khu vực tạo ra lợi nhuận siêu ngạch cho người làm lưu thông hàng hóa. Đây chính là điều kiện sâu xa làm cho buôn lậu tồn tại và phát triển như một tất yếu khách quan. Với bản chất là một hoạt động kinh tế bất hợp pháp mang tính xã hội, buôn lậu luôn chịu sự tác động của các quy luật kinh tế. Việc quan niệm về buôn lậu của từng quốc gia trong từng giai đoạn và điều kiện chính trị, văn hóa, xã hội cũng khác nhau. Những nước có nền kinh tế phát triển thì khuyến khích xuất khẩu hàng hóa có sức cạnh tranh ra nước ngoài để chiếm thị trường, mang lại lợi nhuận cao luôn được các quốc gia đó quan tâm; chỉ ngăn chặn những hàng hóa nhập khẩu có ảnh hưởng xấu đến xã hội như ma túy, chất nổ.... Đối với các nước nghèo, sức sản xuất thấp, giá cả hàng hóa cao, nhu cầu tiêu dùng của xã hội lớn thì buôn lậu và chống buôn lậu là vấn đề hết sức nan giải. Xuất phát từ những yếu tố khách quan của hoạt động buôn lậu, cũng như thực tiễn tình hình và yêu cầu đấu tranh chống buôn lậu ở Việt Nam, ta có thể đưa ra khái niệm buôn lậu như sau: Buôn lậu là buôn bán trái phép qua biên giới hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý hoặc các vật phẩm thuộc di tích lịch sử văn hóa. Theo khái niệm trên buôn lậu có phạm trù điều chỉnh rộng hơn nhiều so với tội buôn lậu. Sự khác nhau đó không phải là về hành vi mà là ở chỗ hậu quả gây ra cho xã hội của hành vi "buôn lậu trái phép qua biên giới" như thế nào, tức là nếu hành vi "buôn lậu trái phép qua biên giới hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quí, đá quý hoặc các vật phẩm thuộc di tích lịch sử văn hóa" chưa hội tụ đủ các điều kiện pháp luật hình sự quy định (hậu quả gây ra cho xã hội chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự) thì xử lý hành chính. Ngược lại, hành vi đó xâm hại các quan hệ xã hội mà pháp luật hình sự bảo vệ thì được điều chỉnh tại Điều 153 của Bộ luật hình sự (BLHS). Một số vấn đề đặt ra ở đây là phân biệt giữa hành vi buôn lậu và hành vi gian lận thương mại. Gian lận thương mại là hành vi gian lận thể hiện thông qua mua bán, trao đổi, dịch vụ hàng hóa; mục đích của hành vi này nhằm thu lợi bất chính. Cụ thể đối tượng lừa dối cơ quan chức năng nhà nước để thực hiện hành vi gian lận của mình, như hàng hóa nhiều khai ít, ít khai nhiều hàng có thuế xuất cao khai thấp, khai không đúng chủng loại... nhằm để trốn thuế. Tại Hội nghị quốc tế lần thứ 5 về chống gian lận thương mại tại Brúc-xen (Bỉ) các nước thành viên tổ chức WCO đã đưa ra khái niệm gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan như sau: Gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan là hành vi vi phạm pháp luật hải quan và các quy định liên quan khác nhằm đạt mục đích trốn tránh việc nộp thuế hải quan, phí và các khoản thu khác đối với việc di chuyển hàng hóa trong thương mại; tiếp nhận việc hoàn trả trợ cấp hoặc phụ cấp cho hàng hóa không thuộc đối tượng đó (mạo nhận); cố ý đoạt được lợi thế thương mại bất hợp pháp, gây tác hại cho các nguyên tắc và tập tục cạnh tranh thương mại chân chính. Công ước Nairôbi cũng đưa ra khái niệm buôn lậu là gian lận thương mại nhằm che giấu sự kiểm tra, kiểm soát của Hải quan bằng mọi thủ đoạn, mọi phương tiện trong việc đưa hàng hóa lén lút qua biên giới. Theo các định nghĩa trên của Tổ chức WCO: Buôn lậu và gian lận thương mại có sự khác nhau đó là, gian lận thương mại là cố ý làm trái các quy định của Nhà nước, hoặc lợi dụng sơ hở của chính sách, pháp luật và công tác quản lý của cơ quan chức năng để thực hiện hành vi gian dối công khai nhằm thu lợi bất chính; còn buôn lậu trước hết phải là hành vi gian lận thương mại nhưng ở mức cao hơn (hành vi, thủ đoạn, tính chất...). Như vậy, khái niệm gian lận thương mại rộng hơn, bao hàm khái niệm buôn lậu. Điều 153 BLHS năm 1999 xác định tội buôn lậu là "buôn bán trái phép qua biên giới thuộc một trong các trường hợp sau đây " [39, tr 106]: - Buôn bán trái phép hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, các vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa; các loại hàng cấm. - Không khai báo hoặc khai báo hàng hóa một cách gian dối, hoặc giấu giếm hàng hóa, tiền tệ... - Sử dụng các giấy tờ giả mạo của các cơ quan có thẩm quyền, lén lút không qua cửa khẩu để trốn tránh sự phát hiện của cơ quan nhà nước. Theo quy định này, tội buôn lậu bao hàm cả hành vi gian lận trong lĩnh vực thương mại: không khai báo, hoặc khai báo gian dối, giả mạo giấy tờ, giấu giếm hàng hóa v.v... qua đó ta có thể hiểu: gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan là nội dung, một phần của tội buôn lậu. Như vậy việc quy định trong văn bản pháp luật Việt Nam có phần không giống với quy định của tổ chức WCO. Tổ chức WCO cho rằng: buôn lậu là một nội dung của gian lận thương mại, trong khi đó pháp luật Việt Nam định nghĩa buôn lậu và gian lận thương mại riêng biệt, đồng thời coi gian lận thương mại là một dạng của buôn lậu. Việc không thống nhất này gây rất khó khăn trong việc giải quyết vi phạm phát sinh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Từ nhận thức về buôn lậu và gian lận thương mại ta có thể phân biệt hai hành vi này như sau: Mặc dù mục đích, hậu quả của hai hành vi khá giống nhau nhưng nội dung và hình thức, thủ đoạn của buôn lậu và gian lận thương mại hoàn toàn khác nhau. Trong khi buôn lậu thu lợi bằng cách trốn tránh khai báo, có khi lén lút vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới để trốn thuế, thì gian lận thương mại là hành vi công khai xuất trình hồ sơ và làm các thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) trước sự chứng kiến của cơ quan quản lý. Bản chất của buôn lậu là mạo hiểm, sử dụng mọi thủ đoạn che giấu và dùng các phương tiện cần thiết để đưa hàng qua biên giới; còn bản chất của gian lận thương mại là lợi dụng chính sách, luật lệ của Nhà nước để hợp thức hóa trái phép hàng hóa XNK nhằm thu lợi bất chính. Biểu hiện của hoạt động buôn lậu thường là lén lút, thậm chí liều lĩnh; còn gian lận thương mại thường biểu hiện sự ngoan ngoãn, tuân thủ các quy định, nhưng bên trong che giấu hành vi bất chính. Vì vậy cuộc đấu tranh chống gian lận thương mại thực sự là cuộc đấu trí, đấu lực cam go, giữa các cơ quan quản lý nhà nước và những kẻ bất chính. Dấu hiệu để nhận biết buôn lậu là hành vi trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng, không đăng ký việc buôn bán với cơ quan nhà nước; còn gian lận thương mại là hành vi gian dối trong khai báo làm thủ tục hải quan để tránh việc kiểm tra, kiểm soát của Hải quan; công khai vận chuyển hàng hóa XNK qua cửa khẩu, do đó nhận biết khó khăn hơn như núp bóng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước, do vậy cần phải kiểm tra cụ thể, tỉ mỉ (cân, đong, đo, đếm, kiểm tra kỹ hồ sơ…) mới phát hiện được. Xử lý hành vi buôn lậu được qui định cụ thể trong Luật hình sự, Luật Hải quan, các văn bản pháp luật khác; còn hành vi gian lận thương mại không những khó khăn trong nhận biết mà còn phức tạp khi xử lý vì hiện nay chưa có văn bản của cấp có thẩm quyền hướng dẫn thống nhất. Thực tế đặt ra đòi hỏi pháp luật sớm xác định rõ để phân biệt hai hành vi này, đảm bảo cơ sở pháp lý cho công tác đấu tranh xử lý đối với hành vi tội buôn lậu cũng như gian lận thương mại có hiệu quả. 1.1.2. Nguồn gốc, bản chất của buôn lậu Xã hội loài người cần đến hàng hóa để tiêu dùng và thật sự được thỏa mãn nhờ sự trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia. Lịch sử hàng ngàn năm trước đây, một mặt thị trường là sự gặp gỡ trao đổi sản phẩm của các cộng đồng riêng lẻ, tự cung tự cấp, chủ yếu là trao đổi với nhau những sản phẩm dư thừa thông dụng, chứ không phải là những yếu tố quan trọng tạo nên sự cân bằng bên trong của mỗi cộng đồng; mặt khác "lúc đó những người thực hiện trao đổi ấy lại coi lý do kinh tế không quan trọng bằng các quy định về tôn giáo, tập quán và dòng họ… đang chi phối cuộc sống của họ" [4, tr. 10]. Tự cung tự cấp, trao đổi sản phẩm vốn có từ lâu và gần gũi đối với đời sống sinh hoạt trong buổi bình minh của xã hội loài người. Cùng với quy luật phát triển khách quan của xã hội và quy luật kinh tế đã làm nảy sinh các quan hệ buôn bán, thương mại. Khi sản xuất hàng hóa phát triển đến một giai đoạn nhất định thì cần có sự trao đổi, "không những trong nội bộ và ở biên giới của Bộ lạc, mà cả với những nước ở hải ngoại nữa" [31, tr. 234] và thương nghiệp ra đời - "một giai cấp không còn tham gia sản xuất nữa mà chỉ làm công việc trao đổi sản phẩm đã xuất hiện, đó là những thương nhân" [31, tr. 246] - nó tồn tại đã "tạo khả năng có quan hệ thương nghiệp vượt ra ngoài phạm vi của khu vực gần gũi nhất, một khả năng mà sự thực hiện tùy thuộc vào những phương tiện giao thông hiện có, vào tình trạng an ninh công cộng trên đường đi do những quan hệ chính trị quyết định (thời Trung cổ thương nhân thường đi thành từng đoàn có vũ trang) và còn phụ thuộc vào sự phát triển nhiều hay ít của những nhu cầu của địa phương mà sự giao tiếp có thể với tới được" [30, tr.76], Vì vậy, "cùng với thành thị đã xuất hiện sự cần thiết phải có sự cai trị, cảnh sát, thuế khóa v.v..." [30, tr. 72]. Nói về kinh doanh, trao đổi hàng hóa, Aristốt (383 - 322 tr. CN) - nhà tư tưởng lớn nhất thời cổ đại - ông đã phân biệt trong kinh doanh có hai loại: Một là, loại "kinh tế": giá trị sử dụng có tác dụng kích thích là chủ yếu, việc trao đổi chỉ là phương tiện để tổ chức kinh tế tốt hơn. Loại này gồm thương nghiệp trao đổi (trao đổi tự nhiên hàng - hàng) và tiểu thương nghiệp hàng hóa hoạt động, ông cho là loại này hợp lẽ tự nhiên và hợp quy luật. Hai là, loại "sản xuất ra của cải": có mục đích làm giàu và tăng khối lượng tiền tệ, và tiền tệ là mục đích cuối cùng, là sự bắt đầu và kết thúc của vòng chu chuyển, là mục đích chính của lưu thông hàng hóa. Ông cho loại này là trái quy luật, vì nó làm cho tiền tệ trở thành mục đích cuối cùng, thành phương tiện làm giàu và dễ làm cho một số người bị đồng tiền nô lệ, buôn bán bất chính. Mác viết: Lợi nhuận mà thích đáng thì tư bản trở nên can đảm, lợi nhuận mà đảm bảo được 10% thì người ta có thể dùng được tư bản ở khắp nơi, đảm bảo được 20% thì nó hăng máu lên, đảm bảo được 50% thì nó táo bạo không biết sợ là gì, đảm bảo 100% thì nó chà đạp lên tất cả mọi luật lệ, đảm bảo được 300% thì nó chẳng từ một tội ác nào mà không dám, thậm chí có thể bị treo cổ nó cũng không sợ [29, tr. 285]. Hơn nữa, trong thương trường sự cạnh tranh tự do không giới hạn, thường là sự đối đầu giữa những kẻ mạnh và kẻ yếu tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng cạnh tranh, hậu quả sẽ là sự bần cùng hóa và việc gạt ra ngoài lề xã hội một số tác nhân kinh tế. Nếu để cho sự tự do đó tiếp diễn sẽ làm rối loạn các mối quan hệ kinh tế - xã hội và tất yếu sẽ làm cho nền kinh tế kiệt quệ, không còn tái tạo nổi sự trao đổi hàng hóa. Chính vì vậy, Nhà nước cần phải can thiệp nhằm cân đối, kiềm chế, điều tiết và duy trì "một thế bình quân hợp lý nhất định giữa nguyên tắc tự do và nguyên tắc bình đẳng" [4, tr. 12] và một trong những biện pháp của sự can thiệp, điều tiết đó chính là bằng chính sách thuế và các biện pháp khác. Việc Nhà nước thành lập các cơ quan Thuế, Hải quan để góp phần kiểm tra hàng hóa, thu thuế XNK nhằm tăng nguồn thu cho ngân khố, đồng thời là công cụ để thỏa thuận trao đổi thương mại giữa các quốc gia, bảo vệ sản xuất nội địa. Nhà nước càng ngày cần những khoản tiền nhất định để bù đắp chi tiêu, nuôi bộ máy "dường như đứng trên xã hội", trong khi đó buôn bán ngày càng khó khăn do quy định của chế độ phong kiến buộc các thương nhân phải "thiết kế những con đường vòng" nhằm tránh đóng thuế. "Đó là các đường dây buôn bán nằm ngoài sự kiểm soát của các quốc gia khác nhau". Đây chính là nguồn gốc sâu xa của buôn lậu. Như vậy, cùng với sự phát triển của kinh tế, chính trị, xã hội; buôn lậu đã xuất hiện và tồn tại như là bạn đồng hành với sự phát triển của thương mại. Lịch sử chứng minh nạn buôn lậu đã xuất hiện từ thời cổ đại. ở Ai Cập vào thế kỷ XVII - XVI tr. CN khi các đoàn thương nhân mang hàng hóa lên đường buôn bán ở nước khác thường phải thuê đội bảo vệ đi cùng và trả một khoản tiền lớn, sau này để thay việc chi phí cho các đội bảo vệ đắt tiền, người ta đã bỏ tiền ra đóng một thứ thuế đặc biệt - mà tiền thân là thuế hải quan sau này - một thứ thuế "bắt nguồn từ những khoản cống nạp mà bọn chủ phong kiến bắt các thương nhân đi qua lãnh thổ của mình phải nộp để khỏi bị cướp bóc, khoản thuế đó sau này cũng được thành thị đặt ra, và khi các Nhà nước hiện đại xuất hiện, thì khoản đó trở thành thủ đoạn thuận tiện nhất để thu tiền cho kho bạc" [4, tr. 83]. Hoặc như ở thời Hy Lạp cổ đại (thế kỷ VI tr. CN), các lãnh chúa cát cứ tự đặt ra các luật lệ về thuế đánh vào nhiều mặt hàng phải di chuyển qua lãnh thổ của mình; như "thuế hải quan được quy định đối với hàng nhập khẩu là bằng 1/10 trị giá của hàng, thậm chí tồn tại cả thuế hải quan đối với việc xuất khẩu nô lệ" [45, tr. 13]. ở Trung Quốc, một trong những nước sớm nổi tiếng về nghề buôn, hoạt động kinh doanh của thương nhân Trung Quốc xuất hiện từ thời tiền Tần xa xưa, các quốc gia phong kiến lúc bấy giờ đã định ra những chính sách bất lợi cho thương nhân. "Ngay từ thời Hán, chính quyền đã thi hành một số biện pháp để hạn chế hoạt động của thương nhân, ngăn chặn con đường kiếm lời của họ, đặt ra đủ loại thuế má bắt thương nhân phải đóng, làm đủ mọi cách để họ không có lãi hay không được lãi bao nhiêu..." [36, tr. 266]. Để có lợi nhuận họ bất chấp tất cả: "Ai cũng biết là phạm pháp, nhưng người đi trước, người sau nối tiếp, cực khổ cũng cam lòng, dần dần thành tập quán. Và trong các đời Chính Đức, Gia Tĩnh (1506 - 1556), việc ra biển buôn lậu… đã trở thành phong tục" [36, tr. 292]. ở Việt Nam từ thế kỷ X, khi đất nước bước vào kỷ nguyên độc lập tự chủ, triều đại nhà Lý đã quan tâm phát triển sản xuất và mở mang giao thương với bên ngoài, buôn lậu và chống buôn lậu đã được đặt ra. Đến các triều đại Nhà Trần, Lê, Nguyễn sau này công tác chống buôn lậu qua biên giới ngày càng được chú trọng hơn. Cụ thể ngay từ năm 1149, Vua Lý Anh Tông đã định ra chức án sát để kiểm soát việc buôn bán của tàu thuyền nước ngoài tại các "Bạc dịch trường"; thời nhà Lê, triều đình đặt ra chức Tuần ty để thu thuế ở các cửa ải và chợ búa; lúc đó cả nước có đến 4.000 Tuần ty, chứng tỏ việc kiểm soát, thu thuế, ngăn chặn buôn lậu đã được coi trọng. Buôn lậu như một căn bệnh có tính lịch sử, do đó các nhà nước phong kiến trước đây cũng như giai đoạn sau này đã chú trọng đến công tác phòng chống buôn lậu. Trong thời kỳ chống Pháp, hoạt động buôn lậu vẫn diễn ra giữa vùng tự do và vùng tạm chiếm. Đến thời kỳ chống Mỹ, khi cả nước đang tập trung sức lực cho chiến trường miền Nam thì ở miền Bắc buôn lậu hàng ngoại, thuốc phiện vẫn diễn ra. Từ khi đất nước thống nhất, đặc biệt là sau Đại hội lần thứ VI của Đảng, với chính sách mở cửa làm cho đời sống của nhân dân được nâng cao, tình trạng buôn lậu và các tệ nạn khác cũng nảy sinh và diễn biến ngày càng phức tạp. Nhận diện và hiểu rõ nguồn gốc buôn lậu có ý nghĩa quan trọng, không những giúp chúng ta lý giải vì sao buôn lậu tồn tại dai dẳng đến ngày nay - cho dù các quốc gia trên thế giới đều coi buôn lậu như là một kiểu kinh doanh không sòng phẳng, bất hợp pháp và tuyên bố bài trừ - mà còn chỉ ra nội dung cốt lõi của buôn lậu để nhận thức sâu sắc về nó, không nhầm lẫn buôn lậu với các tội phạm kinh tế khác, từ đó đề ra phương pháp đấu tranh phòng chống có hiệu quả hơn. 1.1.3. Thủ đoạn buôn lậu Lịch sử quan hệ buôn bán giữa các quốc gia từ trước đến nay, theo quy luật vừa trao đổi nhưng cũng vừa cạnh tranh gay gắt, bên cạnh đó các đối tượng buôn lậu luôn tìm mọi thủ đoạn để kiếm lời bất hợp pháp: Một là, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; hoặc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van -chinh thuc.doc
  • docBia-ThS.doc
  • docMuc luc.doc
  • docViet tat.doc
Tài liệu liên quan