Đảng và Nhà nước Việt Nam nhất quán chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện được chủ trương trên đòi hỏi Nhà nước ta, trong đó có chính quyền địa phương các cấp, phải có một đội ngũ công chức có đủ trình độ, năng lực quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện mới. Đội ngũ công chức của nước ta hiện nay phần lớn được đào tạo, bồi dưỡng, trưởng thành trong thời kỳ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp và trong chiến tranh. Để có được đội ngũ công chức đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường thì phải tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng.
Đào tạo, bồi dưỡng công chức đóng góp vai trò quan trọng trong việc nâng cao trình độ, năng lực thực thi công việc của công chức đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoàn thành thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức của cả nước nói chung và của Thành phố Hà Nội nói riêng trong những năm qua, bên cạnh những thành tích đã đạt được cũng còn bộc lộ nhiều thiếu sót, khuyết điểm cần phải tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh bổ sung về đối tượng, chương trình, nội dung, chế độ chính sách, cơ sở vật chất kỹ thuật, giảng viên, cả về cơ cấu đào tạo ở trong nước và nước ngoài; giải quyết mối quan hệ giữa đào tạo, bồi dưỡng với sử dụng. chính vì vậy tác giả chọn đề tài: “Đào tạo, bồi dưỡng công chức trong nền kinh tế thị trường ở nước ta (qua thực tiễn ở thành phố Hà Nội)” làm luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị là xuất phát từ yêu cầu thực tế của công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức (ĐT, BDCC) và mong muốn góp một tiếng nói vào lĩnh vực quản lý nhà nước về ĐT, BDCC.
100 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1240 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Đào tạo, bồi dưỡng công chức trong nền kinh tế thị trường ở nước ta (qua thực tiễn ở thành phố Hà Nội), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài
Đảng và Nhà nước Việt Nam nhất quán chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện được chủ trương trên đòi hỏi Nhà nước ta, trong đó có chính quyền địa phương các cấp, phải có một đội ngũ công chức có đủ trình độ, năng lực quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện mới. Đội ngũ công chức của nước ta hiện nay phần lớn được đào tạo, bồi dưỡng, trưởng thành trong thời kỳ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp và trong chiến tranh. Để có được đội ngũ công chức đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường thì phải tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng.
Đào tạo, bồi dưỡng công chức đóng góp vai trò quan trọng trong việc nâng cao trình độ, năng lực thực thi công việc của công chức đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoàn thành thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức của cả nước nói chung và của Thành phố Hà Nội nói riêng trong những năm qua, bên cạnh những thành tích đã đạt được cũng còn bộc lộ nhiều thiếu sót, khuyết điểm cần phải tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh bổ sung về đối tượng, chương trình, nội dung, chế độ chính sách, cơ sở vật chất kỹ thuật, giảng viên, cả về cơ cấu đào tạo ở trong nước và nước ngoài; giải quyết mối quan hệ giữa đào tạo, bồi dưỡng với sử dụng... chính vì vậy tác giả chọn đề tài: “Đào tạo, bồi dưỡng cụng chức trong nền kinh tế thị trường ở nước ta (qua thực tiễn ở thành phố Hà Nội)” làm luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị là xuất phát từ yêu cầu thực tế của công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức (ĐT, BDCC) và mong muốn góp một tiếng nói vào lĩnh vực quản lý nhà nước về ĐT, BDCC.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Việc nghiên cứu, khảo sát về đội ngũ cán bộ, công chức; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được nhiều nhà khoa học, nhiều cán bộ quản lý quan tâm nghiên cứu, như:
- Đề tài khoa học cấp bộ: "Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế ở nước ta trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế", Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 1994.
- Đề tài thuộc chương trình khoa học cấp Nhà nước KX.05: Hệ thống chính trị trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
- Luận án phó tiến sĩ kinh tế: "Đào tạo lại đội ngũ lao động quản lý nhà nước về kinh tế trong bước chuyển sang kinh tế thị trường" của Lương Xuân Khai, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 1994.
- Luận án tiến sĩ kinh tế: "Xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế ngoại thành (qua thực tế các huyện ngoại thành Hà Nội)" của Trần Huy Sáng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 1999.
- Luận văn thạc sĩ: "Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thanh Hoá" của Cầm Bá Tiến, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2000.
- Luận văn thạc sĩ: "Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế ở tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay" của Trần Huy Hoàng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2000.
- Luận văn thạc sĩ: "Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế ở tỉnh Boly Kham Say Lào", của Khăm Phả Phim Ma Sỏn, năm 2000.
- Luận văn thạc sĩ "Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh An Giang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" của Đỗ Hải Long, Học viện Hành chính quốc gia, năm 2000.
- Luận văn thạc sĩ: "Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế ở tỉnh Xay Nha Bu Ly trong thời kỳ hiện nay" của Bua Ly Băn Xa Lít, Học viện Hành chính quốc gia, năm 2003...
Nhưng nghiên cứu chuyên về vấn đề Đào tạo, bồi dưỡng công chức trong nền kinh tế thị trường ở nước ta (qua thực tiễn ở thành phố Hà Nội) thì chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu và chưa có công trình khoa học nào trùng với đề tài này.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu: trên sở sở đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức hiện nay (qua thực tiễn ở Thành phố Hà Nội), để đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng công chức góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong nền kinh tế thị trường ở nước ta nói chung và ở Thành phố Hà Nội nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đào tạo, bồi dưỡng công chức trong nền kinh tế thị trường ở nước ta;
- Đánh giá đúng thực trạng đào tạo, bồi dưỡng công chức qua thực tiễn ở thành phố Hà Nội 10 năm qua;
- Đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng công chức trong nền kinh tế thị trường ở nước ta.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức của cả nước nói chung, nhưng chủ yếu qua thực tiễn ở địa phương Thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: chủ yếu ở phạm vi Thành phố Hà Nội, có tham khảo kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Ninh, Thành phố Đà Nẵng; thời gian từ 1995 đến nay và những năm tới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ trương, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và công chức của Đảng và Nhà nước ta.
- Phương pháp trừu tượng hoá khoa học của kinh tế chính trị;
- Phương pháp phân tích-tổng hợp, lôgíc-lịch sử;
- Phương pháp điều tra, khảo sát về đào tạo, bồi dưỡng công chức nhằm đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu;
- Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến chuyên gia về quản lý đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng công chức.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn đã phân tích rõ được một số cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo, bồi dưỡng công chức trong nền kinh tế thị trường ở nước ta. Đánh giá đúng thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Thành phố Hà Nội 10 năm qua. Trên cơ sở đó đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức trong thời gian tới.
Kết quả của luận văn được dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức của Thành phố Hà Nội và cho việc nghiên cứu, giảng dạy tại Trường Cán bộ Thành phố Hà Nội.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương, 10 tiết.
Chương 1
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đào tạo, bồi dưỡng công chức trong nền kinh tế thị trường ở nước ta
1.1. Yêu cầu của nền kinh tế thị trường đặt ra đối với việc đào tạo, bồi dưỡng công chức
Công cuộc đổi mới ở Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo từ năm 1986 đến nay đã dần dần hình thành mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Kinh tế thị trường định hướng XHCN, xét về bản chất là một kiểu tổ chức kinh tế vừa dựa trên nguyên tắc và quy luật của kinh tế thị trường và vừa dựa trên nguyên tắc và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội (CNXH). Trong mô hình này có hai nhóm nhân tố cơ bản được kết hợp với nhau, tồn tại trong nhau, xâm nhập và bổ sung cho nhau, đó là nhóm nhân tố của kinh tế thị trường và nhóm nhân tố đặc thù của lịch sử, kinh tế, xã hội Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Vận dụng các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý nền kinh tế thị trường là để sử dụng mặt tích cực của nó phục vụ cho mục đích xây dựng CNXH. Song kinh tế thị trường có mặt tiêu cực, đó là xu thế phân hoá giầu nghèo quá mức, tâm lý sùng ái đồng tiền, vì lợi ích của cá nhân mà quên đi lợi ích chung của mọi người trong xã hội. Phát triển kinh tế thị trường phải đi đôi với đấu tranh khắc phục, hạn chế tối đa những khuynh hướng tiêu cực của kinh tế thị trường.
Trước đổi mới, chúng ta quan niệm kinh tế thị trường đối lập với kinh tế XHCN, ngày nay chúng ta nhận thức kinh tế thị trường là một thành quả của nhân loại, là quy luật kinh tế vận động khách quan.
Trong nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế. Phát huy khả năng của tất cả các thành phần kinh tế là một phương thức tốt để phát triển sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường tất yếu có sự chênh lệch về thu nhập, có sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội, nhưng Nhà nước XHCN Việt Nam luôn quan tâm bảo vệ lợi ích của người lao động và khuyến khích làm giàu hợp pháp, chống làm giàu phi pháp, vừa coi trọng xoá đói giảm nghèo, từng bước thực hiện công bằng xã hội, tiến tới dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Như vậy, kinh tế thị trường định hướng XHCN là một dạng mô hình kinh tế hỗn hợp đặc thù của Việt Nam, là nền kinh tế có kết cấu kinh tế thị trường, vận động theo cơ chế thị trường, chịu sự điều tiết của Nhà nước XHCN.
- Quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Nền kinh tế Việt nam là một nền kinh tế chuyển đổi từ mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường, từ nền kinh tế “đóng’’ sang nền kinh tế “mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế”, nên quản lý nhà nước về kinh tế là cần thiết. Quản lý kinh tế của Nhà nước ta vừa phải tuân thủ các nguyên tắc quản lý nhà nước trong các nền kinh tế thị trường nói chung, vừa có những nét đặc thù riêng.
Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Nhà nước ta vừa phải kiến lập kết cấu kinh tế thị trường, phải tạo lập tiền đề cho sự phát triển đồng bộ các thị trường, phải xây dựng gần như từ đầu khuôn khổ pháp lý kinh tế thị trường; đồng thời vừa phải thoát khỏi những phương pháp can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế đã từng hạn chế mặt tích cực của thị trường, vừa phải làm cho thị trường hoạt động có hiệu quả, điều tiết thị trường hướng tới mục tiêu của CNXH.
Cũng cần nhấn mạnh thêm các điểm khác nhau cơ bản về quản lý nhà nước trong kinh tế thị trường định hướng XHCN và trong kinh tế thị trường TBCN là ở quan điểm và nội dung giải quyết các vấn đề về sở hữu, về cơ chế quản lý, cơ chế phân phối, về các chính sách xã hội. Nhà nước XHCN là Nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo, đại diện cho lợi ích của toàn thể nhân dân lao động, do đó bên cạnh việc khôi phục các quan hệ kinh tế hàng hoá- tiền tệ, tạo điều kiện cho các quy luật kinh tế thị trường phát huy tác dụng điều tiết nền kinh tế, phân phối các nguồn lực khan hiếm có hiệu quả, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thì Nhà nước đặc biệt quan tâm đến các vấn đề công bằng xã hội, đến vấn đề xoá đói giảm nghèo, đến việc làm và đời sống cho đại đa số nhân dân lao động được hưởng lợi do tăng trưởng kinh tế đem lại.
Vì vậy, chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước ta trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN bao gồm:
Một là, chức năng tạo lập môi trường.
Với chức năng này, bằng quyền lực và sức mạnh của tổ chức mình, Nhà nước bảo đảm môi trường thuận lợi, bình đẳng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của tất cả các thành phần kinh tế, bao gồm các môi trường chính trị, pháp luật, kinh tế, tâm lý, xã hội, kết cấu hạ tầng, thông tin… là những điều kiện cần thiết để giới kinh doanh yên tâm bỏ vốn kinh doanh và kinh doanh thuận lợi, góp phần phát triển có hiệu quả kinh tế đất nước.
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân bị xoá bỏ. Trong nền kinh tế thị trường cần phải đa dạng hoá các hình thức sở hữu. Với chức năng này, Nhà nước có vai trò như một bà đỡ giúp cho kinh tế tư nhân, cá thể phát triển, đồng thời bảo đảm các điều kiện tự do, bình đẳng trong kinh doanh. Nhà nước có chức năng tạo ra các dịch vụ công về môi trường chính trị, pháp lý, an ninh, thủ tục quản lý, điều kiện kinh doanh, thông tin, an toàn xã hội… phục vụ cho xã hội. Trong cơ chế thị trường, muốn có một môi trường sản xuất kinh doanh ổn định, cần phải có bàn tay của Nhà nước từ việc ban hành và bảo đảm thi hành pháp luật đến bảo đảm các điều kiện và nguyên tắc cơ bản như quyền sở hữu, tự do kinh doanh, xử lý tranh chấp theo pháp luật, bảo đảm một xã hội lành mạnh, có văn hoá.
Hai là, chức năng định hướng và hướng dẫn phát triển kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường, nhà kinh doanh và các tổ chức kinh tế được quyền tự chủ kinh doanh nhưng họ không thể nắm được tình hình và xu hướng vận động của thị trường, do đó thường chạy theo thị trường một cách bị động, dễ thua lỗ, thất bại và đổ vỡ gây thiệt hại chung cho nền kinh tế, gây bất ổn đối với đời sống nhân dân, vì vậy cần có sự định hướng và quản lý của Nhà nước. Hơn nữa, Nhà nước còn phải định hướng nền kinh tế phát triển theo quỹ đạo và mục tiêu kinh tế - xã hội đã được Đảng và Nhà nước định ra. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, thời cơ và thách thức luôn đi song hành với nhau, khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam mới hồi phục nhìn chung còn nhỏ bé, năng lực cạnh tranh còn hạn chế, nếu không có sự quản lý, hướng dẫn của Nhà nước, thì sức mạnh của họ sẽ không được phát huy tốt, thậm chí sự cạnh tranh vụ lợi của từng nhà kinh doanh có thể sẽ dẫn đến tổn thất lớn về lợi ích của các doanh nghiệp cũng như của cả nền kinh tế. Do đó, Nhà nước có chức năng định hướng phát triển kinh tế và hướng dẫn liên kết các nhà kinh doanh, tạo nên sức mạnh cạnh tranh của cả quốc gia, đồng thời hướng các tổ chức kinh tế hoạt động theo các mục tiêu chung của đất nước. Tuy nhiên, Nhà nước định hướng và hướng dẫn các đơn vị kinh tế bằng các công cụ như pháp luật, chiến lược, kế hoạch, thông tin và các nguồn lực của Nhà nước.
Ba là, chức năng tổ chức.
Tổ chức là một chức năng quan trọng của quản lý nhà nước về kinh tế, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong giai đoạn chuyển đổi như hiện nay ở nước ta, do lịch sử để lại nên các doanh nghiệp nhà nước hiện đang nắm giữ nhiều vị trí then chốt, quản lý một khối lượng lớn tài sản xã hội, đóng góp đáng kể trong GDP và cho ngân sách nhà nước, nhưng nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả; vì vậy, một trong các vấn đề quan trọng nhất và cấp thiết nhất hiện nay mà Nhà nước phải thúc đẩy là sắp xếp, củng cố lại các danh nghiệp nhà nước để cho chúng hoạt động có hiệu quả và buộc chúng phải tham gia cạnh tranh bình đẳng trên thị trường. Đây là công việc nhằm tạo nên cơ cấu kinh tế, tạo cơ sở cho kinh tế thị trường hoạt động trong việc phân phối và sử dụng nguồn lực khan hiếm có hiệu quả. Nhà nước có nhiệm vụ sắp xếp, tổ chức các vùng kinh tế, các khu công nghiệp, khu chế xuất, tạo ra các đầu tầu cho tăng trưởng kinh tế. Nhà nước còn có trách nhiệm tổ chức lại hệ thống quản lý, sắp xếp lại các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế từ trung ương đến địa phương, thực hiện đổi mới thể chế và thủ tục hành chính, sắp xếp, đào tạo và đào tạo lại công chức quản lý nhà nước và quản lý ở các cấp các ngành.
Bốn là, chức năng điều tiết.
ư Khi điều hành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, Nhà nước vừa phải tuân thủ và vận dụng các quy luật khách quan, phát huy mặt tích cực của cơ chế thị trường, vừa can thiệp nhằm điều tiết, chi phối thị trường hoạt động theo định hướng của Nhà nước. Kinh tế thị trường cũng có những thất bại, các nền kinh tế thị trường có biểu hiện phát triển theo chu kỳ, hoặc chứa đựng các nhân tố bất ổn định dẫn đến kinh tế rơi vào khủng hoảng, suy thoái, lạm phát. Kinh tế thị trường cũng có thể ảnh hưởng đến vấn đề hiệu quả, có người sử dụng nguồn tài nguyên khan hiếm mà không phải trả hoặc trả ít tiền do vậy họ không quan tâm sử dụng nguồn nhân lực đó sao cho hiệu quả, hoặc có nhiều doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận của họ nhưng lại gây ra ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng tới người khác, làm thiệt hại chung cho xã hội. Một nền kinh tế thị trường hoạt động có hiệu quả vẫn gây ra sự bất bình đẳng lớn. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc phân phối được kết hợp cả hai nguyên tắc: phân phối theo yếu tố sản xuất và nguyên tắc phân phối theo lao động nhằm động viên tối đa các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế đồng thời gắn thu nhập với sự cống hiến của người lao động, khuyến khích họ nâng cao năng suất lao động. Mặt khác, Nhà nước cũng coi trọng phân phối thông qua phúc lợi xã hội. Trong giai đoạn đầu của nền kinh tế thị trường, khi sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập còn lớn thì phân phối qua phúc lợi xã hội có tác dụng tích cực làm giảm dần sự bất bình đẳng. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh, quyền lực của đồng tiền quá lớn bất chấp cả đạo lý, truyền thống dân tộc là điều không thể chấp nhận trong kinh tế thị trường định hướng XHCN. Để hạn chế thất bại của thị trường cần có bàn tay can thiệp của Nhà nước nhằm giữ cho nền kinh tế ổn định, hiệu quả và công bằng. Để điều tiết nền kinh tế, Nhà nước thông qua nhiều biện pháp bao gồm các chính sách, các đòn bẩy kinh tế, các công cụ tài chính, thuế, tín dụng.
Năm là, chức năng kiểm tra, cưỡng chế.
Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát, cưỡng chế việc thi hành pháp luật nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương trong hoạt động kinh tế. Phát hiện, ngăn ngừa và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, sai phạm chính sách bảo vệ tài sản quốc gia và lợi ích của nhân dân, từng bước thực hiện công bằng xã hội. ở nước ta khi kinh tế thị trường mới được khôi phục, nhiều thị thị trường mới phát triển ở trình độ sơ khai, tình trạng tự phát và các hiện tượng tiêu cực còn khá phổ biến thì cần phải đề cao chức năng này của Nhà nước.
Như vậy, quá trình chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã làm thay đổi chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước, từ đó làm thay đổi nhận thức, thay đổi chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ công chức và dẫn tới thay đổi yêu cầu đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức.
Có thể khái quát yêu cầu của nền kinh tế thị trường đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức như sau:
- Cần có quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức từ trung ương xuống đến cơ sở phù hợp với nền kinh tế thị trường, không cứng nhắc, rập khuôn.
- Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng công chức theo kế hoạch, đồng thời phải theo yêu cầu của việc thúc đẩy phát triển nhanh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng phải linh hoạt, nhiều loại công chức ở những vị trí công việc, chức danh, nhu cầu đào tạo khác nhau, khả năng học tập khác nhau… thì đòi hỏi phải có nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng khác nhau. Đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu nền kinh tế thị trường cần chứ không đào tạo, bồi dưỡng những cái sẵn có; sau khi đào tạo, bồi dưỡng, công chức được sử dụng làm việc tại các cơ quan, đơn vị theo yêu cầu của thực tiễn; gắn chặt giữa đào tạo với sử dụng.
- Nội dung, chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng công chức được xây dựng theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường có đối chiếu so sánh giữa lý thuyết với thực tiễn sinh động.
- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức ngoài phần do ngân sách nhà nước chi, cần chú trọng tới tính chất phức tạp của mỗi loại công chức khác nhau để có đầu tư khác nhau. Đồng thời huy động nhiều nguồn lực khác nhau (của tập thể, của cá nhân, nước ngoài…) để đào tạo, bồi dưỡng công chức.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay đòi hỏi nhiệm vụ, công vụ của công chức phải đổi mới, phù hợp từ đó công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cũng phải đổi mới toàn diện.
1.2. Khái niệm và quan điểm về công chức và đào tạo, bồi dưỡng công chức
1.2.1. Khái niệm về công chức (theo Pháp lệnh Cán bộ, công chức sửa đổi năm 2003)
Công chức là một thuật ngữ được dùng từ rất sớm trong quản lý nhà nước ở nước ta. Trong Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành về qui chế công chức đã qui định rõ “nghĩa vụ, quyền lợi của công chức cùng các thể lệ về tổ chức, quản trị và sử dụng các ngạch công chức trong toàn quốc”. Tuy nhiên trong thời kỳ đất nước còn chiến tranh, nên công tác quản lý xã hội nói chung, quản lý công chức nói riêng chưa đi vào nề nếp. Ngay cả nhận thức của xã hội về công chức cũng không rõ ràng, thiếu thống nhất bởi mọi người được tuyển dụng vào biên chế làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội, nhà máy, công trường, xí nghiệp đều được gọi chung là cán bộ, công nhân viên nhà nước. Đội ngũ này được hình thành từ nhiều nguồn như bầu cử, phân công sau khi ra trường, tuyển dụng, đề bạt… Như vậy phạm vi công chức của ta trước đây rất rộng, bao hàm nhiều đối tượng và không ổn định. Tình hình trên đã dẫn tới những khó khăn trong công tác quản lý, sử dụng công chức nước ta. Việc chưa xây dựng được đội ngũ chuyên gia có trình độ cao, chuyên sâu để quản lý tốt từng lĩnh vực là một trong các nguyên nhân cản trở quá trình phát triển kinh tế, xã hội nước ta.
Bước vào tiến trình đổi mới, Đảng ta đã chỉ rõ: “Những sai lầm, khuyết điểm trong lãnh đạo kinh tế, xã hội bắt nguồn từ những khuyết điểm trong hoạt động tư tưởng, tổ chức và công tác cán bộ…đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân” [7, tr.17]. Bước khởi đầu để cải tiến quản lý nhân sự hành chính là Nghị định số 169/HĐBT ngày 25/5/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về công chức nhà nước, làm cơ sở cho việc tuyển chọn, sử dụng công chức nhà nước. Đại hội Đảng lần thứ VII tiếp tục nhấn mạnh yêu cầu: “Đổi mới căn bản công tác cán bộ phù hợp với cơ chế mới. Phân định rõ cán bộ hoạt động theo nhiệm kỳ và cán bộ công chức chuyên nghiệp” [8, tr.43].
Thực hiện Nghị quyết Đại hội VII, Pháp lệnh Cán bộ, công chức bắt đầu được triển khai xây dựng và đến 9/3/1998 đã được UBTVQH ban hành. Có thể nói trong suốt thời gian xây dựng Pháp lệnh với hơn 40 bản dự thảo, thì điều khó khăn nhất đối với các thành viên có trách nhiệm tham gia xây dựng là khái niệm công chức. Trong bản dự thảo Pháp lệnh trình ngày 25/8/1995, Bộ Chính trị đã cho ý kiến chỉ đạo:
ở nước ta, sự hình thành đội ngũ cán bộ, công chức có đặc điểm khác các nước. Cán bộ làm việc ở các cơ quan nhà nước, đảng và đoàn thể là một khối thống nhất trong hệ thống chính trị do đảng lãnh đạo. Bởi vậy cần có một pháp lệnh có phạm vi điều chỉnh chung đối với cán bộ trong toàn bộ hệ thống chính trị bao gồm các công chức nhà nước (trong đó có công chức làm việc ở cơ quan quân đội, cảnh sát, an ninh…), cán bộ làm việc chuyên trách trong các cơ quan đoàn thể [35].
Theo quan điểm chỉ đạo của Bộ chính trị, ban soạn thảo đã đưa vào Pháp lệnh 5 đối tượng điều chỉnh theo phạm vi cán bộ, công chức là:
- Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị – xã hội;
- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -xã hội;
- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp trong các cơ quan nhà nước; mỗi ngạch thể hiện chức và cấp về chuyên môn nghiệp vụ, có chức danh tiêu chuẩn riêng;
- Thẩm phán Toà án nhân dân, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân;
- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làm việc trong các cơ quan đơn vị thộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp.
Đến năm 2003, theo yêu cầu cải cách bộ máy và công chức cho phù hợp với điều kiện mới, Uỷ ban Thường vụ quốc hội đã qui định lại công chức nhà nước là những cụng dõn Việt Nam trong biờn chế, bao gồm:
a) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong cơ quan nhà nước, tổ chức chýnh trị, tổ chức chớnh trị - xó hội ở trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đõy gọi chung là cấp tỉnh); ở quận, huyện, thị xó, thành phố thuộc tỉnh (sau đõy gọi chung là cấp huyện);
b) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyờn làm việc trong tổ chức chớnh trị, tổ chức chớnh trị - xó hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
c) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch cụng chức hoặc giao giữ một cụng vụ thường xuyờn trong cỏc cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
d) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viờn chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyờn trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chớnh trị và tổ chức chớnh trị - xó hội;
đ) Thẩm phỏn Toà ỏn nhõn dõn, Kiểm sỏt viờn Viện Kiểm sỏt nhõn dõn;
e) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyờn làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quõn đội nhõn dõn mà khụng phải là sĩ quan, quõn nhõn chuyờn nghiệp, cụng nhõn quốc phũng; làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Cụng an nhõn dõn mà khụng phải là sĩ quan, hạ sỹ quan chuyờn nghiệp;
g) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân; Bí thư, phó bí thư Đảng uỷ; người đứng đầu tổ chức chính trị- xã hội xã, phường, thị trờn (sau đây gọi chung là cấp xã);
h) Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã [35].
Như vậy có thể thấy phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh đối với công chức nước ta là khá rộng, có đến trên 2 triệu người đang làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước và đoàn thể từ