Luận văn Đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp theo yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Xây dựng Nhà nước pháp quyền đang trở thành một xu thế khách quan tất yếu đối với các quốc gia dân chủ trong thế giới hiện đại, với mục tiêu là xác lập dân chủ, tức là thừa nhận và đảm bảo thực hiện quyền lực của nhân dân. Ở nước ta, Đảng và Nhà nước coi việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp đổi mới của đất nước và là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đang ngày càng phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu, từ đó khẳng định vị thế của Việt Nam trên thế giới.

Trước yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì vấn đề cấp bách đặt ra là đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức. Chính vì lẽ đó, nhận rõ vai trò của giáo dục, đào tạo, Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán với quan điểm “ con người là nguồn lực quý báu nhất, là trung tâm của sự phát triển. Phát triển giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu. Cũng như nhiều nước, chúng ta đã tạo lập khung pháp lý và những chính sách làm cơ sở cho việc đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng mục tiêu đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đang gặp nhiều khó khăn, những kết quả đạt được chưa tương xứng với những yêu cầu đặt ra. Đảng ta nhận định: “Công tác tổ chức, cán bộ chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý, điều hành của Nhà nước trong thời kỳ mới” [13]. Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức còn dựa vào những định kiến chủ quan, chưa thực sự xuất phát từ yêu cầu công việc, tệ quan liêu, tham nhũng đang thực sự là vấn đề đáng lo ngại. Do vậy chúng ta chứ tích cực phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng những cán bộ, công chức có đức, có tài. Để khắc phục những tồn tại hiện nay và đáp ứng những yêu cầu của công cuộc đổi mới, vấn đề cấp bách là phải có chiến lược về con người, trong đó đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức thực sự trở thành động lực cho sự phát triển của xã hội.

Cùng với việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức nói chung thì việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức thanh tra ngành Tư pháp là một vấn đề cấp bách vì nói như Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cán bộ thanh tra là tai mắt của quần chúng” [26, tr.269]. Cán bộ thanh tra của ngành Tư pháp là một bộ phận quan trọng của cán bộ Nhà nước ta nói chung.

Trong điều kiện cải cách hành chính, xây dựng một Nhà nước pháp quyền, hướng tới xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch và từng bước hiện đại hoá thì vai trò đào tạo đội ngũ công chức thanh tra càng có ý nghĩa quan trọng vì công tác thanh tra gắn liền với công tác quản lý nhà nước.

Đội ngũ cán bộ thanh tra ngành Tư pháp được hình thành từ khi Bộ Tư pháp được tái lập năm 1982, cùng với sự nghiệp cách mạng của đất nước đội ngũ cán bộ thanh tra ngành Tư pháp đã làm tốt nhiệm vụ của mình. Song do nhiều nguyên nhân: đội ngũ cán bộ còn thiếu; pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực này chưa cụ thể, thống nhất; nhận thức về cán bộ ngành thanh tra còn thiếu nhất quán; bản thân cán bộ ngành thanh tra có những đồng chí còn non kém về nghiệp vụ, đạo đức, vì thế còn nhiều hạn chế trong công việc của mình.Vì vậy cần xây dựng được đội ngũ cán bộ thanh tra ngành Tư pháp đủ về số lượng và chất lượng; cần có cơ chế để bảo đảm cho đội ngũ cán bộ đó hoạt động có hiệu quả, hiệu lực.

Là một cán bộ thanh tra ngành Tư pháp, bản thân tôi hiểu rất rõ tầm quan trọng của chức năng, nhiệm vụ của ngành mình. Thông qua hoạt động thực tiễn, thông qua nhiều kênh thông tin, tôi thấy được những điểm mạnh, yếu của ngành. Để ngành Tư pháp ngày càng phát triển tôi chọn đề tài: “Đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp theo yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành luật học.

 

doc102 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1085 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp theo yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Xây dựng Nhà nước pháp quyền đang trở thành một xu thế khách quan tất yếu đối với các quốc gia dân chủ trong thế giới hiện đại, với mục tiêu là xác lập dân chủ, tức là thừa nhận và đảm bảo thực hiện quyền lực của nhân dân. Ở nước ta, Đảng và Nhà nước coi việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp đổi mới của đất nước và là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đang ngày càng phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu, từ đó khẳng định vị thế của Việt Nam trên thế giới. Trước yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì vấn đề cấp bách đặt ra là đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức. Chính vì lẽ đó, nhận rõ vai trò của giáo dục, đào tạo, Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán với quan điểm “ con người là nguồn lực quý báu nhất, là trung tâm của sự phát triển. Phát triển giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu. Cũng như nhiều nước, chúng ta đã tạo lập khung pháp lý và những chính sách làm cơ sở cho việc đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng mục tiêu đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đang gặp nhiều khó khăn, những kết quả đạt được chưa tương xứng với những yêu cầu đặt ra. Đảng ta nhận định: “Công tác tổ chức, cán bộ chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý, điều hành của Nhà nước trong thời kỳ mới” [13]. Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức còn dựa vào những định kiến chủ quan, chưa thực sự xuất phát từ yêu cầu công việc, tệ quan liêu, tham nhũng đang thực sự là vấn đề đáng lo ngại. Do vậy chúng ta chứ tích cực phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng những cán bộ, công chức có đức, có tài. Để khắc phục những tồn tại hiện nay và đáp ứng những yêu cầu của công cuộc đổi mới, vấn đề cấp bách là phải có chiến lược về con người, trong đó đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức thực sự trở thành động lực cho sự phát triển của xã hội. Cùng với việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức nói chung thì việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức thanh tra ngành Tư pháp là một vấn đề cấp bách vì nói như Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cán bộ thanh tra là tai mắt của quần chúng” [26, tr.269]. Cán bộ thanh tra của ngành Tư pháp là một bộ phận quan trọng của cán bộ Nhà nước ta nói chung. Trong điều kiện cải cách hành chính, xây dựng một Nhà nước pháp quyền, hướng tới xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch và từng bước hiện đại hoá thì vai trò đào tạo đội ngũ công chức thanh tra càng có ý nghĩa quan trọng vì công tác thanh tra gắn liền với công tác quản lý nhà nước. Đội ngũ cán bộ thanh tra ngành Tư pháp được hình thành từ khi Bộ Tư pháp được tái lập năm 1982, cùng với sự nghiệp cách mạng của đất nước đội ngũ cán bộ thanh tra ngành Tư pháp đã làm tốt nhiệm vụ của mình. Song do nhiều nguyên nhân: đội ngũ cán bộ còn thiếu; pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực này chưa cụ thể, thống nhất; nhận thức về cán bộ ngành thanh tra còn thiếu nhất quán; bản thân cán bộ ngành thanh tra có những đồng chí còn non kém về nghiệp vụ, đạo đức, vì thế còn nhiều hạn chế trong công việc của mình.Vì vậy cần xây dựng được đội ngũ cán bộ thanh tra ngành Tư pháp đủ về số lượng và chất lượng; cần có cơ chế để bảo đảm cho đội ngũ cán bộ đó hoạt động có hiệu quả, hiệu lực. Là một cán bộ thanh tra ngành Tư pháp, bản thân tôi hiểu rất rõ tầm quan trọng của chức năng, nhiệm vụ của ngành mình. Thông qua hoạt động thực tiễn, thông qua nhiều kênh thông tin, tôi thấy được những điểm mạnh, yếu của ngành. Để ngành Tư pháp ngày càng phát triển tôi chọn đề tài: “Đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp theo yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành luật học. 2. Tình hình nghiên cứu Chủ nghĩa Mác-Lênin đã coi cán bộ là một vấn đề chiến lược, V.I.Lênin viết: Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ năng lực tổ chức và lãnh đạo phong trào. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong tác phẩm: sửa đổi lề lối làm việc, Bác viết: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “cán bộ tốt thì mọi công việc mới tốt” và còn nhiều những bài viết, nói chuyện của Bác về lĩnh vực cán bộ... Đây là những quan điểm, tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung và cán bộ thanh tra ngành Tư pháp nói riêng. Tại nước ta trong những năm gần đây, chủ đề nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức đã có nhiều sự quan tâm của nhiều nhà luật học. Ở mức độ và phạm vi khác nhau, đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố như: Đào tạo bồi dưỡng công chức hành chính Nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh theo yêu cầu cải cách nền hành chính ở nước ta hiện nay của Nguyễn Mạnh Bình, 2001; Cơ sở khoa học của việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ chính quyền cơ sở cấp xã của TS. Trần Quang Minh; Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ công chức của TS. Thang Văn Phúc, TS. Nguyễn Minh Phương. Nxb CTQG, 2005; Xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân của TS Nguyễn Trọng Thóc Nxb CTQG, 2005; Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh với việc giáo dục đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay của TS Hoàng Trang, TS. Phạm Ngọc Anh, Nxb CTQG, 2004; Đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức, Nghiên cứu lý luận, số 9 của TS. Nguyễn Hữu Thanh, 2000; Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân của TS Trần Hậu Thành, Nxb CTQG, 2005; Những vấn đề pháp lý cơ bản của việc đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra nhà nước ở Việt Nam của Luận văn tiến sĩ luật học của Phạm Tuấn Khải; Thực trạng tổ chức và hoạt động thanh tra bộ, ngành, chuyên ngành ở nước ta của Luận văn tiến sĩ Phạm Văn Khanh, 1997 Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đây đã đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhiều nội dung về đào tạo bồi dưỡng công chức theo yêu cầu Nhà nước Pháp quyền ở những mức độ và phạm vi khác nhau, tương ứng với những khoảng thời gian nhất định, giải quyết nhiều vấn đề bức xúc. Tuy nhiên, việc nghiên cứu có hệ thống và tương đối đầy đủ về cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp đến nay vẫn chưa có công trình nào đề cập. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn Mục đích của luận văn Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp trên toàn quốc từ năm 1982 tới nay, luận văn đề xuất một số quan điểm và giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp theo yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn Để đạt được mục đích nói trên, luận văn có một số nhiệm vụ sau: - Phân tích đặc điểm, vai trò, nhiệm vụ của công chức thanh tra ngành Tư pháp. - Phân tích thực trạng năng lực, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra Tư pháp trên toàn quốc; đưa ra những ưu điểm, khuyết điểm, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm. - Đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức ngành thanh tra trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tình hình đổi mới của đất nước ta hiện nay. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Lý luận về đào tạo công chức đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu, nên luận văn chỉ tập trung nghiên cứu, luận giải cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp trên toàn quốc từ năm 1982 tới nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, những quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về vấn đề đào tạo, bồi dưỡng công chức nói chung và công tác thanh tra nói riêng trên cơ sở xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của triết học duy vật biện chứng và triết học duy vật lịch sử. Bên cạnh việc sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, tổng kết thực tiễn... 5. Những đóng góp và ý nghĩa thực tiễn của luận văn. - Làm rõ một số quan điểm về đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra của ngành Tư pháp. - Chỉ ra ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp trên toàn quốc từ năm 1982 đến nay. - Đề xuất một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp trong thời gian. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Với kết quả đạt được, luận văn góp phần làm phong phú thêm lý luận về công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức nói chung và đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp nói riêng, từ đó giúp cho những công chức đang trực tiếp làm công tác thanh tra trong ngành Tư pháp và những người làm nhiệm vụ quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng rút ra nhận thức chung về vấn đề này để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác thanh tra. - Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy về lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Tư pháp. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có 3 chương, 6 tiết. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC THANH TRA NGÀNH TƯ PHÁP THEO YÊU CẦU CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG CHỨC THANH TRA VÀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC THANH TRA NGÀNH TƯ PHÁP 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của công chức thanh tra ngành Tư pháp 1.1.1.1. Khái niệm công chức và công chức thanh tra ngành Tư pháp Công chức là một khái niệm mang tính lịch sử, nội dung của nó phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi quốc gia. Với những giai đoạn lịch sử nhất định thuật ngữ công chức cũng mang những nội dung khác nhau. Theo kinh nhiệm của các quốc gia đã thực hiện chế độ công chức, thì công chức được hiểu là những công dân được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong một công sở của Nhà nước ở Trung ương hay địa phương, ở trong nước hay ngoài nước, được xếp vào một ngạch và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Theo Luật Công chức Cộng hoà Liên bang Đức năm 1977 quy định: các công chức Cộng hoà Liên bang Đức đều là những nhân viên làm việc trong các cơ quan nhà nước, trong các cơ quan, tổ chức văn hoá, nghệ thuật, giáo dục và nghiên cứu khoa học quốc gia gồm nhân viên các tổ chức công, nhân viên công tác trong các xí nghiệp nhà nước, các công chức làm việc trong các cơ quan Chính phủ, nhân viên lao động công, giáo viên đại học, giáo viên trung học hay tiểu học, bác sĩ hộ lý bệnh viện, nhân viên lái xe lửa... [2]. Theo Điều lệ tạm thời về công chức nhà nước của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa công bố ngày 14/8/1993, có hiệu lực kể từ ngày 1/10/1993, công chức nhà nước bao gồm công chức lãnh đạo và không lãnh đạo. Để trở thành công chức mọi người đều phải thông qua một chế độ tuyển dụng hết sức nghiêm ngặt. Chức danh công chức không lãnh đạo gồm: Cán sự, chuyên viên, chuyên viên tổ trưởng, chuyên viên tổ phó, trợ lý chuyên viên nghiên cứu, chuyên viên nghiên cứu, trợ lý chuyên viên thanh tra, chuyên viên thanh tra. Chức danh công chức lãnh đạo gồm: Thủ tướng Quốc vụ viện, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện, các thành viên quốc vụ viện; chức trưởng, phó cấp bộ, cấp tỉnh, chức trưởng phó cấp vụ, cấp sở; Trưởng, phó phòng (trong các vụ, sở, huyện); Tổ trưởng, tổ phó; Trưởng, phó cấp xã [40, tr.150]. Ở Pháp công chức gồm những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào làm việc trong các công sở gồm các cơ quan hành chính công quyền và các tổ chức dịch vụ công cộng do nhà nước tổ chức, bao gồm cả trung ương và địa phương nhưng không tính các công chức địa phương thuộc các hội đồng địa phương quản lý [15]. Những thông tin trên cho thấy, phạm vi công chức ở các nước rất khác nhau. Tuy có những điểm khác nhau như vậy nhưng các nước đều có những điểm chung về quan niệm công chức đó là: Thứ nhất, công chức là người được tuyển dụng, bổ nhiệm thông qua các hình thức thi tuyển. Thứ hai, các nước đều giới hạn công chức trong phạm vi bộ máy hành chính nhà nước, được xếp vào ngạch nhất định trong hệ thống thang bậc, ngạch công chức (thể hiện tính thứ bậc, khác biệt của từng vị trí công việc mà công chức thực thi). Ở Việt Nam, khái niệm công chức được hình thành và phát triển liên tục theo tiến trình lịch sử, qua mỗi thời kỳ khác nhau có quan niệm khác nhau về công chức. Điều đáng quan tâm là ngay từ những ngày đầu của chính quyền Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cũng đã quan tâm tới năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức của đội ngũ công chức. Đây là tiêu chí có tính chính trị xã hội định hướng cho sự phát triển của nền công vụ và đồng thời là tiêu chuẩn để lựa chọn cán bộ, công chức. Trên cơ sở những quan điểm, tư tưởng, nguyên tắc về một nền công vụ, công chức kiểu mới thể hiện trong Hiến pháp 1946, Quy chế công chức Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được ban hành theo Sắc lệnh số 76/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 20.5.1950. Bản Quy chế này đặt ra những nguyên tắc cơ bản và tổng hợp các vấn đề công chức. Lần đầu tiên khái niệm công chức đã được đưa vào Quy chế pháp lý của Nhà nước. Tại Điều 1 Sắc lệnh số 76/SL ngày 20.5.1950 quy định công chức là “những công dân Việt Nam được chính quyền nhân dân tuyển để giữ một chức vụ thường xuyên trong các cơ quan Chính phủ, ở trong hay ngoài nước đều là công chức”, theo Quy chế này, trừ những trường hợp riêng biệt do Chính phủ định. Như vậy theo Sắc lệnh 76 thì công chức Việt Nam thời kỳ này có những đặc điểm cơ bản sau: - Công chức phải là công dânViệt Nam được chính quyền nhân dân tuyển chọn. Tức là một người muốn trở thành công chức thì phải qua thi tuyển. - Công chức là những người giữ chức vụ thường xuyên trong cơ quan của Chính Phủ, ở trong nước hay ngoài nước. - Công chức được xếp vào ngạch nhất định và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Có thể khẳng định rằng quan niệm về công chức trong Sắc lệnh 76/SL có nhiều yếu tố hợp lý, phù hợp với quan niệm công chức của nhiều nước trên thế giới: muốn trở thành công chức nhà nước thì phải qua thi tuyển; công chức là người làm việc thường xuyên trong một công sở và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Do hoàn cảnh lịch sử nên Quy chế công chức này được thực hiện không lâu. Nhưng các quy định của Quy chế vẫn là khuôn mẫu về sự điều chỉnh của pháp luật là cơ sở pháp lý bảo đảm cho việc xây dựng một đội ngũ công chức chính quy, hiện đại, mà ngày nay chúng ta cần nghiên cứu vận dụng trong điều kiện mới, điều kiện cải cách nền hành chính nhà nước. Những năm đầu thập kỷ 90, khái niệm công chức được xác định lại theo Nghị định số 169/HĐBT ngày 25/5/1991, tại Điều 1 quy định như sau: “Là công dân Việt Nam được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong một công sở của Nhà nước ở trung ương hay địa phương, ở trong nước hay ngoài nước đã được xếp vào một ngạch, hưởng lương do ngân sách Nhà nước cấp”. Hiện nay, chúng ta thường dùng Cán bộ và Công chức để chỉ những người làm việc trong các cơ quan Nhà nước, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII và Nghị quyết Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, từ giữa năm 1993 công việc xây dựng dự án Pháp lệnh cán bộ công chức được tiến hành khẩn trương. Một trong những nội dung khó khăn và phức tạp nhất là xác định phạm vi khái niệm công chức Việt Nam gồm những ai, họ phải hội tụ đủ những tiêu chí nào. Khi cho ý kiến chỉ đạo về dự án Pháp lệnh Công chức do Ban cán sự Đảng Chính phủ trình Bộ Chính trị ngày 25 tháng 8 năm 1995, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã chỉ rõ: Ở nước ta, sự hình thành đội ngũ cán bộ, viên chức có đặc điểm khác các nước. Cán bộ làm việc trong các cơ quan nhà nước, Đảng và đoàn thể là một khối thống nhất trong hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo. Bởi vậy, cần có một pháp lệnh có phạm vi điều chỉnh chung đối với cán bộ trong toàn bộ hệ thống chính trị bao gồm: các công chức nhà nước (trong đó có công chức làm việc ở các cơ quan quân đội, cảnh sát, an ninh,...), cán bộ làm việc chuyên trách trong các cơ quan Đảng, đoàn thể [15, tr.13]. Tiếp thu tinh thần chỉ đạo trên của Bộ Chính trị, Điều 1 Pháp lệnh Cán bộ, công chức 1998 được sửa đổi năm 2003 không đưa ra định nghĩa riêng cho từng khái niệm "cán bộ", "công chức", cũng không đưa ra một định nghĩa chung cho cả nhóm "cán bộ, công chức", mà chỉ quy định: 1. Cán bộ, công chức được quy định tại Pháp lệnh này là công dân Việt Nam, trong biên chế, bao gồm: a) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện); b) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; c) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; d) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc được giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội; đ) Thẩm phán Tòa án nhân dân, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân. e) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp; g) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân; Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy; người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); h) Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc ủy ban nhân dân cấp xã. 2. Cán bộ, công chức quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g và h khoản 1 điều này được hưởng lương từ ngân sách nhà nước; cán bộ, công chức quy định tại điểm d khoản 1 điều này được hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật [42]. Như vậy, Điều 1 Pháp lệnh cán bộ, công chức chưa đưa ra được căn cứ để phân biệt được rõ đâu là công chức và đâu là cán bộ. Mặt khác, thuật ngữ "cán bộ" vốn có nội hàm rất rộng, không xác định theo ý nghĩa thông dụng từ ngôn từ tiếng Việt: Mọi người làm việc công, hoặc người có thẩm quyền, hoặc người lãnh đạo ở một cương vị cao, thấp bất kỳ, không chỉ trong bộ máy nhà nước, mà cả trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội khác đều có thể được gọi là "cán bộ". Tuy nhiên, quy định trên cũng là cơ sở pháp lý quan trọng tách viên chức sự nghiệp với công chức hành chính, nhưng dường như coi công chức bao hàm cả viên chức (xem khoản 2). Trên cơ sở quy định tại Điều 1 Pháp lệnh cán bộ, công chức, cũng như suy ra từ quan niệm về viên chức trước đây, thì cán bộ, công chức, viên chức có ba đặc điểm chung: là công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Điều 1 Pháp lệnh cũng chỉ rõ mỗi cán bộ, công chức, viên chức có phương thức riêng để được vào làm việc trong cơ quan, tổ chức nhà nước và xã hội. Căn cứ Pháp lệnh năm 2003 sửa đổi, bổ sung một số điều Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998, ngày 10/10/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 117/2003/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước. Theo đó, Điều 2 của Nghị định quy định về công chức như sau: Công chức nói tại nghị định này là công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước được quy định tại điểm b, điểm c, điểm e khoản 1, Điều 1 của Pháp lệnh cán bộ, công chức, làm việc trong các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sau đây: 1. Văn phòng Quốc hội; 2. Văn phòng Chủ tịch nước; 3. Các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; 4. Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp; 5. Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài; 6. Đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân; 7. Bộ máy giúp việc thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện. Cũng theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, lần đầu tiên trong pháp luật nước ta có quy định về công chức xã, phường, thị trấn. Theo quy định của Nghị định này, công chức xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) được hiểu là những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ủy ban nhân dân cấp xã (gọi chung là công chức cấp xã), gồm các chức danh sau đây: 1. Trưởng công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy); 2. Chỉ huy trưởng quân sự; 3. Văn phòng - Thống kê; 4. Địa chính - Xây dựng; 5. Tài chính - Kế toán; 6. Tư pháp - Hộ tịch; 7. Văn hóa - Xã hội. Đối chiếu Điều 2 Nghị định số 117/2003/NĐ-CP, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 114/2003/NĐ-CP chúng ta thấy rằng, phạm vi khái niệm công chức quy định tại Điều 2 Nghị định số 117, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 114 không bao gồm những người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp và bổ sung thêm những người làm việc trong bộ máy giúp việc thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, những người giữ các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước phân loại công chức cũng theo trình độ đào tạo, vị trí công tác. Điểm mới của Nghị định này còn phân công chức theo ngạch công chức: Theo trình độ đào tạo, công chức được phân thành ba loại: 1) Công chức loại A là người được bổ nhiệm vào ngạch yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn giáo dục đại học và sau đại học; 2) Công chức loại B là người được bổ nhiệm vào ngạch yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn giáo dục nghề nghiệp; 3) Công chức loại C là người được bổ nhiệm vào ngạch yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn dưới giáo dục nghề nghiệp. Theo Thông tư số 09/2004/TT-BNV ngày 19 tháng 2 năm 2004 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước, công chức loại A được hiểu là những người được bổ nhiệm vào ngạch yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn giáo dục đại học và sau đại học bao gồm: cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Theo vị trí công tác, công chức được phân ra làm hai loại: 1) Công chức lãnh đạo, chỉ huy; 2) Công chức chuyên môn, nghiệp vụ. Theo ngạch công chức, công chức được phân thành năm loại : 1) Công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương trở lên; 2) Công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương; 3) Công chức ngạch chuyên viên và tương đương; 4) Công chức ngạch cán sự và tương đương; 5) Công chức ngạch nhân viên và tương đương. Việc phân loại công chức theo Nghị định số 117 như đã trình bày, là việc làm có ý nghĩa thiết thực về mặt lý luận và thực tiễn đối với việc cơ cấu, quy hoạch, quản lý công chức trong hoạt động công vụ. Trên cơ sở cách phân loại này để có những tiêu chí khác nhau trong việc đánh giá, sử dụng, đề bạt, xử lý công chức vi phạm một cách thích hợp, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Trên cơ sở những vấn đề đã nêu, kết hợp điểm b, c, e khoản 1 và 2 Điều 1 Pháp lệnh Cán bộ, công chức và khoản 1 Điều 2, Điều 4 Nghị định số 117, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 114, chúng ta có thể rút ra một định nghĩa đầy đủ hơn về công chức "theo tinh thần" của Pháp lệnh hiện hành như sau: Công chức Việt Nam là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch hoặc được giao giữ một công vụ (được giao nhiệm vụ thường xuyên), được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, vị trí công tác trong các cơ quan, tổ chức của Nhà nước, bộ máy giúp việc của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, mỗi ngạch thể hiện chức và cấp về chuyên môn nghiệp vụ, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Qua định nghĩa trên, chúng ta rút ra ba yếu tố căn bản gắn liền với công chức nước ta đó là: - Được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong công sở nhà nước, cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân làm theo nhiệm kỳ, còn công chức có thể thực thi công vụ suốt đời. - Được xếp v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLV.doc
  • docbia.doc
Tài liệu liên quan