Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, mở ra bước ngoặt trong sự ngiệp xây dựng và phát triển đất nước. Việc chuyển từ mô hình kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cho phép chúng ta tận dụng, huy động mọi nguồn lực để phát triển đất nước. Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đạt được những thành tựu vô cùng to lớn, công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước bước đầu đã có những thành công nhất định. Quá trình hội nhập và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế càng thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng hơn.
Tuy nhiên, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế, chúng ta đã khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức, chưa chú ý đến vấn đề phát triển bền vững, gây ra những hậu quả không đáng có về môi trường sinh thái, điều đó đã phá vỡ mối quan hệ bền vững giữa con người đối với môi trường tự nhiên và tất yếu sẽ bị tự nhiên “trả thù” một cách tương ứng. Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng: “Nền văn minh phát triển một cách tự phát, không có sự hướng dẫn một cách có ý thức khoa học thì sẽ để lại đằng sau nó một bãi hoang mạc” [5, tr.220].
Hà Nội là một trung tâm chính trị, văn hoá lớn của cả nước, trong quá trình phát triển kinh tế cũng để lại nhiều vấn đề đối với môi trường tự nhiên. Bên cạnh việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vấn đề dân số gia tăng cơ học cũng phá vỡ kết cấu hạ tầng vốn có của Hà Nội. Điều này buộc Hà Nội phải đẩy nhanh tốc độ mở rộng và đô thị hoá đất nông nghiệp. Đây là một trong những nguyên nhân căn bản dẫn đến nguy cơ mất cân bằng sinh thái của chính Hà Nội. Những biểu hiện của nguy cơ tiềm ẩn đã được bộc lộ ngay chính trong quá trình phát triển mở rộng địa giới của Hà Nội. Khu vực đất canh tác nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, các dòng sông trở thành nơi xả nước thải công nghiệp, nhiều khu vực phát triển làng nghề truyền thống một cách tự phát gây ô nhiễm nghiêm trọng làm cho môi trường sống của Hà Nội vốn ngột ngạt lại càng trầm trọng thêm. Khu vực nông thôn của Hà Nội đóng vai trò là vùng dự trữ sinh quyển chiến lược cho thành phố bị biến đổi theo hướng bất lợi, trong tương lai gần nếu không có những giải pháp triệt để cho vấn đề môi trường nông thôn và lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường mà thế hệ tương lai phải gánh chịu.
120 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1295 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Đạo đức sinh thái với việc bảo vệ môi trường tự nhiên ở nông thôn Hà Nội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§¹o ®øc sinh th¸i víi viÖc b¶o vÖ m«i trêng tù nhiªn ë n«ng th«n Hµ Néi hiÖn nay
Hµ Néi – 2009
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1
Chương 1: ĐẠO ĐỨC SINH THÁI VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC SINH THÁI VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN Ở NÔNG THÔN HIỆN NAY
6
1.1. Đạo đức sinh thái và đặc trưng cơ bản của đạo đức sinh thái
6
1.2. Vai trò của đạo đức sinh thái với môi trường tự nhiên ở nông thôn hiện nay
19
Chương 2: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ ĐẠO ĐỨC SINH THÁI Ở NÔNG THÔN HÀ NỘI HIỆN NAY
41
2.1. Môi trường tự nhiên ở nông thôn Hà Nội hiện nay
41
2.2. Thực trạng đạo đức sinh thái ở nông thôn Hà Nội hiện nay
67
2.3. Một số vấn đề đặt ra
79
Chương 3: NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC SINH THÁI NHẰM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN Ở NÔNG THÔN HÀ NỘI HIỆN NAY
82
3.1. Quan điểm chung
82
3.2. Một số giải pháp cơ bản
90
KẾT LUẬN
111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
114
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, mở ra bước ngoặt trong sự ngiệp xây dựng và phát triển đất nước. Việc chuyển từ mô hình kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cho phép chúng ta tận dụng, huy động mọi nguồn lực để phát triển đất nước. Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đạt được những thành tựu vô cùng to lớn, công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước bước đầu đã có những thành công nhất định. Quá trình hội nhập và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế càng thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng hơn.
Tuy nhiên, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế, chúng ta đã khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức, chưa chú ý đến vấn đề phát triển bền vững, gây ra những hậu quả không đáng có về môi trường sinh thái, điều đó đã phá vỡ mối quan hệ bền vững giữa con người đối với môi trường tự nhiên và tất yếu sẽ bị tự nhiên “trả thù” một cách tương ứng. Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng: “Nền văn minh phát triển một cách tự phát, không có sự hướng dẫn một cách có ý thức khoa học thì sẽ để lại đằng sau nó một bãi hoang mạc” [5, tr.220].
Hà Nội là một trung tâm chính trị, văn hoá lớn của cả nước, trong quá trình phát triển kinh tế cũng để lại nhiều vấn đề đối với môi trường tự nhiên. Bên cạnh việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vấn đề dân số gia tăng cơ học cũng phá vỡ kết cấu hạ tầng vốn có của Hà Nội. Điều này buộc Hà Nội phải đẩy nhanh tốc độ mở rộng và đô thị hoá đất nông nghiệp. Đây là một trong những nguyên nhân căn bản dẫn đến nguy cơ mất cân bằng sinh thái của chính Hà Nội. Những biểu hiện của nguy cơ tiềm ẩn đã được bộc lộ ngay chính trong quá trình phát triển mở rộng địa giới của Hà Nội. Khu vực đất canh tác nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, các dòng sông trở thành nơi xả nước thải công nghiệp, nhiều khu vực phát triển làng nghề truyền thống một cách tự phát gây ô nhiễm nghiêm trọng làm cho môi trường sống của Hà Nội vốn ngột ngạt lại càng trầm trọng thêm. Khu vực nông thôn của Hà Nội đóng vai trò là vùng dự trữ sinh quyển chiến lược cho thành phố bị biến đổi theo hướng bất lợi, trong tương lai gần nếu không có những giải pháp triệt để cho vấn đề môi trường nông thôn và lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường mà thế hệ tương lai phải gánh chịu.
Đã có nhiều giải pháp mang nặng tính hành chính được đưa ra nhưng chỉ thu được kết quả không đáng kể trong việc bảo vệ môi trường của Hà Nội nói chung và khu vực nông thôn nói riêng. Để giải quyết vấn đề này một cách chắc chắn và bền vững, cùng với những giải pháp về kinh tế, hành chính, pháp luật cần nâng cao nhận thức của người dân trong cuộc sống, hoạt động, sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là việc tuyên truyền giáo dục các giá trị đạo đức sinh thái. Do vậy chúng tôi chọn đề tài “Đạo đức sinh thái với việc bảo vệ môi trường tự nhiên ở nông thôn Hà Nội hiện nay " làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành triết học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề đạo đức sinh thái và việc bảo vệ môi trường nói chung, môi trường nông thôn nói riêng đã có nhiều công trình nghiên cứu và nhiều tác giả đã có những bài viết trên các tạp chí khoa học xã hội trên cả nước như:
- Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam: Luật bảo vệ môi trường…Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.
- Bộ Tài nguyên và môi trường: Báo cáo của Bộ tài nguyên và môi trường về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường…(Tại Hội nghị môi trường toàn quốc 4/2005).
- Trần Lê Bảo (chủ biên): Văn hoá sinh thái nhân văn, Nhà xuất bản Văn hoá- Thông tin 2001.
- Phạm Văn Boong: Ý thức sinh thái và vấn đề phát triển lâu bền, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
- Các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.
- Bùi Văn Dũng: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường cho sự phát triển lâu bền, Luận án tiến sĩ triết học, Viện Triết học, 1999.
- Đảng Cộng sản Việt Nam: Chỉ thị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, 1998.
- Hỏi đáp về bảo vệ tài nguyên môi trường nông thôn Việt Nam, 2004.
- Bộ Chính trị, Nghị quyết số 41- NQ/TU về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Trần Sỹ Phán: Đạo đức sinh thái- vấn đề cần được quan tâm, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 7/2006.
- Trần Sỹ Phán: Quan điểm của Mác- Ăngghen về mối quan hệ giữa con người và giới tự nhiên, Tạp chí Lý luận chính trị, số 6/2006.
- Hồ Sỹ Quý: Về đạo đức môi trường Tạp chí triết học, số 9/2006
- Quy định mới về bảo vệ môi trường, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
- Phạm Thị Ngọc Trầm: Bảo vệ môi trường- nhiệm vụ chung của toàn nhân loại, Tạp chí Cộng sản số 26/2002.
- Phạm Thị Ngọc Trầm: Đạo đức sinh thái- từ lý luận đến thực tiễn, Tạp chí Triết học, số 12/2003.
- “Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong sự phát triển của xã hội”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội năm 2000 của GS . TS Nguyễn Trọng Chuẩn và tập thể tác giả.
- “Đạo đức sinh thái và việc giáo dục đạo đức sinh thái cho cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh phía Bắc nước ta hiện nay”- Đề tài khoa học cấp Bộ- năm 2004, Học viện chính trị - Hành chính Khu vực I, do PGS.TS Vũ Trọng Dung làm chủ nhiệm.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn
Nghiên cứu vai trò của đạo đức sinh thái với việc bảo vệ môi trường nông thôn Hà Nội, trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của đạo đức sinh thái của người dân trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên ở nông thôn Hà Nội hiện nay.
Để thực hiện được mục đích trên, luận văn cần thực hiện nhiệm vụ sau:
- Làm rõ khái niệm đạo đức sinh thái, đặc trưng cơ bản và vai trò của đạo đức sinh thái với việc bảo vệ môi trường tự nhiên ở nông thôn.
- Phân tích, đánh giá thực trạng môi trường tự nhiên và đạo đức sinh thái ở nông thôn Hà Nội hiện nay.
- Nêu luận chứng khoa học và thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao vai trò của đạo đức sinh thái với việc bảo vệ môi trường tự nhiên ở nông thôn Hà Nội hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đạo đức sinh thái và môi trường tự nhiên ở nông thôn Hà Nội hiện nay
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Là những nhân tố, những điều kiện tác động đến môi trường tự nhiên và đạo đức sinh thái trên địa bàn nông thôn thành phố Hà Nội. Những số liệu và tài liệu khảo sát chủ yếu được đề cập từ năm 2005 trở lại đây.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về môi trường, đạo đức, nông nghiệp và nông thôn…. Ngoài ra, việc thực hiện bản luận văn này tác giả còn tham khảo những công trình khoa học đã công bố có liên quan đến vấn đề đạo đức sinh thái, vấn đề môi trường nông thôn hiện nay ở nước ta - nhất là trên địa bàn thành phố Hà Nội.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với phương pháp cụ thể như: điều tra xã hội học, thống kê, so sánh…
6. Nh÷ng ®ãng gãp vÒ khoa häc cña luËn v¨n
- HÖ thèng ho¸ nh÷ng luËn ®iÓm c¬ b¶n của chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta, làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu và luận giải về đạo đức sinh thái trên phương diện triết học; đặc biệt là làm rõ một số đặc trưng cơ bản của đạo đức sinh thái, vai trò của ®¹o ®øc sinh th¸i với việc bảo vệ môi trường tự nhiên ở nông thôn.
- Ph©n tÝch nh÷ng nhân tố t¸c ®éng, những biến đổi cña ®¹o ®øc sinh thái ở mét ®Þa ph¬ng cã tÝnh ®Æc thï nh thủ đô Hµ Néi.
- ĐÒ xuÊt nh÷ng gi¶i ph¸p ®Ó n©ng cao vai trß cña ®¹o ®øc sinh th¸i nhằm bảo vệ môi trường tự nhiên ở nông thôn Hà Nội.
7. ý nghÜa lý luËn vµ thùc tiÔn cña luËn v¨n
7.1. VÒ mÆt lý luËn
- Từ tiếp cận triết học đã nêu và luận giải một cách hệ thống các luận điểm cơ bản về đạo đức sinh thái như: sự hình thành, khái niệm, đặc trưng cơ bản, vai trò của đạo đức sinh thái.
7.2. VÒ mÆt thùc tiÔn
- Luận văn đã góp phần làm rõ thực trạng môi trường tự nhiên ở nông thôn Hà Nội hiện nay và đánh giá, khảo sát, phân tích hành vi của người dân ở nông thôn Hà Nội đối với môi trường tự nhiên.
- LuËn v¨n cã thÓ dïng lµm tµi liÖu tham kh¶o, nghiên cứu, học tập, giảng dạy môn đạo đức và đạo đức sinh thái; có thể góp phần phân tích, luận giải và khuyến nghị giải pháp cho việc xây dựng nông thôn mới.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 7 tiết.
Chương 1
ĐẠO ĐỨC SINH THÁI VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC SINH THÁI
VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN Ở NÔNG THÔN HIỆN NAY
1.1. ĐẠO ĐỨC SINH THÁI VÀ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC SINH THÁI
1.1.1. Đạo đức sinh thái
1.1.1.1. Sự hình thành đạo đức sinh thái
Danh từ Đạo đức bắt nguồn từ tiếng Latinh là mos (moris) - lề thói (moralis nghĩa là có liên quan đến lề thói, đạo nghĩa). Còn “luân lí” thường xem như đồng nghĩa với “đạo đức” gốc ở chữ Hy Lạp là Êthicos - nghĩa là lề thói tập tục. Hai danh từ đó chứng tỏ rằng, khi ta nói đến đạo đức là nói đến lề thói tập tục và biểu hiện mối quan hệ nhất định của con người trong đời sống.
Quan niệm mác-xít khẳng định rằng, đạo đức có nguồn gốc từ lao động. Tính quy định sâu xa của lao động đối với sự hình thành đạo đức biểu hiện trước hết ở vai trò của lao động trong sự hình thành con người. Trong tác phẩm ''Tác dụng của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người'', bằng sự khái quát các tài liệu sinh học, nhân học đương thời, Ph.Ănghen đã chỉ ra rằng: Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, và như thế đến một mức độ mà trên một ý nghĩa nào đó chúng ta phải nói: Lao động đã sáng tạo bản thân con người.
Nhưng lao động không chỉ sáng tạo ra của cải vật chất, mà hành động lịch sử đầu tiên của con người với tư cách là con người xã hội đã tạo ra các năng lực, các phẩm chất như: nhận thức, thẩm mỹ, đạo đức; đồng thời lao động đã sáng tạo ra mối quan hệ song trùng giữa con người với con người và con người với tự nhiên ...
C.Mác từng chỉ ra rằng, hành động lịch sử đầu tiên của con người là lao động. Nhưng lao động với tư cách là lao động thì không bao giờ là một hành động đơn lẻ, cá biệt. Trong các quan hệ giữa người với người, nghĩa là trong các quan hệ xã hội, con người tiến hành lao động để thoả mãn nhu cầu sống cũng như các lợi ích của mình. Nhờ có tư duy, con người nhận ra sự cần thiết của sự tương trợ lẫn nhau trong lao động. Tính tất yếu này đòi hỏi một hy sinh nhất định lợi ích cá nhân cho lợi ích của người khác, lợi ích của cộng đồng. Nhưng đổi lại, lao động của con người có hiệu quả hơn. Sự tương trợ đó, ban đầu được thể hiện trên cơ sở con người ý thức được tính tất yếu về mặt lợi ích của sự tương trợ lẫn nhau. Nhưng sự tương trợ lẫn nhau một khi đã trở thành thói quen, tập quán thì khi đó con người nảy sinh khát vọng tương trợ tự nguyện. Khát vọng đó chính là tình cảm đạo đức đầu tiên của con người. Hành vi được điều chỉnh bởi ý thức và khát vọng tương trợ tự nguyện chính là hành vi đạo đức đầu tiên của con người. Từ lao động và cùng với lao động, sự tương trợ lẫn nhau được mở rộng ra các lĩnh vực sống của con người, xã hội. Đó chính là cơ chế của sự hình thành đạo đức. Nó hiện diện như một phương thức đặc thù của sự điều chỉnh hành vi con người. Sự điều chỉnh ấy dựa trên cơ sở tự giác, tự nguyện và ưu tiên lợi ích của cộng đồng, xã hội.
Xuất phát từ vai trò lao động đối với sự hình thành, tồn tại và phát triển con người, C.Mác đi đến quan niệm về tính quy định, xét đến cùng của phương thức sản xuất, của tồn tại xã hội đối với toàn bộ các lĩnh vực còn lại của xã hội. Trong lời tựa của tác phẩm ''Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị'' C.Mác viết: Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các quy trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung. Không phải ý thức của con người quyết định ý thức của họ; trái lại tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ. Luận điểm này chính là chìa khoá để giải thích bản chất của tất cả các hiện tượng xã hội, trong đó có đạo đức.
Đạo đức hình thành từ trong lao động và các hoạt động sống của con người nhằm điều chỉnh một cách tự giác và tự nguyện các quan hệ lợi ích giữa cá nhân và cộng đồng, xã hội. Sự điều chỉnh này được thực hiện thông qua các nguyên tắc, các chuẩn mực phản ánh các yêu cầu xã hội đối với mỗi cá nhân. Đến lượt mình, các yêu cầu của xã hội thể hiện trong các nguyên tắc, các chuẩn mực đạo đức chính là sự phản ánh một trình độ phát triển kinh tế - xã hội nhất định và phản ánh những đòi hỏi đảm bảo cho sự phát triển ổn định của xã hội tương ứng với trình độ phát triển đó. Nói cách khác, mỗi thời đại kinh tế - xã hội nhất định có những đòi hỏi tương ứng về mặt đạo đức đối với con người. Do đó, khi cơ sở kinh tế của xã hội đã thay đổi thì trước sau những chuẩn mực, những nguyên tắc đạo đức xã hội cũng biến đổi theo.
Lịch sử phát triển của đời sống đạo đức nhân loại đã cho thấy, một mặt trình độ phát triển của kinh tế - xã hội quy định nội dung của các nguyên tắc, các chuẩn mực đạo đức; mặt khác trên cơ sở tính quy định của kinh tế - xã hội, các nguyên tắc, các chuẩn mực đạo đức lại tác động ngược trở lại và trở thành một trong những nhân tố làm bình ổn sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội.
Nói cách khác, tương ứng với mỗi thời đại lịch sử, mỗi hình thái kinh tế - xã hội là một hình thái đạo đức nhất định đặc trưng cho thời đại đó.
Cùng với tính thời đại, đạo đức mang tính dân tộc. Tính dân tộc của đạo đức quy định bởi những nhân tố tự nhiên, tức là sự khác biệt về mặt địa lý, khí hậu, địa vực cư trú của các dân tộc, tộc người. Trong quá trình thích ứng với những điều kiện địa lý khác nhau đó, các dân tộc, các tộc người khác nhau hình thành những thói quen, những tập tục, cách ứng xử khác nhau với tự nhiên, với con người, từ đó hình thành những chuẩn mực, những quan niệm giá trị, những đánh giá đạo đức khác nhau. Chẳng hạn, trong điều kiện tự nhiên bất lợi cho sản xuất thì những yêu cầu, những chuẩn mực như cần cù, tiết kiệm, phân phối công bằng trở thành những chuẩn mực ưu trội. Đồng thời, sự trừng phạt đối với sự vi phạm những chuẩn mực này cũng trở lên nghiêm khắc hơn. Cũng như vậy, trong điều kiện lạnh giá vùng Bắc cực, dân tộc (tộc người) Exkimô luôn phải mặc da thú để che kín người. Vì vậy, đối với họ ăn mặc kính đáo là một chuẩn mực đạo đức. Tình cảm xấu hổ đối với lối ăn mặc thiếu kín đáo phát triển mạnh hơn so với những tộc người da đỏ sống ở vùng nhiệt đới. Một số người da đỏ ở Nam Mỹ cho đến nay vẫn còn sống khoả thân. Khí hậu nhiệt đới khiến họ không hình thành ý thức và tình cảm đạo đức đối với trang phục.
Ngày nay, các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển rất chú trọng việc khẳng định bản sắc dân tộc của văn hóa và đạo đức. Nhiều quốc gia đã xây dựng bảng giá trị tinh thần - đạo đức với những nguyên tắc nền tảng làm cơ sở định hướng giá trị cho hoạt động của cả cộng đồng cũng như cho từng người dân.
Ở nước ta, yêu cầu xây dựng "hệ giá trị và chuẩn mực xã hội mới phù hợp với truyền thống, bản sắc dân tộc và yêu cầu thời đại" đã được khẳng định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng. Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương khóa VIII đã cụ thể hóa yêu cầu này thành những chuẩn mực, những đức tính dưới đây:
- Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên, đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
- Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung.
- Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương, phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.
- Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.
- Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực.
Triết học Mác-Lênin không phủ nhận tính phổ biến toàn nhân loại của đạo đức, nhưng khẳng định rằng, trong điều kiện xã hội có giai cấp đối kháng thì không thể có một nền đạo đức chung thống nhất cho mọi giai cấp. Ph.Ănghen từng chỉ ra rằng: Con người dù tự giác hay không tự giác, rút cục đều rút ra những quan niệm đạo đức của mình từ những quan hệ thực tiễn đang làm cơ sở cho vị trí giai cấp của mình, tức là từ những quan hệ kinh tế, trong đó người ta sản xuất và trao đổi. Trong xã hội có đối kháng giai cấp, tương ứng với mỗi giai cấp nhất định là một hệ thống đạo đức nhất định biện hộ cho lợi ích của giai cấp đó.
Như vậy, với tư cách là một thực thể xã hội, con người sống trong các mối quan hệ xã hội. Đạo đức xã hội đã được hình thành nên từ các mối quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau giữa người và người trong xã hội. Đạo đức xã hội là sự biểu hiện quan trọng nhất bản chất của con người, Mác đã viết: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội" [42, tr.11].
Đồng thời, với tư cách là một thực thể tự nhiên - sinh vật, con người không thể sống bên ngoài các mối quan hệ với tự nhiên nghĩa là con người cần phải quan hệ với tự nhiên. Đạo đức sinh thái được hình thành nên từ trong mối quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau giữa con người và tự nhiên.
Có thể nói, tuy còn manh nha, chưa hoàn chỉnh hoặc ít nhiều còn mang màu sắc thần bí, song tư tưởng về mối quan hệ gắn bó giữa con người và tự nhiên đã xuất hiện ngay từ thời kỳ cổ đại. Trong một số quan niệm của tôn giáo và học thuyết triết học phương Đông truyền thống, con người không đối lập với giới tự nhiên, mà luôn được coi là một thành tố, một bộ phận của giới tự nhiên. Nho giáo cho rằng, con người sống giữa thiên nhiên trời đất, vạn vật nên quan hệ của con người với trời đất là quan hệ “thiên nhân cảm ứng”. Tương tự như vậy, đạo giáo cũng coi trọng sự hoà hợp, thống nhất của con người trong quan hệ với tự nhiên, với vạn vật trong vũ trụ. Quan niệm hài hoà của Lão Tử chứa đựng hai nội dung chính: con người và trời đất dựa vào nhau để tồn tại và phát triển (thiên nhân hợp nhất), quan hệ thuận hoà giữa con người với con người, với quan niệm ấy, ông đã đưa ra một triết lý nhân sinh: “con người phải sống thanh tịch thuận theo tự nhiên, không trái với tự nhiên”. Trang Tử quan niệm rằng, giữa vật và ta có sự bình đẳng, rằng trời đất cùng sinh với ta, vạn vật với ta là một…
Phật giáo nguyên thuỷ coi mọi sự vật và hiện tượng trong vũ trụ đều có quan hệ chặt chẽ với nhau, đồng thời là điều kiện cho sự tồn tại của nhau. Ở Việt Nam, tư tưởng về sự hoà hợp giữa con người và tự nhiên cũng xuất hiện khá sớm. Khác với phương Đông, ở phương Tây tồn tại khuynh hướng đề cao đến mức tuyệt đối hoá vai trò của con người trong mối quan hệ với tự nhiên. Triết học Hy Lạp cổ đại tôn vinh vị trí và vai trò con người, Protagor coi con người là thước đo của vạn vật. Chủ nghĩa duy lý thế kỷ XVII - XVIII đã nhấn mạnh rằng, con người là trung tâm của vũ trụ, là chúa tể của giới tự nhiên.
Ki tô giáo quan niệm thế giới và con người là sản phẩm của Chúa sáng tạo ra, con người là hình ảnh của Chúa, nên con người cũng có khả năng sáng tạo và có quyền thống trị giới tự nhiên…Những quan niệm đó là cơ sở cho sự nảy nở và phát triển triết lý con người chinh phục theo kiểu “thống trị”, “tước đoạt” tự nhiên trong suốt một thời gian dài, để lại những hậu quả môi trường to lớn mà ngày nay con người đang phải nỗ lực tìm cách khắc phục.
Khi bàn về mối quan hệ lại là sự tác động lẫn nhau giữa con người và tự nhiên. C.Mác và Ph.Ăngghen cũng đề cập đến tương đối nhiều và khá tập trung, mặc dù các ông không dành trọn tác phẩm vào cho chủ đề này. Rải rác trong các tác phẩm khác nhau, kể cả ở ''thời Mác trẻ'' cũng như ở ''thời trưởng thành'', các nhà kinh điển đã bàn đến vấn đề này khá sâu sắc, không ít vấn đề môi sinh hiện đại mà chúng ta thường coi là được đặt ra do sự phát triển của xã hội công nghiệp ở thế kỷ XX lại ít nhiều đã được C.Mác và Ph.Ăngghen suy ngẫm.
Trong tác phẩm Chống Đuy-rinh, khi phê phán quan điểm của Đuy-rinh cho rằng tính thống nhất của thế giới là ở sự tồn tại của nó. Ph.Ăngghen đã khẳng định:
Tính thống nhất của thế giới không phải ở sự tồn tại của nó, mặc dù tồn tại là tiên đề của tính thống nhất của nó, vì trước khi thế giới có thể là một thể thống nhất thì trước hết thế giới phải tồn tại đã...Tính thống nhất thực sự của thế giới là ở tính vật chất của nó, và tính vật chất này được chứng minh không phải bằng vài ba lời lẽ khéo léo của kẻ làm trò ảo thuật mà bằng một sự phát triển lâu dài và khó khăn của triết học và khoa học tự nhiên [43, tr.67].
Rõ ràng, với khẳng định này, trong chừng mực nhất định, Ph.Ăngghen cũng đã thừa nhận sự thống nhất của con người và giới tự nhiên ở tính vật chất của sự tồn tại và tiến hóa của chúng; hơn thế nữa, sự thống nhất này lại đã được chứng minh bằng sự phát triển ''lâu dài và khó khăn'' của triết học và khoa học tự nhiên.
Như Ph.Ăngghen đã chỉ ra, khoa học từ nhiều phương diện khác nhau đã chứng minh được sự hình thành và phát triển của giới tự nhiên, khám phá được bản chất của sự sống và sự thống nhất vật chất của nó với giới tự nhiên vô cơ ở mức độ vi mô cũng như vĩ mô. ''Trong giới tự nhiên, nét cục lại, mọi các điều diễn ra một cách biện chứng chứ không phải siêu hình'' [43, tr.36, 39].
Trong quá trình tiến hóa của thế giới, sự xuất hiện của con người là một bước nhảy vọt về chất và nguồn gốc tự nhiên của con người làm cho con người, về mặt bản tính không thể đối lập với tự nhiên. Trong "Biện chứng của tự nhiên" Ph.Ăng ghen đã phân tích quá trình phát sinh và phát triển của thế giới hữu cơ rất thuyết phục và khẳng định lịch sử loài người chẳng qua chỉ là tiếp nối lịch sử tự nhiên; sự kiện làm cho con người bước vào lịch sử của chính mình là sự xuất hiện con người từ giới tự nhiên - ''cùng với con người, chúng ta bước vào lĩnh vực lịch sử'' [44, tr.476].
Trong "Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844", C.Mác khẳng định:
Giới tự nhiên…là thân thể vô cơ của con người. Con người sống bằng giới tự nhiên, như thế nghĩa là giới tự nhiên là thân thể của con người, thân thể mà với nó con người phải ở lại trong quá trình thường xuyên giao tiếp để tồn tại. Nói rằng đời sống thể xác và tinh thần của con người gắn liền với giới tự nhiên, nói như thế chẳng qua chỉ có nghĩa là giới tự nhiên gắn liền với bản thân giới tự nhiên, vì con người là một bộ phận của giới tự nhiên [44, tr.135].
Trong tác phẩm ''Hệ tư tưởng Đức'', trong bộ ''Tư bản'' và trong những thư từ và nhiều nhận xét, ghi chép khác nhau C.Mác đã nhiều lần trực tiếp hay gián tiếp phân tích sâu thêm vấn đề này. Như trong ''Hệ tư tưởng Đức'' C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng:
Mọi lịch sử đều xuất phát từ những cơ sở tự nhiên và từ những thay đổi của chúng do hoạt động của con người gây ra trong quá trình lịch sử tự nhiên và lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, hai mặt đó không tách rời nhau, chừng nào mà loài người còn tồn tại thì lịch sử của họ và lịch sử tự nhiên quy định lẫn nhau [42, tr.21, 25].
Như vậy, ngay từ khi hình thành những tư tưởng duy vật đầu tiên của mình về lịch sử, con người và tự nhiên trong quan niệm của C.Mác đã thống nhất hữu cơ với nhau, không tách rời nhau đến mức ''điều đó chẳng của chỉ có nghĩa là tự nhiên liên hệ khăng khít với bản thân tự nhiên''. Quan điểm này nhất quán trong tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen đến mãi về sau. Chính vì thế, với C. Mác và Ph.Ăng ghen, những gì thù địch với tự nhiên cũng tức là thù địch với con người. Theo các ông, những hành vi phá hoại tự nhiên, phá vỡ sự hài hòa, cân bằng của mối quan hệ con người - tự nhiên, xét về mặt sinh thái, cũng đồng nghĩa với sự phá hoại cuộc sống của chính bản thân con người.
Với quan niệm đó, C.Mác kết luận rằng, chừng nào mà loài người còn tồn tại thì lịch sử của họ và lịch sử của tự nhiên quy định lẫn nhau. Theo đó, quan hệ giữa con người và tự nhiên là quan hệ đồng tiến hoá, cùng tồn tại và phát triển. Con người và xã hội loài người khôn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan van.doc