Cùng với sự phát triển khoa học - kỹ thuật và kinh tế xã hội là quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Từ đây đã nảy sinh ra những vấn đề cấp thiết đối với đô thị như sự gia tăng dân số, gia tăng quy mô của các công trình xây dựng, sự tăng nhanh của nhu cầu về nguồn tài nguyên như nước, nguyên liệu. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến phá vỡ cân bằng sinh thái, môi trường sống dần dần bị suy thoái đặc biệt là ô nhiễm nước, đất, không khí, tiếng ồn. tỷ lệ strees của người đô thị tăng lên. Đó là tình trạng chung của nhiều đô thị trên thế giới.
Để ngăn chặn và hạn chế suy thoái ô nhiễm môi trường để người dân đô thị được sống và làm việc trong bầu không khí trong lành thì cần phải có sự tham gia của nhiều ngành nhiều lĩnh vực với các biện pháp khác nhau.
Một biện pháp quan trọng hữu hiệu nhất và được chú ý nhiều đó là sử dụng cây xanh. Do cây xanh có rất nhiều vai trò tác dụng chức năng như tạo bóng mát điềuhoà khí hậu, giảm tiếng ồn, tạo hương thơm, màu sắc và vẻ đẹp mỹ lệ của cảnh quan làm tăng giá trị của các công trình giúp cho con người gần gũi hoà nhập với thiên nhiên và có điều kiện giao hoà với cộng đồng. Cây xanh đã trở thành yếu tố không thể thiếu được trong quy hoạch và phát triển đô thị.
Cây xanh có nhiều tác dụng, song không phải cây nào cũng như nhau, việc đánh giá cây xanh là để chỉ ra tác dụng chính những mặt có lợi và những mặt còn hạn chế. Từ việc đánh giá cụ thể sẽ là cơ sở để xếp loại cây trồng phục vụ cho nhà thiết kế cây xanh chọn lựa được loài cây phù hợp.
Để đóng góp vào việc nghiên cứu vấn đề cây xanh đô thị tôi đã tiến hành thực hiên đề tài: “Đánh giá và xếp loại một số cây trồng thường gặp trên đường phố tại thành phố Hạ Long”.
Cây trồng đường phố rất đa dạng và phong phú mỗi loài đều có ưu nhược điểm khác nhau, tính chất đường phố cũng đa dạng muốn đánh giá được một cách cụ thể và tổng hợp thì ta dùng phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn để lựa chọn mô hình tối ưu. Đây là phương pháp phân tích mang tính khách quan và chính xác vì nó đề cập cùng một lúc nhiều tiêu chuẩn dành cho đối tượng nghiên cứu là các loài cây đường phố. Mỗi loài cây thường chỉ thích ứng với một điều kiện lập địa nhất định nếu sống trong điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp cây sinh trưởng phát triển tốt và phát huy tác dụng nhiều mặt. Với đề tài này tôi chỉ tiến hành đánh giá và xếp loại được một số loài cây trồng thường gặp trên đường phố tại thành phố Hạ Long, đưa ra một số tiêu chuẩn về cây trồng đường phố nhằm đóng góp một phần ý kiến của mình cho các nhà thiết kế cây xanh sử dụng để có thể lựa chọn được những loài cây phù hợp nhất với hoàn cảnh đô thị Hạ Long.
63 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 2399 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Đánh giá và xếp loại một số loài cây trồng thường gặp trên đường phố tại thành phố Hạ Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Để đánh giá kết quả học tập sau 4 năm tại trường Đại học lâm nghiệp, mỗi sinh viên phải thực tập tốt nghiệp nhằm gắn liền việc học lý thuyết với thực tế, làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, giúp sinh viên củng cố và hoàn thiện những kiến thức đã tiếp thu trong quá trình thực tập biết vận dụng kiến thức đó vào sản xuất.
Từ những mục đích trên, sau khi hoàn thành môn học được sự cho phép của nhà trường, ban chủ nhiệm khoa lâm học cùng với sự đồng ý của bộ môn lâm nghiệp đô thị, tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp: “Đánh giá và xếp loại một số loài cây trồng thường gặp trên đường phố tại thành phố Hạ Long”.
Sau hơn ba tháng nghiên cứu và triển khai bản luận văn tốt nghiệp được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn và bạn bè đồng nghiệp đến nay bản luận văn đã được hoàn thành.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới thầy giáo GS - TS Ngô Quang Đê - người trực tiếp tận tình giúp đỡ tôi thực hiện bản luận văn này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn tới thầy giáo GS –TS Nguyễn Hải Tuất, các thầy cô trong bộ môn Lâm nghiệp đô thị, bộ môn Thực vật rừng cùng các cô chú trong công ty Môi trường đô thị Hạ Long đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do thời gian có hạn nên bản luận văn không tránh khỏi hạn chế nhất định. Kính mong được sự đóng góp chân thành của các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Xuân Mai, tháng 5 năm 2005
Sinh viên thực hiện:
Phạm Thị Liêm
Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển khoa học - kỹ thuật và kinh tế xã hội là quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Từ đây đã nảy sinh ra những vấn đề cấp thiết đối với đô thị như sự gia tăng dân số, gia tăng quy mô của các công trình xây dựng, sự tăng nhanh của nhu cầu về nguồn tài nguyên như nước, nguyên liệu... Đây là nguyên nhân chính dẫn đến phá vỡ cân bằng sinh thái, môi trường sống dần dần bị suy thoái đặc biệt là ô nhiễm nước, đất, không khí, tiếng ồn... tỷ lệ strees của người đô thị tăng lên. Đó là tình trạng chung của nhiều đô thị trên thế giới.
Để ngăn chặn và hạn chế suy thoái ô nhiễm môi trường để người dân đô thị được sống và làm việc trong bầu không khí trong lành thì cần phải có sự tham gia của nhiều ngành nhiều lĩnh vực với các biện pháp khác nhau.
Một biện pháp quan trọng hữu hiệu nhất và được chú ý nhiều đó là sử dụng cây xanh. Do cây xanh có rất nhiều vai trò tác dụng chức năng như tạo bóng mát điềuhoà khí hậu, giảm tiếng ồn, tạo hương thơm, màu sắc và vẻ đẹp mỹ lệ của cảnh quan làm tăng giá trị của các công trình giúp cho con người gần gũi hoà nhập với thiên nhiên và có điều kiện giao hoà với cộng đồng. Cây xanh đã trở thành yếu tố không thể thiếu được trong quy hoạch và phát triển đô thị.
Cây xanh có nhiều tác dụng, song không phải cây nào cũng như nhau, việc đánh giá cây xanh là để chỉ ra tác dụng chính những mặt có lợi và những mặt còn hạn chế. Từ việc đánh giá cụ thể sẽ là cơ sở để xếp loại cây trồng phục vụ cho nhà thiết kế cây xanh chọn lựa được loài cây phù hợp.
Để đóng góp vào việc nghiên cứu vấn đề cây xanh đô thị tôi đã tiến hành thực hiên đề tài: “Đánh giá và xếp loại một số cây trồng thường gặp trên đường phố tại thành phố Hạ Long”.
Cây trồng đường phố rất đa dạng và phong phú mỗi loài đều có ưu nhược điểm khác nhau, tính chất đường phố cũng đa dạng muốn đánh giá được một cách cụ thể và tổng hợp thì ta dùng phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn để lựa chọn mô hình tối ưu. Đây là phương pháp phân tích mang tính khách quan và chính xác vì nó đề cập cùng một lúc nhiều tiêu chuẩn dành cho đối tượng nghiên cứu là các loài cây đường phố. Mỗi loài cây thường chỉ thích ứng với một điều kiện lập địa nhất định nếu sống trong điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp cây sinh trưởng phát triển tốt và phát huy tác dụng nhiều mặt. Với đề tài này tôi chỉ tiến hành đánh giá và xếp loại được một số loài cây trồng thường gặp trên đường phố tại thành phố Hạ Long, đưa ra một số tiêu chuẩn về cây trồng đường phố nhằm đóng góp một phần ý kiến của mình cho các nhà thiết kế cây xanh sử dụng để có thể lựa chọn được những loài cây phù hợp nhất với hoàn cảnh đô thị Hạ Long.
Chương 2
MỤC TIÊU - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá và xếp loại một số loài cây trồng thường gặp trên đường phố tại thành phố Hạ long, tìm ra những loài cây tối ưu thích hợp với điều kiện lập địa cho đường phố Hạ Long, từ đó làm cơ sở cho các nhà thiết kế quy hoạch cây xanh đường phố sử dụng.
2.2 Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đề tài đã đề ra, nội dung của đề tài gồm:
- Tìm hiểu điều kiện môi trường đô thị Hạ Long
- Tìm hiểu yêu cầu cây xanh đường phố để xây dựng các tiêu chuẩn về cây xanh đường phố.
- Nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng (D1.3, HVN, HDC, DT ), hình thái (thân, cành, lá, rễ, hoa, quả), gắn với điều kiện lập địa ở thành phố Hạ Long để làm cơ sở cho việc đánh giá và xếp loại cây trồng đường phố tại thành phố Hạ Long.
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Ngoại nghiệp
- Điều tra nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng bằng cách đo đếm trực tiếp ngoài thực tế.
- Điều tra nghiên cứu về hình thái, đặc tính sinh lý, sinh thái, tác dụng của cây xanh bằng phương pháp phỏng vấn người dân, các chuyên gia có kinh nghiệm và qua tài liệu.
- Thu thập các tài liệu về điều kiện lập địa ở thành phố Hạ Long.
2.3.2 Nội nghiệp
- Tìm đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan để có những ý kiến đánh giá và xếp loại cụ thể, chính xác hơn.
- Sử dụng phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn để xử lý kết quả thu thập, gồm các bước sau:
2.3.2.1 Xây dựng tiêu chuẩn
Đây là bước quan trọng nhất trong phân tích đa tiêu chuẩn, cần có sự tham gia ý kiến của người dân và các chuyên gia có kinh nghiệm. Các tiêu chuẩn được xác định phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Các tiêu chuẩn phải phục vụ cho mục tiêu của đề tài.
- Những tiêu chuẩn phải dễ đo lường và quan sát, hay nói cách khác những tiêu chuẩn đó không quá phức tạp trong việc đo lường và phân tích.
- Số lượng các tiêu chuẩn đưa ra về cơ bản đáp ứng được mục tiêu đề ra. Nếu quá ít thì việc đánh giá đối tượng không chính xác, phiến diện, quá chi tiết sẽ làm phức tạp khó khăn cho việc đánh giá, phân tích nhiều khi không cần thiết.
2.3.2.2 Lượng hoá tiêu chuẩn
Lượng hoá tiêu chuẩn có nghĩa là định lượng các tiêu chuẩn bằng các con số. Mỗi tiêu chuẩn sẽ được lượng hoá bằng phương pháp cho điểm (xét trên khía cạnh tiêu chuẩn định tính). Với sự giúp đỡ của công nghệ tin học thì việc lượng hoá tiêu chuẩn giúp ta thuận lợi trong quá trình tính toán.
2.3.2.3 Phân tích tiêu chuẩn
Sau khi lượng hoá tiêu chuẩn thì bước tiếp theo là phân tích tiêu chuẩn, nội dung này gồm hai vấn đề chính:
- Phân tích vai trò và vị trí của từng tiêu chuẩn đối với mục tiêu đề ra.
- Tìm ra những tiêu chuẩn mang tính chất chủ đạo và những tiêu chuẩn không có ảnh hưởng đến các tiêu chuẩn khác. Để thực hiện được nội dung này người đánh giá phải lập được ma trận về hệ số tương quan giữa các tiêu chuẩn bằng cách sử dụng phần mềm Exel: Tool/Analysis/correlation:
X1
X2
...
Xn
X1
R11
R12=
...
R1n
X2
R21
R22
...
R2n
X3
R31
R32
...
R3n
...
...
...
....
...
Xn
Rn1
Rn2
...
Rnn
Trong đó: Rij =Rji
2.3.2.4 Chuẩn hoá các số liệu quan sát
Khi lượng hoá tiêu chuẩn, ta thường thấy các tiêu chuẩn mang theo nhiều loại đơn vị khác nhau. Những tiêu chuẩn mà giá trị thu được càng lớn thì càng đạt hiệu quả cao thường gọi là những tiêu chuẩn tăng có lợi. Còn những tiêu chuẩn mà giá trị thu được càng nhỏ thì hiệu quả càng cao được gọi là những tiêu chuẩn giảm có lợi.
Nội dung của chuẩn hoá các số liệu quan sát là chuyển đổi các tiêu chuẩn có các đơn vị khác nhau thành những đại lượng không mang theo đơn vị nào và tất cả đều tăng có lợi hoặc giảm có lợi. Đây là nền tảng thuận lợi nhất để ta thực hiện việc tính toán và so sánh các mô hình với nhau, để từ đó lựa chọn mô hình tối ưu. Dưới đây là một số phương pháp chuẩn hoá số liệu đã được nghiên cứu và ứng dụng:
2.3.2.4.1 Phương pháp thứ hạng
Nội dung của phương pháp này là ở mỗi tiêu chuẩn đem sắp xếp các trị số đo được của mô hình theo nguyên tắc: các tiêu chuẩn tăng có lợi thì đánh số thứ hạng từ tốt đến xấu, trái lại những tiêu chuẩn giảm có lợi thì sắp xếp từ trị số nhỏ nhất đến trị số lớn nhất. Ta ký hiệu các trị số này là Xij với i là chỉ số mô hình (i = 1, 2, 3,...,n). Giá trị của các tiêu chuẩn được chuẩn hoá theo các công thức sau:
Yij = m + 1- Xij
Sau khi chuẩn hoá, ta thấy những số tự nhiên được chuẩn hoá theo hướng càng lớn thì càng tốt cho cả tiêu chuẩn tăng có lợi và giảm có lợi.
Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện nhưng nhược điểm là chưa khai thác hết lượng thông tin của số liệu, hai số chỉ cần sai khác nhau một số lẻ cũng đã phải nhận hai thứ hạng khác nhau.
2.3.2.4.2 Phương pháp chỉ số canh tác Ect
Phương pháp này được tổ chức FAO dùng để đánh giá tổng hợp về việc sử dụng đất. Theo Nguyễn Bá Ngãi, Nijkam (1977 –1982) đã vận dụng chỉ số Ect trong phân tích đa yếu tố (đa tiêu chuẩn) để đánh giá tác động của môi trường. ở phương pháp này việc chuẩn hoá được thực hiện như sau:
Với các chỉ tiêu tăng có lợi: Yij
Với chỉ tiêu giảm có lợi: Yij
Trong đó: Xij là chỉ số chưa được chuẩn hoá.
Ở phương pháp này thì mô hình có tổng điểm càng nhỏ thì mô hình đó (loài đó) sẽ càng tối ưu.
2.3.2.4.3 Phương pháp chỉ số canh tác cải tiến
Khác với phương pháp trên, ở phương pháp này các Xij chỉ lấy giá trị từ 0-1 và được tiến hành theo các bước:
- Bước 1: Với chỉ tiêu tăng có lợi:
Với chỉ tiêu giảm có lợi:
-Bước 2: Tính điểm cho các mô hình (loài) áp dụng công thức:
Di =
-Bước 3: Kết luận, đánh giá, so sánh giữa các loài. loài nào có trị số Di càng lớn thì càng tối ưu.
2.3.2.5 So sánh xếp loại và lựa chọn mô hình tối ưu
Mục tiêu cuối cùng của phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn là tiến đến so sánh và lựa chọn mô hình (loài) tối ưu. Ở đây có 2 phương pháp:
a) So sánh trên cơ sở số trung bình hoặc tổng số số tiêu chuẩn cho mỗi mô hình trên cơ sở các bảng số liệu đã được chuẩn hoá.
Ta tính tổng các giá trị của các tiêu chuẩn ở mỗi mô hình:
Ei =
Phương pháp này có nhược điểm là chưa tính đến sự ưu tiên đối với các tiêu chuẩn quan trọng.
b) Phương pháp có trọng số.
Để có sự ưu tiên với những tiêu chuẩn quan trọng, ta cần nhân thêm trọng số vào. Nếu gọi Y1,y2,...Yn là các trị số và P1, P2, P3,...Pn là các trọng số tương ứng với n tiêu chuẩn cho một mô hình thứ i thì mỗi mô hình được tính điểm là:
Eij= (1)
Trong đó:Yij là số liệu đã được chuẩn hoá
Pij là trọng số được xác định theo các phương pháp sau:
b1. Trọng số theo phương pháp chuyên gia.
Ở phương pháp này người ta tranh thủ ý kiến của chuyên gia để xác định trọng số tuỳ theo mức độ quan trọng của các tiêu chuẩn. Phương pháp này áp dụng cho các phương pháp được tính theo công thức (1). Sau đó kết luận loại mô hình nào có Ei càng lớn thì mô hình đó (hay loài đó) càng tối ưu.
b2. Trọng số tính theo phương pháp phân nhóm dựa vào quan hệ giữa các tiêu chuẩn
Phương pháp này căn cứ vào mức độ quan hệ giữa các tiêu chuẩn ta lập thành từng nhóm tiêu chuẩn có hệ số tương quan từ cao xuống thấp và tính giá trị bình quân của các tiêu chuẩn trong nhóm đó và đem số trung bình này nhân với trọng số của nó.
b3. Trọng số tính theo phương pháp tương quan.
Phương pháp này của Orloci (1977) – Canada, phương pháp này được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới và cũng được Chu Đức (Đại học Quốc gia Hà Nội) sử dụng để tính toán các chỉ tiêu ảnh hưởng đến năng suất bò sữa thuộc viện chăn nuôi Rostock (1992). Cở sở lý luận của phương pháp này như sau:
Ta xem mỗi loài cây là sự thể hiện của tất cả các mối liên hệ giữa các yếu tố hay các tiêu chuẩn về cảnh quan, môi trường, giá trị sử dụng gỗ mà ta quan tâm. Vậy mỗi hệ là một thí nghiệm của mối liên hệ giữa các tiêu chuẩn. Cho nên càng nhiều thí nghiệm ta càng quan tâm đến mối liên hệ đó xem mức độ đóng góp của từng thành phần cho hệ như thế nào. Ta coi mối liên hệ giữa các tiêu chuẩn đóng góp trong một không gian là 100% số phần trăm đóng góp của từng thành phần là xác suất của từng thành phần đó. Nó chính là trọng số khi tính điểm cho các loài cây nghiên cứu. Các bước tiến hành:
- Bước 1: Số liệu được lấy từ biểu 1 ta sẽ lập được ma trận R với sự giúp đỡ của phần mềm Excel –Tool/Data analysis/Correlation.
- Bước 2: Tính tương quan giữa các yếu tố Rij, ta có ma trận tương quan:
R(0) =
Sau đó tính Max =
giá trị max ứng với tiêu chuẩn nào đó thì sẽ có trọng số Pj = của tiêu chuẩn đó.
- Bước 3: Tiếp tục tính ma trận R(1) đến R(5) theo nguyên tắc:
Qua tính toán ở ma trận trước thì giá trị max ở hàng nào thì ma trận tiếp theo cột và hàng đó sẽ bị loại. Ví dụ: Từ R(0) giá trị max ở hàng 4 là lớn nhất thì ở ma trận R(1) hàng 4 và cột 4 sẽ bị loại. Ma trận R(1) với các phần tử rij(1) (i,j = 1- 6) được tính như sau
R(1)= rij(1) = rij(0) -
Sau đó tính giá trị max và suy ra trọng số của tiêu chuẩn tương ứng.
Chương 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ
XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1 Vị trí điạ lý
Thành phố Hạ Long nằm phía Tây Bắc vịnh Bắc Bộ vào khoảng 20o55' -21o05' vĩ Bắc và 106o50' - 107o30' kinh Đông, nằm trên trục đường 18A cách Hà Nội 165 km về phía Tây Nam, cách Hải Phòng 60 km về phía Tây; phía Bắc đến Tây Bắc giáp huyện Hoành Bồ; phía Nam thông ra biển giáp với Vịnh Hạ Long và với đảo Cát Bà (Hải Phòng) phía Đông - Đông Bắc giáp TX Cẩm Phả; Tây - Tây Nam giáp huyện Yên Hưng.
Với địa thế thuận lợi cho sự phát triển hệ thống giao thông đường biển đường thuỷ, đường bộ, đường sắt đi các vùng khác của cả nước cùng cửa khẩu quốc tế Móng Cái.
3.1.2 Địa hình địa mạo
Hạ Long là thành phố ven biển Vịnh Bắc Bộ có địa hình rất đa dạng và phức tạp chủ yếu là đồi núi có độ cao trung bình trên 150m địa hình cơ bản đất dốc theo hướng Tây - Bắc xuống phía Đông Nam i =1%-30%. Các dải đồi và vùng đất thấp lan rộng ra tận bờ biển.
Viền biển còn có núi đá, những dải rừng ngập mặn ven bờ và những đảo đá vôi hiểm trở. Vịnh Cửa Lục chia TP Hạ Long thành 2 phần: Phía Đông và phía Tây. Địa hình chia làm 3 vùng rõ rệt.
>Vùng đồi núi
>Vùng ven biển
>Vùng hải đảo
Hạ Long là một trong những khu vực hình thành cổ nhất trên lãnh thổ miền Bắc -Việt Nam (theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Hạ Long), diện tích đất mặt bằng hẹp, khó khăn trong việc quy hoạch, xây dựng các công trình đô thị của thành phố.
3.1.3 Địa chất, thổ nhưỡng
Kết cấu của địa chất Hạ Long chủ yếu là đất sỏi, cuội sỏi, cát kết, cát sét... ổn định, có cường độ chịu tải cao thuận lợi cho việc xây dựng các công trình về thổ nhưỡng, đất đai thành phố được chia làm 2 nhóm chính là đất đồi núi và đất đồng bằng ven biển.
• Đất đồi núi: Chủ yếu là đất Feralit có nguồn gốc sa thạch và phiến thạch biến đổi.
• Đất ven biển: Nhóm đất vùng ven biển có nguồn gốc chủ yếu là đất dốc tụ, đất mặn và đất cát ven biển.
3.1.4 Điều kiện khí hậu thuỷ văn
Do vị trí địa lý, Hạ Long có khí hậu gió mùa Đông Bắc vùng biển với hai mùa rõ rệt, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10; mùa đông từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Mùa đông xuân thường có sương mù dày đặc có gió mát quang năm . Nhiệt độ trung bình năm của Hạ Long là 22.90C, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là 37.90C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là 50C. Số giờ nắng trung bình năm là 16.933h/năm.Tốc độ gió trung bình năm là 2.8m/s hướng gió mạnh nhất là hướng Tây Nam 45m/s. Lượng mưa trung bình năm là 2015.2mm tập trung và phân bố theo mùa. Vùng này biển kín nên ít bị ảnh hưởng của các cơn bão lớn. Độ ẩm tương đối trung bình năm của TP Hạ Long là 82% và thay đổi theo mùa.
Tóm lại, Hạ Long chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa Đông Bắc vùng biển khá rõ rệt với đặc trưng nóng ẩm, mưa vào mùa hè và hanh khô vào mùa Đông. Nhìn chung khí hậu mát mẻ ít chịu ảnh hưởng của gió bão về cơ bản khí hậu thuận lợi cho phát triển kinh tế.
Thuỷ văn: Vùng biển của TP Hạ Long chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ nhật triều vịnh Bắc Bộ, biên độ dao động thuỷ triều trung bình là 0.6m. Nhiệt độ lớp bề mặt trung bình là 180C (tháng 2) đến 30.80C (tháng 6) độ mạnh dao động 21.6 – 32.4%.
Các sông chính chạy qua địa phận Thành Phố gồm có sông Diễn Vọng, sông Vũ Oai, sông Trới đổ ra vịnh Cửu Lục và sông Yên Lập đổ vào hồ Yên Lập. Ngoài ra còn có nhiều sông-suối nhỏ, ngắn, dốc chạy theo sườn núi phía Nam từ Hồng Gai ra Hà Tu, Hà Phong.
3.1.5 Điều kiện kinh tế xã hội
Thành Phố Hạ Long là một đơn vị hành chính và là thủ phủ của tỉnh Quảng Ninh, một tỉnh lớn nằm trong tam giác trọng điểm kinh tế phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Theo số liệu thống kê đến 21/12/2001 dân số thành phố Hạ Long là 184032 người; mật độ 870 người/ km2 cao gấp 6 lần dân số cả tỉnh (150 người/ km2).
Hạ Long là một thành phố có tốc độ đô thị hoá nhanh. Tỷ lệ dân số thành thị là 96% (năm 2001), cho đến nay tỷ lệ này giảm đáng kể nhưng vẫn ở mức cao 88.45% do mở rộng diện tích thành phố (sát nhập hai xã Đại Yên và Việt Hưng của huyện Hoành Bồ). Tỷ lệ tăng dân số là 2.27% (giai đoạn 1991-2000) được chia hai khu vực thành thị và nông thôn; ở nội thị dân chủ yếu là cán bộ công nhân viên chức làm việc trong khu kinh tế chủ chốt của Quảng Ninh, ngoài ra dân phần lớn dân làm nghề dịch vụ du lịch (chiếm 51.26% dân lao động) còn lại là buôn bán.
Trình độ dân trí khá cao, trình độ trên đại học, đại học, trung học chuyên nghiệp và công nhân lành nghề chiếm tỷ lệ cao. Thành phần dân cư thành phố người Kinh chiếm chủ yếu ngoài người Hạ Long gốc còn có hàng vạn dân từ các tỉnh khác đến và thương nhân, khách du lịch nước ngoài.
Với nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có và nguồn nhân lực phong phú Hạ Long phát triển mạnh các ngành công nghiệp - dich vụ - cảng. Tính đến năm 2000 trên địa bàn thành phố đã có 1466 cơ sở sản xuất công nghiệp bao gồm khai thác than, cơ khí, vật liệu xây dựng, da giầy, chế biến gỗ, chế biến lương thực thực phẩm, trong đó có 29 doanh nghiệp trung ương, 19 doanh nghiệp địa phương. Ngành du lịch, dịch vụ du lịnh, dịch vụ giao thông vận tải cũng là mũi nhọn của thành phố, tính đến năm 2001 trên địa bàn thành phố có 7000 hộ kinh doanh; 164 doanh nghiệp tư nhân, 153 công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn; 126 đơn vị doanh nghiệp nhà nước. Mạng lưới chợ các điểm bán hàng và kinh doanh dịch vụ phát triển khắp trên thành phố.
Ngoài ra Hạ Long phát triển rất mạnh ngành giao thông đường thuỷ và hệ thống cảng (Cảng Cái Lân 2.5 triệu tấn /năm, cảng Nổi Hòn Gai, cảng Than Hòn Gai). Kinh tế phát triển đã đạt được những kết quả đáng kể nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của thành phố.
Chương 4
ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Sau thời gian thực tập, tìm hiểu, nghiên cứu và tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn có kinh nghiệm tôi đã lựa chọn ra 14 loài cây đang được trồng phổ biến trên các đường phố Hạ Long làm đối tượng nghiên cứu.
4.1 Xà cừ: Khaya senegalensis A.Juss
Họ xoan:Meliaceae
- Cây gỗ lớn cao 15 - 20m, đường kính 0.6 -1.2m, thân tương đối tròn, thẳng. Vỏ xám nâu, già bong vảy tròn, mốc trắng. Phân cành ở độ cao 4 - 6m, cành nhánh rậm rạp, nặng nề.
- Lá kép lông chim một lần chẵn, mọc cách, mang 3-6 đôi lá chét. Tán hình trứng, đường kính tán từ 10 -15m, mật độ lá dày, tán xanh quanh năm.
- Hoa nhỏ không đáng kể, màu xanh vàng, nở tháng 4 - 6. Lúc nhỏ rễ cọc phát triển rất mạnh nhưng về sau đâm nhiều rễ ngang, rễ rất to nổi cả lên mặt đất, gốc có bạnh vè. Tán lá nặng nề, phân bố không đều, hay bị đổ khi gió bão. Cây chịu được đất khô hạn, nghèo xấu.
4.2 Bàng Terminalia catappa Linn.
Họ bàng: Combretaceae
- Cây gỗ nhỡ cao 15 - 20m, thân cây khi còn non thường thẳng vút, khoẻ khoắn nhưng khi đã già thường hay cong queo, vặn xoắn, nổi nhiều u bướu, đường kính thân khoảng 0.8m. Vỏ nâu xẫm, không nhẵn. Phân cành ở độ cao 2-5m, cành mọc ngang và tạo thành tầng. Tán phân tầng, đường kính từ 8 -10m mật độ lá dầy có màu xanh hơi bóng. Cây trơ cành vào tháng 2 - 3, cây bàng đẹp và hấp dẫn nhất lúc sắp rụng lá cũng như sắp ra lá non. Trước khi trơ cành bàng thường chuyển từ màu xanh sang màu đỏ hồng sau khi rụng lá hàng loạt vào thời tiết lạnh, cây nhú lá non xanh mơn mởn, mỡ màng, tràn đấy sức sống.
- Lá đơn, mọc cách, tập trung ở đầu cành. Hoa tự bông nở vào tháng 7 - 8. Quả hình thoi hơi tròn, dẹt và có cạnh, quả ăn được.
- Rễ cây mọc nổi, hệ rễ ngang phát triển mạnh, vì thế bàng chịu được gió bão, nên trồng ở những nơi trang nghiêm cổ kính, công viên, trường học...
4.3 Bằng lăng nước (Tử vi tàu): Lagerstroemia speciosa (L) Pers.
Họ sang lẻ: Lythraceae
- Cây gỗ nhỡ cao 15 - 25m, thân thẳng, đường kính 0.4 - 0.6m, vỏ xám nâu nứt dọc. Phân cành ở độ cao 4 - 6m. Tán hình thuỗn tròn, đường kính tán 8-10m, mật độ lá dầy, cây rụng lá hoàn toàn vào mùa đông.
- Lá đơn, mọc gần đối, hình trái xoan, hoặc hình trứng trái xoan, dài 10-15cm, rộng 5-10cm.
- Hoa tự chùm hoặc xim viên chuỳ ở đầu cành, dài 20 - 30cm, màu tím hồng, nở tháng 5 - 7. Quả hình trứng tròn, đường kính 1.8 – 2.5cm. Bộ rễ khoẻ, rễ cọc ăn sâu, không có rễ nổi, không có bạnh vè.
- Cây thích hợp với khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ thích hợp 18 - 250C lượng mưa 1500mm/năm. Bằng lăng là cây ưa sáng, chịu được gió bão, ít sâu bệnh, ưa đất phù sa nhưng vẫn sống được nơi đất xấu, bạc màu, chịu được khô hạn. Bằng lăng là cây lâu năm, dễ trồng lớn nhanh, có hoa đẹp, màu sắc nhẹ nhàng nên thường được trồng ở đường phố, khu nhà ở, trường học, bệnh viện...
4.4 Sữa: Alstonia scholaris L(R).Br
Họ trúc đào: Apocynaceae
- Cây gỗ nhỏ cao 10 - 15m, thân thẳng có múi dọc theo thân, đường kính thân 50 - 60cm. Vỏ màu trắng xám, mềm, rạn dọc. Phân cành ở độ cao 4 - 7m, cành thường mọc vòng xếp thành tầng.
- Lá đơn, 3 - 8 lá mọc vòng, lá màu xanh nhạt, hai mặt lá nhẵn. Tán hình ô tầng, hoặc trông giống như cái lọng gồm nhiều tầng hẹp, đường kính tán từ 5 - 8m. Hoa nhỏ cụm hoa xim ở đầu cành, hoa màu trắng xanh. Hoa có mùi thơm hắc (nồng), một năm ra hoa 2 lần vào tháng 5 - 8 và tháng 10 - 12. Quả dài 20 - 25cm, buông rủ dọc theo thân, tạo cho tán một dáng đặc biệt hấp dẫn, quả non màu xanh, chín màu nâu, sống dai dẳng trên cây cho đến mùa ra hoa sau. Bộ rễ khoẻ, rễ cái ăn sâu, ít ăn ngang, không có rễ nổi, gốc có bạnh vè nhỏ. Sữa ưa khí hậu nhiệt đới, thích hợp với đất ẩm, nhiệt độ từ 21 - 240C, lượng mưa trung bình 2500mm/năm, là cây mọc nhanh ưa sáng, chịu được khô hạn, xanh quanh năm, là cây lâu năm.
- Sữa là cây trang trí đặc biệt ở nước ta. Cây cao, thân thẳng tắp, tán nhiều tầng, tròn đầu nhưng thưa thoáng, màu sắc xanh dịu, hoa có mùi thơm nên thường được trồng làm bóng mát và làm đẹp đường phố...
4.5 Phượng vĩ: Delonix regia Raf
Họ vang: Caesalpiniaceae
- Cây gỗ nhỏ cao từ 12 - 15 cm, thân thẳng đường kính thân 0,6 - 0,7 m. Vỏ mầu xám trắng, phân cành ở độ cao 3 - 6 m, cây lâu năm thường bị rỗng ruột, thân bị gãy bất thường.
- Lá kép lông chim một lần chẵn, cuống chính dài 50 - 60 cm, mang 20 đôi lá chét. Tán hình ô xoè, dáng mềm mại, đường kính tán 8 - 15m, mật độ lá thưa thoáng, rụng lá hoàn toàn vào mùa đông.
- Hoa rất đẹp, mọc thành chùm, màu đỏ tươi, nở vào tháng 5 - 7. Quả mỏng dẹt, vỏ hoá gỗ cứng, dài 40 - 50cm, rộng 5 - 6cm. Rễ cái ăn rộng, rễ gang nhiều, có bạnh vè nhỏ.
- Cây ưa khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nhiệt độ thích hợp 300C, chịu rét kém, ưa đất thịt hoặc đất cát pha, ưa sáng, thiếu ánh sáng cây không phát triển đều, cây hay bị sâu bệnh, bị rỗng ruột nên thường bị đổ khi có gió bão.
- Phượng vĩ là cây lâu năm, có tán lá nhẹ nhàng, hoa đỏ đẹp thường được trồng ở đường phố, trường học, công viên, ....
4.6 Liễu: Salix babilonica Linn
Họ liễu: Salicaceae
- Cây gỗ nhỏ, cao khoảng 7 - 10m, thân tròn thẳng, đường kính thân 20 - 30cm, vỏ màu nâu xám, nứt dọc. Phân cành ở độ cao 1 - 2m, cành phân từ thân chính mềm mại rủ xuống. Tán rủ tròn không đều, đường kính tán 4 - 6m, mật độ lá thưa thoáng, lá rụng hoàn toàn về mùa đông.
- Lá bản nhỏ, hình ngọn giáo, dài 8 - 16cm, rộng 1 - 2cm, mép lá có răng cưa nhỏ. Lá màu xanh nhạt, lá non mọc tháng 3 - 4, màu xanh sáng. Mùa hè tán lá mềm rủ đẹp, cuối mùa thu lá xanh xỉn rụng dần, rụng nhiều vào tháng 10 -12 và trơ cành vào tháng 1 - 3.
- Hoa mọc ở nách lá thành bông như bông đuôi sóc, màu vàng nhạt, nở tháng 4 - 5, hoa ít không rõ. Quả chín vào tháng 6 -7, rễ mọc chìm.
- Liễu ưa khí hậu ôn đới, nhiệt độ thích hợp 16 - 20oC, ưa ẩm, ánh sáng trung bình và đất màu mỡ, đất ven ao hồ, đất có đá vôi, độ pH từ 7 - 8.
- Liễu là cây cành nhánh mềm mại, rủ đẹp, thường được trồng ven hồ, công viên,....
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NNo-04.docx