Luận văn Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp cộng đồng phòng chống loãng xương ở người từ 45 tuổi trở lên tại thành phố Hồ Chí Minh

Loãng xương là một căn bệnh thầm lặng, đang trở thành vấn đề sức khỏe toàn

cầu và là gánh nặng lên ngân sách y tế ở mỗi quốc gia. Hiện nay, ước tính toàn thế

giới có trên 200 triệu người bệnh loãng xương và đang tiếp tục gia tăng theo mức độ

già hóa dân số [58].

Đã từ lâu, người ta xem xương và cơ bị suy yếu hoặc nặng hơn là gãy xương hông

vàxẹp xương đốt sống ở người lớn tuổi là một phần bình thường của sự già hóa.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã nhận ra rằng sự suy yếu của xươngở người cao tuổi

là điều không bình thường, chúng được gây ra bởi mộtbệnh có thể điều trị và ngăn

ngừa được, đó là bệnh loãng xương. Bệnh chủ yếu xảy ra ở người từ tuổi trung niên

trở lên, phụ nữ sau mãn kinh. Hậu quả của bệnh thường dẫn đến biến chứng gãy

xương, đòi hỏi chi phí chăm sóc và điều trị cao, làm giảm chất lượng cuộc sống, đặc

biệt là ở người cao tuổi. Riêng với phụ nữ, nguy cơ bị gãy xương do loãng xương

lớn hơn nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung và ung thư buồng

trứng cộng lại.

pdf156 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 709 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp cộng đồng phòng chống loãng xương ở người từ 45 tuổi trở lên tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chế độ ăn thiếu can-xi bệnh loãng xương có tỷ lệ 34,4% [1]. Uống sữa có liên quan đến mật độ xương, những người không có thói quen uống sữa mật độ xương thấp. Sữa là nguồn thực phẩm có chứa can-xi cao, nguồn Vitamin D và hấp thu can-xi tốt nhất.Một nghiên cứu nhằm xác định sự liên quan giữa nồng độ can-xi máu và mật 115 độ xương cho kết quả người có can-xi máu thấp thì có mật độ xương thấp và tỷ lệ loãng xương cao hơn người có can-xi máu bình thường và liên quan có ý nghĩa thống kê [38]. Theo tác giả Nguyễn Thị Kim Hưng, Việt Nam là một trong các quốc gia sử dụng sữa thấp nhất thế giới, trung bình chỉ có 4g/người/ngày (Campuchia 5,8g, Lào 17,3g, Thái Lan là 37,2g, Malaysia 107,6g, Nhật Bản128,4g, Úc 574g và Mỹ là 600g) [11]. Thể dục thể thao: Tỷ lệ loãng xương ở người có tập thể dục thể thao là 22,9%, người không tập 53,9%, nguy cơ loãng xương ở người tập thể dục thể thao chỉ bằng 0,3 lần so với những người không tập (95% CI: 0,2-0,3; p<0,05). Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoài Châu cũng cho kết quả người lao động thể lưc ít tỷ lệ loãng xương 67,4%, người lao động nhiều loãng xương chỉ có 26% [1]. Vận động thể lực là biện pháp làm gia tăng sức mạnh của cơ bắp và của hệ xương khớp. Điều này dễ nhận thấy hơn khi quan sát trường hợp bất động thì cơ bắp bị teo và hệ xương bị suy kiệt.Những người có một lối sống ít vận động hơn có nhiều khả năng bị gãyxương hông hơn những người thường xuyên vận động. Chẳng hạn, phụ nữ ngồi hơn chín giờ một ngày thì có 50% khả năng bị gãy xương hông hơn những người ngồiít hơn sáu giờ một ngày [64],[74]. Tập thể dục thường xuyên cũng đã được chứng minh để giúp bảo vệ chống lại loãng xương, gãy xương liên quan đến loãng xương và cũng có thểgiúp phục hồi chức năng ở tuổi trưởng thành. Một cuộc khảo sát mối liên quan giữa vận động thể lực và loãng xương ở phụ nữ mãn kinh tại Tiền Giang, kết quả cho thấy nhóm phụ nữ thường xuyên vận động có mật độ xương thấp là 19,6% trong khi nhóm không vận động chiếm tới 35,5% và vận động có mối liên quan đến loãng xương [7]. Lạm dụng rƣợu bia: người dân nghiên cứu không lạm dụng rượu bia tỷ lệ loãng xương là 38,4%, có lạm dụng rượu bia thì tỷ lệ 58,4% và nguy cơ loãng xương gấp 2,3 lần (95% CI: 1,4-3,6; p<0,05).Uống rượu vừa phải sẽkhông gây hại choxương, ngược lại uống rượu mức độ cao hơn (hơn 2 đơn vị tiêu chuẩn rượu hàng ngày)sẽ đưa đến gia tăng đáng kể nguy cơ gãy xương hông và các xương khác do loãng xương. Uống rượu quá mức sẽ có tác động trực tiếp gây tổn thương trên các tế bào tạo xương và ảnh hưởng trên các nội tiết tố điều chỉnh sự trao đổi chất can-xi.Từ sự 116 thiếu hụt can-xi,tuyến cận giáptiết ra Parathyroid hormone làm giảm dự trữcan-xi ở xương. Cân bằng can-xisẽ tiếp tụcbị tác động bất lợibởikhả năngcủa rượulàm ảnh hưởng đếnsản xuấtmộtsố vitamincần thiết chosự hấp thụ can-xi.Ngoài ra,uống nhiều rượukéo dàicó thể gây rasự thiếu hụtnội tiết tốở nam giới (testosterone) vànữ giới (estrogen). Tuy nhiên, theo báo cáo của một nghiên cứu về chuyển hóa xương trên người uống rượu là phụ nữ tuổi từ 65 đến 77. Kết quả cho thấy nếu sử dụng một lượng rượu vừa phải thì những người uống rượu có mật độ xương cao hơn người không uốngtại cột sống10%, toàn cơ thể 4,5% và giữa xương quay 6% [107]. Ngược lại,một nghiên cứu từChâu Âu, Bắc Mỹ và Úc cho thấy nếu uống hơn hai đơn vị rượu mỗi ngày có thể tăngnguy cơ gãy xương hông do loãng xương ở cả nam giớivà phụ nữ, nếu uống hơn 4 đơn vị rượu mỗi ngày (25ml alcohol 40% = 1đơn vị) sẽ tăng nguy cơ lên gấp đôi [67]. Tại Anh, có 40% nam giới và 23% phụ nữ tiêu thụ rượu hàng ngày hơn mức khuyến nghị, tức là hơn 4 đơn vị mỗi ngày ở nam giới và hơn 3 đơn vị mỗi ngày ở phụ nữ [98]. 4.1.3.7.Liên quantình trạng mật độ xương với sử dụng thuốc và tiền sử bệnh Sử dụng corticoid: có liên quan đến loãng xương, trong nghiên cứu này có 38,8% ở nhóm không dùng corticoid bị loãng xương,80,8% người sử dụng corticoid bị loãng xương và nguy cơ bệnh gấp 6,6 (95% CI: 2,4-17,9; p<0,05). Điều này phù hợp với y văn và các nghiên cứu tại Việt Nam. Theo tác giả Nguyễn Thy Khuê, mật độ xương giảm nhanh và nhiều trong những năm đầu sau khi dùng corticoid mà nguyên nhân một phần là do liều lượng cao khi bắt đầu liệu trình. Kết quả một nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng cho thấy sử dụng prednison 7,5 mg/ngày có thể làm giảm mật độ xương. Corticoid làm tăng nguy cơ gãy xương bất kỳ lên 1,91 lần, nguy cơ gãy cổ xương đùi lên 2,01 lần, xẹp đốt sống lên 2,86 lần và gãy xương cẳng tay lên 1,13 lần [14].Nguyễn Văn Thọ đã tiến hành khảo sát mật độ xương bằng phương pháp DXA ở bệnh nhân dùng kéo dài corticosteroid dạng hít, kết quả có 34% bệnh nhân hen và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính dùng corticoid dạng hít kéo dài bị loãng xương. Tỷ lệ này tăng lên 66% ở nhóm  60 tuổi, 52% ở nhóm nữ mãn kinh, 64% ở nhóm BMI < 18,5 kg/m2 và 61% ở nhóm dùng corticoid toàn thân ngắn hạn trong đợt kịch phát.Tỷ lệ loãng xương tương quan với lớn tuổi, mãn kinh, thiếu 117 cân, dùng corticoid toàn thân ngắn hạn (p<0,05) [31].Corticoid là nguyên nhân thường thấy nhất gây loãng xương thứ phát, đặc biệt là trong 6 -12 tháng đầu sử dụng. Liều tối thiểu prednison gây mất xương chưa được biết, nhưng một số nghiên cứu gần đây cho rằng chỉ 2,5 mg prednison/ngày (uống hay dạng hít) có thể gây mất xương [90],[117]. Gãy xƣơng do chấn thƣơng nhẹ: Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm không gãy xương bị loãng xương 40%, nhóm có gãy xương bị loãng xương 76,5%, nhóm bị loãng xương có tỷ lệ gãy xương 9,9%, nhóm không bị loãng xương tỷ lệ gãy xương là 2%.Trên phân tích đơn biến thì nguy cơ loãng xương ở người có gãy xương do chấn thương nhẹ gấp 5,3 lần so với người không gãy (95% CI: 2,7-10,4; p<0,05). Tuy nhiên, kết quả phân tích trên mô hình hồi quy đa biến thì gãy xương do chấn thương nhẹ không có liên quan loãng xương (p=0,17), điều này có thể do mẫu nghiên cứu còn thấp. Gãy xương do loãng xương được xác định là các gãy xương xảy ra do các sang chấn tối thiểu (nghĩa là do ngã trong tư thế đứng hoặc thấp hơn). Một nghiên cứu xác định tần suất gãy xương nhằm cảnh báo nguy cơ gãy xương ở người bệnh loãng xương, kết quả phân tích trên 162 người bệnh tuổi trung bình 70 thì có 46% trường hợp gãy nhiều đốt sống, 5% gãy đầu dưới xương quay, 0,55% gãy cổ xương đùi và nguyên nhân thường do chấn thương nhẹ như té chống tay, trượt chân té ngồi [22]. Theo Nguyễn Đình Nguyên gãy xương không do chấn thương ở người cao tuổi, cho đến nay có thể coi là có liên quan đến loãng xương. Một trong những bằng chứng của mối liên hệ này là mật độ xương thấp, dù đo ở trung tâm hay ngoại vi, đều làm tăng nguy cơ gãy xương ở gần như mọi vị trí, trừ một vài nơi như đốt chi, hộp sọ và xương mặt [23]. Nguyễn Văn Quang cho rằng một ngày nào đó gãy xương hông và loãng xương sẽ trở thành bệnh chỉnh hình chủ yếu và nặng nề nhất mà bác sĩ chỉnh hình phải đối phó. Do đó, các hướng dẫn, các chương trình giáo dục kiến thức cơ bản về loãng xương và sinh học xương có thể giúp cải thiện hiệu quả điều trị [26]. Tiền sử gia đìnhcó loãng xƣơng: là yếu tố nguy cơ của loãng xương, kết quả phân tích cho thấy nhóm không có tiền sử gia đình tỷ lệ loãng xương 35,7%, nhóm có tiền sử là 70,6% và nguy cơ bệnh gấp 4,3 lần (95% CI: 2,8 – 6,6; p<0,05). Di truyền đóng một vai trò lớn trong bệnh loãng xương. Các nhà khoa họcđã phát 118 hiện ra sự thay đổi tinh tế trong mã di truyền ở người, làm cho một số người dễ bị loãng xương hơnnhững người khác. Trong thực tế, cha mẹ có tiền sử gãy xươnglà một yếu tố nguy cơ và đó là nguy cơ độc lập với mật độ xương. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy khoảng 60-80% sự khác biệt về mật độ xương giữa các cá nhân là do gen chi phối. Người có tiền sử gia đình bị gãy xương có nguy cơ bị gãy xương tăng gấp 1,5 đến 2 lần so với người không có tiền sử gia đình[42]. 4.1.3.8. Liên quan mật độ xương với xẹp đốt sống ở người loãng xương Kết quả nghiên cứu cho thấy những người bị loãng xương được chỉ định chụp X quang cột sống nghiêng (theo phương pháp bán định lượng của Genant) là 388/395 người, có 59 người bị xẹp đốt sống tỷ lệ 15,2%. Khảo sát cũng cho biết là có 11/59 người bị xẹp đốt sống biết được bệnh và như vậy có 81,4% người loãng xương bị xẹp đốt sống mà không biết. Tỷ lệ xẹp đốt sống nặng (độ 3) có tới 28,8% và xẹp trên 2 đốt sống là 15,3%. Người bị loãng xương xẹp đốt sống có trung bình BMD thấp hơn (0,296 g/cm² ± 0,08) so với người bị loãng xương không xẹp đốt sống (0,337 g/cm² ± 0,08). Kết quả phân tích tương quan BMD với tình trạng xẹp đốt sống ở người loãng xương cho thấy đây là tương quan đồng biến mức độ yếu (r=0,19), có ý nghĩa thống kê p<0,01, nếu số trường hợp không xẹp đốt sống càng tăng thì trung bình BMD càng lớn. Kết quả so sánh xẹp đốt sống theo giới tính thì nam tỷ lệ xẹp 10,5% và nữ 18,3%(p<0,05), như vậy nữ có tỷ lệ xẹp đốt sống cao hơn nam. Nếu so sánh theo nhóm tuổi thì tỷ lệ xẹp đốt sống thấp nhóm tuổi từ 45-64 (4,4%-13%) và tăng cao ở nhóm 65-80 tuổi (18,2%-21,3%), tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). So sánh nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Thủy thì tỷ lệ xẹp đốt sống do loãng xương của nghiên cứu chúng tôi thấp hơn (15,2% so với 17,4%) [34]. Một nghiên cứu về quy mô xẹp xương đốt sống ở người Việt Nam cho kết quả tỷ lệ xẹp xương đốt sống ở quần thể người trên 50 tuổi ở nam là 23% và ở nữ là 26%, bệnh tăng theo độ tuổi và có hơn 1/5 không triệu chứng, có 12% xẹp ở nhiều đốt sống[15],[17]. So sánh kết quả này thì nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ xẹp đốt sống thấp hơn (mặc dù người dân phân tích trong nghiên cứu là người loãng xương), tỷ lệ xẹp nhiều đốt sống cao hơn, phù hợp về sự gia tăng tỷ lệ bệnh theo tuổi nhưng khác nhau về số trường hợp không triệu chứng bệnh (hơn 1/5 so với hơn 119 4/5, 81,4% không biết xẹp đốt sống).Tại một quận củathành phố Hồ Chí Minh, Trần Hoàng Minh Châu nghiên cứu thuần tập về tình hình xẹp đốt sống do loãng xương ở người trên 50 tuổi. Kết quả cho thấy tỷ lệ gãy xương chung sau 5 năm theo dõi từ 10/2003 đến 10/2008 là 15,5% (tương đương tỷ lệ gãy xương đốt sống của nghiên cứu chúng tôi), trong đó tỷ lệ xẹp xương đốt sống chiếm 33,3%,tỷ lệ gãy xương hông chiếm 14,5% [2]. Một nghiên cứu tương tự với nghiên cứu của chúng tôi về tỷ lệ lưu hành xẹp xương đốt sống liên quan đến loãng xương ở phụ nữ mãn kinh tại Saudi Arabia. Kết quả cho thấy có 785 người chụp X quang cột sống thì có 159 (20,3%) người bệnh và 198 đốt sống bị xẹp, nhóm tuổi 61-70 chiếm 35,4% số trường hợp, gãy nhiều đốt chủ yếu ở tuổi từ 71 trở lên, tỷ lệ xẹp hầu hết ở đốt sống ngực và chỉ có 13,2% người bệnh được điều trị thuốc chống loãng xương [91]. Kết quả này cao hơn nghiên cứu của chúng tôi về tỷ lệ bệnh (15,2% so với 20,3%) có lẽ do người dân nghiên cứu tuổi trung bình thấp hơn (59,5 so với 65,7) và có cả giới tính nam. Về tỷ lệ bệnh theo nhóm tuổi thì nghiên cứu của chúng tôi ở tuổi cao tỷ lệ bệnh thấp hơn so với phụ nữ Saudi Arabia. Gãy xương do chấn thương nhẹ là một dự báo lớn cho những gãy xương tiếp theo. Sự hiện diện của triệu chứng xẹp xương đốt sống trên phim X quang làm gia tăng nguy cơ gãy xương trong tương lai lên 4 đến 5 lần và gấp hai lần nguy cơ gãy xương hông. Vì vậy, thực hiện chụp X quang thắt lưng đơn giản có thể phát hiện người bệnh cần đo mật độ xương và điều trị loãng xương [78]. 4.1.3.9. Liên quan mật độ xương với kiến thức người dân Kiến thức chung về bệnh còn thấp, chỉ khoảng 30-34%. Tỷ lệ hiểu biết các yếu tố nguy cơ rất thấp. Kết quả phân loại kiến thức cho thấy chỉ có 8,7% là kiến thức tốt (nữ 12%, nam 4,3%), kiến thức kém 77,3% (nam 79,6%, nữ 75,6%), kiến thức có liên quan với giới tính (p<0,01). Mối liên quan giữa loãng xương với kiến thức cho thấy nhóm kiến thức tốt loãng xương chỉ có 13,9% trong khi kiến thức kém 47,6% và nguy cơ loãng xương của người có kiến thức tốt chỉ bằng 0,18 lần so với người có kiến thức kém, liên quan này có ý nghĩa thống kê (95% CI: 0,1-0,3; p<0,01). Một nghiên cứu đánh giá về kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ ở 120 vùng Assir, Saudi Arabia cho kết quả kiến thức của phụ nữ nghiên cứu về bệnh loãng xương rất thấp (điểm trung bình đạt 3,3/12), thấp nhất là cho rằng loãng xương chủ yếu xảy ra ở đàn ông (90%) [46]. Cũng tại Saudi Arabia nghiên cứu của Fahad M.Al-Shahbrani về kiến thức loãng xương của phụ nữ tuổi trung niên trở lên cho thấy có tới 62% đã từng nghe nói về bệnh loãng xương, nguồn thông tin được nhận từ thầy thuốc điều trị 38%, ti vi 32% và qua bạn bè là 12%. Như vậy, với kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì tỷ lệ người được nghe nói về loãng xương thấp hơn (43,5% so với 62%), nếu so sánh về kênh thông tin nhận được thì tại Saudi Arabia từ thầy thuốc khá cao (38% so với chúng tôi chỉ có 7%) và từ ti vi thấp hơn nhiều (12% so với 82,1%). So sánh sự hiểu biết về yếu tố nguy cơ thì kết quả của chúng tôi thấp hơn: tuổi già (55% so với 28,3%), uống nhiều cà phê (39% so với 1%), lạm dụng rượu (23% so với 5,1%), hút thuốc lá (39% so với 3,7%), di truyền (22% so với 15%). Riêng biết về triệu chứng bệnh nghiên cứu của chúng tôi cao hơn (33% so với 10%) [55]. Như vậy, sự hiểu biết về bệnh của nghiên cứu tại Saudi Arabia nhiều hơn. Điều này có thể do người dân nhận thông tin trực tiếp từ thầy thuốc cao hơn, trong khi người dân trong nghiên cứu của chúng tôi nhận thông tin chủ yếu từ ti vi, nơi mà chuyển tải thông tin thường không đầy đủ.Tuy nhiên, tại lãnh thổ phát triển như Hồng Kông, khi khảo sát 52 người đàn ông lớn tuổi thì tỷ lệ người đã từng nhận thông tin về loãng xương cũng chỉ 42,6%, thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi [85]. Tại Việt Nam, Nguyễn Thị Thanh hương đã khảo sát kiến thức về loãng xương ở các sinh viên một số trường đại học của thành phố Hà Nội, trong đó có cả sinh viên trường y và dược. Kết quả có sự hiểu biết về bệnh khá cao. Tỷ lệ trả lời đúng (20 câu hỏi) là 65%, trả lời đúng về kiến thức chung 80%, về yếu tố nguy cơ 63% và kiến thức phòng bệnh 75% [102]. Tất cả tỷ lệ đều cao hơn nghiên cứu của chúng tôi do bởi người dân nghiên cứu đang là sinh viên (y và dược chiếm 52%), trong khi đó người dân nghiên cứu của chúng tôi là những người tuổi trung niên trở lên và ít có điều kiện tiếp cận thông tin về sức khỏe nhất là thông tin về bệnh loãng xương. 4.1.3.10. Liên quan mật độ xương với thực hành của người dân 121 Kết quả cho thấy người dân tập thể dục có tỷ lệ 37%, thường xuyên bổ sung can-xi qua ăn uống thấp (uống sữa, uống viên can-xi, ăn thực phẩm giàu can-xi có tỷ lệ lần lượt là 25%, 5,9%, 15,7%). Về kết quả thực hành tốt thì tỷ lệ rất thấp (8,5%) và nữ cao hơn nam, thực hành kém 80,8% và nam cao hơn nữ.Người có thực hành trung bình nguy cơ loãng xương bằng 0,15 lần (95% CI: 0,1-0,4; p<0,001) và thực hành tốt nguy cơ loãng xương thấp (OR=0,04) so với người có thực hành kém, có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu trên sinh viên Trường Đại học Khoa học Malaysia vào năm 2010 cho kết quả kiến thứcvề yếu tố nguy cơ loãng xương thấp với đa số các sinh viên (82,6%). Ngược lại, 77,1% hiểu tầm quan trọng của thực phẩm hàm lượng can- xi cao và lối sống vận động tích cực sẽ tăng cường sức khỏe cho xương. Cách ăn uống và lối sốngcủa các sinh viên chỉ có 1,4% đạtmức khuyến cáohàng ngày củalượng can-xivàcó7,2% hoạt độngthể lựcít nhất2 giờmỗituần [126]. Kết quả nghiên cứu này về kiến thức yếu tố nguy cơ thấp hơn khảo sát của chúng tôi (22- 30%), nhưng hiểu về tầm quan trọng của thực phẩm hàm lượng can-xi cao và lối sống vận động tích cực thì cao hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thứctốt thì thực hành tốt càng cao, mối liên quan này có ý nghĩa thống kê (p<0,01), phù hợp với nghiên cứu của Shu-Wen Chen tại Đài Loan là thực hành chung và thực hành tích cực liên quan với kiến thức có ý nghĩa thống kê, nhưng sự liên quan này yếu.Nhóm thực hành tiêu cực liên quan yếu với kiến thức [119]. 4.1.4. Yếu tố không liên quan đến loãng xƣơng Hút thuốc lá: nhóm nam giới hút thuốc lá có tỷ lệ 42%loãng xương, không hút thuốc lá loãng xương 34,7% và nguy cơ bệnh gấp 1,4 lần. Tuy nhiên, kết quả phân tích không thấy có mối liên quan đến loãng xương (p>0,05). Kết quả này không phù hợp với y văn, có lẽ trong thiết kế nghiên cứu không đặt ra tiêu chí những người bỏ hút thuốc lá sau khi đã sử dụng rất nhiều năm (khảo sát là không hút), do đó sẽ dẫn đến sai số trong phân tích. Nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh hút thuốc lá có liên quan với bệnh loãng xương. Một phân tích các nghiên cứu trên gần 60.000 người ở Canada,Mỹ, Châu Âu, Úc và Nhật Bản cho thấy rằng hút thuốc lá làm tăng nguy cơ gãy xương hông lên đến 1,5 lần. Mặc dù nguy cơ từ hút thuốc lá tăng theo 122 thời gian sử dụng, nhưng ảnh hưởng của khói thuốc lá xuất hiện khá sớm.Nghiên cứu thực hiện ở Thụy Điển cho thấy nam thanh niênhút thuốc tuổi từ 18-20, đã làm giảm mật độ xương và làm mỏnglớp vỏ cứng bên ngoài của xương mà lớp vỏ này mang đến cho xương nhiềusức mạnh. Phát hiện này cho thấy rằng hút thuốc lá ở những người trẻ có thể làm giảmkhối lượng xương đỉnh của họvàdo đó làm tăng nguy cơ loãng xương trong cuộc sống sau này [88]. Theo tác giả Nguyễn Văn Tuấn, những người có tuổi đang hoặc đã từng hút thuốc đều có nguy cơ loãng xương cao hơn các đối tượng cùng đặc tính mà không hút thuốc [41]. Địa dƣ:Kết quả phân tích đơn biến và đa biến đều cho thấy sự liên quan giữa yếu tố địa dư và tỷ lệ loãng xương không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tỷ lệ loãng xương giữa các quận, huyện nghiên cứu tuy có khác nhau (thấp nhất ở quận Gò Vấp là 35,5%, cao nhất là quận Bình Thạnh 43,7%) nhưng nếu so sánh tỷ lệ giữa các quận thành thị với khu vực nông thôn là huyện Hóc Môn thì tỷ lệ này gần tương đương nhau (39,9% thành thị so với 39,6% nông thôn). Điều này có thể do người dân nghiên cứu của các quận huyện ở độ tuổi trung niên trở lên đã trải qua cùng môi trường sống thời kỳ chiến tranh trước đây và ở giai đoạn hiện nay khu vực nông thôn đã đô thị hóa khá nhanh, do vậy vấn đề địa dư gần như không có khoảng cách. Nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hiền cho thấy tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ có sự tương phản giữa nội thành và ngoại thành Hà Nội, phụ nữ chưa mãn kinh tỷ lệ loãng xương cao hơn ở nội thành và ngược lại phụ nữ mãn kinh ở ngoại thành lại cao hơn. Tuy nhiên, phân tích cũng không thấy có sự liên quan giữa khu vực nội và ngoại thành [8]. Về vấn đề gãy xương do loãng xương,Nguyễn văn Tuấn cho rằng tỷ lệ mắc gãy xương hông tăng lũy tiến theo độ tăng của tuổi, bất kể giới tính, vùng địa dư, nhóm chủng tộc [40]. Như vậy, kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với một số nghiên cứu khác về yếu tố địa dư đối với bệnh loãng xương. 4.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢMỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP CÔNG ĐỒNG PHÒNG CHỐNG LOÃNG XƢƠNG 4.2.1. Kết quả xây dựng một số biện pháp can thiệp Phòng chống loãng xương là không bao giờ sớm đối với mỗi con người. Thật vậy, nếu kể từ bào thai con người được cha mẹ trao cho một bộ xương tốt và từ tuổi ấu 123 thơ đến tuổi trưởng thành được vun đắp cho một khung xương với mật độ cao nhất có thể được, thì một cuộc sống lành mạnh tiếp theo sẽ mang lại cho xương vững chắc và mạnh mẻ ở tuổi già. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã và đang thực hiện những chiến lược, những kế hoạch hành động nhằm khống chế tình trạng loãng xương. Để đạt được điều này thì ở mỗi quốc gia cần phải tăng cường nhận thức của người dân về bệnh, cần hiểu rõ về mối nguy cơ mà mỗi cá nhân hiện có và tích cực thể hiện lối sống lành mạnh, rèn luyện thể chất thường xuyên, dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu sức khỏe xương, tránh những thói quen có tác hại cho xương. Trên cơ sở đó, xây dựng một số biện pháp can thiệp phòng chống bệnh loãng xương dựa vào cộng đồng tại một số quận, huyện của thành phố Hồ Chí Minhđược thực hiện với nhiều hoạt động nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho mật độ xương của người dân. 4.2.1.1. Kết quả xây dựng mạng lưới hoạt động phòng, chống loãng xương Xây dựng một mạng lưới hoạt động từ quận, huyện đến phường, xã khu phố, ấp với sự tham gia của Ban Chỉ đạo chăm sóc sức khỏe nhân dân, lãnh đạo ngành y tế, cán bộ y tế, các cộng tác viên và có sự phối hợp với các tổ chức, hội đoàn địa phương cùng với các cơ sở y tế tư và những doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm có liên quan đến dự phòng loãng xương. Đào tạo cán bộ tham gia, soạn thảo, sản xuất và cung cấp tài liệu tập huấn, tài liệu truyền thông cho các hoạt động can thiệp.Kết quả nghiên cứu cho thấy Sở Y tế TPHCM đã chấp thuận triển khai một số biện pháp can thiệp tại các địa phương theo thiết kế nghiên cứu và có văn bản đề nghị tuyến y tế cơ sở ở các địa phương nghiên cứu hỗ trợ thực hiện can thiệp. Đã xây dựng mạng lưới hoạt động can thiệp tại tuyến y tế cơ sở, 4 quận, huyện đều có thành lập Ban Chủ nhiệm chương trình can thiệp phòng chống loãng xương và tổ công tác tại 4 phường, xã can thiệp. Đã xây dựng bộ tài liệu tập huấn cho cán bộ chương trình, cho cộng tác viên. Tổ chức tập huấn cho 48 thành viên (100%) tham gia chương trình can thiệp. Cung cấp tài liệu hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh loãng xương cho các cán bộ và cơ sở y tế. Xây dựng và sản xuấttài liệu truyền thông 124 gồm 8 panô, 15.000 tờ rơi các loại, 1000 cuốn cẩm nang, 50 áp phích, sưu tầm 7 đoạn phim ngắn về loãng xương và phòng bệnh. Kết quả xây dựng mạng lưới hoạt động phòng chống loãng xương cho thấy có nhiều điểm tương đồng với các biện pháp hoạt động tại Malaysia.Hiệp hội Loãng xương Malaysia do các thầy thuốc đứng ra thành lập vào giữa thập niên 90 thế kỷ trước. Hội đã cho xuất bản tài liệu “Hướng dẫn thực hành lâm sàng” về loãng xương trong năm 2001 và 2006. Các hướng dẫn này đã được phân phối và sử dụng rộng rãi bởi các học viên và các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau.Nội dung hướng dẫn bao gồm: quản lý người bệnh bị loãng xương, dịch tễ học, dữ liệu bị gãy xương hông, thực hành dinh dưỡng, chẩn đoán và điều trị bệnh loãng xương sau mãn kinh, loãng xương ở nam giới, loãng xương do glucocorticoid... Ngoài ra, tại Malaysia còn thành lập Hiệp hội nâng cao nhận thức về loãng xương Kuala Lumpur vào năm 2008. Đây là một tổ chức phi chính phủ được thành lập vớimục tiêu chính là tăng cường sức khỏe xương cho người dân. Hiệp hộiđã giới thiệu chương trình “xương khỏe mạnh cho cuộc sống”nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường xương khỏe mạnh trong tất cả các giai đoạn của cuộc sống, từ phụ nữ mang thai, trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn và người già. Để thực hiện công việc này, Hội đã thành lập các nhóm hỗ trợ người bệnh, các thành viên gia đình và những người chăm sóc người bệnh[70]. 4.2.1.2. Kết quả xây dựng các mục tiêu và nội dung hoạt động can thiệp Trong hoạt động can thiệp đã xác định hai mục tiêu cơ bản, đó là mục tiêu dự phòng cấp một nhằm can thiệp trên những người dân trưởng thành trong cộng đồng, ưu tiên dành cho người dân từ 45 tuổi trở lên và mục tiêu dự phòng cấp hai,cấp ba là can thiệp trên người dân có mật độ xương thấp hoặc đã có biến chứng bệnh. Kết quả xây dựng các nội dung hoạt động can thiệp cho mục tiêu dự phòng cấp một là đãtổ chức các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe, nâng cao nhận thức của người dân, từ đó gia tăng kiến thức và thực hành phòng chống loãng xương. Hoạt động truyền thông thay đổi hành vi trong việc rèn luyện thân thể và tăng cường dinh dưỡng hợp lý bổ sung can-xi, vitamin D ở người dân trưởng thành, nhất là quần thể người dân từ tuổi trung niên trở lên. Để thực hiện nội dung này, 125 chương trình can thiệp đã thành lập phòng tư vấn chung nhằm phục vụ trọn gói (tư vấn, khám, đo mật độ xương, chẩn đoán, chăm sóc và điều trị, phục hồi chức năng) cho người dân ở tất cả các phường, xã can thiệp, đơn vị tư vấn tại các trạm y tế, mạng lưới cộng tác viên đến thăm hộ gia đình và tổ chức các cuộc truyền thông lớn tại cộng đồng. Kết quả xây dựng các nội dung hoạt động can thiệp cho mục tiêu dự phòng cấp hai và cấp ba là đã tổ chức khám sàng lọc, đo mật độ xương, chẩn đoán và quản lý người có mật độ xương thấp, người bệnh loãng xương.Đối với người có mật độ xương thấp đã đưa vào chương trình bổ sung viên Calci-D hàng ngày (cung cấp miễn phí và người bệnh có khả năng tự túc), những người bệnh được các bác sĩ chuyên khoa kê toa thuốc điều trị phù hợp với chỉ định. Bên cạnh đó còn có hoạt động chăm sóc, hướng dẫn phục hồi chức năng cho người bệnh có chỉ định, hướng dẫn phòng tránh té ngã cho người dân mục tiêu trong cộng đồng. Ngoài ra, tại 4 quận, huyện can thiệp đều có trang bị các thiết bị đo mật độ xương, trong đó có triển khai các hoạt động tầm soát bệnh miễn phí trong cộng đồng dân cư như Bệnh viện Bình Thạnh khám tư vấn, đo mật độ xương miễn phí cho người già trên 80 tuổi, Trung tâm y tế dự phòng quận Gò Vấp tổ chức đo mật độ xư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluananphongchongloangxuong_7531.pdf
Tài liệu liên quan