1. Đối với địa bàn miền núi, phần đông là học sinh dân tộc, năng lực tiếng Việc còn nhiều hạn chế, vì thế việc dạy và học tiếng Việt còn gặp nhiều khó khăn. Muốn phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt của học sinh, cần giúp các em rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết qua nhiều bài học, trong đó có "Tập làm văn". Văn kể chuyện nằm trong phân môn tập làm văn của chương trình tiểu học chiếm vị trí quan trọng trong việc phát triển các kỹ năng nói trên.
2. Văn kể chuyện là loại bài học mang tính chất tổng hợp. Trong mỗi bài văn kể chuyện (văn nói, viết) tất cả mọi sự hiểu biết về ngữ pháp, vốn từ vựng, khả năng nghe, nói, đọc, viết, vốn hiểu biết về cuộc sống. đều được vận dụng một cách hợp lý, sáng tạo.
Kể chuyện, đặc biệt là kể chuyện có chuyển đổi ngôi kể là bước rèn luyện các kỹ năng trên một cách cao hơn, nó chẳng những chỉ đòi hỏi học sinh phải thâm nhập vào tác phẩm văn học, biến nó thành tác phẩm của chính mình, mà còn chắp cánh cho trí tưởng tượng bay bổng của các em. Sự phát triển óc tưởng tượng là một yếu tố cần thiết của con người, Lênin đã từng nói: Óc tưởng tượng là một sản phẩm quý giá vô cùng. Nếu thiếu óc tưởng tượng, con người sẽ trở nên khô cứng, lạnh lùng và "nghèo nàn", mất khả năng sáng tạo. Cùng với lý tưởng, tưởng tượng là bệ phóng cho những hoài bão, ước mơ cao đẹp khi các em bước vào cuộc sống, là bệ phóng cho sự sáng tạo.
Kể chuyện sáng tạo (kể chuyện chuyển đổi ngôi kể) có tầm quan trọng nên ngay trong chương trình văn kể chuyện bậc tiểu học dạng bài này đã xuất hiện nhưng số tiết học dành cho nó còn ít ỏi (chỉ có 3 tiết trong tổng số 40 tiết văn kể chuyện) và phương pháp hướng dẫn học sinh chuyển ngôi kể trong bài làm văn kể chuyện chưa được chú ý đúng mức. Điều đó đã gây những khó khăn không nhỏ cho giáo viên và học sinh, đặc biệt ở miền núi nói chung và Sơn La nói riêng việc giảng dạy và học tập dạng bài này gặp nhiều lúng túng khó khắc phục. Vì thế chất lượng dạy học không cao, học sinh không nắm được bản chất của vấn đề, dẫn tới hiện tượng làm bài máy móc, không sáng tạo, mục đích của dạng bài này không đạt được như mong muốn. Đứng trước tình hình này, là người giáo viên đã từng công tác ở miền núi, tôi rất mong muốn tìm cách nâng cao hiệu quả Dạng bài chuyển đổi ngôi kể trong làm văn kể chuyện ở tiểu học.
110 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1740 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Dạng bài chuyển đổi ngôi kể trong làm văn kể chuyện ở tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
1. Đối với địa bàn miền núi, phần đông là học sinh dân tộc, năng lực tiếng Việc còn nhiều hạn chế, vì thế việc dạy và học tiếng Việt còn gặp nhiều khó khăn. Muốn phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt của học sinh, cần giúp các em rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết qua nhiều bài học, trong đó có "Tập làm văn". Văn kể chuyện nằm trong phân môn tập làm văn của chương trình tiểu học chiếm vị trí quan trọng trong việc phát triển các kỹ năng nói trên.
2. Văn kể chuyện là loại bài học mang tính chất tổng hợp. Trong mỗi bài văn kể chuyện (văn nói, viết) tất cả mọi sự hiểu biết về ngữ pháp, vốn từ vựng, khả năng nghe, nói, đọc, viết, vốn hiểu biết về cuộc sống... đều được vận dụng một cách hợp lý, sáng tạo.
Kể chuyện, đặc biệt là kể chuyện có chuyển đổi ngôi kể là bước rèn luyện các kỹ năng trên một cách cao hơn, nó chẳng những chỉ đòi hỏi học sinh phải thâm nhập vào tác phẩm văn học, biến nó thành tác phẩm của chính mình, mà còn chắp cánh cho trí tưởng tượng bay bổng của các em. Sự phát triển óc tưởng tượng là một yếu tố cần thiết của con người, Lênin đã từng nói: óc tưởng tượng là một sản phẩm quý giá vô cùng. Nếu thiếu óc tưởng tượng, con người sẽ trở nên khô cứng, lạnh lùng và "nghèo nàn", mất khả năng sáng tạo. Cùng với lý tưởng, tưởng tượng là bệ phóng cho những hoài bão, ước mơ cao đẹp khi các em bước vào cuộc sống, là bệ phóng cho sự sáng tạo.
Kể chuyện sáng tạo (kể chuyện chuyển đổi ngôi kể) có tầm quan trọng nên ngay trong chương trình văn kể chuyện bậc tiểu học dạng bài này đã xuất hiện nhưng số tiết học dành cho nó còn ít ỏi (chỉ có 3 tiết trong tổng số 40 tiết văn kể chuyện) và phương pháp hướng dẫn học sinh chuyển ngôi kể trong bài làm văn kể chuyện chưa được chú ý đúng mức. Điều đó đã gây những khó khăn không nhỏ cho giáo viên và học sinh, đặc biệt ở miền núi nói chung và Sơn La nói riêng việc giảng dạy và học tập dạng bài này gặp nhiều lúng túng khó khắc phục. Vì thế chất lượng dạy học không cao, học sinh không nắm được bản chất của vấn đề, dẫn tới hiện tượng làm bài máy móc, không sáng tạo, mục đích của dạng bài này không đạt được như mong muốn. Đứng trước tình hình này, là người giáo viên đã từng công tác ở miền núi, tôi rất mong muốn tìm cách nâng cao hiệu quả Dạng bài chuyển đổi ngôi kể trong làm văn kể chuyện ở tiểu học.
II. Lịch sử vấn đề
1. Tất cả các sách lý luận văn học đều đề cập đến vấn đề ngôi kể trong văn kể chuyện như: Sơ thảo lý luận văn học của Nguyễn Lương Ngọc, các bộ sách lý luận văn học của trường Đại học Sư phạm và trường Đại học Tổng hợp thập kỷ 60; tuy nhiên, các giáo trình trên nói đến ngôi kể khi phân tích phương thức tự sự của văn học và cũng chỉ nhắc đến một cách sơ sài. Tới thập kỷ 80, khi những vấn đề thi pháp của văn học được chú ý, ngôi kể trong văn tự sự mới được nghiên cứu, phân tích sâu hơn. Bộ sách lý luận văn học nằm trong tủ sách dùng chung của Đại học Sư phạm do Nhà xuất bản (Nxb) Giáo dục tổ chức biên soạn và xuất bản vào thập kỷ 80 đã có chú ý đến các hình thức biểu hiện của ngôi kể. Cuốn Dẫn luận nghiên cứu văn học của G.N. Pospelov chủ biên do giáo sư Trần Đình Sử dịch và Nxb Giáo dục xuất bản năm 1985 đã có những mục phân tích khá rõ về quan hệ giữa người trần thuật và nhân vật trong các giai đoạn phát triển lịch sử văn học từ thời cổ đại đến thời hiện đại. Thông qua đó, vai trò, đặc điểm, cách thức biểu hiện của hình tượng người kể chuyện và vị trí của ngôi kể đã được làm rõ. Càng ngày, các bài phân tích tác phẩm văn học sử dụng phương thức tự sự, các nhà nghiên cứu càng chú ý nhiều hơn đến đặc điểm của người kể chuyện, người trần thuật, đến ảnh hưởng của ngôi kể trong thi pháp tác phẩm.
3. Lần cải cách giáo dục vào thập kỷ 80, trong sách Tiếng Việt 4 xuất hiện đề bài yêu cầu học sinh sử dụng cách chuyển đổi ngôi kể để kể lại một câu chuyện đã học trong phân môn Truyện đọc. Thực ra trước đó, Trung tâm Công nghệ Giáo dục đã đưa vào giảng dạy cho học sinh cách chuyển đổi ngôi kể trong văn kể chuyện. Tập sách Em muốn học giỏi văn (tập bài viết của học sinh thực nghiệm lớp 5, 6, 7, 8) do Nxb Giáo dục in năm 1988 đã giới thiệu một số bài làm của học sinh chuyển đổi ngôi kể để kể lại truyện Một bữa no v.v... in trong phần III với nhan đề: "Đến với tác phẩm". Cũng trong thời gian này, trên chuyên đề của tập san Giáo dục phổ thông cấp I vào năm 1988, tác giả Nguyễn Trí đã có bài viết về tiết 36 của sách Tập làm văn 4 hướng dẫn thực hiện đề bài "Em hãy mượn lời cô bé trong truyện "Cô chủ không biết quý tình bạn" (đã học ở lớp 3) để kể lại truyện đó". Tới cuốn Dạy Tập làm văn ở trường tiểu học Nxb Giáo dục in lần đầu năm 1998, tái bản 1999 PTS Nguyễn Trí một lần nữa trở lại vấn đề này trong phần Hướng dẫn sử dụng ngôi kể trong văn kể chuyện, và trong cuốn Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học của tác giả Lê Phương Nga và Nguyễn Trí do Nxb Đại học Quốc gia in năm 1999 cũng đã đưa ra phương Pháp hướng dẫn học sinh tập chuyển đổi ngôi kể trong văn kể chuyện trên cả hai phương diện lý thuyết và bài soạn.
Các tài liệu trên cho thấy, các nhà nghiên cứu đã để cập khá nhiều các vấn đề xung quanh ngôi kể và vấn đề hướng dẫn học sinh chuyển đổi ngôi kể cũng đã được đặt ra từ lâu và được các tác giả nghiên cứu về phương pháp dạy tiếng Việt chú ý nhưng sự chú ý đó mới chỉ là bước đầu, chưa có công trình nào đi sâu, giải quyết trọn vẹn vấn đề này. Đặc biệt, việc khảo sát thực tế dạy văn kể chuyện chuyển đổi ngôi kể ở miền núi như thế nào và những phương pháp cụ thể để hướng dẫn học sinh miền núi rèn luyện kỹ năng chuyển ngôi trong bài văn kể chuyện ra sao thì chưa có công trình hay tài liệu nào bàn tới.
III. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
1. Mục đích
- Xác định khái niệm ngôi kể trong văn kể chuyện có phân biệt với ngôi trong hoạt động giao tiếp. ý nghĩa và các yêu cầu để chuyển đổi ngôi kể trong quá trình làm bài văn kể chuyện.
- Đề xuất phương pháp (gồm các bước) rèn luyện kỹ năng chuyển đổi ngôi kể trong bài văn kể chuyện cho học sinh tiểu học miền núi Sơn La.
2. Nhiệm vụ
- Trình bày một số cơ sở lý thuyết về ngôi kể và việc chuyển đổi ngôi kể trong văn kể chuyện nói chung ở nhà trường tiểu học nói riêng.
- Xác định các tiền đề lý luận cho việc hướng dẫn học sinh chuyển đổi ngôi kể trong văn kể chuyện. Khảo sát thực tế việc dạy và học dạng bài trên ở trường tiểu học miền núi Sơn La để thấy được những mặt mạnh và những hạn chế. Từ đó đề xuất các bước hướng dẫn học sinh luyện tập kỹ năng chuyển đổi ngôi kể.
- Tiến hành dạy thực nghiệm một số bài theo phương pháp đề xuất của luận án, để đánh giá tính khả thi của nó và sơ bộ đánh giá hiệu quả thực tiến của đề xuất trên.
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Chương trình Tiếng Việt tiểu học và thực tiễn dạy và học văn kể chuyện chuyển đổi ngôi kể ở miền núi Sơn La.
- Các tài liệu phương pháp dạy học Tiếng Việt, Tâm lý học, Ngôn ngữ học, Lý luận văn học, Thi pháp học v.v... có liên quan tới đề tài.
- Phạm vi điều tra, khảo sát ở các lớp 4,5 trên địa bàn tỉnh Sơn La.
V. Giả thuyết khoa học
Nếu lựa chọn và đề xuất được phương pháp hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng chuyển đổi ngôi kể trong bài văn kể chuyện sát hợp với học sinh miền núi Sơn La, chúng ta có thể nâng cao được chất lượng giảng dạy dạng bài này và chất lượng dạy học văn kể chuyện nói chung ở Sơn La.
VI. Phương pháp nghiên cứu
Trong khi tiến hành đề tài, để thực hiện mục đích và yêu cầu đã đề ra, chúng tôi đã sử dụng một số các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến ngôi kể và chuyển đổi ngôi kể trong kể chuyện và ngôi trong giao tiếp.
- Phương pháp quan sát: Được cụ thể bằng các hình thức phỏng vấn, đọc giáo án, dự giờ... đối với giáo viên đang trực tiếp giảng dạy ở lớp 4 phần văn kể chuyện chuyển đổi ngôi kể, khảo sát hứng thú và khả năng tiếp nhận loại bài này của học sinh.
- Phương pháp thực nghiệm: Sau khi đã thống kê, phân loại trên cơ sở phiếu điều tra giáo viên và học sinh, chúng tôi sẽ tiến hành thực nghiệm giảng dạy (có đối chứng) để rút ra kết luận cụ thể về phương pháp hướng dẫn học sinh chuyển ngôi kể trong bài làm văn kể chuyện.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp như so sánh, đối chiếu, phân tích tổng hợp... Tất cả các phương pháp mà chúng tôi sử dụng đều nhằm phục vụ cho mục đích của luận án.
VI. kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Về ngôi kể trong văn kể chuyện. Chương này đề cập đến vấn đề ngôi kể trong văn kể chuyện và làm sáng tỏ các đặc điểm của ngôi kể, một vấn đề lý thú của thi pháp tự sự.
- Chương 2: Phương pháp hướng dẫn học sinh luyện tập chuyển đổi ngôi kể trong văn kể chuyện ở tiểu học. Chương này trình bày các cơ sở lý luận và đề xuất các biện pháp, phương pháp cụ thể hướng dẫn học sinh tập chuyển ngôi kể khi học văn kể chuyện.
- Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. Chương này trình bày các kết quả thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm.
Chương 1
Về ngôi kể trong văn kể chuyện
1.1. Văn kể chuyện trong trường tiểu học
1.1.1. Văn kể chuyện
Kể chuyện không chỉ là một phương thức của sinh hoạt đời sống mà từ lâu nó đã trở thành một phương thức của hoạt động nghệ thuật, đặc biệt là văn học.
Xét về mặt loại hình, sáng tác văn học có ba phương thức biểu hiện: Tự sự, trữ tình và kịch.
Các tác phẩm tự sự xây dựng dựa trên các sự kiện diễn ra trong không gian và thời gian. Chúng miêu tả các nhân vật riêng biệt với nhiều quan hệ qua lại, với ý định và hành vi, cảm xúc và lời nói. Trong tác phẩm tự sự, tuy sự tái hiện đời sống chủ yếu để thể hiện sự suy nghĩ và đánh giá của tác giả đối với thế giới (tính cách) của nhân vật và các sự kiện của đời sống nhưng các sự kiện được miêu tả diễn ra dường như có tính khách quan so với ý đồ của tác giả. Yếu tố tổ chức tác phẩm là sự trần thuật về các sự kiện và hành vi trong đời sống của con người. Từ thời cổ đại, trong cuốn Thi pháp học Aristote đã viết: "Có thể mô phỏng cùng một đối tượng trong một đối tượng bằng cách kể về một sự kiện như một cái gì ở bên ngoài theo cách làm của Home" [33].
Sự phân tích trên cho thấy, các tác phẩm tự sự được tổ chức trên cơ sở trần thuật, tức là bằng lời kể của người dẫn truyện. ở phương diện này, kể chuyện là một phương thức để phản ánh cuộc sống bên cạnh trữ tình và kịch.
Kể chuyện là một hoạt động nghệ thuật có từ xa xưa. Văn học châu Âu đặc biệt văn học Hy Lạp, La mã đã ghi nhận một hình thức sinh hoạt nghệ thuật là các buổi kể chuyện trên đường phố của các nghệ nhân. Từ sinh hoạt này đã kết tụ lại các tác phẩm văn học bất hủ như: Iliát, Ôđixê của Hôme. ở Trung Quốc, có giai đoạn hình thức nghệ thuật kể chuyện cũng phát triển. Từ đây đã hình thành thể loại tiểu thuyết chương hồi. Thời kỳ đầu mỗi chương có độ dài phù hợp với một buổi kể chuyện.
ở Việt Nam kể chuyện cũng là một sinh hoạt nghệ thuật thường thấy trong các gia đình: Ông bà kể cho cháu nghe truyện cổ tích, thần thoại, ngụ ngôn...
Trên đây là những nét khái quát để hiểu rõ hơn về kể chuyện. Trong phạm vi luận án, chúng tôi chỉ đề cập đến văn kể chuyện với tư cách là một phương thức biểu đạt của văn học.
Để hiểu rõ vấn đề này thì trước hết cần phải có sự phân biệt hai khái niệm có liên quan với nhau: Truyện và Chuyện.
Chuyện là sự việc được kể hoặc nói ra (tôi có câu chuyện muốn nói; không có chuyện gì mà nói cả). Truyện là tên tác phẩm thuộc loại tự sự (truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười...). Kể chuyện là kể một sự việc có diễn biến nhằm nói lên một điều gì. Dạy văn kể chuyện là dạy học sinh tập sử dụng phương thức kể chuyện. Trong phương thức này có hai yếu tố nổi lên bề mặt: Chuyện và kể. Chuyện là các sự việc được nói ra bao gồm cuộc sống của người này, người khác với phẩm chất, tính cách, cảnh ngộ... cụ thể. Qua đó cho người ta thấy cái hay, cái dở của đời sống, thái độ của người kể đối với cái hay, cái dở đó. Từ đó người đọc thêm hiểu cuộc sống, tin yêu, hăng hái làm việc để cuộc sống tốt đẹp hơn. Như vậy, chuyện là chuyện của con người, là sự biểu hiện của cuộc sống. Mọi câu chuyện trong ý nghĩa khái quát nhất đều nói về cuộc sống. ý nghĩa cuộc sống luôn luôn phải là rất thật, phải gắn với cách hiểu, niềm tin sâu sắc của mọi người. Trong câu chuyện, nhân vật và sự việc có thật hay không, không phải là điều quan trọng, mà quan trọng nhất là câu chuyện đó biểu hiện hoặc mang ý nghĩa gì, có bổ ích cho cuộc sống hay không. Điều thâm thúy của truyện cười "thơ con cóc" chính là ở chỗ nó giễu những sáng tác không đem lại ý nghĩa gì cho cuộc sống.
Kể, trong tiếng Việt là nói có đầu, có đuôi cho người khác biết. Ví dụ: kể lại những điều đã chứng kiến, kể lại câu chuyện đã biết... Trong quá trình kể chuyện cần chú ý đến các thao tác giới thiệu, thuyết minh, miêu tả. Khi muốn cho độc giả biết về một nhân vật nào đó trong câu chuyện, ta dùng cách giới thiệu (giới thiệu tên họ, quê quán, nghề nghiệp, tính tình, ý nghĩ, tình cảm của nhân vật). Hãy đọc một đoạn Nguyễn Du giới thiệu gia đình Thúy Kiều.
Có nhà viên ngoại họ Vương
Gia tư nghỉ cũng thường thường bậc trung
Một trai con thứ rốt lòng
Vương Quan là chữ nối dòng nho gia
Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.
Thuyết minh là nói rõ thêm, giảng giải, giải thích thêm về các sự kiện, cảnh nghộ, nhân vật có trong chuyện. Miêu tả là dựng lại người và cảnh bằng các chi tiết sinh động, hấp dẫn. Nguyễn Du thuyết minh cho người đọc hiểu về các hoạt động trong tiết thanh minh:
Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Và miêu tả cảnh vật vào thời điểm đó:
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm
Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay
Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn giang tay ra về...
1.1.2. Văn kể chuyện trong chương trình tiểu học
a) Kể chuyện giúp học sinh tiếp xúc sớm với tác phẩm văn học. Các câu chuyện mở ra trước mặt học sinh thế giới muôn màu sắc. Các em gặp trong đó từ phong tục, tập quán, đến cảnh sắc thiên nhiên, từ cách phục sức đến các kiến thức nhà ở, từ cách cư xử của con người đến cách tổ chức xã hội, tổ chức nhà nước và quốc gia... Nói cách khác, các câu chuyện kể giúp học sinh tăng vốn hiểu biết về thế giới và xã hội loài người xưa và nay.
Học sinh không chỉ được "nghe" và được "kể" trong một số giờ nhất định trong nhà trường mà hàng ngày các em còn được nghe kể chuyện trên đài phát thanh, kể chuyện ở nhà, đọc các truyện trên báo chí, bao gồm các truyện như cổ tích, truyện anh hùng, truyện danh nhân, truyện đời thường...
Đứng về mặt giao tiếp thì kể chuyện là một hoạt động giao tiếp mà ở đó có người phát, người nhận. Nội dung thông tin là toàn bộ các sự việc xảy ra trong đời sống của con người.
Đứng về mặt sáng tác, yếu tố kể chuyện là yếu tố có mặt ở hầu hết các thể loại như: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch... và dường như là một yếu tố bắt buộc. Vì vậy kể chuyện đã trở thành yếu tố của thi pháp. Bởi vì xét ở một mặt nào đó, nghệ thuật trần thuật của nhà văn buộc phải sử dụng đến yếu tố kể chuyện.
b) Văn kể chuyện được đưa vào chương trình tập làm văn ở tiểu học từ năm lớp ba và giữ một vị trí quan trọng.
Trong các kiểu bài văn, kể chuyện được bố trí học trong 15 tiết ở lớp 3, chiếm gần 30%; 18 tiết ở lớp 4 chiếm gần 40%; 7 tiết ở lớp 5, chiếm 14,7% thời gian học làm văn.
c) Các kiểu bài văn kể chuyện dạy ở tiểu học
Văn kể chuyện ở tiểu học có các kiểu bài sau:
- Kể lại một truyện đã đọc, đã nghe - kiểu bài này trước kia gọi là văn trần thuật. Loại bài này yêu cầu học sinh chỉ cần kể lại trung thành với cốt truyện đã có, sự sáng tạo chỉ ở lời kể, cách kể. Ví dụ đề bài: kể lại mẩu chuyện: "Nhà bác học không ngừng học" hoặc: kể lại câu chuyện: "Rùa và Thỏ"... kiểu bài này được bố trí học ở lớp 3, lớp 4.
Cũng dạng bài này, chương trình lớp 4 còn đặt ra một yêu cầu cao hơn là chuyển đổi ngôi khi kể lại một truyện đã đọc, đã học. Có nghĩa là học sinh phải "hóa thân" vào một nhân vật nào đó trong truyện để kể lại câu chuyện đó dưới góc nhìn, điểm nhìn, cách nhìn của nhân vật đó.
Chẳng hạn đề: Mượn lời cô bé trong truyện "Cô chủ không biết quí tình bạn" (đã đọc ở lớp 3), em hãy kể lại truyện đó.
- Kể lại một câu chuyện theo chủ đề hay đề tài cho trước:
ã Kể lại một câu chuyện theo chủ đề cho trước. Ví dụ đề bài: Em hãy kể lại một câu chuyện mà em (hoặc bạn em) đã làm và có nội dung như câu tục ngữ: "Có công mài sắt, có ngày nên kim". ở đây yêu cầu khá cao: từ chủ đề cho trước, các em sáng tạo nên câu chuyện của mình thể hiện được chủ đề đó.
ã Kể lại câu chuyện theo đề tài cho trước. Chẳng hạn đề bài: Em hãy kể lại câu chuyện về một việc làm tốt đẹp thể hiện nếp sống văn minh ở nơi công cộng (có thể đối chiếu với việc làm sai trái cũng xảy ra ở nơi đó).
Yêu cầu của loại bài này là học sinh chứng kiến hoặc trải qua. Kiểu bài này bố trí học ở lớp 5.
Như vậy "văn kể chuyện" cũng như các thể loại khác trong "tập làm văn" không đòi hỏi cao về số lượng nhưng đòi hỏi cao về chất lượng (tính mạch lạc, chính xác, trong sáng, diễn đạt hay...). Cùng với các thể loại khác, văn kể chuyện sẽ giúp học sinh rèn luyện ngôn ngữ một cách toàn diện (ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết). Hơn nữa, do có tính chất thực hành toàn diện, tổng hợp và sáng tạo nên việc nắm vững và thực hành tốt văn kể chuyện - đặc biệt là dạng bài có chuyển đổi ngôi kể - sẽ góp phần nâng cao năng lực tư duy, phát huy khả năng sáng tạo của học sinh.
1.2. Ngôi trong giao tiếp và ngôi kể trong văn kể chuyện
1.2.1. Ngôi trong giao tiếp
Để xây dựng được quy trình hướng dẫn học sinh chuyển ngôi kể trong bài làm văn kể chuyện, theo chúng tôi, phải có những hiểu biết căn bản xung quanh vấn đề này. Trước hết phải nắm được khái niệm về ngôi trong giao tiếp, phân biệt ngôi trong giao tiếp và ngôi kể trong văn kể chuyện.
a) Khái quát về ngôi
Theo cuốn "Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học" ngôi được định nghĩa như sau:
Ngôi: Phạm trù ngữ pháp của động từ biểu thị mối quan hệ của hành động (quá trình) và chủ thể hành động của người nói. Ví dụ: Ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai, ngôi thứ ba.
Ngôi thứ ba: Hình thái phạm trù ngôi chỉ người không tham gia hoạt động nói năng của cuộc thoại, ở ngoài cuộc thoại và hình thái tương ứng của động từ chỉ rằng chủ thể hành động là nhân vật hoặc sự vật không tham gia cảnh huống nói năng. Trong thực tế, ngôi thứ ba là hình thái không có ngôi, đối lập với các hình thái có ngôi trong cả hai cách thể hiện ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai.
Ngôi thứ hai: Hình thái phạm trù ngôi biểu thị người hoặc sự vật mà lời nói đang hướng tới, và hình thái tương ứng của động từ chỉ ngôi đó là chủ thể của hành động.
Ngôi thứ nhất: Hình thái phạm trù ngôi biểu thị tác giả của lời nói (người đang nói) và hình thái tương ứng của động từ chủ thể của hành động chính là người đang nói: Tức là hình thái ngôi đồng nhất chủ thể hành động với người đang nói.
b. Hoạt động giao tiếp
Theo Đỗ Hữu Châu "giao tiếp là một hoạt động thông tin xảy ra khi có một chủ thể phát tin sử dụng một hệ thống tín hiệu để truyền đến cho chủ thể nhận tin những nội dung nào đó".
Có thể khái quát cách hiểu trên bằng lược đồ của J.Lyons.
tín hiệu nhận
tín hiệu truyền
Y
thể nhận
kênh
nhiễu
thể phát
X
Người nhận
Người phát
X là nguồn phát hoặc chủ thể phát tin, Y là nguồn nhận tin hoặc chủ thể nhận tin. Lược đồ phân biệt chủ thể phát, chủ thể nhận và thể phát, thể nhận là để bao quát tất cả các trường hợp giao tiếp có thể xảy ra. Còn trong trường hợp giao tiếp thông thường bằng ngôn ngữ thì chủ thể phát, thể phát cũng như chủ thể nhận và thể nhận trùng làm một. Đây cũng chính là phạm vi nghiên cứu của đề tài: giao tiếp bằng ngôn ngữ.
"Giao tiếp bằng ngôn ngữ là việc thông báo cho nhau, trao đổi với nhau những tin tức nào đó hoặc bộc lộc với nhau những niềm vui, nỗi buồn... nào đó bằng ngôn ngữ" [24].
Như vậy hình thức giao tiếp ngôn ngữ có thể là nói, viết hay dùng các phương tiện kỹ thuật khác căn cứ vào trình độ phát triển của xã hội cụ thể (ở đây chúng tôi mới chỉ đề cập đến hình thức giao tiếp nói, viết).
Trên những nét khái quát nhất, quá trình giao tiếp có thể được hình dung như sau: người nói sau khi đã chuẩn bị nội dung sẽ tìm cách truyền nội dung đó tới cho người nghe. Nội dung ở đây được hiểu là: "sự phản ánh hiện thực vào ý thức của người nói, cho nên nó thuộc lĩnh vực tinh thần, tồn tại một cách trừu tượng, người nghe không thể nắm bắt được" [24]. Vì thế, để người nghe có thể tiếp nhận được nội dung vốn thuộc lĩnh vực tinh thần đó, hay nói cách khác là để thực hiện được giao tiếp thì nội dung của người nói (chủ thể phát) phải được trải qua quá trình mã hóa ngôn ngữ.
Về phía người nghe (chủ thể nhận) khi tiếp nhận được các tín hiệu ngôn ngữ do người nói phát ra phải tiến hành luận giải chúng. Đó là sự luận giải về âm thanh, về ngữ nghĩa, về ngữ pháp... Mục đích cuối cùng của sự luận giải là nhằm khôi phục lại một cách chính xác nội dung thông báo đã được truyền đi. Kết thúc một quá trình mã hóa và giải mã ngôn ngữ là kết thúc một quá trình giao tiếp.
Trong hoạt động giao tiếp thì hội thoại được coi là hoạt động giao tiếp căn bản, là cốt lõi của hoạt động giao tiếp. Trong một cuộc thoại, theo Đỗ Hữu Châu thường diễn ra ba vận động chính: vận động trao lời, sự trao đáp và sự tương tác.
- Vận động trao lời: là vận động người A nói ra và hướng lời nói của mình về phía người nhận B. Bình thường A khác người nhận B trừ trường hợp độc thoại (monologique) (tuy vậy ngay cả trong trường hợp độc thoại cũng có sự phân đôi nhân cách).
Tình thế giao tiếp này ngầm ẩn rằng người nhận B tất yếu phải có mặt "đi vào" trong diễn ngôn của A. Và ngay trước khi B đáp lời, anh ta, ngôi thứ hai, đã được đưa vào trong lời trao của ngôi thứ nhất "tôi" và thường xuyên kiểm tra, điều hành lời nói của A. Chính vì thế người trao lời phải dự kiến trước phản ứng của người nghe để chọn lời cho thích hợp, để làm sao áp đặt điều mình muốn nói vào B.
- Trao đáp: sự đáp lời là một nhu cầu bức thiết của việc nói năng. Có thể nói đã trao lời mà không có đáp lời thì không thành hội thoại (ta tạm gạt bỏ ra ngoài những hành động đáp lời phi ngôn ngữ). Vận động trao lời và vận động đáp lời là hai vận động cơ bản của hội thoại.
- Tương tác: các nhân vật giao tiếp, ảnh hưởng lẫn nhau, tác động lẫn nhau đến cách ứng xử của từng người trong quá trình hội thoại. Có thể hiểu ngắn gọn như sau: Muốn cuộc hội thoại tiến triển theo hướng mong muốn thì phải đảm bảo ít nhất hai yếu tố: rút khoảng cách "xa lạ" giữa các nhân vật giao tiếp; phải có sự hòa phối hội thoại giữa những người tham dự giao tiếp và có sự luân phiên lượt lời giữa người nói và người nghe.
Trên đây ta vừa điểm qua ba vận động chính của hội thoại, hoạt động căn bản của giao tiếp. Bất kỳ một cuộc giao tiếp nào cũng nhằm đạt tới một mục đích nhất định, hay nói cụ thể hơn là hội thoại có thể tác động tới ba phương diện:
- Tác động về nhận thức (tạo nên sự biến đổi về nhận thức).
- Tác động về tình cảm (tạo nên sự biến động về tình cảm).
- Tác động về hành động (thúc đẩy hành động theo hướng người nói mong muốn).
Giao tiếp đạt hiệu quả cao là việc giao tiếp đạt được tất cả các đích trên ở mức tối đa. Tuy nhiên cần lưu ý rằng hiệu quả giao tiếp còn phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tố giao tiếp, đó là các nhân tố:
- Nhân vật giao tiếp: - Những nhân vật tham dự quá trình giao tiếp - bao gồm: Người phát (người nói - người viết) và người nhận (người nghe, người đọc). Trong hoạt động giao tiếp nếu người phát luôn luôn là một thì người nhận có thể là một, cũng có thể là số đông. Hiệu quả giao tiếp phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết đối tượng của người phát, sự hiểu biết về người nhận càng phong phú, sâu sắc bao nhiêu thì hiệu quả giao tiếp càng cao bấy nhiêu.
- Thực tế được nói tới. Đây chính là nội dung mà người phát muốn "thông báo", "trao đổi" với người nhận. ở đây cũng diễn ra quan hệ hai chiều (bổ sung) giữa người nhận và người phát. Hiệu quả giao tiếp chỉ đạt ở mức tối đa khi người nhận có hứng thú và trình độ tiếp nhận tốt - nghĩa là người nhận phải có vốn sống và trình độ hiểu biết nhất định về thực tế được nói tới và đương nhiên những điều kiện đó càng phong phú, sâu rộng bao nhiêu thì việc tiếp nhận thông tin càng tốt bấy nhiêu. Điều này ta thấy rất rõ trong cuộc sống. Đơn cử một ví dụ khi nghe một bản nhạc cổ điển của Sôpanh, nếu người nghe không am hiểu nhạc không lời, lại không có ham thích thưởng thức âm nhạc thì chắc chắn bản nhạc ấy không "vui tai" bằng tiếng suối reo.
- Hoàn cảnh giao tiếp có thể được hiểu rất rộng: Từ hoàn cảnh xã hội đến hoàn cảnh tự nhiên... và đến hoàn cảnh hẹp hơn, cụ thể hơn đó là "tình huống giao tiếp", hay còn lại "ngữ cảnh". Các yếu tố thời gian, địa điểm, những sự việc xảy ra xung quanh... tồn tại trong quá trình giao tiếp đều được quan niệm là nằm trong tình huống giao tiếp và có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả giao tiếp.
c. Ngôi trong hoạt động giao tiếp
Căn cứ vào các hiểu biết về Ngôi và lý thuyết về hoạt động giao tiếp đã nêu ở trên, chúng tôi xác định ngôi trong hoạt động giao tiếp như sau:
- Chủ thể phát (người phát) ứng với ngôi thứ nhất (tôi, tớ, mình...).
- Chủ thể nhận (người nhận) ứng với ngôi thứ hai (có thể là số ít: anh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUANAN3.doc