Khi mới thành lập, Công ty mẹ (Constrexim Holdings) có tên là Công ty Xây lắp, xuất nhập khẩu vật liệu kỹ thuật xây dựng. Đến ngày 18 tháng 04 năm 2002 theo quyết định số 11/2002/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc tổ chức lại Công ty Xây lắp, xuất nhập khẩu vật liệu và kỹ thuật xây dựng thành Công ty mẹ trong mô hình thíđiểm Công ty mẹ - Công ty con, và có tên là Công ty Đầu tư Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam.
Công ty cổ phần Constrexim số 1 được hình thành và phát triển qua các giai đoạn nổi bật sau.
Công ty cổ phần Constrexim số 1 được thành lập và phát triển qua các giai đoạn nổi bật sau.
Giai đoạn 1: Xí nghiệp Xây dựng trực thuộc Công ty Xây lắp, xuất nhập khẩu vật liệu và kỹ thuật xây dựng theo quyết định số 704/BXD-TCLĐ của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ngày 14 tháng 08 năm 1996.
Giai đoạn 2: Xí nghiệp xây dựng được đổi tên thành Xí nghiệp Xây dựng số 1 trực thuộc Công ty Xây lắp, xuất nhập khẩu vật liệu và kỹ thuật xây dựng theo quyết định số 102/BXD-TCLĐ của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ngày 24 tháng 02 năm 1997.
Giai đoạn 3: Công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu số 1 được thành lập trên cơ sở Xí nghiệp xây dựng số 1 theo quyết định số 321/TCHC của tổng giám đốc Công ty Đầu tư Xây dựng và xuất nhập khẩu Việt Nam ngày 20 tháng 06 năm 2002.
Giai đoạn 4: Công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu số 1 được chuyển thành Công ty cổ phần Constrexim số 1 theo quyết định số 2025/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ngày 20 tháng 12 năm 2004.
74 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 2968 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Constrexim số 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Đề tài: “Công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực tại Công ty cổ phầnConstrexim số 1"
MỤCLỤC
Lời nói đầu 1
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực 7
1.1. Các khái niệm cơ bản 7
1.1.1. Kế hoạch hoá 7
1.1.2. Kế hoạch hoá nguồn nhân lực 7
1.2. Vai trò của kế hoạch hoá nguồn nhân lực 8
1.2.1. Kế hoạch hoá nguồn nhân lực giữ vai trò trung tâm trong quản lý chiến lược nguồn nhân lực. 8
1.2.2. Kế hoạch hoá nguồn nhân lực cóảnh hưởng lớn đến hiệu quả của tổ chức. 9
1.2.3. Kế hoạch hoá nguồn nhân lực là cơ sở cho các hoạt động tuyển dụng nguồn nhân lực, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 9
1.2.4. Kế hoạch hoá nguồn nhân lực nhằm điều hoà các hoạt động nguồn nhân lực. 9
1.3. Các nhân tốảnh hưởng đến kế hoạch hoá nguồn nhân lực 10
1.3.1. Loại sản phẩm, dịch vụ mà tổ chức sẽ cung cấp cho xã hội và chiến lược của tổ chức 10
1.3.2. Tính không ổn định của môi trường 10
1.3.3. Độ dài thời gian của kế hoạch hoá nguồn nhân lực 10
1.3.4. Loại thông tin và chất lượng của dự báo thông tin về kế hoạch hoá nguồn nhân lực 11
1.4. Cơ sở của kế hoạch hoá nguồn nhân lực 11
1.4.1. Phân tích công việc 11
1.4.2.Quan hệ giữa kế hoạch hoá nguồn nhân lực và kế hoạch sản xuất kinh doanh 12
1.4.3. Đánh giá thực hiện công việc 14
1.4.4. Định mức lao động 14
1.5. Quá trình kế hoạch hoá nguồn nhân lực 15
1.5.1. Dựđoán cầu nhân lực 15
1.5.1.1. Dựđoán cầu nhân lực ngắn hạn 15
1.5.1.2. Dựđoán cầu nhân lực dài hạn 17
1.5.2. Dựđoán cung nhân lực 21
1.5.2.1. Dựđoán cung nhân lực trong nội bộ tổ chức/Phân tích nhân lực hiện có của tổ chức 21
1.5.2.2. Dựđoán cung nhân lực từ bên ngoài 23
1.6. Cân đối cung và cầu nhân lực, các giải pháp khắc phục mất cân đối giữa cung và cầu 27
1.6.1. Cầu nhân lực lớn hơn cung nhân lực (thiếu lao động) 27
1.6.2. Cung nhân lực lớn hơn cầu nhân lực (thừa lao động) 28
1.6.3. Cầu nhân lực bằng cung nhân lực (cân đối) 30
Chương 2 : Tổng quan về công ty constrexim số 1vàđặc điểm nguồn nhân lực của công ty 31
2.1. Tổng quan về công ty 31
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Constrexim số 1 31
2.1.2. Các giai đoạn phát triển nổi bật của Công ty cổ phần Constrexim số 1 31
2.1.3. Mối quan hệ giữa Công ty Cổ phần Constrexim số 1 và Công ty mẹ Constrexim Holdings 32
2.1.3.1. Quan hệ giữa Công ty cổ phần Constrexim số 1 và Công ty mẹ Constrexim Holdings 32
2.1.3.2. Quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty cổ phần Constrexim số 1 đối với Công ty mẹ 33
2.1.4. Mô hình tô chức bộ máy quản lý của Công ty 34
2.1.4.1. Đại Hội đồng cổđông 35
2.1.4.2 . Hội đồng quản trị 35
2.1.4.3. Ban kiểm soát 35
2.1.4.4. Giám đốc công ty 36
2.1.4.5. Phó giám đốc 36
2.1.4.6. Phòng Tổ chức hành chính 36
2.1.4.7. Phòng kế hoạch kỹ thuật 37
2.1.4.8. Phòng tài chính kế toán 38
2.1.4.9. Các xí nghiệp sản xuất 38
2.1.5. Chức năng nhiệm vụ của công ty 39
2.1.6. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty 41
2.1.6.1. Đặc thù của ngành xây dựng. 41
2.1.6.2. Những đặc điểm của sản xuất trong xây dựng 43
2.2. Đặc điểm nguồn nhân lực của công ty cổ phần Constrexim số 1 43
2.2.1. Cơ cấu lao động công ty theo phòng ban, chức năng. 43
2.2.2. Cơ cấu ngành nghềđược đào tạo của cán bộ quản lýnhân viên 45
Chương 3: Kế hoạch hoá nguồn nhân lựccho công ty cổ phần constrexim số 1 47
3.1. Nguyên nhân vàý nghĩa của kế hoạch hoá nguồn nhân lực công ty. 47
3.1.1. Nguyên nhân: 47
3.1.2. Ý nghĩa 48
3.2. Xây dựng qui trình kế hoạch hoá NNL ở công ty cổ phần constrexim số 1 49
3.2.1 Xác định nhu cầu và dự báo nhu cầu. 50
3.2.2. Dựđoán cung nhân lực. 54
3.2.2.1. Cung nhân lực bên trong doanh nghiệp. Là dựđoán khả năng đáp ứng nhu cầu về nhân lực trên cơ sở phát triển lực lượng lao động hiện tại. 54
3.2.2.2. Cung nhân lực bên ngoài 56
3.2.3. Đề ra chính sách và kế hoạch( hay cân đối cung- cầu nhân lực) 56
3.2.3.1. Cầu nhân lực lớn hơn cung nhân lực (thiếu lao động) 57
3.2.3.2. Cung nhân lực lớn hơn cầu nhân lực (thừa lao động) 57
3.2.3.3. Cung nhân lực bằng cầu nhân lực (cân đối) 57
3.2.4. Thực hiện các chính sách 58
3.2.5. Kiểm tra vàđánh giá: 58
3.3. Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực cho công ty cổ phần Constrexim số 1 58
3.3.1. Kết quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần Constrexim số 1 58
3.3.1.1. Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2003 , 2004 58
3.3.1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005 60
3.3.1.3. Dự kiến kế hoạch kinh doanh năm 2006 – 2007 62
3.3.2. Sự biến động về lao động của công ty từ năm 2003 trở lại đây 64
3.3.3. Dự báo nhu cầu lao động công ty cổ phần constrexim số 1 đến năm 2009 65
3.4. Các phương pháp thực hiện kế hoạch hoá nguồn nhân lực ở công ty. 68
Sưu tầm by: kenhdaihoc.com
Kết Luận 69
Tài liệu tham khảo 70
LỜINÓIĐẦU
Trong cơ chế thị trường, xu thế hội nhập với môi trường cạnh tranh gay gắt các doanh nghiệp phải đối phó với nhiều thách thức. Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải vững mạnh về mọi nguồn lực trong đó nguồn lực con người đóng vai trò quyết định. Một doanh nghiệp có hệ thống quản trị nhân lực chuyên nghiệp, bài bản và phù hợp sẽ tạo nên một đội ngũ lao động làm việc hiệu quả, cống hiến hết mình vì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đó chính là lợi thế cạnh tranh vô cùng quan trọng của doanh nghiệp trên thương trường. Bước đầu tiên đóng vai trò quan trọng trong hệ thống các hoạt động quản trị nhân lực là hoạt động kế hoạch hóa nguồn nhân lực. Kế hoạch hóa nguồn nhân lực giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát và chính xác nhất về lực lượng lao động trong doanh nghiệp, dựđoán nhu cầu về nhân lực trong ngắn hạn, dài hạn vàđưa ra các giải pháp tối ưu về nhân lực nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu của tổ chức.
Công ty cổ phần Constrexim số 1 là doanh nghiệp có lịch sử phát triển lâu đời trong ngành xây dựng. Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, vị thế của Công ty ngày càng được khẳng định trong ngành xây dựng và phấn đấu trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng. Đặc biệt, ngày 30/06/2002 Công ty đã tiến hành cổ phần hoá chuyển sang thời kỳ phát triển mới – thời kỳ mọi người lao động đều làm chủ thông qua cổ phần của mình. Từđó tạo động lực mạnh mẽ cho toàn thể cán bộ công nhân viên (CBCNV) trong Công ty cùng nhau phấn đấu vì sự phát triển và lớn mạnh của Công ty.
Trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần Constrexim số 1, em đã có cơ hội tìm hiểu về Công ty và học hỏi được rất nhiều kiến thức bổích cũng như kinh nghiệm trong công tác quản trị nhân lực tại Công ty. Em nhận thấy công tác quản trị nhân lực của Công ty kháđầy đủ tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chếđặc biệt là công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực (KHHNNL) công ty vẫn chưa thực hiện. Với mong muốn hoàn thiện những kiến thức kỹ năng đãđược giảng dậy trong nhà trường, tiếp thu những kinh nghiệm trong thực tiễn quản trị nhân lực của Công ty đồng thời áp dụng những kiến thức, kỹ năng đã học đểđề xuất phương án kế hoạch hoá nguồn nhân lực (KHHNNL) cho Công ty, góp phần công sức của mình vào việc thực hiện thắng lợi mục tiêu của Công ty nên em đã chọn đề tài:
“Công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực tại Công ty cổ phầnConstrexim số 1"làm chuyên đề thực tập .
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tất cả các yếu tố liên quan đến công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực (KHHNNL) của Công ty cổ phần constrexim số 1. Từ cơ sở lý luận chung về kế hoạch hoá nguồn nhân lực (KHHNNL), đặc điểm của Công ty vàđưa ra phương án kế hoạch hoá nguồn nhân lực (KHHNNL) cho Công ty.
Kết cấu của chuyên đề thực tập : chuyên đềđược trình bày ở ba chương :
Chương I: cơ sở lý luận công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực
Chương II : Tổng quan về công ty constrexim số 1 vàđặc điểm nguồn nhân lực của công ty
Chưong 3 : Kế hoạch hoá nguồn nhân lực cho công ty cổ phần constrexim số 1.
CHƯƠNG 1: CƠSỞLÝLUẬNCÔNGTÁCKẾHOẠCHHOÁ
NGUỒNNHÂNLỰC
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Kế hoạch hoá
Kế hoạch hoáđược hiểu là sự tiên liệu, dựđoán những thay đổi, biến thiên phòng ngừa các rủi ro trong tương lai. Hoạch định hay kế hoạch hoá, là một quá trình mang tính khoa học đồng thời mang tính nghệ thuật cao.
1.1.2. Kế hoạch hoá nguồn nhân lực
Để tồn tại và phát triển một doanh nghiệp phải giải quyết hiệu quả các vấn đề liên quan đến bốn lĩnh vực cơ bản đó là: tài chính,quản trị sản xuất,marketing và quản trị nhân lực.Việc giải quyết không chỉ tập trung vào những vấn đềđã vàđang phát sinh đòi hỏi sự giải quyết mà phải hướng tới tương lai nhằm dựđoán vàđối phó với những vấn đề sẽ xảy ra trong tương lai. Do vậy, công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực là cần thiết mang lại tính chủđộng, giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả. Đứng dưới góc độ như vậy, công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực là quan trọng, cần thiết làm cơ sở cho hiệu quả của việc sử dụng nguồn nhân lực cũng như hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về kế hoạch hoá nguồn nhân lực đãđược đưa ra, cụ thể:
“Kế hoạch hoá nguồn nhân lực là quá trinh đánh giá ,xác định nhu cầu về nguồn nhân lực đểđáp ứng mục tiêu công việc của tổ chức và xây dựng các kế hoạch lao động đểđáp ứng được các nhu cầu đó”
(Quản trị nhân lực–Ths Nguyễn Vân Điềm & Pgs.ts Nguyễn Ngọc Quân, đồng chủ biên)[1;65]
“Kế hoạch hoá nguồn nhân lực là quá trình mà thông qua nó doanh nghiệp bảo đảm được đầy đủ về số lượng và chất lượng người làm việc, phù hợp với yêu cầu của công việc”.
(Quản trị nhân sự-Phạm Đức Thành-NXB Thống kê, 1998)[2;96]
“ Kế hoạch hoá nguồn nhân lực là tiến trình triển khai thực hiện các kế hoạch và chương trình nhằm đảm bảo rằng cơ quam sẽ cóđúng số lượng, đúng chất lượng được bố tríđúng lúc đúng lúc, đúng số lượng chất lượng, đúng vị trí vàđúng chỗ”.
(Quản trị nhân sự - Nguyễn Hữu Thân-NXB Thống kê, 1996)[3;122]
1.2. Vai trò của kế hoạch hoá nguồn nhân lực
1.2.1. Kế hoạch hoá nguồn nhân lực giữ vai trò trung tâm trong quản lý chiến lược nguồn nhân lực.
Lực lượng lao động có kỹ năng của một tổ chức ngày càng được nhận biết ,đã vàđang trở thành lợi thế cạnh tranh của tổ chức. Kế hoạch hoá nguồn nhân lực (KHHNNL) của tổ chức có vai trò quan trọng như kế hoạch hoá về vốn và các nguồn tài chính của tổ chức. Tuy vậy, đã từ lâu các nhà quản lý rất quan tâm đến kế hoạch hoá vốn và các nhu cầu nguồn tài chính của tổ chức nhưng chỉđến thời gian gần đây mới nhận thấy rõ lợi thế cạnh tranh của tổ chức có lực lượng lao động với kỹ năng, trình độ lành nghề cao.
Bất kỳ tổ chức nào muốn tồn tại vàđứng vững trong cạnh tranh cần thiết phải tiến hành kế hoạch hoá chiến lược nguồn nhân lực.
Kế hoạch hoá chiến lựơc nguồn nhân lực là quá trình xây dựng các chiến lược nguồn nhân lực và thiết lập các chương trình hoặc các chiến thuật để thực hiện các chiến lược nguồn nhân lực đó. Do đó, vai trò của kế hoạch hoá nguồn nhân lực là giúp cho tổ chức đạt được mục tiêu công việc.
Kế hoạch chiến lược nguồn nhân lực của tổ chức một khi được xây dựng đúng sẽ mang lại nhiều lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp cho tổ chức.
Cụ thể, kế hoạch hoá nguồn nhân lực (KHHNNL) giúp cho tổ chức chủđộng thấy trước được các khó khăn và tìm biện pháp khắc phục; xác định rõ khoảng cách giữa tình trạng hiện tại vàđịnh hướng tương lai của tổ chức; tăng cường sự tham gia của những người quản lí trực tuyến vào quá trình kế hoạch hoá chiến lược; nhận rõ các hạn chế và cơ hội của nguồn nhân lực trong tổ chức.
Sự thành công của chiến lược nguồn nhân lực tuỳ thuộc vào tình hình và khung cảnh cụ thể mà các chiến lược đóđược sử dụng. Nói cách khác, chiến lược nguồn nhân lực cóảnh hưởng rất quan trọng đến sự hoàn thiện tổ chức và hiệu quả của nó tuỳ thuộc vào mức độ phù hợp của chiến lược nguồn nhân lực với chiến lược tổng thể của tổ chức; đặc trưng của tổ chức;năng lực của tổ chức;và sự thay đổi của môi trường. Do đó,khi ra các quyết định nguồn nhân lực phải quan tâm đến các chiến lược khác của tổ chức như: chiến lược tài chính, thị trường, sản phẩm cũng như các thay đổi của môi trường kinh doanh.
1.2.2. Kế hoạch hoá nguồn nhân lực cóảnh hưởng lớn đến hiệu quả của tổ chức.
Kế hoạch hoá nguồn nhân lực có quan hệ chặt chẽ với kế hoạch chiến lược sản xuất kinh doanh của tổ chức. Đểđạt được các mục tiêu trong thời gian dài, mỗi tổ chức phải có một tập hợp hợp lý những người lao động với kiến thức kỹ năng và khả năng cần thiết.
1.2.3. Kế hoạch hoá nguồn nhân lực là cơ sở cho các hoạt động tuyển dụng nguồn nhân lực, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Để tuyển mộ những người lao động mới, tổ chức cần làm rõ loại lao động nào cần tuyển? Bao nhiêu người? Khi nào?… trả lời câu hỏi này có liên quan chặt chẽ với các kế hoạch chiến lược kinh doanh của tổ chức.
1.2.4. Kế hoạch hoá nguồn nhân lực nhằm điều hoà các hoạt động nguồn nhân lực.
Kế hoạch hoá nguồn nhân lực giúp các doanh nghiệp có thể luân chuyển lao động từ bộ phận này sang bộ phận khác khi cần tránh tình trạng dư thừa lao động.
1.3. Các nhân tốảnh hưởng đến kế hoạch hoá nguồn nhân lực
1.3.1. Loại sản phẩm, dịch vụ mà tổ chức sẽ cung cấp cho xã hội và chiến lược của tổ chức
Mỗi loại sản phẩm và dịch vụ mà tổ chức sẽ sản xuất kinh doanh vàđưa ra thị trường sẽ yêu cầu số lượng và chất lượng lao động, kết cấu nghề nghiệp và trình độ lành nghề kỹ năng lao động của nguồn nhân lực rất khác nhau. Do đó, kế hoạch hoá nguồn nhân lực (KHHNNL) cần xem xét thật kỹ mức độ phức tạp của sản phẩm để xác định loại lao động với cơ cấu trình độ lành nghề phù hợp.
1.3.2. Tính không ổn định của môi trường
Như những thay đổi về kinh tế, xã hội, chính trị và tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức. Từđóảnh hưởng đến cung và cầu nhân lực của tổ chức thậm chí theo từng nghề: có nghề bị mất đi nhưng có nghề mới lại ra đời và có nhu cầu nhân lực
1.3.3. Độ dài thời gian của kế hoạch hoá nguồn nhân lực
Độ dài thời gian của KHHNNL(Kế hoạch hoá nguồn nhân lực) cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến KHHNNL, KHHNNL có thểđược lập trong thời hạn ngắn từ 1 tháng đến 1 năm, hoặc trong khoảng thời gian dài từ 3 năm đến 5 hoặc 7 năm. Xác định khoảng thời gian dài hay ngắn của KHHNNL phụ thuộc vào mức độảnh hưởng của các nhân tố từ môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của tổ chức.
Thông thường, nếu tổ chức hoạt động kinh doanh trong môi trường có biến động lớn, biểu hiện có nhiều đối thủ cạnh tranh mới trên thị trường; các điều kiện kinh tế chính trị, xã hội thau đổi nhanh chóng; nhu cầu về sản phẩm; dịch vụ không ổn định; quy mô của tổ chức nhỏ; kinh nghiệm quản lý yếu…thì thưòng xác định độ dài của kế hoạch hoá nguồn nhân lực không quá 1 năm .
Ngược lại, nếu tổ chức hoạt động kinh doanh trong môi trường tương đối ổn định, biểu hiện vị trí cạnh tranh mạnh mẽ; có tiềm lực phát triển, kinh tế, chính trị, xã hội ổn định; có kinh nghiệm quản lý tốt…thìđộ dài của kế hoạch nguồn nhân lực được xác định trên 1 năm.
1.3.4. Loại thông tin và chất lượng của dự báo thông tin về kế hoạch hoá nguồn nhân lực
Bản chất của các công việc sẽđược thực hiện.
Khi lập kế hoạch nguồn nhân lực phải xác định rõ: những loại công việc gì sẽđược thực hiện trong tổ chức; những chỗ trống trong tổ chức cần được thay thế và bổ sung do các nguyên nhân: thuyên chuyển lao động, đề bạt, về hưu và những công việc mới phát sinh. Hơn nữa, nguồn nhân lực sẽđược thu hút từđâu? Khả năng đào tạo và phát triển người lao động hiện có trong tổ chức để hoàn thành công việc như thế nào? Nhân lực tuyển mới ra sao? Khả năng tìm kiếm dễ hay khó, thời gian dài hay ngắn?...
Những nhân tố trên cần được xem xét vàđánh giá khi tiến hành kế hoạch hoá nguồn nhân lực.
1.4. Cơ sở của kế hoạch hoá nguồn nhân lực
1.4.1. Phân tích công việc
Phân tích công việc được hiểu là một quá trình xác định một cách có hệ thống các nhiệm vụ và kỹ năng cần thiết để thực hiện các công việc trong một tổ chức.
Phân tích công việc được coi là công cụ cơ bản và quan trọng nhất để quản trị nhân sự, nó là cơ sởđể thực hiện tất cả các chức năng về nhân sự trong doanh nghiệp. Vì vậy cơ sởđầu tiên của kế hoạch hoá nguồn nhân lực là phân tích công việc.
Phân tích công việc là quá trình thu thập các tư liệu vàđánh giá một cách có hệ thống các thông tin quan trọng có liên quan đến các công việc cụ thể trong tổ chức nhằm làm rõ bản chất của từng công việc. Đó là việc nghiên cứu các công việc để làm rõ: ở từng công việc cụ thể người lao động có những nhiệm vụ, trách nhiệm gì, họ thực hiện những hoạt động nào, tại sao phải thực hiện và thực hiện như thế nào; những máy móc, công cụ nào được sử dụng; những mối quan hệ nào được thực hiện, các điều kiện làm việc cụ thể cũng như những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và các khả năng mà người lao động cần cóđể thực hiện công việc.
1.4.2.Quan hệ giữa kế hoạch hoá nguồn nhân lực và kế hoạch sản xuất kinh doanh
Kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn với kế hoạch hoá nguồn nhân lực
Để tiếp tục tồn tại và phát triển trong thời kỳ dài (khoảng 3 năm trở lên) các tổ chức phải tập trung vào kế hoạch hoá chiến lược dài hạn. Người quản lý cấp cao trong tổ chức phải phải định rõ tư tưởng chiến lược như tại sao tổ chức của mình tồn tại? Những việc gì cần được làm?…Do đó, tổ chức phải xác định rõ những sản phẩm và dịch vụ nào cóích sẽ sản xuất kinh doanh. Phân tích những mặt mạnh và mặt yếu của tổ chức như tổ chức có lợi thế cạnh tranh về sản phẩm và dịch vụ mà mình sẽ sản xuất trong những năm tới không? Có những mặt yếu nghiêm trọng nào có thể làm tổn hại hoặc phá sản tổ chức trong thời gian dài hay không?
Kế hoạch hoá chiến lược sản xuất kinh doanh cũng đòi hỏi phải phân tích lực lượng lao động dưói tác động của những thay đổi về nhân khẩu học, văn hoá, xã hội; những thay đổi về cung nhân lực… Mỗi thay đổi này có thể cóảnh hưỏng nhất định đến lực lượng lao động tương lai của tổ chức.
Một tổ chức không thểđạt được các mục tiêu chiến lược dài hạn nếu thiếu nguồn nhân lực cần thiết. Nếu kế hoạch hoá nguồn nhân lực dài hạn chỉ rõ rằng lực lượng lao động cần thiết có kỹ năng trong tương lai sẽ không được đáp ứng thì các kế hoạch hoá sản xuất kinh doanh của tổ chức cần thiết phải được thay đổi hoặc xem xét lại cho phù hợp.
Kế hoạch sản xuất kinh doanh trung hạn với kế hoạch hoá nguồn nhân lực
Kế hoạch sản xuất kinh doanh trung hạn của tổ chức gồm: xác định các mục đích và mục tiêu cụ thể của tổ chức trong vòng từ 2 đến 3 năm tới. Biểu hiện như doanh sốbán ra; số lưọng sản phẩm theo từng loại; hoặc một số chỉ tiêu khác của hoạt động sản xuất kinh doanh như lợi nhuân năng xuất lao động…
Đểđạt được các mục đích và mục tiêu trên yêu cầu tổ chức phải có một lực lượng lao động thích ứng. Kế hoạch hoá nguồn nhân lực trung hạn phải dự báo được: cần bao nhiêu nhân lực cho mỗi loại công việc đểđạt được các mục tiêu của sản xuất kinh doanh; số lao động sẽ thuyên chuyển cũng cần được dự báo để xác định tỷ lệ thiếu hụt lực lượng lao động; những thay đổi về năng suất lao động cũng cần được xem xét vì nó sẽảnh hưởng đến nhu cầu nhân lực của tổ chức.
Kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn với kế hoạch hoá nguồn nhân lực
Kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn thưòng đưa ra các mục tiêu thực hiện và kế hoạch tác nghiệp của một năm. Kế hoạch kinh doanh ngắn hạn giữ vai trò rất quan trọng cho thắng lợi về kinh tế và sự sống còn của mọi tổ chức, đặc biệt là những dự báo về tiết kiệm và chi tiêu. Những công cụ kế hoạch này tạo ra các điều kiện để phối kết hợp các hoạt động trong tổ chức và hướng các hoạt động của cá nhân người lao động đạt kết quả cao.
Đểđạt được các mục tiêu trên, kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn cần thiết phải cân nhắc kỹ những yêu cầu về nguồn nhân lực. Các chuyên gia, giám sát viên và người quản lý cần đưa ra yêu cầu của bộ phận mình về: số lượng lao động cần thiết theo trình độ lành nghề, kỹ năng, loại đào tạo cần thiết đểđạt được mục tiêu kinh doanh. Nếu nhu cầu lao động cần nhiều hơn số hiện có, thì bộ phận tuyển mộ nhân lực có trác nhiệm thực hiện. Mặt khác, nếu dự báo nguồn nhân lực chỉ rõ thừa nhân lực, người quản lý phải xem xét để quyết định sẽ giảm bớt lực lượng lao đông ở bộ phận nào? Bao nhiêu người? người lao động nào sẽ tam nghỉ việc? trong thời gian bao lâu? chếđộ với những người nghỉ việc như thế nào?...
1.4.3. Đánh giá thực hiện công việc
Khi dựđoán cung nhân lực, một trong những cơ sở quan trọng mà quản trị viên sử dụng đó là hệ hống thông tin nguồn nhân lực mà trong đó quan trọng nhất là thông tin về các kỳđánh giá thực hiện công việc.
Đánh giá công việc được hiểu là một sựđánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động trong sự so sánh các tiêu chuẩn đãđược xây dựng và thảo luận về kết quảđánh gía với từng người lao động.
Với kế hoạch hoá nguồn nhân lực thìđánh giá thực hiện công việc là cơ sở quan trọng trong việc đưa ra mức cung về lao động cũng nhưđưa ra các chính sách kế hoạch cân bằng cung cầu lao động.
Trong tổ chức, ĐGTHCV cóý nghĩa quan trọng vì:
- Cải tiến sự thực hiện công việc của người lao động thông qua việc giúp họ hiểu và phát huy tài năng của mình trong công việc, nâng cao ý thức kỷ luật lao động.
- Giúp cho bộ phận nguồn nhân lực và người lãnh đạo cấp cao có thểđánh giáđược thắng lợi của các hoạt động chức năng về nguồn nhân lực.
- Kết nối hoạt động KHHNNL với các chức năng khác của QTNL.
- ĐGTHCV là chìa khoá giúp cho tổ chức có cơ sởđể hoạch đinh, tuyển mộ, tuyển chọn, khen thưởng, kỷ luật và trả lương một cách công bằng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vàđặc biệt là KHHNNL.
Khi ĐGTHCV tổ chức sẽ có sẵn các dữ kiện cho biết khả năng thăng tiến nghề nghiệp cũng như tiềm năng của nhân viên đặc biệt là lao động quản lý. Nhờ việc đánh giá này, công ty có thể hoạch định các kế hoạch kế vị trong hàng ngũ các cấp quản trị.
1.4.4. Định mức lao động
Hiểu một các đầy đủ, định mức lao động là một quá trình nghiên cứu vàáp dụng vào thực tiễn những mức lao động có căn cứ khoa học nhằm nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm.
Trong đó mức lao động là một đại lượng lao động sống quy đổi quy định cho người lao động để hoàn thành khối lượng công việc nhất định.
Để tính được mức lao động phải trải qua nhiều phương pháp nhưng chủ yếu là dùng bấm giờ hoặc chụp ảnh. Mức lao động cho ta biết hao phí trung bình cần thiết để hoàn thành công việc nào đó. Vì vậy có thể dựa vào mức lao động để tính ra số lao động cần thiết để thực hiên một khối lượng công việc nào đó.
Ta có thể tính được mức lao động dựa vào năng suất lao động của từng người.
W=Q/L Hoặc L=Q/W
Trong đó: W: Năng suất lao động.
L: Số lao động.
Q: Khối lượng công việc.
Mức lao động là cơ sở quan trọng khi tiến hành kế hoạch hoá nguồn nhân lực đặc biệt là với kế hoạch hoá nguồn nhân lực trong ngắn hạn chính vì vậy, doanh nghiệp cần quan tâm đến vấn đề này.
1.5. Quá trình kế hoạch hoá nguồn nhân lực
1.5.1. Dựđoán cầu nhân lực
1.5.1.1. Dựđoán cầu nhân lực ngắn hạn
Dựđoán cầu nhân lực ngắn hạn là cầu nhân lực trong thời hạn 1 năm, phương pháp chủ yếu để dựđoán cầu nhân lực trong thời gian ngắn là phân tích nhiệm vụ / phân tích khối lượng công việc.
Xác định nhiệm vụ / khối lượng công việc của tổ chức cần phải hoàn thành.
Sử dụng các tỷ số quy đổi hoặc tiêu chuẩn định biên, lượng lao động hao phí cho một đơn vị sản phẩm…để tính tổng số giờ lao ssộng cần thiết cho hoàn thành mỗi loại công việc / mỗi loại sản phẩm.
Quy đổi tổng số giờ lao động ra số người lao động của mỗi nghề , mỗi loại công việc, mỗi loại sản phẩm. Tổng hợp các nghề ta sẽ có nhu cầu nhân lực của tổ chức trong năm tới.
Tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, loại sản phẩm, cơ cấu của mỗi tổ chức, vàđược thông qua các phương pháp sau:
Phương pháp tính theo lượng lao động hao phí
Xác định nhu cầu nhân lực cho năm tới ( năm kế hoạch ) dựa vào các căn cứ sau đây: tổng số lao động hao phíđể hoàn thành số lượng sản phẩm, hoặc khối lượng công việc, nhiệm vụ của năm kế hoạch; hệ số tăng năng suất lao động dự tính năm kế hoạch.
n
Công thức: t i SL i
D = i = 1
Tn K m
Trong đó:
D: Cầu lao động năm kế hoạch của tổ chức (người)
ti: Lượng lao động hao phíđể sản xuất một đơn vị sản phẩm (giờ – mức)
SLi: Tổng số sản phẩm i cần sản xuất năm kế hoạch
Tn: Quỹ thời gian làm việc bình quân của một lao động năm kế hoạch (giờ/người)
Km: Hệ số tăng năng suất lao động dự tính năm kế hoạch
n: Số loại sản phẩm cần sản xuất năm kế hoạch
Để xác định lượng lao động hao phí cho 1 đơn vị sản phẩm ta phải dựa vào mức lao động tức mức thời gian hao phí cho từng bước công việc, theo từng nghề.
Quỹ thời gian làm việc bình quân của một lao động năm kế hoạch xác định thông qua xây dựng bản cân đối thời gian lao động của một lao động năm kế hoạch trên cơ sở phân tích bảng cân đối thời gian lao động của một lao động năm báo cáo. Dự kiến những yếu tốảnh hưởng như thay đổi về kỹ thuật,tổ chức…đểước tính hệ số tăng năng suất lao động. Dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của tổ chức ta sẽ có số lượng sản phẩm từng loại.
Phương pháp tính theo năng suất lao động
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề tài “Công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Constrexim số 1.docx