Từ Đại hội IV năm 1986, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước. Hai mươi năm qua, sự nghiệp đổi mới của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng. Đường lối, chính sách đối ngoại là một bộ phận trong toàn bộ đường lối, chính sách nói chung của một chủ thể quyền lực chính trị. Là sự tiếp tục của chính trị đối nội, chính sách đối ngoại có mục tiêu góp phần bảo vệ và nâng cao vị trí của quốc gia trên trường quốc tế. Việc đề ra và thực thi chính sách đối ngoại như thế nào đều có ảnh hưởng tới hoà bình, ổn định và phát triển của mỗi quốc gia, cũng như sự hưng vong của mỗi dân tộc. Vì vậy, cũng giống như các chủ thể nắm quyền lực chính trị ở các nước khác, trong tổng thể đường lối và chính sách của mình, Đảng và Nhà nước Lào luôn rất quan tâm tới chính sách đối ngoại.
Trong sự cạnh tranh ngày càng gay gắt về mặt kinh tế và khoa học - công nghệ trên thế giới, mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia đang diễn ra những chuyển biến quan trọng. Đây là một nhân tố mà nhất thiết các nước phải tính đến trong việc hoạch định đường lối, chính sách phát triển của mình.
Dưới tác động của cách mạng khoa học - công nghệ, lực lượng sản xuất thế giới đã có bước phát triển vượt bậc chưa từng có trong lịch sử, nó không giới hạn trong phạm vi của mỗi nước, mà trở thành xu hướng có tính chất quốc tế mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó, xu hướng tăng cường quan hệ hợp tác về mặt kinh tế của mỗi nước ngày càng phát triển, trở thành yếu tố quan trọng góp phần củng cố và tăng cường xu hướng vừa hợp tác vừa đấu tranh giữa các nước có chế độ xã hội khác nhau trên thế giới hiện nay. Do tác động của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và xu thế toàn cầu hoá kinh tế, nên quá trình hội nhập quốc tế vì mục tiêu phát triển của mỗi quốc gia trở thành một đòi hỏi khách quan, mang tính tất yếu.
Với vị trí địa lý thuận lợi, nước CHDCND Lào trở thành địa bàn đóng vai trò "trung tâm" của Đông Nam Á, nối liền từ phía Tây tới phía Đông, từ phía Bắc xuống phía Nam. Do có vị trí chiến lược quan trọng và khá nhạy cảm như vậy, nên trong các thời kỳ lịch sử trước đây cũng như hiện nay, đất nước Lào có điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự hợp tác quốc tế nói chung cũng như trong ASEAN nói riêng. Đồng thời, sự phát triển hợp tác giữa nước CHDCND Lào và các nước góp phần đẩy mạnh tiến trình hội nhập, trước hết về mặt kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội IV (1986) của Đảng NDCM Lào về công tác đối ngoại theo tư duy mới, các bộ tộc Lào đã cố gắng tạo lập môi trường hoà bình nhằm phục vụ hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện nghĩa vụ quốc tế của mình, phối hợp đấu tranh hướng tới biện pháp giải quyết về mặt chính trị đúng đắn các vấn đề quốc tế có liên quan, góp phần củng cố hoà bình, ổn định ở Đông Nam Á, đóng góp vào sự nghiệp chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Trong sự nghiệp đổi mới, địa vị của đất nước Lào trên trường quốc tế ngày càng được củng cố và tăng cường. Quan hệ quốc tế, nhất là về mặt kinh tế được mở rộng, do đó từng bước kết hợp được sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại để phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đúng như Đảng và Nhà nước Lào đã khẳng định: Nguyện vọng tha thiết của nhân dân các bộ tộc Lào là lúc nào cũng mong muốn được sống và lao động trong hoà bình, có quan hệ hữu nghị tốt với các dân tộc trên thế giới. CHDCND Lào tiếp tục thực hiện một cách nhất quán chính sách đối ngoại hoà bình, độc lập, hữu nghị tốt với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị, xã hội khác nhau, trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, bình đẳng đôi bên cùng có lợi, góp phần cùng với các dân tộc trên thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội".
Thế giới ngày nay đang vận động, biến đổi rất nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của các bộ tộc Lào đang đứng trước những vận hội mới, nhưng cũng đang đối diện với không ít thách thức to lớn về nhiều mặt. Nhiệm vụ của công tác đối ngoại trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay là phải bám sát sự biến động của tình hình trong nước và quốc tế để đề ra chính sách đối ngoại có hiệu quả, nhằm phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Lào hướng tới mục tiếu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
110 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1055 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Chính sách đối ngoại trong điều kiện hội nhập quốc tế của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Từ Đại hội IV năm 1986, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước. Hai mươi năm qua, sự nghiệp đổi mới của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng. Đường lối, chính sách đối ngoại là một bộ phận trong toàn bộ đường lối, chính sách nói chung của một chủ thể quyền lực chính trị. Là sự tiếp tục của chính trị đối nội, chính sách đối ngoại có mục tiêu góp phần bảo vệ và nâng cao vị trí của quốc gia trên trường quốc tế. Việc đề ra và thực thi chính sách đối ngoại như thế nào đều có ảnh hưởng tới hoà bình, ổn định và phát triển của mỗi quốc gia, cũng như sự hưng vong của mỗi dân tộc. Vì vậy, cũng giống như các chủ thể nắm quyền lực chính trị ở các nước khác, trong tổng thể đường lối và chính sách của mình, Đảng và Nhà nước Lào luôn rất quan tâm tới chính sách đối ngoại.
Trong sự cạnh tranh ngày càng gay gắt về mặt kinh tế và khoa học - công nghệ trên thế giới, mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia đang diễn ra những chuyển biến quan trọng. Đây là một nhân tố mà nhất thiết các nước phải tính đến trong việc hoạch định đường lối, chính sách phát triển của mình.
Dưới tác động của cách mạng khoa học - công nghệ, lực lượng sản xuất thế giới đã có bước phát triển vượt bậc chưa từng có trong lịch sử, nó không giới hạn trong phạm vi của mỗi nước, mà trở thành xu hướng có tính chất quốc tế mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó, xu hướng tăng cường quan hệ hợp tác về mặt kinh tế của mỗi nước ngày càng phát triển, trở thành yếu tố quan trọng góp phần củng cố và tăng cường xu hướng vừa hợp tác vừa đấu tranh giữa các nước có chế độ xã hội khác nhau trên thế giới hiện nay. Do tác động của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và xu thế toàn cầu hoá kinh tế, nên quá trình hội nhập quốc tế vì mục tiêu phát triển của mỗi quốc gia trở thành một đòi hỏi khách quan, mang tính tất yếu.
Với vị trí địa lý thuận lợi, nước CHDCND Lào trở thành địa bàn đóng vai trò "trung tâm" của Đông Nam á, nối liền từ phía Tây tới phía Đông, từ phía Bắc xuống phía Nam. Do có vị trí chiến lược quan trọng và khá nhạy cảm như vậy, nên trong các thời kỳ lịch sử trước đây cũng như hiện nay, đất nước Lào có điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự hợp tác quốc tế nói chung cũng như trong ASEAN nói riêng. Đồng thời, sự phát triển hợp tác giữa nước CHDCND Lào và các nước góp phần đẩy mạnh tiến trình hội nhập, trước hết về mặt kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội IV (1986) của Đảng NDCM Lào về công tác đối ngoại theo tư duy mới, các bộ tộc Lào đã cố gắng tạo lập môi trường hoà bình nhằm phục vụ hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện nghĩa vụ quốc tế của mình, phối hợp đấu tranh hướng tới biện pháp giải quyết về mặt chính trị đúng đắn các vấn đề quốc tế có liên quan, góp phần củng cố hoà bình, ổn định ở Đông Nam á, đóng góp vào sự nghiệp chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Trong sự nghiệp đổi mới, địa vị của đất nước Lào trên trường quốc tế ngày càng được củng cố và tăng cường. Quan hệ quốc tế, nhất là về mặt kinh tế được mở rộng, do đó từng bước kết hợp được sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại để phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đúng như Đảng và Nhà nước Lào đã khẳng định: Nguyện vọng tha thiết của nhân dân các bộ tộc Lào là lúc nào cũng mong muốn được sống và lao động trong hoà bình, có quan hệ hữu nghị tốt với các dân tộc trên thế giới. CHDCND Lào tiếp tục thực hiện một cách nhất quán chính sách đối ngoại hoà bình, độc lập, hữu nghị tốt với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị, xã hội khác nhau, trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, bình đẳng đôi bên cùng có lợi, góp phần cùng với các dân tộc trên thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội".
Thế giới ngày nay đang vận động, biến đổi rất nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của các bộ tộc Lào đang đứng trước những vận hội mới, nhưng cũng đang đối diện với không ít thách thức to lớn về nhiều mặt. Nhiệm vụ của công tác đối ngoại trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay là phải bám sát sự biến động của tình hình trong nước và quốc tế để đề ra chính sách đối ngoại có hiệu quả, nhằm phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Lào hướng tới mục tiếu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Việc nghiên cứu để nắm được quá trình hình thành và phát triển đường lối, chính sách đối ngoại đổi mới của nước CHDCND Lào là một trong những vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ nhận thức đó, học viên chọn đề tài: "Chính sách đối ngoại trong điều kiện hội nhập quốc tế của Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào" làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đường lối, chính sách đối ngoại trong thời kỳ đổi mới của Đảng và Nhà nước Lào cũng như các vấn đề liên quan đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp với những khía cạnh khác nhau.
Những nội dung cơ bản về chính sách đối ngoại và hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước Lào. Trong được thể hiện rõ nét trong văn kiện Đảng, các sách và bài viết, bài phát biểu của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước Lào. Trong thời kỳ đổi mới, khi nghiên cứu về chính sách và quan hệ đối ngoại không thể không đề cập các văn kiện như: Văn kiện Đại hội III Đảng NDCM Lào Lào (Nxb Nhà in quốc gia Lào, 1982); Văn kiện Đại hội IV Đảng NDCM Lào Lào (Nxb Nhà in quốc gia Lào, 1986); Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương 5 khoá IV (1988); Chuyển xuống nông thôn và mở rộng quan hệ với nước ngoài - Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương 7 khoá IV (1989); Văn kiện Đại hội V Đảng NDCM Lào ( Nxb Quốc gia Lào, 1991); Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương 5 khoá V (1992); Văn kiện Đại hội VI Đảng NDCM Lào (Nxb Quốc gia Lào, 1996); 5 kinh nghiệm của Đảng NDCM Lào từ sự lãnh đạo đổi mới ( Ban Tuyên huấn Trung ương, 2000); Văn kiện Đại hội VII Đảng NDCM Lào Lào (Nxb Quốc gia Lào, 2001); Hiến pháp của CHDCND Lào (sửa đổi, bổ sung); Luật pháp về sự quản lý địa phương (2003); Văn kiện Đại hội VIII Đảng NDCM Lào, (Nxb Quốc gia, 2006).
Bên cạnh đó, các tác phẩm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Lào cũng tập trung phân tích làm rõ những định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của công tác đối ngoại Lào thời kỳ đổi mới. Trong đó, đáng chú ý là các tác phẩm của lãnh tụ Cay Xỏn - Phôm - Vi - Hản về Cách mạng dân tộc dân chủ (Tuyển tập, tập 1, Nxb Viêng Chăn, 1985); Vấn đề quan hệ kinh tế với nước ngoài, (Tuyển tập, tập 2, Nxb Viêng Chăn, 1987); Điều chỉnh toàn diện giành lấy thắng lợi mới trong thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược (Nxb Quốc gia, 1988) và tác phẩm của đồng chí Khăm Tay Xỉ-Phăn-Đon: Trong sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Nxb Viêng Chăng, 1998). Bài phát biểu ý kiến của đồng chí Khăm Tày Xỉn- Phăn - Đon với công tác đối ngoại lần thứ 7 (ngày 21/2/1997).
Ngoài ra, công tác đối nogại của Đảng và Nhà nước Lào còn được phản ánh trên nhiều khía cạnh trong các văn bản chính thức của Chính phủ CHDCND Lào như: Báo cáo tổng kết kết quả hoạt động đối ngoại của Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào từ 1995-2001; Chiến lược xoá đói giảm nghèo (2001); Báo cáo phương hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ VI (2006 - 2010); Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội năm 2005-2006 và các bài viết trên các tạp chí tuyên truyền của Đảng và Nhà nước Lào về hoạt động đối ngoại.
ở Việt Nam, có một số luận văn, luận án, tài liệu đã đề cập những vấn đề đối ngoại của CHDCND Lào có liên quan đề tài này cả về nội dung và phương pháp tiếp cận như: Nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (Nxb Sự thật, 1983); Trần Xuân Cầu: Quan hệ Việt - Lào, Lào - Việt (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993); GS. Lương Ninh - PGS. Nguyễn Đình Vỳ - PGS. Đinh Ngọc Bảo: Đất nước Lào lịch sử và văn hoá (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996); PGS.TS Nguyễn Xuân Sơn và Th.S Thái Văn Long: Quan hệ đối ngoại của các nước ASEAN (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997); Đề tài khoa học cấp Bộ: Quan hệ giữa Việt Nam và Lào trong giai đoạn hiện nay của Viện Quan hệ quốc tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (Hà Nội, 2000); Nguyễn Văn Lung: Một số vấn đề về quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Lào (Tiểu luận tốt nghiệp lý luận chính trị cao cấp lớp Ban Tổ chức Trung ương khoá 1999-2001); Dương Thị Huệ (2004): Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện đường lối đối ngoại trong những năm đổi mới từ 1991-2001 (Luận văn thạc sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh); Ngô Chí Nguyện (2005): Quá trình hoạch định và thực thi đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta từ 1991 đến nay (Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh)...
Các công trình và các bài viết nói trên, dưới góc độ và cách tiếp cận khác nhau đã đề cập, phân tích từng mặt, từng khía cạnh của đường lối, chính sách đối ngoại đổi mới của Đảng và Nhà nước Lào; đồng thời nêu ra những bài học kinh nghiệm lãnh đạo đổi mới chính sách đối ngoại của Việt Nam, có giá trị tham khảo hữu ích khi nghiên cứu đổi mới chính sách đối ngoại của CHDCND Lào hiện nay. Mỗi công trình, bài viết có một cách tiếp cận, phạm vi nghiên cứu và sự đánh giá khác nhau. Song, nhìn chung đều nhấn mạnh yêu cầu tất yếu của việc đổi mới mạnh mẽ chính sách đối ngoại của CHDCND Lào nói riêng và của các nước nói chung nhằm hội nhập với khu vực và thế giới một cách hiệu quả. Mặt khác, các công trình, bài viết cũng nêu bật những thành tựu cùng với những khó khăn, hạn chế trong quá trình tiến tới chính sách đối ngoại của CHDCND Lào. Trong phạm vi nghiên cứu và cách tiếp cận dưới góc độ của khoa học chính trị học, đề tài luận văn này mong muốn góp thêm một tiếng nói trong việc nghiên cứu, đánh giá về quá trình hình thành , những kết quả của việc thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của CHDCND Lào trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay và xu hướng vận động của nó những năm tới.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luậnvăn
* Mục đích nghiên cứu:
Góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, sự hình thành hoàn thiện, phát triển đường lối, chính sách đối ngoại của nước CHDCND Lào trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, từ đây nêu và đánh giá đúng những thành tựu và hạn chế của việc thực hiện đường lối, chính sách đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước Lào trong những năm tới.
* Nhiệm vụ của luận văn:
- Làm rõ quá trình hình thành và phát triển của đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Lào trong thời kỳ đổi mới.
- Đánh giá kết quả việc thực hiện chính sách đối ngoại trong điều kiện hội nhập quốc tế, chỉ ra những nguyên nhân của thành tựu và hạn chế chủ yếu.
- Đề xuất một số kiến nghị đối với công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước Lào nhằm thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế trong những năm tới.
Việc nghiên cứu đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Lào được nhìn nhận, phân tích và đánh giá dưới góc độ của khoa học chính trị học.
4. Phạm vi nghiên cứu
Việc nghiên cứu chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Lào có thể tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau về mặt thời gian, không gian và nội dung. Song đề tài này tập trung nghiên cứu chính sách đối ngoại của CHDCND Lào từ Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ VI (1996) đến nay. Đại hội VI với tính cách một dấu mốc bước ngoặt trong đường lối, chính sách đối ngoại đổi mới do Đảng NDCM Lào khởi xướng từ Đại hội IV (1986). Tuy nhiên, trong tính hệ thống của nó, đề tài có liên hệ, phân tích chính sách đối ngoại từ Đại hội IV và việc thực hiện chính sách đó như là nền móng ban đầu của quá trình đổi mới đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Lào trong điều kiện hội nhập quốc tế.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, tác giả dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước Lào về dân tộc và thời đại, về các mối quan hệ quốc tế và về đường lối, chính sách đối ngoại. Đây là cơ sở lý luận quan trọng nhất định hướng quá trình thực hiện đề tài luận văn.
Về phương pháp nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp chặt chẽ các phương pháp phân tích, tổng hợp thống kê, khảo sát văn bản, kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, lịch sử và lôgíc.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, từ đó phân tích chính sách đối ngoại của nước CHDCND Lào thời kỳ đổi mới một cách lôgíc, hệ thống và luận giải dưới góc độ của khoa học chính trị. Luận văn đi sâu phân tích, làm rõ chính sách đối ngoại của nước CHDCND Lào trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, góp phần tổng kết việc thực hiện đường lối đối ngoại đổi mới của Đảng và Nhà nước Lào trong 20 năm qua. Đồng thời, trên cơ sở phân tích tình hình trong nước và quốc tế hiện nay và những năm sắp tới, luận văn đề xuất một số kiến nghị đối với việc tăng cường hiệu quả công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước Lào trong điều kiện từng bước đi sâu hội nhập kinh tế quốc tế.
7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn cho việc tiếp tục đổi mới tư duy đối ngoại và chính sách đối ngoại của nước CHDCND Lào trong điều kiện hội nhập quốc tế. Những kiến nghị được đề xuất trong luận văn sẽ góp phần nhất định vào thúc đẩy sự nghiệp đổi mới nói chung và đổi mới chính sách đối ngoại nói riêng tiếp tục hoàn thiện, phát triển. Luận văn còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo đối với những ai quan tâm tìm hiểu về đường lối đổi mới nói chung và đường lối, chính sách đối ngoại đổi mới nói riêng của Đảng và Nhà nước Lào.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 2 chương, 6 tiết.
Chương 1
sự hình thành, phát triển chính sách đối ngoại
đổi mới của đảng và Nhà nước lào
1.1. một số vấn đề lý luận về đường lối, chính sách đối ngoại
Nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển chính sách đối ngoại đổi mới của Đảng, Nhà nước Lào rất cần thiết phải làm rõ một số vấn đề lý luận chung về đường lối, chính sách đối ngoại. Trong đó, việc nắm vững khái niệm về đường lối, chính sách đối ngoại, mối quan hệ giữa đối nội và đối ngoại, sự phân biệt giữa đường lối đối ngoại của Đảng NDCM Lào với chính sách đối ngoại của Nhà nước CHDCND Lào... có ý nghĩa rất quan trọng.
Trước hết có thể thấy, chủ thể hạt nhân của quyền lực chính trị ở các quốc gia dân tộc bao gồm các đảng phái và các lực lượng chính trị khác trong xã hội. Mỗi đảng phái chính trị đều có cương lĩnh, đường lối, chính sách đối nội và đối ngoại riêng phản ánh lợi ích, bản chất, mục tiêu chính trị của giai cấp và đều hướng tới việc nắm và chi phối quyền lực nhà nước để từ đó hiện thực hoá ý chí của giai cấp mình đối với toàn xã hội. Như vậy, việc hoạch định đường lối, chính sách, trong đó có lĩnh vực đối ngoại, trước hết được thực hiện bởi các đảng chính trị.
Nhà nước - chủ thể trung tâm của quyền lực chính trị ở mọi quốc gia dân tộc đều thể hiện quyền lực và thực hiện vai trò quản lý của mình đối với xã hội bằng việc đề ra các đường lối, chính sách trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và tổ chức thực hiện nó bằng một hệ thống các thể chế và thiết chế thống nhất. Đường lối chính sách của một đảng phái chính trị sẽ có hiệu lực bắt buộc đối với toàn xã hội nếu đảng phái chính trị đề ra đường lối, chính sách đó cũng là đảng phái nắm và chi phối quyền lực nhà nước ở quốc gia đó. Việc hoạch định đường lối, chính sách là khâu đầu tiên và là công việc quan trọng hàng đầu mà mỗi chủ thể quyền lực chính trị phải tiến hành trong quá trình xác lập, củng cố vai trò lãnh đạo, quản lý xã hội của mình.
Cho đến nay, về khái niệm đường lối, chính sách, còn tồn tại nhiều cách giải thích khác nhau. Theo từ điển tiếng Việt do Nguyễn Văn Đạm chủ biên, đường lối được hiểu là cách thức về phương hướng đề ra cho một hoạt động nhằm thực hiện một chủ trương chung [94, tr.306]. Còn chính sách là đường lối, chủ trương do một chính phủ hoặc một đảng cầm quyền thực hiện để điều hành việc nước trong nội bộ hoặc trong mối quan hệ đối ngoại [94 tr.147]. Như vậy, ở đây sự phân biệt giữa hai khái niệm đường lối và chính sách là có tính tương đối, trong đó đường lối của một chủ thể quyền lực chính trị cũng chính là chính sách của chủ thể đó, và chính sách do chủ thể nắm quyền đề ra và thực hiện cũng là đường lối, phương châm hoạt động của chủ thể đó. Cách hiểu này đúng với nhiều trường hợp, nhưng nó làm người ta dễ lẫn lộn và đồng nhất đường lối với chính sách là một.
Theo Đại từ điển tiếng Việt, do Nguyễn Như ý chủ biên, đường lối là phương hướng có tính chủ đạo lâu dài trong hoạt động của một quốc gia hay một tổ chức chính trị lớn [92, tr.683]. Còn chính sách là chủ trương và các biện pháp của một đảng phái, một Chính phủ trong các lĩnh vực chính trị - xã hội [92, tr.368]. ở đây có sự phân biệt khá rõ giữa hai khái niệm đường lối và chính sách.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, đường lối là những chuẩn tắc cơ bản về phương hướng, nhiệm vụ, phương châm, lực lượng, phương thức tổ chức thực tiễn về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá - xã hội, tư tưởng, tổ chức... do một nhà nước, một chính đảng, một tổ chức chính trị - xã hội vạch ra nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định... Đường lối là cơ sở để hoạch định chính sách, biện pháp thực hiện trên mọi lĩnh vực hoặc một lĩnh vực nhất định [92, tr.915]. Còn chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tuỳ thuộc tính chất của đường lối, nhiệm vụ, chính trị, kinh tế, văn hoá [6]. Hai khái niệm này đã phân biệt rành mạch giữa đường lối và chính sách cũng như mối quan hệ giữa chúng.
Trên cơ sở những quan niệm hiện nay và từ thực tiễn hoạch định đường lối, chính sách của các nước cũng như của CHDCND Lào thì có thể hiểu rằng, xét dưới góc độ chính trị, đường lối là những chuẩn tắc, những phương hướng cơ bản, xuyên suốt có tính chỉ đạo lâu dài các lĩnh vực hoạt động của một nhà nước, một chính đảng, một tổ chức chính trị - xã hội do chính các chủ thể đó vạch ra nhằm thực hiện những mục tiêu chiến lược nhất định trong từng thời kỳ tương đối dài. Tuỳ theo phạm vi và nội dung khác nhau mà có thể chia ra thành đường lối chung và đường lối cụ thể trên các lĩnh vực chính trị, đối ngoại, tư tưởng, kinh tế, quân sự, văn hoá...
Còn chính sách là những biện pháp cụ thể được đề ra trong những lĩnh vực cụ thể, được thể hiện trong một thời gian nhất định nhằm thực hiện từng bước, tiến tới thực hiện thắng lợi mục tiêu cuối cùng của đường lối cơ bản trong từng lĩnh vực hay đường lối chính trị nói chung của chủ thể quyền lực chính trị.
Từ những trình bày trên cho thấy, đường lối có trước, là phương châm chỉ đạo, còn chính sách là sự cụ thể hoá việc thực hiện đường lối trên cơ sở phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh và từng đối tượng cụ thể. Bản chất, nội dung, phương hướng của chính sách tuỳ thuộc vào tính chất của đường lối đã được xác định. Đường lối là cơ sở để hoạch định chính sách, biện pháp thực hiện trên mọi lĩnh vực hoặc một lĩnh vực nhất định. Muốn định ra chính sách đúng phải căn cứ vào tình hình thực tiễn trong từng lĩnh vực, ở từng thời điểm cụ thể. Việc đề ra và thực hiện chính sách phải trên cơ sở giữ vững mục tiêu, phương hướng đã được xác định trong đường lối, nhiệm vụ chung, nhưng lại phải hết sức linh hoạt, vận dụng sáng tạo vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.
Quan niệm về đường lối và chính sách như đã nêu, là sự phân biệt khá rành mạch, nó phù hợp với nền chính trị của nước Lào. Tuy nhiên, việc phân biệt giữa đường lối với chính sách là mang tính tương đối. Sự tách biệt rạch ròi giữa hai khái niệm đó trong nhiều trường hợp là máy móc và không đúng với thực tiễn chính trị vốn rất đa dạng và phức tạp. Ngay ở nước Lào, khi nói đường lối thì thường được hiểu là đường lối của Đảng, còn chính sách là của Nhà nước. Đường lối của Đảng là phương châm chỉ đạo có tính xuyên suốt, còn chính sách của Nhà nước là sự thể chế hoá, cụ thể hoá đường lối của Đảng trong từng thời kỳ nhằm từng bước thực hiện thắng lợi đường lối đó. Đường lối của Đảng trong từng lĩnh vực cụ thể cũng là chính sách của Đảng về các lĩnh vực đó. Có thể vận dụng cách tiếp cận này khi nghiên cứu đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Lào thời kỳ đổi mới.
ở các nước trên thế giới, nhất là ở các nước TBCN thì về nguyên tắc, đường lối của một đảng chính trị sẽ có thể trở thành chính sách, pháp luật của Nhà nước nếu Đảng chính trị đó nắm và chi phối được quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, ở các nước này, khái niệm chính sách thường được hiểu với nghĩa là chính sách công, đó là những văn bản có tính chất hành chính của Nhà nước để thực hiện sự quản lý và điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thuật ngữ đường lối ít được sử dụng so với thuật ngữ chính sách là bởi các nước tư bản áp dụng nền chính trị đa nguyên, đa đảng. Chính sách, pháp luật để thực hiện sự quản lý và điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì thế, chính sách, pháp luật của Nhà nước vừa thể hiện đường lối của Đảng cầm quyền, nhưng vừa phản ánh ở mức độ nào đó ý chí chính trị của các đảng phái và các nhóm lợi ích khác. Sự phản ánh đó tới đâu còn phụ thuộc vào sức mạnh và tương quan lực lượng giữa các đảng phái, các nhóm lợi ích đó trên chính trường và trong xã hội. ở nước Lào đường lối của Đảng thể hiện ý chí, nguyện vọng của đại đa số nhân dân, Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, do đó, chính sách, pháp luật của Nhà nước là sự thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng. Vì vậy, sự phân biệt giữa đường lối và chính sách là rõ ràng hơn.
Có nhiều cách phân loại đường lối, chính sách của một chủ thể quyền lực chính trị. Căn cứ vào phạm vi của nội dung khác nhau thì có thể phân ra thành đường lối, chính sách chung và đường lối, chính sách riêng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, an ninh, khoa học công nghệ, văn hoá, xã hội... còn nếu phân loại theo đối tượng tác động thì đường lối, chính sách của một chủ thể quyền lực chính trị bao gồm hai bộ phận là đường lối, chính sách đối nội và đường lối, chính sách đối ngoại.
Như đã trình bày ở trên, mỗi chủ thể quyền lực chính trị (đảng phái, nhà nước...) đều có chủ thuyết đối ngoại của mình. Chủ thuyết đối ngoại của một đảng hay một lực lượng chính trị ở một quốc gia sẽ trở thành chính sách đối ngoại của nhà nước ở quốc gia đó nếu đảng chính trị đó nắm và chi phối được quyền lực nhà nước. Chính sách đối ngoại của một quốc gia đối với các chủ thể của quan hệ quốc tế được thể hiện tập trung ở chính sách và hành động đối ngoại của nhà nước ở quốc gia đó. Tuy nhiên, cần thấy rằng, chính sách và hoạt động đối ngoại của nhà nước đó được chỉ đạo bởi đường lối, chính sách của một đảng, một lực lượng chính trị hay một liên minh chính trị nào đó, chứ không phải bản thân nhà nước có chính sách đối ngoại riêng độc lập, phi giai cấp, phi đảng phái.
Khái niệm đối ngoại theo nghĩa chính trị đó là thái độ, là cách ứng xử trong mối quan hệ mang tính quốc gia của chủ thể quyền lực chính trị ở một nước (mà xuất phát là đảng chính trị) đối với các chủ thể của quan hệ quốc tế. Còn đường lối, chính sách đối ngoại của một nhà nước quốc gia là tổng thể các quan điểm xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và phương châm chỉ đạo các hoạt động đối ngoại mà quốc gia đó thể hiện trong quan hệ với các nhà nước quốc gia và các chủ thể khác trong qua hệ quốc tế nhằm mục đích thực hiện những lợi ích của quốc gia dân tộc và của giai cấp cầm quyền trong từng giai đoạn lịch sử.
Việc hoạch định và thực thi đường lối, chính sách đối ngoại là một đòi hỏi tất yếu khi quốc gia là một bộ phận của cộng đồng quốc tế, có quan hệ với các chủ thể khác của hệ thống quan hệ quốc tế. Khi mới hình thành các quốc gia dân tộc trên thế giới thì các quốc gia đã có quan hệ với nhau, nhưng khi đó mới chỉ là quan hệ giữa các nước lân bang. Khi ấy chưa thể nói rằng các quốc gia dân tộc đã có đường lối, chính sách đối ngoại riêng với tính cách như một chủ thuyết trị nước của giới cầm quyền. Xã hội ngày càng phát triển, sự giao lưu tiếp xúc giữa các quốc gia dân tộc ngày càng thường xuyên và sự phụ thuộc, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng chặt chẽ. Do đó, chính sách đối ngoại dần dần ra đời và trở thành một bộ phận trong chính sách trị nước của giới cầm quyền. CNTB ra đời đã phá tan những rào cản giữa các quốc gia dân tộc, làm cho thế giới dần dần trở thành một chỉnh thể thống nhất. Vì vậy, ứng xử với thế giới như thế nào trở thành mối quan tâm thường trực của mỗi quốc gia và việc hoạch định chính sách đối ngoại là một đòi hỏi tất yếu đối với giới cầm quyền ở mỗi nước.
Ngày nay, xu thế toàn cầu hoá đã len lỏi vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội loài người, thế giới đã trở thành một chỉnh thể thống nhất và mỗi quốc gia trở thành một đơn vị cấu thành của chỉnh thể đó. Xu thế này đã làm cho nền chính trị quốc tế biến đổi sâu s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan van.doc
- Mục lục.doc