Luận văn Chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh đồng nai (tầm nhìn đến năm 2020)

Hệ thống cơ sở hạ tầng: sân bay quốc tế Long Thành được thiết kế xây

dựng với công suất 100 triệu khách / năm (trong khiđó sân bay Tân Sơn Nhất

15 triệu khách / năm, sân bay NộiBài 10 triệu khách / năm).

Khuynh hướng mở rộng công nghiệp ra vùng biên của TP.HCM và đô thị

hóa của Bình Dương.

Xu hướng hướng về thiên nhiên, chú trọng đời sống văn hoá.

Hiệp lực của Hiệp định về bảo vệ môi trường Kyoto khuyến khích bảo vệ

môi trường của các nước có môi trường tự nhiên phong phú. Đồng thời quy định

trách nhiệm cho các quốc gia phát triển công nghiệp đối với bảo vệ môi trường.

Nói cách khác, khi Đồng Nai phát triểncàng nhiều các ngành công nghiệp thì

cũng phải đẩy mạnh trách nhiệm bảo tồn môi trường.

Tốc độ đô thị hóa của Tỉnh cao sẽ tạo ra nhu cầu vui chơi giải trí cao, trong

đó có hình thức du lịch chuyên đề, nghỉ dưỡng và mua sắm.

Sự phát triển kinh tế cũng sẽ kéo theo nhu cầu du lịch, học tập, nhu cầu

các loại hình dịch vụ của các công ty du lịch Tỉnh. Từ đó,phát triển kỹ năng

dịch vụ, đào tạo nhân lực.

Các trung tâm du lịch quan trọng:

- Các trung tâm du lịch chính: Biên Hoà, Long Thành, Nhơn Trạch

- Các trung tâm du lịch phụ trợ: Định Quán, Xuân Lộc, Trảng Bom

Các tuyến du lịch quan trọng:

- Thành phố Hồ Chí Minh – Nhơn Trạch – Long Thành – Bà Rịa Vũng

Tàu (theo trục đường quốc lộ 51)

- Thành phố Hồ Chí Minh – Biên Hoà– Thống Nhất – Định Quán – Tân

Phú – Đà Lạt (theo trục đường quốc lộ 20)

pdf91 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1519 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh đồng nai (tầm nhìn đến năm 2020), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được nhà nước quan tâm, chú trọng phát triển. O5: Khách du lịch quốc tế thích những điểm đến an toàn. O6: Nằm trong vùng kinh tế năng động nhất nước ta. THÁCH THỨC (T) T1: Ngành du lịch trong giai đoạn đầu phát triển. T2: Khủng bố,dịch bệnh, thiên tai tác động cầu du lịch. T3: Cạnh tranh gay gắt từ các nước trong khu vực. T4: Khả năng liên kết giữa các ngành còn yếu. T5: Khả năng đa dạng hoá sản phẩm du lịch hạn chế. T6: Môi trường tự nhiên có khả năng bị khai thác cạn kiệt, nguy cơ ô nhiễm cao. ĐIỂM MẠNH (S) S1: Lợi thế về vị trí địa lý S2:Có nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú S3:Có nguồn tài nguyên nhân văn đa dạng S4:Được sự quan tâm của Tỉnh trong quá trình phát triển S5:Môi trường xã hội tại các điểm du lịch an toàn. S6:Quỹ đất dành cho phát triển du lịch rất lớn. Các chiến lược S-O 1.Kết hợp S1, S2, S3, S5 với O1, O2, O3, O5, O6: lựa chọn chiến lược tăng trưởng tập trung theo hướng xâm nhập thị trường thu hút khách du lịch nội địa và quốc tế. 2. Kết hợp S1, S2, S3, S4, S6 với O1, O2, O4: chiến lược tăng trưởng tập trung theo hướng phát triển sản phẩm. Các chiến lược S-T 1. Kết hợp S1, S2, S3, S5 với T1, T3: lựa chọn chiến lược thu hút khách nội địa. 2. Kết hợp S1, S2, S3, S4, S6 với T3, T4, T5: lựa chọn chiến lược đa dạng hoá sản phẩm du lịch, tăng lợi thế cạnh tranh cho ngành du lịch của Tỉnh Đồng Nai. ĐIỂM YẾU (W) W1:Sản phẩm du lịch chưa phong phú, hấp dẫn, chất lượng chưa cao. W2: Cơ sở hạ tầng, lưu trú yếu kém. W3:Ngành du lịch Tỉnh còn non trẻ. W4:Môi trường tự nhiên bị ô nhiễm. W5:Tài nguyên du lịch chưa được khai thác hiệu quả. W6: Quản lý nhà nước chưa theo kịp sự phát triển. W7: Ngành du lịch Tỉnh mới chỉ quan tâm phát triển theo chiều rộng. W8: Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ ngành du lịch còn hạn chế. W9: Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch còn yếu. W10: Các chính sách thu hút đầu tư du lịch chưa phát huy được hiệu quả. W11: Vốn đầu tư đầu tư vào du lịch còn dàn trải, hiệu quả chưa cao. Các chiến lược W-O 1. Kết hợp W1, W2, W3, W5, W7, W9 với O1, O2, O4, O6: lựa chọn chiến lược liên doanh, liên kết. 2. Kết hợp W6, W8 với O1, O4: thực hiện chiến lược nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Các chiến lược W-T 1.Kết hợp W4, W6 với T4, T6: lựa chọn chiến lược nâng cao chất lượng quản lý, kiện toàn cơ cấu tổ chức nhà nước. 2.Kết hợp W1, W4, W5 với T3, T4, T5, T6: lựa chọn chiến lược đa dạng hóa, phong phú tài nguyên nhân văn, phát triển du lịch bền vững. 58 3.4. Lựa chọn chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh Đồng Nai Việc lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp cho Tỉnh Đồng Nai phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Tỉnh, tài nguyên, nhân lực, trình độ phát triển của ngành, mục tiêu, định hướng phát triển trong qui hoạch phát triển của Tỉnh.. Qua phân tích ma trận kết hợp SWOT, các chiến lược sau là phù hợp cho sự phát triển của ngành du lịch Tỉnh: 3.4.1. Chiến lược xâm nhập thị trường theo hướng thu hút khách trong và ngoài nước: Ngành du lịch của Tỉnh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của mình. Được thiên nhiên ưu đãi một địa thế đa dạng với rừng – núi – sông – hồ – thác Tỉnh có ưu thế phát triển du lịch sinh thái đặc biệt là du lịch sinh thái rừng với rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên nổi tiếng về hệ động thực vật quý hiếm. Nếu cần dưỡng sức, nghỉ ngơi du khách có thể đến khu thác Mai – bàu nước nóng để ngâm mình dưới dòng nước khoáng ấm áp. Danh lam thắng cảnh và di tích văn hoá lịch sử của Tỉnh đa dạng phong phú không thua kém gì các địa phương khác. Khí hậu mát mẻ với nhiệt độ trung bình năm từ 25 đến 26oC, số giờ nắng trung bình từ 2035 đến 2373 giờ/ năm, nắng ấm, dễ chịu, và quanh năm hầu như không có thời tiết bất thường, thiên tai. Theo thống kê trong những năm gần đây thì lượng khách quốc tế đến Đồng Nai chỉ chiếm bình quân khoảng 3% trong tổng lượng khách đến Đồng Nai, chủ yếu là các chuyên gia nước ngoài làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn Đồng Nai, khách tham dự hội nghị, nghiên cứu sinh học tại vườn quốc gia Cát Tiên. Điều này cho thấy ngành du lịch Tỉnh vẫn chưa thu hút được khách quốc tế. Trong giai đoạn tới, cùng với định hướng tập trung phát triển mạnh hoạt động du lịch trên địa bàn Tỉnh, Đồng Nai hi vọng đón 38 ngàn lượt khách quốc tế vào năm 2010, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2006-2010 là 14- 59 15% / năm. Muốn đạt được mục tiêu đó thì ngành du lịch Tỉnh phải nỗ lực hơn nữa trong việc thu hút vốn đầu tư vào phát triển du lịch, quảng bá ngành du lịch Tỉnh rộng rãi cả nước và ra thế giới, thực hiện các chiến lược marketing để thâm nhập thị trường nhất là các thị trường: Châu Aâu, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Asean và Úc … là những thị trường khách du lịch hứa hẹn nhiều tiềm năng đối với Việt Nam. Trong những năm gần đây Tỉnh bắt đầu thu hút lượng khách du lịch nội địa, thể hiện ở tốc độ tăng lượng khách nội địa năm 2002 chỉ là 16% nhưng đến năm 2006 đã đạt hơn 56%. Tuy nhiên lượng khách nội địa đến với Tỉnh Đồng Nai không ổn định và mang tính thời vụ cao, chủ yếu tập trung vào cuối tuần, các ngày nghỉ , lễ… Mùa cao điểm du lịch của Đồng Nai nhằm vào các tháng 12,1,2 và 5,6,7 hàng năm. Đây cũng là mùa cao điểm của du lịch nội địa. Khách hàng chủ yếu đến từ thành phố Hồ Chí Minh và các Tỉnh miền Đông Nam Bộ. Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đây là khu vực kinh tế năng động và có mức thu nhập bình quân/người cao, do đó nhu cầu du lịch của người dân khu vực này là rất lớn. Nhắm vào thị trường nội địa, đặc biệt là khách từ thành phố Hồ Chí Minh và miền Đông Nam Bộ là lựa chọn đúng đắn vì ngành du lịch Tỉnh chưa có lợi thế trong việc thu hút khách du lịch quốc tế. Sản phẩm du lịch chưa đa dạng, phong phú, cơ sở lưu trú chưa phát triển, thiếu các trung tâm vui chơi, giải trí nhằm kéo dài thời gian lưu trú của khách là điểm yếu lớn nhất của ngành du lịch Tỉnh. 3.4.2. Chiến lược tăng trưởng tập trung theo hướng phát triển sản phẩm Như chúng ta đã biết, chất lượng của sản phẩm du lịch sẽ quyết định đến tính sống còn của ngành này. Những năm vừa qua ngành du lịch Tỉnh chủ yếu khai thác tài nguyên tự nhiên sẵn có, ngành du lịch nơi đây chỉ mới phát triển theo chiều rộng chứ chưa quan tâm đến chiều sâu. Tỉnh chỉ mới quan tâm phát 60 triển thêm nhiều điểm du lịch mới chứ chưa quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm tại những nơi sẵn có. Sản phẩm du lịch tại những nơi này vẫn còn nhỏ lẻ, làm cho khách du lịch phải di chuyển nhiều vừa tốn thời gian vừa tăng chi phí. Với điều kiện tự nhiên đặc thù, ngành du lịch Tỉnh cần thiết phải tiến hành đa dạng hóa sản phẩm, từng bước nâng cao vị thế cạnh tranh cho mình. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch không chỉ đơn thuần là tạo thêm nhiều sản phẩm mới có chất lượng, mà còn phải tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm mà mình đang khai thác. Các loại hình du lịch mà ngành du lịch Tỉnh khai thác trong những năm vừa qua như du lịch sinh thái rừng – sông – hồ - đảo, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tham quan các di tích lịch sử, cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa. Ngày nay khách hàng đòi hỏi rất khắt khe sản phẩm mà họ muốn mua, họ không đơn thuần là muốn đi du lịch ngắm cảnh sông nước, núi rừng mà còn muốn chơi các trò chơi, các loại hình thể thao dưới nước, các loại hình du lịch mạo hiểm… Du lịch sinh thái là loại hình du lịch đang có xu hướng phát triển mạnh, khách du lịch mong muốn hướng về thiên nhiên, thưởng thức khí hậu trong lành, khám phá động thực vật xung quanh. Chúng ta phải thiết kế sản phẩm du lịch giống với thiên nhiên, phù hợp với môi trường xung quanh. Ngành du lịch Tỉnh Đồng Nai cũng cần đẩy mạnh thêm các loại hình du lịch khác như: du lịch kết hợp chữa bệnh, du lịch thương mại – hội nghị, hội thảo (MICE). Các loại hình du lịch này rất phù hợp với tình hình thực tế phát triển, rất có triển vọng trong tương lai, khách du lịch theo diện này sẽ chi tiêu nhiều hơn (gấp 6 lần khách thường), thời gian lưu trú lâu hơn. Ngành du lịch Tỉnh Đồng Nai cần phải xây dựng những trung tâm giải trí hiện đại, trung tâm mua sắm lớn, chuyên mua bán các sản phẩm truyền thống của Việt Nam cũng như các hàng hóa khác. Kết hợp nhiều loại hình du lịch với nhau như du lịch sinh thái, du lịch nghiên cứu, du lịch leo núi, du lịch nghỉ 61 dưỡng, du lịch thương mại – hội nghị…. tạo thành những tour du lịch hoàn chỉnh cho khách hàng chọn lựa, và đó cũng là cơ sở để ngành du lịch đa dạng hóa sản phẩm của mình. Bên cạnh sự đa dạng hóa sản phẩm du lịch dựa vào tài nguyên tự nhiên, chúng ta cũng cần phải chú trọng phát triển sản phẩm gắn với tài nguyên nhân văn. Với nguồn tài nguyên nhân văn phong phú, khá nổi tiếng, ngành du lịch nơi đây dễ dàng cung cấp loại hình du lịch tham quan di tích lịch sử cách mạng, lễ hội, làng nghề truyền thống. Vấn đề khó khăn nhất để phát triển các loại sản phẩm này là làm sao khai thác có hiệu quả, bền vững. Sản phẩm du lịch nếu được đa dạng hóa, phong phú sẽ thu hút được nhiều khách du lịch hơn, thời gian lưu trú của khách du lịch sẽ dài hơn và điều quan trọng hơn sẽ làm cho ngành du lịch của Tỉnh tăng sức cạnh tranh. 3.4.3. Chiến lược liên doanh, liên kết phát triển du lịch: Qua phần phân tích thực trạng của ngành du lịch Tỉnh Đồng Nai và nhận định những điểm yếu, thì thực hiện chiến lược liên doanh, liên kết là cần thiết để đẩy mạnh khả năng cạnh tranh của ngành này. Trong khi đầu tư từ nguồn ngân sách còn hạn hẹp thì việc kêu gọi đầu tư từ các thành phần kinh tế trong nước cũng như từ nước ngoài để đa dạng hóa sản phẩm du lịch sẽ tạo điều kiện cho ngành này phát triển. Các lĩnh vực mà Tỉnh cần chú ý khuyến khích đầu tư là: cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, dịch vụ du lịch, kết cấu hạ tầng, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo ra các sản phẩm du lịch mới có sức hấp dẫn hơn. Chiến lược liên doanh, liên kết được thực hiện giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại Tỉnh với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của các địa phương khác hoặc giữa các nhà đầu tư với Tỉnh thông qua các chính sách ưu đãi về thuế, tiền thuê đất… Chính sách mời gọi đầu tư hấp dẫn sẽ khuyến khích được nhiều nhà đầu tư đến với ngành du lịch của Tỉnh. Khả năng thu hút đầu tư 62 vào ngành du lịch tại Tỉnh Đồng Nai hiện nay chưa cao, Tỉnh cần phải chú trọng các biện pháp nhằm thu hút đầu tư, đạt được mục tiêu phát triển của mình. Ngành du lịch Tỉnh cũng cần thực hiện liên doanh liên kết với các Tỉnh Thành lân cận, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, để tổ chức nhiều tour du lịch hoàn chỉnh, trao đổi khách du lịch, hỗ trợ quảng bá ngành du lịch của nhau. Cùng liên kết với nhau để trở thành một trung tâm du lịch lớn, đủ khả năng cạnh tranh với các nước có ngành du lịch phát triển trong khu vực. Sự liên kết cũng giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại Tỉnh nhận được sự hỗ trợ về kinh nghiệm, kỹ thuật cũng như tận dụng được lợi thế của nhau để phát triển. Đào tạo nhân lực trong ngành du lịch của Tỉnh còn yếu, Tỉnh cần liên kết với các trung tâm đào tạo du lịch, các trường cao đẳng, đại học trong và ngoài nước để đào tạo nghiệp vụ du lịch cho nhân lực tại địa phương, sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu phát triển ngành du lịch trong tương lai là hết sức cần thiết. 3.4.4. Chiến lược giữ gìn tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch: Ngành du lịch Việt Nam hiện nay đang chú trọng mục tiêu phát triển du lịch bền vững, nghĩa là phát triển các hoạt động du lịch đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhưng phải quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên. Tài nguyên tự nhiên nếu bị khai thác bừa bãi, không giữ gìn thì một ngày nào đó sẽ bị cạn kiệt. Tài nguyên nhân văn nếu không được gìn giữ, tôn tạo, phát triển đúng mức thì rất dễ bị mai một trong tương lai. Thấy được vai trò quan trọng của tài nguyên trong chiến lược phát triển ngành du lịch, ngành du lịch Tỉnh phải quyết tâm theo đuổi chiến lược tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch. Đảm bảo cho ngành du lịch phát triển bền vững phải nằm trong chiến lược phát triển chung của Tỉnh. Việc làm đầu tiên là phải phân loại, đánh giá, 63 quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên theo từng cấp loại, các quy định pháp lý về bảo vệ, duy trì các tiềm năng du lịch, phát triển bền vững. Ngay từ bây giờ quản lý nhà nước phải nỗ lực nhiều hơn đảm bảo môi trường tự nhiên tránh khỏi bị ô nhiễm, tác động của quá trình đô thị hóa, môi trường xã hội an toàn, thân thiện. Các cơ quan quản lý du lịch phải kết hợp hài hòa giữa xử lý nghiêm khắc những vi phạm với tuyên truyền giáo dục. Các khu du lịch phải có biện pháp gìn giữ môi trường sinh thái của mình, đầu tư phát triển du lịch nhưng không được phá vỡ cảnh quan môi trường. Cần tuyên truyền, giáo dục ý thức người dân tại những khu du lịch để họ thấy được ảnh hưởng của môi trường đến sự phát triển chung của xã hội. Quản lý tốt các khu du lịch, cơ sở hạ tầng, dịch vụ, hướng các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cam kết gìn giữ vệ sinh môi trường, cạnh tranh lành mạnh, cùng vì mục tiêu chung của ngành du lịch Tỉnh Đồng Nai. Các nhà kinh doanh du lịch, người dân vi phạm cũng sẽ bị phạt tùy theo mức độ nghiêm trọng mà họ gây ra. 3.5. Một số giải pháp chủ yếu để thực hiện chiến lược: 3.5.1. Giải pháp về đầu tư: Tập trung đầu tư vào các khu du lịch có tiềm năng thu hút du khách: nhằm đạt mục tiêu có các khu du lịch tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Vì hạn chế về vốn, ngành du lịch Tỉnh Đồng Nai phải chọn lựa thứ tự ưu tiên đầu tư cho các khu du lịch. Phải biết tận dụng nguồn ngân sách từ Chính Phủ để nâng cấp cơ sở hạ tầng, tôn tạo cảnh quan môi trường tại các khu du lịch quốc gia. Trước mắt cần tập trung đầu tư cho các khu du lịch sinh thái: Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, Thác Mai – bàu nước nóng, khu du lịch Bửu Long, núi Chứa Chan – chùa Gia Lào, Làng bưởi Tân Triều; sau đó đến các khu du lịch: Khu du lịch Đảo Ó – Đồng Trường, Đá Ba Chồng, Thác Trời, Suối Mơ … kết hợp đầu tư tôn tạo các 64 di tích văn hoá lịch sử: Văn Miếu Trấn Biên, Chùa Đại Giác, chùa Ông, Khu di tích lịch sử Chiến Khu Đ... Phát triển hệ thống khách sạn và công trình dịch vụ du lịch: Cần nâng cấp và xây dựng thêm các khách sạn tiêu chuẩn quốc tế gần các khu du lịch. Ngoài các cơ sở lưu trú, Tỉnh cũng cần quan tâm xây dựng các khu nghỉ dưỡng quy mô lớn, khu phức hợp thể thao, công viên vui chơi giải trí tổng hợp, công viên chuyên đề, trung tâm thương mại, hội thảo, hội nghị, triễn lãm tiêu chuẩn cao, trước mắt cần tập trung xây dựng khu phức hợp dịch vụ – giải trí – thương mại Cù lao Tân Vạn, phường Tân Vạn, TP. Biên Hòa với các dịch vụ mua sắm, giải trí, ẩm thực và du lịch hội nghị; Khu phức hợp dịch vụ giải trí đô thị Nhơn Trạch nhằm phục vụ các khách quốc tế đến làm việc và tham quan cụm công nghiệp Nhơn Trạch 1 & 2 và kết hợp phục vụ khu CN Gò Dầu và Long Thành; Khu giải trí kết hợp ẩm thực tại khu vực trại bò sữa Long Thành phục vụ nhu cầu giải trí, ẩm thực của khách du lịch tuyến TP. HCM – Bà Rịa Vũng Tàu. 3.5.2. Giải pháp về vốn Để giải quyết nhu cầu đầu tư, đảm bảo sự phát triển ngành du lịch tỉnh nhà cần xem xét một số giải pháp về vốn như sau: Huy động vốn từ dân và các doanh nghiệp: Đây là nguồn vốn còn tiềm tàng lớn trong dân và các doanh nghiệp. Nguồn vốn này có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình huy động vốn đầu tư phát triển du lịch. Do đó cần phải cải tiến định chế tài chính theo hướng khuyến khích nhân dân bỏ vốn vào đầu tư, hợp tác cùng các doanh nghiệp để đầu tư phát triển các điểm du lịch đã được quy hoạch. Phát triển mạnh hệ thống tài chính, tín dụng trên địa bàn như các ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng nhân dân… thông qua đó huy động vốn nhàn rỗi 65 trong dân cư với nhiều hình thức phong phú thích hợp như kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu… Không ngừng cải tiến thủ tục hành chính trong các khâu xét duyệt thành lập doanh nghiệp, cấp quyền sử dụng đất… để nhằm đơn giản các thủ tục, đồng thời thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh về tín dụng nhằm thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư của nhân dân và doanh nghiệp vào phát triển du lịch. Thông qua việc tăng cường hợp tác liên doanh trong nước trên cơ sở luật đầu tư trong nước để xây dựng khách sạn, nhà hàng, mua sắm các phương tiện vận chuyển… thực sự coi việc thu hút vốn đầu tư trong nước là hướng ưu tiên. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài: Cần hướng đầu tư nước ngoài vào các dự án lớn như xây dựng khách sạn cao cấp, trung tâm vui chơi giải trí, mua sắm hiện đại, phát triển các khu du lịch có ý nghĩa vùng, quốc gia và quốc tế… Trong đó cần chú trọng mời các tập đoàn du lịch, vui chơi giải trí, thể thao lớn đến đầu tư để tận dụng nguồn khách và hệ thống tiếp thị sẵn có của họ vào chương trình phát triển du lịch chung của cả Tỉnh. Tạo nguồn vốn thông qua việc cổ phần hóa một số khách sạn, các cơ sở dịch vụ của nhà nước: Đây là một giải pháp thu hút vốn đầu tư có ý nghĩa thiết thực trong hoàn cảnh nước ta hiện nay còn hạn chế các nguồn vốn cơ bản. Vay ngân hàng: Từ năm 2001 Chính phủ đã xem xét chủ trương để các doanh nghiệp du lịch được vay tín dụng ưu đãi nhằm khuyến khích các doanh nghiệp du lịch sử dụng nguồn vốn này vào việc đầu tư tạo ra các sản phẩm du lịch có chất lượng. Để thực hiện chủ trương này ngành Ngân hàng cần nhanh chóng có các hướng dẫn cụ thể cùng với việc cải tiến các thủ tục cho vay. Đồng thời cũng cần xem xét phương án thành lập Ngân hàng cổ phần đầu tư phát 66 triển du lịch nhằm thu hút vốn nhàn rỗi trong dân thông qua hệ thống ngân hàng… Vốn ngân sách nhà nước: Tập trung dành vốn ngân sách Nhà nước cho phát triển du lịch vào các công tác cơ bản sau: - Đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng các khu du lịch trọng điểm của tỉnh nhằm tạo môi trường thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tạo các sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế. - Bảo vệ và tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá, các di tích cách mạng đã được xếp hạng. Trước mắt cần tập trung ưu tiên đầu tư đối với các di tích đặc biệt quan trọng có ý nghĩa vùng và quốc gia như phát triển tuyến du lịch sông Đồng Nai gắn với các làng nghề truyền thống, khu di tích cách mạng Chiến khu Đ. 3.5.3. Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch: Đồng Nai cần khai thác sản phẩm du lịch đặïc trưng, phù hợp với định hướng phát triển du lịch của Tỉnh và khả năng đầu tư của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Xác định ba yếu tố nền tảng của du lịch Đồng Nai: − Thế mạnh môi trường tự nhiên: Núi, rừng, sông và hồ. − Vị trí địa lý:Khu tam giác kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu. − Du khách: Chuyên gia, lao động tại các khu công nghiệp và du khách từ thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng: - Du lịch tham quan, vui chơi giải trí, công viên chuyên đề (Theme Park): tập trung tại Thành phố Biên Hòa và tại các Huyện Long Thành, Nhơn Trạch, 67 Trảng Bom, Thống Nhất… là loại hình phát triển phù hợp để thu hút khách từ các khu công nghiệp và từ Tp. HCM. Loại hình này thu hút du khách tại chỗ và các vùng lân cận bằng các trò chơi náo nhiệt, vận động, có thể phát triển trên diện tích nhỏ. - Du lịch sinh thái rừng, nghiên cứu hệ động thực vật quý hiếm: Tập trung ở rừng quốc gia Nam Cát Tiên với một phần nằm trên địa phận huyện Vĩnh Cửu tiếp giáp Bình Dương, Bình Phước và Lâm Đồng. Điểm mạnh là có thể kết hợp du lịch bằng đường bộ và đường sông (theo mùa nước). Hiện nay, tuyến du lịch đường thủy trên hồ Trị An và xuyên rừng Nam Cát Tiên đang được Sở Thương Mại - Du lịch Đồng Nai phối hợp với Công ty Vietravel nghiên cứu phát triển trở thành sản phẩm du lịch độc đáo cho vùng. - Du lịch khám phá, nghiên cứu các di tích lịch sử tại khu di tích lịch sử Chiến Khu Đ, Nhà Xanh, Nhà lao Tân Hiệp, Địa đạo Nhơn Trạch, khu căn cứ rừng Sác; Nghiên cứu di tích văn hóa khảo cổ tại Mộ Cổ Hàng Gòn, Đá Ba Chồng; Nghiên cứu các nghề truyền thống tại các làng nghề: Làng bưởi Tân Triều, Làng gốm Hóa An, Làng cá bè Tân Mai… - Du lịch mua sắm và dịch vụ: Khai thác thế mạnh tuyến quốc lộ Hà Nội và đường Xuyên Á đi qua địa phận Tỉnh. Trong tương lai còn là sự hình thành sân bay quốc tế Long Thành, tuyến du lịch hành hương và giải trí dọc theo QL 51. Đây là cơ hội hình thành các cụm dịch vụ cho khách bộ hành: Lưu trú, dịch vụ sức khỏe và ăn uống. - Đẩy mạnh phát triển du lịch nghỉ ngơi, kết hợp điều dưỡng chữa bệnh: tại khu du lịch Thác Mai - bàu nước nóng với dòng suối khoáng thiên nhiên giúp phục hồi sức khỏe. Ngành du lịch Tỉnh cần đầu tư xây dựng các chương trình du lịch kết hợp nhiều điểm du lịch tổng hợp hấp dẫn phù hợp thị hiếu du khách; Nâng cao chất 68 lượng sản phẩm du lịch phải trở thành nhiệm vụ trọng tâm, phối hợp đồng bộ với các cơ sở kinh doanh các loại hình dịch vụ khác như lưu trú, vui chơi giải trí, mua sắm, lữ hành… Cần đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật như nơi vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển, nhà hàng, khách sạn cũng như các thiết bị tiện nghi phục vụ các hoạt động dịch vụ. 3.5.4. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch: Trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì áp lực cạnh tranh lên các doanh nghiệp càng gay gắt. Các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tồn tại và phát triển. Đa số các doanh nghiệp kinh doanh du lịch Việt Nam còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm trong kinh doanh du lịch, thiếu vốn đầu tư phát triển sản phẩm, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế… nên việc nâng cao năng lực cạnh tranh là hết sức cần th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf47356[1].pdf
Tài liệu liên quan