Luận văn Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Preah Vihear – Campuchia đến năm 2015

- Du lịch phát triển nhanh, vững chắc khicác lĩnh vực kinh tế – xã hội phát

triển đồng bộ, đặc biệt là các lĩnh vực văn hoá, thương mại, giao thông vận tải,

giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, cơ chế chính sách, đối ngoại, quốc phòng,

an ninh Mặt khác, mọi phương án phát triển du lịch cần có sự phối kết chặt chẽ

với các ngành, các cấp trong một kế hoạch tổng thể cho từng giai đoạn, phù hợp

với khả năng đầu tư, đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội

trước mắt và lâu dài.

- Bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia luôn là đối tượng hấp dẫn

khách du lịch. Với lịch sử hàng ngàn năm, vương quốc Khmer có nguồn tài nguyên

lịch sử văn hoá - lịch sử phong phú, có giá trị cao đối với việc thu hút khách du lịch

đến tham quan tìm hiểu. Nội dung văn hoá cần được quán triệt và triển khai cụ thể

trong các hoạt động du lịch.

- Hoạt động du lịch có khả năng thu hútrộng rãi các thành phần kinh tế, cộng

đồng dân cư tham gia. Do vậy cần xác lập những mô hình hoạt động có hiệu quả

nhằm khuyến khích sự tham gia của toàn xã hội dưới sự quản lý thống nhất của

Nhà nước và Uỷ ban nhân dân tỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội,

giữ gìn và phát triển các nguồn tài nguyên môi trường,bản sắc văn hoá dân tộc,

nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.

pdf61 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1083 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Preah Vihear – Campuchia đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yên lịch sử văn hoá - lịch sử phong phú, có giá trị cao đối với việc thu hút khách du lịch đến tham quan tìm hiểu. Nội dung văn hoá cần được quán triệt và triển khai cụ thể trong các hoạt động du lịch. - Hoạt động du lịch có khả năng thu hút rộng rãi các thành phần kinh tế, cộng đồng dân cư tham gia. Do vậy cần xác lập những mô hình hoạt động có hiệu quả nhằm khuyến khích sự tham gia của toàn xã hội dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước và Uỷ ban nhân dân tỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội, giữ gìn và phát triển các nguồn tài nguyên môi trường, bản sắc văn hoá dân tộc, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. 3.1.4. Phát triển du lịch nhanh và bền vững, tranh thủ khai thác mọi nguồn lực trong và ngoài nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần tham gia, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng yêu cầu phát triển - Phát huy những lợi thế và mọi nguồn lực để phát triển du lịch nhanh và có hiệu quả, đặc biệt là ở các trọng điểm ưu tiên như huyện có khu tháp lớn, đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng chung về kinh tế – xã hội của tỉnh và đất nước, đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đảm bảo các mục tiêu đã đề ra. 42 - Phát triển du lịch bền vững, theo hướng phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hoá – lịch sử, đảm bảo sự tăng trưởng liên tục về thu nhập du lịch, góp phần tích cực trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hoá dân tộc, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao có khả năng cạnh tranh trong khu vực và quốc tế. - Trong bối cảnh quốc tế, khu vực và tình hình Campuchia hiện nay, phát triển du lịch giai đoạn tới cần dựa vào phát huy nội lực là chính, đồng thời tích cực tranh thủ sự ủng hộ và trợ giúp quốc tế. 3.1.5. Phát triển du lịch quốc tế và du lịch nội địa, đảm bảo hiệu quả cao về chính trị và kinh tế – xã hội, lấy phát triển du lịch quốc tế là hướng đột phá - Đẩy mạnh phát triển du lịch quốc tế nhằm khuyến khích, thúc đẩy và tăng cường sản xuất và xuất khẩu tại chỗ, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, tuyên truyền đối thoại, mở rộng giao lưu, hội nhập. Trong giai đoạn tới cần hướng đến thị trường khách quốc tế có khả năng chi trả cao, du lịch dài ngày, thị trường truyền thống và thị trường có nguồn khách lớn, đảm bảo tăng trưởng ổn định lượng khách quốc tế Campuchia nói chung và tỉnh Preah Vihear nói riêng. - Song song với phát triển du lịch quốc tế cần đẩy mạnh phát triển du lịch nội địa, nhằm thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, tái sản xuất sức lao động xã hội, tuyên truyền giáo dục nâng cao hiểu biết về truyền thống văn hoá, lịch sử, môi trường cho nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương và tăng cường hiệu quả kinh doanh du lịch. - Đối với tỉnh Preah Vihear, việc thu hút khách du lịch nội địa trong thời gian tới là rất quan trọng vì cở hạ tầng còn yếu. - Tỉnh Preah Vihear có 90% là dân nghèo làm nông nghiệp, do đó cần đẩy mạnh phát triển mạnh du lịch để tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, mở rộng giao lưu giữa các vùng miền, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc xóa đói, giảm 43 nghèo, cải thiện diện mạo các khu, điểm du lịch ở thị trấn và nông thôn, đặc biệt là các vùng cao, vùng xa có nhiều tài nguyên và tiềm năng cho phát triển du lịch. 3.2. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PREAH VIHEAR ĐẾN NĂM 2015 3.2.1. Căn cứ xây dựng chiến lược Các chiến lược mà tác giả nghiên cứu đề xuất dựa trên việc phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và nguy cơ đối với hoạt động phát triển ngành du lịch tỉnh Preah Vihear nói riêng và Campuchia nói chung. Về nội dung của các chiến lược được tác giả trình bày chi tiết qua ma trận SWOT sau: Bảng 3.1: Ma trận SWOT SWOT Điểm mạnh (Strength – S) S1: Sự quan tâm đến việc đầu tư cho khả năng phục hồi các nguồn tài nguyên. S2: Điều kiện thiên nhiên ổn định, và có nguyên tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, đặc biệt là tài nguyên lịch sử và nhân văn. S3: Có mối quan hệ tốt và đoàn kết với thành phố Phnom penh. S4:Tháp Preah Vihear được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Điểm yếu (Weaknesses – W) W1: Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn quá yếu kém. W2: Nguồn nhân lực trong ngành vừa thiếu về số lượng vừa thiếu về trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, kiến thức môi trường và xã hội – lịch sử. W3: Tinh hình an ninh quốc gia và an toàn xã hội còn lỏng lẻo. W4: Sản phẩm du lịch còn quá đơn điệu và chất lượng chưa cao. 44 W5: Công thị trường và xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch chưa được chú trọng và hạn chế. Cơ hội (Opportunities – O) O1: Campuchia là thành viên của WTO và ASEAN và Hiệp hội lữ hành Châu Á – Thái Bình Dương (PATA). O2: Nhu cầu du lịch của con người trên thế giới ngày càng tăng. O3: Theo dự đoán của tổ chức du lịch thế giới, khách du lịch đến thị trường Đông Bắc Á ngày càng tăng nhanh. O4: Chính sách đầu tư và luật pháp thông thoáng, Chính phủ ưu tiên cho việc phát triển ngành du lịch. S1 + O1: Đẩy mạnh tiến độ hội nhập và hợp tác quốc tế. S1S2S3 + O4: Đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển du lịch. W1W5 + O1O4: Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. W4W3 + O3, O1: Đa dạng hoá loại hình, sản phẩm du lịch và tạo sản phẩm độc đáo. W5 + O1, O2: Nâng cao hoạt động xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch Thách thức (Threats – T) S3 + T4T6: Bảo vệ an ninh W2 + T3T8: Chiến lược đào 45 T1: Tình hình bất ổn về môi trường thiên trong khu vực và quốc tế ngày càng tăng như động động đất, sóng thần, thiên tai,… T2: Môi trường chính trị không ổn định, hiện tượng khổng bố quốc tế và dịch bệnh toàn cầu ngày càng gia tăng. T3: Tình hình cạnh tranh thu hút khách du lịch ngày càng khốc liệt. T4: Các yếu tố xã hội như: tệ nạn, cướp giật, chèn ép khách, ăn xin… làm mất lòng tin của du khách. T5: Nền kinh tế còn yếu, thu nhập bình quân đầu người thấp. T6: Sự xâm nhập của văn hoá bên ngoài tạo nên hiện tượng kinh doanh mại dâm, ma tuý… và an toàn cho du khách. S2, S4 + T3, T4, T3: Củng cố và mở rộng thị trường. S2, S4 + T5, T6: Bảo vệ và tôn tạo môi trường. tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch. W1 + T2T4: Ổn định chính trị và tăng cường công tác pháp luật. Ngoài ra việc xây dựng chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh Campuchia còn được tác giả sử dụng đến khả năng tác động biện chứng của môi trường trong và ngoài nước. 46 3.2.2. Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Preah Vihear đến năm 2015 3.2.2.1. Chiến lược phát triển thị trường, xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch *Mục tiêu: Củng cố và mở rộng khai thác có hiệu quả những thị trường du lịch quốc tế quan trọng, song song với việc phát triển thị trường nội địa phù hợp với những điều kiện cụ thể của tỉnh Preah Vihear, chú trọng triển khai và đẩy mạnh công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch, đặc biệt là các tài nguyên du lịch của tỉnh, tạo lập và nâng cao hình ảnh của du lịch tỉnh Preah Vihear là “điểm đến hấp dẫn về du lịch sinh thái, văn hoá – lịch sử và tôn giáo” với các cộng đồng trong khu vực và thế giới. Song song với mục tiêu định tính ở trên, thì tỉnh cần phải dự kiến các mục tiêu định lượng là: (1) đến năm 2010, khách du lịch quốc tế vào tỉnh phải đạt 300 ngàn lượt khách, và đến năm 2015 phải đạt 600 ngàn lượt khách; (2) khách du lịch nội địa dự kiến đến năm 2010 đạt 200 ngàn lượt và đến năm 2015 đạt 400 ngàn lượt. * Các biện pháp thực hiện: a/. Khai thác thị trường quốc tế: Có kế hoạch cụ thể khai thác thị trường quốc tế trọng điểm ở khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, Tây Âu, Bắc Mỹ, trong đó cần chú trọng các thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, ASEAN, Pháp, Đức, Anh và các thị trường ưu tiên khác ở Bắc Âu, Úc, New Zealand. Bên cạnh đó khôi phục khai thác các thị trường truyền thống như Thái Lan, Lào, Việt Nam. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, tỉnh Preah Vihear cần tận dụng sự giúp đỡ của bộ du lịch và liên kết với các công ty lữ hành trong nước nhằm đưa khách từ Phnom Penh và Siem Reap đến tỉnh Preah Vihear. Thiết lập đại diện du lịch của tỉnh Preah Vihear tại Phnom Penh và các thị trường trọng điểm, đẩy mạnh xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch ở những thị trường có nguồn khách lớn. b/. Khai thác thị trường nội địa: 47 Khuyến khích nguời dân trong nước đi du lịch nhiều hơn, đặc biệt là du lịch trong nước bằng cách giảm chi phí du lịch cho người dân để kích cầu du lịch nội địa, tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của việc đi du lịch như: phục hồi sức khoẻ, tăng cường khả năng giao lưu, đồng thời góp phần vào việc phát triển nhanh ngành du lịch trong tỉnh và cả nước. Liên kết với nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho người dân Preah Vihear có điều kiện đi du lịch quốc tế ra nước ngoài ở mức độ hợp lý, đảm bảo phù hợp khả năng tài chính của nhân dân Preah Vihear, nhằm tạo nguồn thu hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng cho Preah Vihear. c/. Tăng cường xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch Preah Vihear: Xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch là biện pháp quan trọng để tạo lập hình ảnh Campuchia và tỉnh Preah Vihear cả trong và ngoài nước nhằm thu hút khách, giáo dục du lịch toàn dân, góp phần thực hiện tuyên truyền đối nội và đối ngoại cần được chú trọng trong thời gian tới tập trung vào: - Nghiên cứu tâm lý, thị hiếu, tập quán, thói quen tiêu dùng của các đối tượng khách để có những sản phẩm phù hợp với thị trường thông qua các hình thức tuyên truyền quảng cáo. Theo nghiên cứu về thị trường của các nước cho thấy tâm lý khách du lịch Tây Âu thích du lịch sinh thái sông nước, đền tháp, núi non. Cho nên cần quảng bá về điều kiện du lịch sinh thái và lịch sử tại Preah Vihear. Vì tại đây có đầy đủ tiềm năng du lịch: có 237 tháp cổ trong đó có bảy tháp lớn, đặc biệt tháp Preah Vihear của tỉnh Preah Vihear được ví như tháp Angkor Wat của tỉnh Siem Reap, ngoài ra còn có núi non trùng điệp chiếm khoảng 90% diện tích có hệ thống động thực vật rất phong phú, có cả hệ thống sông nước phong cảnh rất đẹp như hồ Takey, sông cát Stung Sen,… - Liên kết với các hãng lữ hành, công ty du lịch của Siem Reap và Phnom Penh để quảng bá về tiềm năng du lịch tỉnh Preah Vihear, đồng thời đưa Preah Vihear vào các tour du lịch Campuchia. 48 - Thông qua đại diện du lịch Campuchia để giới thiệu tiềm năng du lịch của tỉnh Preah Vihear. - Ngoài ra cần tăng cường tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện truyền thông, phương tiện thông tin đại chúng với các loại hình khác nhau như đăng bài phóng sự ngắn về tiềm năng du lịch tỉnh Preah Vihear trên đài truyền hình Campuchia tại Phnom Penh, liên kết với tạp chí quốc tế về du lịch nổi tiếng của Campuchia là APSARA TOURS Cambodia – Discovering the World Heritage để đăng bài về tiềm năng du lịch tỉnh Preah Vihear. - Phối hợp với các lực lượng làm thông tin đối ngoại, tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài và hỗ trợ quốc tế để cộng tác xúc tiến quảng bá du lịch đạt hiệu quả. 3.2.2.2. Chiến lược phát triển sản phẩm * Mục tiêu: Xây dựng những sản phẩm du lịch độc đáo mang sắc thái riêng của tỉnh Preah Vihear, đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, trong đó đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm du lịch tìm hiểu văn hoá - lịch sử, du lịch tôn giáo và du lịch sinh thái. Đây là 3 loại hình du lịch hoàn toàn có khả năng tận dụng triệt để với nguồn tài nguyên du lịch phong phú của tỉnh Preah Vihear, đặc biệt là nguồn tài nguyên lịch sử – nhân văn phong phú và đa dạng, bên cạnh hệ sinh thái đặc sắc gồm 90% là rừng tự nhiên, không khí trong lành và mát dịu quanh năm. Ngoài ra, cần xây dựng sản phẩm du lịch sinh thái phù hợp với nhu cầu du lịch và khả năng tài chính của nhân dân trong tỉnh Preah Vihear nhằm kích cầu du lịch nội địa, tạo điều kiện cho khách du lịch các tỉnh đến tham quan nhằm góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. * Các biện pháp thực hiện: a/.Điều tra, dự báo nhu cầu khách du lịch để có định hướng phát triển: Điều tra, dự báo nhu cầu khách du lịch để có định hướng phát triển: Thu thập thông tin về khách du lịch của các nước, để đánh giá xem thị hiếu của khách du lịch thuộc dạng nào, nghỉ mát hay tìm hiểu lịch sử,… nhằm giúp cho tỉnh có biện 49 pháp thu hút hợp lý. Phải gắn sản phẩm với thị trường, đặc biệt đối với những thị trường quốc tế có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày và có nguồn khách lớn. b/. Xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch sinh thái: Để thực hiện được giải pháp này cần điều tra về tiềm năng phát triển du lịch sinh thái trong toàn tỉnh và đánh giá thực trạng các sản phẩm du lịch tỉnh Preah Vihear hiện nay, trong mối quan hệ với nguồn tài nguyên hiện có, nhằm khai thác thế mạnh của Preah Vihear về rừng thiên nhiên, phong cảnh đẹp, núi cao, do đó đặc biệt phát triển các loại hình du lịch: (1) “Du lịch leo núi”; (2) “Du lịch tham quan rừng nguyên sinh”; (3) “Du lịch tham quan sông nước, nghĩ dưỡng không khí mát dịu quanh năm”. Nâng cao chất lượng du lịch tỉnh Preah Vihear, phù hợp với đặc điểm và nhu cầu thị hiếu của thị trường khách quốc tế và khách nội địa. Từng bước đưa chất lượng sản phẩm du lịch tỉnh Preah Vihear ngang tầm với các tỉnh khác và các nước trong khu vực bằng cách thực hiện các dự án: (1) xây dựng nâng cấp nhà khách lên khách sạn; (2) xây dựng các đường ô tô chính yếu; (3) đầu tư thêm các phương tiện vận chuyển. 3.2.2.3. Chiến lược đầu tư phát triển du lịch Preah Vihear * Mục tiêu: Đầu tư du lịch là đầu tư phát triển, nhằm tăng cường cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật cho một ngành kinh tế mũi nhọn, vì vậy cần tạo ra chuyển biến tích cực trong công tác đầu tư phát triển du lịch với những chính sách ưu đãi, hướng đầu từ vào cơ sở hạ tầng giao thông của tỉnh Preah Vihear, đồng thời kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước vào việc đánh giá, phát hiện và trùng tu các điểm du lịch, đặc biệt là 7 khu đền tháp lớn như đã nói ở trên. Hỗ trợ các hướng phát triển ưu tiên trong xây dựng các khu, tuyến điểm du lịch trong việc tôn tạo cảnh quan, môi trường; các di tích lịch sử, văn hoá… Tập trung đầu tư du lịch vào các địa bàn trọng điểm song song với việc nâng cấp các khu, điểm du lịch ở các vùng du lịch. 50 * Các biện pháp thực hiện: a/. Đánh giá thực trạng công tác đầu tư du lịch, đặc biệt đối với việc đầu tư phát triển các khu du lịch, đầu tư phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, du lịch tôn giáo, các cơ chế và chính sách đầu tư, đang bắt đầu triển khai ở các khu du lịch kể trên. b/. Kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Preah Vihear, Muốn thực hiện điều đó, tỉnh phải có những chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút đầu tư. c/. Xây dựng bộ phân chuyên trách về đầu tư du lịch của tỉnh Preah Vihear: Nhằm xúc tiến và triển khai thật nhanh các dự án đầu tư trong tỉnh đã được duyệt và xây dựng đệ trình các dự án đầu tư du lịch của tỉnh tiếp theo như sau: • Thực hiện dự án xây dựng khu du lịch văn hoá đền tháp Preah Khan, huyện Sangkum Thmey; Các hạn mục công trình cần triển khai là: nghiên cứu dự án, sắp xếp khu giải trí, làm đường xung quanh, xây dựng văn phòng cung cấp thông tin, khu vực du lịch xung quanh tháp, nhà vệ sinh, giếng nước, nhà nghỉ, phòng để vật liệu sử dụng hàng ngày. • Thực hiện dự án văn hoá - lịch sử đền pháp Preah Vihear, huyện Chom Khsan; Thực hiện nghiên cứu dự án, sắp xếp khu giải trí, làm đường xung quanh, xây dựng văn phòng cung cấp thông tin, khu vực du lịch xung quanh tháp, nhà vệ sinh, giếng nước, nhà nghỉ, phòng để vật liệu sử dụng hàng ngày. • Thực hiện dự án khu du lịch văn hoá-lịch sử đền pháp Koh Ker, huyện Ku Len; Triển khai và thực hiện xây dựng văn phòng cung cấp thông tin, khu vực du lịch xung quanh tháp, nhà vệ sinh, giếng nước, nhà nghỉ, phòng để vật liệu sử dụng hàng ngày. 51 • Thực hiện dự án khu du lịch văn hoá-lịch sử đền pháp Kro Pum Chuk, huyện Rovieng; Các hạn mục công trình cần triển khai là: xây dựng văn phòng cung cấp thông tin, khu vực du lịch xung quanh tháp, nhà vệ sinh, giếng nước, nhà nghỉ, phòng để vật liệu sử dụng hàng ngày. • Thực hiện dự án khu du lịch văn hoá- thiên nhiên chùa Bak Kam, nằm ở chân núi Tbeng Meanchey; Thực hiện đầu tư và triển khai xây dựng văn phòng cung cấp thông tin, khu vực du lịch xung quanh tháp, nhà vệ sinh, giếng nước, nhà nghỉ, phòng để vật liệu sử dụng hàng ngày. • Thực hiện dự án khu du lịch sinh thái “Khu tam giác Morokot”; Xây dựng văn phòng, nhà nghỉ, nhà vệ sinh, giếng nước, thực hiện nghiên cứu dự án,… • Thực hiện dự án khu du lịch tháp nước Ba Peng; Các dự án thực hiện bao gồm: nghiên cứu dự án, sắp xếp khu giải trí, làm đường xung quanh. • Thực hiện dự án khu du lịch thiên nhiên sông cát. Cần phải triển khai việc nghiên cứu dự án, sắp xếp khu giải trí, làm đường xung quanh, xây dựng khu nghỉ dưỡng,… d/. Ưu tiên đầu tư đối với các địa bàn trọng điểm tại khu đền tháp Preah Vihear, tháp Koh Ker, tháp Preah Khan và các vùng phụ cận, khu du lịch sông cát, khu du lịch Phnom Tbeng… e/. Phối hợp với các bộ, ngành chức năng và địa phương liên quan trong việc đầu tư bảo vệ, tôn tạo các di tích, cảnh quan môi trường, khôi phục và phát triển các lễ hội, hoạt động văn hoá dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch. 52 3.2.2.4. Chiến lược bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường * Mục tiêu: Tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước, sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên, môi trường du lịch, đảm bảo phát triển bền vững du lịch của tỉnh Preah Vihear. Môi trường là yếu tố vô cùng quan trọng để khai thác và phát triển du lịch bền vững. Do đó không ngừng tôn tạo môi trường sinh thái tự nhiên, môi trường xã hội và nhân văn. * Các biện pháp thực hiện: a/. Đánh giá toàn diện tiềm năng, tài nguyên và môi trường du lịch tỉnh Preah Vihear, đặc biệt ở các khu vực trọng điểm phát triển du lịch, các vùng cao, vùng xa. b/. Xây dựng hệ thống quản lý tài nguyên và môi trường du lịch đảm bảo thường xuyên theo dõi biến động để có những giải pháp kịp thời, phối hợp cùng các ban, ngành và đại phương liên quan khắc phục sự cố, tình trạng xuống cấp về tài nguyên và môi trường du lịch trong tỉnh. c/. Xây dựng đội ngũ chuyên trách về bảo vệ và tôn tạo tài nguyên môi trường trong tỉnh nhằm trùng tu và bảo vệ 237 tháp cổ trong tỉnh, đặc biệt 3 tháp lớn. d/. Tuyên truyền và nâng cao nhận thức của người dân địa phương về việc bảo vệ môi trường và cảnh quan tự nhiên để gìn giữ cho con cháu mai sau. e/. Cần phải triển khai công tác gìn giữ nguyên vẹn hệ thống các tháp cổ đặc biệt là 7 tháp lớn, thực hiện tôn tạo và trùng tu mới, nhưng không được làm mất vẻ nguyên sơ của hệ thống đền tháp này. Xây dựng hệ thống thu gom rác và xử lý rác tại các khu đền tháp này. f/. Tăng cường công tác bảo vệ rừng nguyên sinh như cấm chặt phá rừng bừa bãi, cấm săn bắt thú rừng quý hiếm, cấm phá rừng làm nương rẫy, đặc biệt là rừng thượng nguồn. 53 g/. Xây dựng hệ thống thoát nước trong tỉnh nhằm tránh tình trạng xả nước thải bừa bãi, gây nên ô nhiểm môi trường nước ở các sông trong tỉnh như sông Stung sen,… h/. Trên hệ thống các núi cần phải tổ chức hệ thống cáp treo, phương tiện leo núi, đường sá và phương tiện các loại nhằm tránh tình trạng di chuyển lộn xộn gây hại đến môi trường sinh thái xung quanh. 3.2.2.5. Chiến lược xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch * Mục tiêu: Trong thời gian tới, chính quyền tỉnh Preah Vihear và sở du lịch tỉnh phối hợp với bộ du lịch Campuchia cùng với bộ giao thông và hội đồng phát triển Campuchia, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng cho du lịch như: điện nước, giao thông, cơ sở kinh doanh lưu trú,… cho đến năm 2010 hoàn thành về mặt cơ bản. * Các biện pháp thực hiện: a/. Điện: Như đã trình bày ở trên, tỉnh đang sử dụng điện từ hệ thống máy phát điện công suất 250 KVA và hoạt động 24/24 giờ. Như vậy, tỉnh Preah Vihear cần phải quy hoạch, xây dựng và triển khai hệ thống mạng lưới điện quốc tỉnh để tăng cường nguồn điện phục vụ hoạt động du lịch trong tỉnh. b/. Giao thông: Hiện nay hệ thống giao thông tỉnh hoàn toàn là đường đất đỏ. Vì vậy, chưa thể đáp ứng phát triển du lịch. Trong thời giai tới chính quyền tỉnh phối hợp với sở giao thông và sơ du lịch cùng người dân lên đề án xây dựng và trải nhựa những tuyến đường chính trong tỉnh và từ tháp Angkor Wat đến tháp Preah Vihear và từ tỉnh Kampung Thom đến tháp Preah Khan. Đặc biệt là các tuyến đường liên kết giữa các địa điểm du lịch trong tỉnh. 54 c/. Cơ sở kinh doanh lưu trú và địa điểm vui chơi giải trí: Trong thời gian tới cần quy hoạch tổng thể và xây dựng đề án, kêu gọi đầu tư nước ngoài đầu tư vào xây dựng và nâng cấp 13 nhà khách hiện nay lên khách sạn 2 sao. Đồng thời xây dựng đề án về bể bơi, hồ tắm, phòng thể dục thể thao, công viên,… cũng như tăng cường hệ thống phương tiện giao thông đưa đón khách như xe 4 chỗ, Honda,… d/. Giải pháp huy động vốn nhằm thực hiện các dự án: Nhu cầu vốn đầu tư vào ngành du lịch Preah Vihear đến năm 2015 ước tính khoảng trên 10 triệu USD (trích theo dự báo nhu cầu vốn đầu tư của Bộ du lịch). Tuy nhiên, khả năng đáp ứng của ngân sách tỉnh chỉ khoảng 40% tương đương 4 triệu USD. Vì vậy, cần phải huy động 60% còn lại từ nguồn vốn bên ngoài. Để huy động được nguồn vốn này, chính quyền tỉnh và sở du lịch cần phải thực hiện các công việc sau: + Tạo chính sách đầu tư thông thoáng và ưu đãi để kêu gọi các nhà đầu tư quốc tế đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật du lịc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf44020.pdf
Tài liệu liên quan