Luận văn Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp Huyện ở thủ đô Viêng Chăn - Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay

Bước vào thập niên 80 của thế kỷ trước, mô hình quản lý kinh tế theo cơ chế "kế hoạch tập trung" của các nước xã hội chủ nghĩa đã không còn thích ứng với nền kinh tế thế giới. Trước nguy cơ đó, một số Đảng Cộng sản trên thế giới đã tiến hành "đổi mới", "cải cách", "cải tổ" đường lối kinh tế và chính trị của mình và điều đó đã mang lại hiệu quả thành công, nhất là Trung Quốc, Việt Nam và Lào; làm cho đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.

Nhìn lại hơn 20 năm đổi mới, sở dĩ đạt được những thành tựu trên, chính là sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, của đội ngũ cán bộ, đảng viên ở tất cả các ngành, các cấp. Khi đề cập đến vai trò cán bộ, Hồ Chí Minh nói: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém" [21, tr.269,240].

Đảng NDCM Lào luôn khẳng định cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Như vậy, trong tất cả các giai đoạn cách mạng cán bộ, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và thắng lợi của cách mạng. Mỗi giai đoạn cách mạng cần có đội ngũ cán bộ có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, điều này phụ thuộc và được quyết định bởi công tác cán bộ.

Trong giai đoạn thực hiện đường lối đổi mới hiện nay với nhiều thời cơ và thách thức, đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực. phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Bước vào thời kỳ này, toàn Đảng, toàn dân ra sức phấn đấu từng bước, thực hiện mục tiêu: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội (CNXH); vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Mục tiêu đó được tiến hành thực hiện trong bối cảnh quốc tế có những diễn biến hết sức phức tạp và khó lường; thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức đan xen, tác động lẫn nhau, đặt ra những yêu cầu và đòi hỏi rất cao đối với đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ của Đảng.

Công tác cán bộ của Đảng Nhân dân cách mạng Lào nói chung có một vị trí quan trọng, trong đó việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Lào lại càng đặc biệt quan trọng vì: cấp huyện có vị trí quan trọng trong việc tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng vào hiện thực cuộc sống, là cầu nối giữa tỉnh, Trung ương với cấp cơ sở (bản, làng và các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn cấp huyện).

Hiện nay, Thủ đô Viêng Chăn đang bước vào thời kỳ mới, ra sức thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập trung phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, triển khai nhiều dự án trọng điểm của quốc gia và của thủ đô. Yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới hết sức nặng nề, đòi hỏi các quận, huyện phải chuẩn bị thật tốt nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt có chất lượng tốt, đủ phẩm chất, năng lực, trí tuệ, đảm đương các công việc được giao.

 

doc124 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1319 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp Huyện ở thủ đô Viêng Chăn - Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Bước vào thập niên 80 của thế kỷ trước, mô hình quản lý kinh tế theo cơ chế "kế hoạch tập trung" của các nước xã hội chủ nghĩa đã không còn thích ứng với nền kinh tế thế giới. Trước nguy cơ đó, một số Đảng Cộng sản trên thế giới đã tiến hành "đổi mới", "cải cách", "cải tổ" đường lối kinh tế và chính trị của mình và điều đó đã mang lại hiệu quả thành công, nhất là Trung Quốc, Việt Nam và Lào; làm cho đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Nhìn lại hơn 20 năm đổi mới, sở dĩ đạt được những thành tựu trên, chính là sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, của đội ngũ cán bộ, đảng viên ở tất cả các ngành, các cấp. Khi đề cập đến vai trò cán bộ, Hồ Chí Minh nói: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém" [21, tr.269,240]. Đảng NDCM Lào luôn khẳng định cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Như vậy, trong tất cả các giai đoạn cách mạng cán bộ, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và thắng lợi của cách mạng. Mỗi giai đoạn cách mạng cần có đội ngũ cán bộ có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, điều này phụ thuộc và được quyết định bởi công tác cán bộ. Trong giai đoạn thực hiện đường lối đổi mới hiện nay với nhiều thời cơ và thách thức, đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực... phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Bước vào thời kỳ này, toàn Đảng, toàn dân ra sức phấn đấu từng bước, thực hiện mục tiêu: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội (CNXH); vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Mục tiêu đó được tiến hành thực hiện trong bối cảnh quốc tế có những diễn biến hết sức phức tạp và khó lường; thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức đan xen, tác động lẫn nhau, đặt ra những yêu cầu và đòi hỏi rất cao đối với đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ của Đảng. Công tác cán bộ của Đảng Nhân dân cách mạng Lào nói chung có một vị trí quan trọng, trong đó việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Lào lại càng đặc biệt quan trọng vì: cấp huyện có vị trí quan trọng trong việc tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng vào hiện thực cuộc sống, là cầu nối giữa tỉnh, Trung ương với cấp cơ sở (bản, làng và các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn cấp huyện). Hiện nay, Thủ đô Viêng Chăn đang bước vào thời kỳ mới, ra sức thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập trung phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, triển khai nhiều dự án trọng điểm của quốc gia và của thủ đô. Yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới hết sức nặng nề, đòi hỏi các quận, huyện phải chuẩn bị thật tốt nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt có chất lượng tốt, đủ phẩm chất, năng lực, trí tuệ, đảm đương các công việc được giao. Từ nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác cán bộ trong thời kỳ mới, cũng như thực tiễn và những vấn đề đặt ra về công tác cán bộ hiện nay của thủ đô Viêng Chăn , tôi chọn và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ: “Chất lượng đội ngũ cỏn bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đụ Viờng Chăn - nước Cộng hoà dõn chủ nhõn dõn Lào trong giai đoạn hiện nay”. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Những năm qua, Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã ra nhiều nghị quyết về công tác tổ chức cán bộ như Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII ngày 18-21/3/2006 nêu ra vấn đề đánh giá, kiểm tra, phân loại đội ngũ cán bộ, đảng viên, thực hiện kỷ luật, ngoài ra trong Điều lệ Đảng cũng nêu ra vấn đề về chất lượng, tiêu chuẩn và khen thưởng đội ngũ cán bộ, đảng viên từ Trung ương xuống cơ sở, liên quan đến vấn đề này Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 37, 38 năm 1995 và số 01, 02, 03 và 04 năm 2003 về việc quản lý và đảm bảo cán bộ, việc đánh giá, phân loại cán bộ các cấp hàng năm. Việc sắp xếp bổ nhiệm cán bộ vào Điều lệ Đảng Nhân dân cách mạng Lào. Với vị trí, vai trò và tính chất quan trọng của đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt, nên đến nay đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về cán bộ và công tác cán bộ của Đảng. Kết quả nghiên cứu của nhiều công trình đã được công bố trên các sách, báo, tạp chí và trong các báo cáo tại các cuộc hội thảo khoa học, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ. * Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ: Luận án Tiến sĩ lịch sử của Nguyễn Thái Sơn (2002): “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. - Luận án tiến sĩ của Nguyễn Mậu Dựng (1996) “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của Đảng bộ các cấp ở Tây Nguyên hiện nay", Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. - Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Hồng Tân (2000): “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp quận ở thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. - Lê Thu Hà (1993), "Công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Quảng Nam - Đà Nẵng", Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. - Luận văn thạc sĩ của Trần Thọ (2007): “Xây dựng đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban thường vụ Thành uỷ Đà Nẵng quản lý giai đoạn hiện nay”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. - Vi Lay Vanh Pheng Sa Vat (2008), "Chuẩn hoá cán bộ thuộc diện Ban Bí thư Trung ương Đảng quản lý ở nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay", Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. - Đề tài khoa học cấp Nhà nước giai đoạn 1991-1995, “Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị đổi mới”, mã số KX.05.11 do PGS,TS Trần Xuân Sầm làm chủ nhiệm, đã nghiệm thu và in thành sách. - Đề tài khoa học cấp bộ, năm 2001, do TS Nguyễn Văn Sáu làm chủ nhiệm: “Nâng cao tổ chức hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở phía Bắc nước ta trong tình hình hiện nay”; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. - Đề tài khoa học xã hội cấp Nhà nước giai đoạn 1996-2000 “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” mã số KHXH.05.03 do PGS-TS Nguyễn Phú Trọng làm chủ nhiệm, đã nghiệm thu và in thành sách. Ngoài ra có nhiều luận án, luận văn, bài giảng và bài viết có liên quan đến lĩnh vực này, tuy nhiên chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu về chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Thủ đô Viêng Chăn. Cho nên tác giả đã chọn đề tài này làm luận văn khoa học. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn, đánh giá đúng thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện và các hoạt động tạo nên chất lượng đó, luận văn đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ này đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của các huyện thủ đô Viêng Chăn trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ - Làm rõ vị trí, vai trò, đặc điểm đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn. Đưa ra quan niệm về chất lượng cán bộ và tiêu chí đánh giá. - Khảo sát đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn và các hoạt động tạo nên chất lượng đó, chỉ ra, ưu khuyết điểm, nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm. - Đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn đến năm 2015. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn khảo sát nghiên cứu chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn và các hoạt động để tạo nên chất lượng đội ngũ cán bộ này, từ năm 2015 đến nay. - Phương hướng và giải pháp được đưa ra trong luận văn có giá trị đến năm 2015. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng NDCM Lào về cán bộ và công tác cán bộ. 5.2. Cơ sở thực tiễn Luận văn kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu khoa học, kết hợp điều tra, khảo sát, phân tích, tổng kết thực tiễn về chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn. Luận văn tham khảo kinh nghiệm về công tác cán bộ ở một số địa phương khác ở cả Việt nam và Lào. 5.3. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phương pháp logic và lịch sử; phân tích - tổng hợp, qui nạp - diễn dịch; điều tra, khảo sát, thực tiễn, trao đổi với cán bộ hoạt động thực tiễn. 6. Những đóng góp của luận văn - Làm rõ hơn quan niệm về chất lượng cán bộ và đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn - Rút ra những kinh nghiệm về hoạt động tạo nên chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn trong thời gian qua. - Đề xuất những giải pháp chủ yếu khả thi nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn đến năm 2015. - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác cán bộ của thủ đô Viêng Chăn cũng như ở các huyện, thị, thành uỷ. Đồng thời, kết quả đó cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác giảng dạy và nghiên cứu về công tác cán bộ ở các địa phương của Lào. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 6 tiết. Chương 1 chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Thủ đô Viêng Chăn nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào - những vấn đề lý luận và thực tiễn 1.1. Cấp huyện ở Thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện 1.1.1. Vị trí, vai trò và đặc điểm cấp huyện ở Thủ đô Viêng Chăn. 1.1.1.1. Khái quát về thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào Viêng Chăn ( Vientiane) đã trở thành thủ đô của Lào từ năm 1563, dưới vương triều vua Sệt Thá Thị Rạt. Viêng Chăn có hai vùng nội đô và ven đô rộng 3920 Km2, dân số hơn một triệu người. Có bốn khu chính: Chắn Thạ Bu Li và Say Sệt Thá là trung tâm; Sí Khổt Ta Boóng phía tây và Sí Sắt Tạ Nạk phía nam. Toàn thủ đô Viêng Chăn có 500 thôn bản, trong đó khu vực thành thị chiếm tới 63% tổng số thôn bản, khu vực nông thôn (ngoại ô) chiếm 37%. Dân số thủ đô Viêng Chăn có trình độ văn hóa cao nhất nước, có tinh thần cần cù lao động và truyền thống yêu nước và ý chí cách mạng kiên cường. Thủ đô Viêng Chăn có đường biên giới chung với Thái Lan là sông Mekong có chiều dài khoảng 165 km ở phía Nam, phía Tây và phía Bắc có đường địa giới chung với các huyện Salakham, Phonehong, Thoulakhome của tỉnh Viêng Chăn, phía Đông gần sông Mekong tiếp giáp với huyện Thaphabat của tỉnh Bolikhamxay. Viêng Chăn nằm trên trục đường xuyên á, nằm ở trên trung điểm giữa miền Bắc và miền Nam, có sân bay, đường sông và mạng lưới đường bộ phát triển. Cho nên, từ Viêng Chăn có thể dễ dàng đến tất cả các nơi trong nước và quốc tế bằng đường hàng không, đường bộ và đường thuỷ. Vị trí địa lý như trên là rất thuận lợi để Viêng Chăn trở thành địa phương đi đầu trong cả nước về trao đổi hàng hóa, dịch vụ, tiếp nhận các thành tựu khoa học, công nghệ, kỹ thuật của thế giới, chủ động tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế và khu vực. Viêng Chăn là thủ đô của nước CHDCND Lào có vị trí chiến lược rất quan trọng, là trái tim của cả nước, là đầu não chính trị, hành chính quốc gia, là trung tâm lớn nhất về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Viêng Chăn còn là một trung tâm kinh tế lớn, có các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp phát triển nhất cả nước; có hệ thống hạ tầng đầy đủ và kiên cố. Viêng Chăn còn là nơi tập trung các cơ quan chính trị, hành chính cao nhất của Đảng và Nhà nước, các cơ quan ngoại giao, các đại sứ quán, các văn phòng đại diện của các tổ chức quốc tế. Đây là một lợi thế riêng của Viêng Chăn mà không một địa phương nào trong cả nước có được. Lợi thế đó cho phép Viêng Chăn phát triển nền kinh tế – xã hội nhanh, có chất lượng hơn các địa phương khác trong cả nước để thực sự làm đầu tàu, lan toả và lôi kéo sự phát triển của các địa phương khác. Thủ đô Viêng Chăn đang hướg tới kỷ niệm 450 tuổi trong năm 2013 tới; hiện công tác chuẩn đang được khẩn trương, trong đó có yêu cầu rất lớn đến đội ngũ cán bộ thủ đô phải nỗ lực hết mình, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện sẽ đóng vai trò quan trọng góp phần vào việc tạo nên một thủ đô vinh quang, tươi đẹp; xứng đáng là thủ đô trái tim của dân các bộ tộc Lào. 1.1.1.2. Vị trí, vai trò và đặc điểm cấp huyện ở Thủ đô Viêng Chăn. Theo Hiến pháp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào thì nền hành chính phân làm bốn cấp: cấp cơ sở bản (làng), cấp trên cơ sở là huyện, cấp tiếp theo là tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (huyện và tỉnh, thành phố gọi là cấp địa phương) và cấp Trung ương. Vì vậy, cấp huyện là cấp thứ ba trong hệ thống hành chính 4 cấp ở CHDCND Lào, có vai trò làm cầu nối giữa cấp tỉnh, Trung ương với cấp cơ sở (bản, làng). Vậy, huyện là cấp có nhiệm vụ lãnh đạo toàn diện và trực tiếp các mặt đời sống xã hội của cơ sở; đồng thời, cấp huyện vừa là cấp quán triệt đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Mọi chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước có được thực hiện tốt hay không là do cơ sở quyết định, cấp huyện có vai trò rất quan trọng trong chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp các cụm bản, làng bản thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước ở địa phương cơ sở, đặc biệt là chỉ đạo phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng và an ninh trên địa bàn huyện, thôn bản, thành phố. Mặt khác, cấp cơ sở thông qua cấp huyện để phản ánh lên cấp tỉnh và Trung ương những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cần phải giải quyết hoặc những vấn đề không còn phù hợp để cấp trên nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung vào đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước kịp thời, phù hợp với điều kiện khách quan của thực tiễn diễn ra ở cơ sở. Bởi vì, cấp huyện là cấp trực tiếp của cơ sở, sâu sát cơ sở nhất. Thực tiễn cho thấy, sự phát triển các mặt của thủ đô Viêng Chăn đều gắn chặt với huyện. Hưởng ứng công cuộc đổi mới đang diễn ra khắp cả nước, mọi địa bàn, nó thật sự có đi vào cuộc sống nhân dân hay không? thì có một phần huyện đóng vai trò tạo nên. Từ Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (Khoá VI) có bàn về cấp huyện là: huyện là đơn vị lập kế hoạch và ngân sách. Tiếp sau đó là Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (Khoá VI) Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã ra quy định tổ chức thực hiện và sau đó có Quy định số 21 của Bộ Chính trị về lấy huyện là đơn vị lập kế hoạch và ngân sách và tổ chức thực hiện có đạt hiệu quả tốt. Sau đó, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đã ra Hướng dẫn số 01/TTg, ngày 11/3/2000 về việc tổ chức thực hiện nội dung: "Xây dựng tỉnh thành đơn vị chiến lược, huyện là đơn vị lập kế hoạch và ngân sách, bản làng là đơn vị cơ sở tổ chức thực hiện" [37]. Cấp huyện có chức năng: - Quản lý hành chính theo ranh giới, lãnh thổ về các hoạt động của Đảng, Nhà nước, của các ngành chức năng trực thuộc và các cụm bản, thôn, làng, bản theo nhiệm vụ được Chính phủ phân cấp. - Cụ thể hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết, chủ trương và nhiệm vụ chính trị của tỉnh, thủ đô phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể ở địa phương; lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, cấp cơ sở, các đoàn thể và toàn dân thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. - Cấp huyện quản lý trực tiếp và toàn diện các cụm bản, thôn bản, làng trên địa bàn và chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo về mọi mặt của cấp tỉnh, thủ đô và Trung ương. Cấp huyện có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, kế hoạch ngân sách tài chính hàng năm trình Ban lãnh đạo huyện thông qua trước khi trình Ban lãnh đạo tỉnh, thủ đô phê duyệt; - Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch ngân sách Nhà nước và công tác quốc phòng – an ninh của huyện; chống và phòng chống các hiện tượng tiêu cực; theo dõi, kiểm tra các dự án đầu tư của Trung ương và của tỉnh, thủ đô đặt tại huyện mình; - Bảo đảm việc thực hiện Hiến pháp, pháp luật và các quy định của Nhà nước; - Tạo sự thuận lợi và quản lý các cơ quan liên quan để bảm đảm việc tạo nguồn thu tại huyện của mình cho đúng, đủ và kịp thời; - Thúc đẩy, khuyến khích và tạo điều kiện cho Mặt trận Lào xây dựng tổ quốc, các cơ quan tổ chức quần chúng, tổ chức xã hội, mọi thành phần kinh tế và nhân dân các dân tộc tham gia việc phát triển kinh tế – xã hội tại huyện của mình; - Tổ chức thực hiện công tác quản lý dân số tại huyện của mình; - Đề nghị thành lập, giải thể bản và bộ máy của cơ quan hành chính huyện; - Báo cáo tình hình toàn diện của huyện cho tỉnh trưởng, đô trưởng một cách thường xuyên; - Quan hệ, hợp tác với nước ngoài theo giao phó của tỉnh, thủ đô; - Hướng dẫn, chỉ đạo việc thi hành các chủ trương, chính sách, thi hành pháp luật, ban hành các quyết định, chỉ thị, nghị quyết và tổ chức thực hiện. - Tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật ở cơ sở. Tổ chức chỉ đạo công tác thi hành án, công tác kiểm tra, thanh tra Nhà nước. Tổ chức tiếp dân, giải quyết kịp thời những tố cáo, khiếu nại của công dân; quyết định xử lí vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. - Xây dựng chính quyền vững mạnh, thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với các tổ chức kinh tế; quản lý hành chính. Tổ chức việc bầu cử Quốc hội theo quy định của pháp luật. Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động, tiền lương theo phân cấp của tỉnh, thủ đô và Chính phủ. Xét, cấp và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong phạm vi được giao. Vai trò của cấp huyện có nhiều vấn đề cần phải giải quyết, vì hiện nay khi chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang phát triển sản xuất hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và định hướng HXCN. Huyện là địa bàn có vị trí quan trọng nhiều mặt trong nền kinh tế quốc dân. Địa bàn huyện rất thuận tiện cho việc hình thành cơ cấu kinh tế kết hợp nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trong tổng thể phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo vùng kinh tế. Hiện nay, yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội đang quy định vị trí, vai trò của cấp huyện. Có nguyên nhân lịch sử, nhất là nền sản xuất nhỏ, trình độ kinh tế, văn hoá, xã hội có sự chênh lệch đáng kể. Việc đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, không hề giản đơn trong việc thực hiện cơ chế hiện nay. Với vị trí đó phương hướng xây dựng huyện hiện nay không phải là xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách mà còn phải xây dựng cho được đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện có khả năng, có năng lực, có đạo đức phẩm chất cách mạng và đồng thời huyện phải phát triển, củng cố sắp xếp, xác định cho đúng chức năng, nhiệm vụ của huyện trong hệ thống bốn cấp hiện nay để khai thác, sử dụng tiềm năng ở mỗi địa bàn khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới. Cấp huyện có mối quan hệ trực tiếp với tỉnh và Trung ương, là địa bàn có điều kiện để kết hợp các ngành, các đơn vị kinh tế, văn hoá do Trung ương hoặc địa phương trực tiếp quản lý thành một cơ cấu kinh tế lãnh thổ nằm trong cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất. Địa bàn cấp huyện rất thuận tiện cho việc hình thành cơ cấu kinh tế kết hợp nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trong tổng thể phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo vùng kinh tế. Hơn nữa, cấp huyện còn là địa bàn thuận lợi để kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế và quốc phòng, an ninh. Cấp huyện là một cấp kế hoạch và ngân sách quan trọng, đồng thời là cấp thực hiện quản lý theo lãnh thổ kết hợp quản lý theo ngành. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ chung của cấp huyện do Nhà nước quy định, cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn không nằm ngoài các quy định đó. Tuy nhiên, do đặc điểm cụ thể của địa phương, chức năng, nhiệm vụ của cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn có một số điểm đặc thù so với các địa phương khác. Thủ đô Viêng Chăn có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 4 huyện là trung tâm. Các Đảng bộ cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn là thành viên của HTCT, nhưng là hạt nhân lãnh đạo của toàn bộ hệ thống. Về mặt tổ chức cấp huyện thủ đô Viêng Chăn có 9 đảng bộ huyện, và đảng bộ cụm bản và 1 đảng bộ thành phố. Trong đó, có Ban Chấp hành đảng bộ, Ban Thường vụ cấp uỷ và thường trực cấp uỷ. Giúp việc cho Ban Chấp hành đảng bộ (cấp uỷ) là các ban đảng: Ban Tuyên giáo, Ban Tổ chức, Uỷ ban Kiểm tra, Văn Phòng huyện. Cấp huyện ở Lào nói chung và thủ đô Viêng Chăn nói riêng là lãnh đạo huyện và lãnh đạo huyện uỷ là cùng một con người, đó là chế độ kiêm chức; nghĩa là huyện trưởng kiêm bí thư huyện uỷ. 1.1.2. Quan niệm, vị trí, vai trò, đặc điểm đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Thủ đô Viêng Chăn 1.1.2.1. Quan niệm, vị trí, vai trò đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Thủ đô Viêng Chăn * Quan niệm về đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Thủ đô Viêng Chăn Quan niệm về đội ngũ cán bộ chủ chốt, đến thời điểm hiện nay còn có nhiều quan niệm khác nhau. Thời gian gần đây ở một số văn kiện của Đảng NDCM Lào đã dần dần có sự phân loại cán bộ trong hệ thống chính trị; điều đó cũng để làm rõ chức trách nhiệm vụ, dễ dàng trong quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, thực hiện chính sách cán bộ, kỷ luật, khen thưởng... đối với cán bộ. Về vấn đề này trong một số văn bản của Đảng NDCM Lào cũng đã đề cập như: Quy định số 02/BCT, ngày 17/10/2006 về công tác quản lý cán bộ, Quyết định của Bộ Chính trị số 123/BCT, ngày 23/8/2007 về quy hoạch bồi dưỡng và đào tạo cán bộ chủ chốt, cán bộ kế thừa từ đây đến năm 2010. Trên thực tế công tác cán bộ ở Lào hiện nay chưa có văn kiện hoặc công văn nào làm căn cứ để phân loại cán bộ chủ chốt một cách hoàn thiện; chính vì điều đó mới không làm rõ được nội dung, thực chất, nội hàm và ngoại diên của các khái niệm về cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp; cho nên đã ảnh hưởng đến việc tiêu chuẩn hoá từng chức danh cán bộ; khó tìm ra nội dung và phương pháp đào tạo, sử dụng, bổ nhiệm một cách hợp lý và khó trong việc đánh giá một cách đúng đắn "đức", "tài" của từng cán bộ. Vì thế, cần làm rõ khái niệm cán bộ, cán bộ lãnh đạo chủ chốt; nhất là cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn CHDCND Lào. Để có quan niệm đúng về đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn, thì cần làm rõ khái niệm “cán bộ”. Khái niệm “cán bộ”. Trong Đại từ điển tiếng Việt, “ cán bộ” được định nghĩa là: 1. Người làm việc trong cơ quan nhà nước: cán bộ nhà nước; 2. Người giữ chức vụ, phân biệt với người bình thường, không giữ chức vụ, trong cơ quan, tổ chức nhà nước: cán bộ tổ chức, cán bộ đại đội [ 28, tr. 249]. Trong từ điển tiếng Việt, khái niệm “ cán bộ” được hiểu là: 1. Người làm công tác có nghiệp vụ, chuyên môn trong cơ quan nhà nước. Cán bộ nhà nước, cán bộ khoa học, cán bộ chính trị; 2. Người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với người thường, không có chức vụ [29, tr. 109 ]. Còn trong nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam cũng như trong Đề cương bài giảng sau đại học, chuyên ngành xây dựng Đảng của Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Xây dựng Đảng, khái niệm này đã được trình bày, phân tích khá đầy đủ. Nhìn chung, theo nhiều nhà nghiên cứu của Việt Nam, thuật ngữ cán bộ xuất hiện trong đời sống xã hội ở Việt Nam từ sau khi có phong trào cách mạng theo con đường chủ nghĩa Mác – Lênin. Đó là danh xưng để chỉ một lớp người là những chiến sĩ cách mạng, lớp người mới, sẵn sàng chịu đựng gian khổ, hy sinh, gắn bó với nhân dân. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bàn nhiều về cán bộ và công tác cán bộ, Người chỉ rõ: “ Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng” [20, tr. 269]. ở Lào, thuật ngữ cán bộ xuất hiện trong đời sống xã hội của Lào từ khi phong trào cách mạng Lào có tổ chức Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng lãnh đạo, nó được dùng làm tên gọi cho những người đi làm cách mạng, mà nhân dân hay gọi những người đó là cán bộ Lào ít-xạ lạ và được sử dụng rất nhiều ở vùng giải phóng của phái Mặt trận Lào yêu nước. Trong bản báo cáo của Tổng bí thư Kày són Phôm Vị Hán trước Đại hội thành lập Đảng Nhân dân Lào ngày 22 tháng 03 năm 1955 (Đảng NDCM Lào hiện nay), từ cán bộ đã ghi vào trong chính sách cơ bản và chương trình hành động trước mặt của Đảng như sau: Tích cực đào tạo bồi dưỡng cán bộ, trước hết là phải quan tâm cán bộ là công nhân – nông dân, dân tộc ít người [ 30, tr. 7]. Sau ngày giải phóng giành được độc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLV.doc
  • docmục lục.doc
Tài liệu liên quan