Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) có vị trí rất quan trọng trong hệ thống chính quyền bốn cấp của nước ta hiện nay, vấn đề này được Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi tại điều 118. Chính quyền cấp xã có chức năng: Bảo đảm việc chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quyết định của chính quyền Nhà nước cấp trên; quyết định và đảm bảo thực hiện các chủ trương, biện pháp để phát huy mọi khả năng và tiềm năng của địa phương về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong xã và làm tròn nghĩa vụ của địa phương với Nhà nước.
Nhiệm vụ của chính quyền cấp xã được quy định trong Hiến pháp và Luật tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp. Sự vững mạnh của chính quyền cấp xã là nền tảng cho sự vững mạnh của hệ thống chính quyền trong cả nước và ngược lại. Khâu quan trọng quyết định sự vững mạnh của hệ thống chính quyền cơ sở phải nói đến khâu cán bộ, hay nói cách khác cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là then chốt trong công tác xây dựng Đảng, trung tâm trong kiện toàn hệ thống Nhà nước.
Cán bộ, công chức cấp xã là những người gần dân nhất, trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, hàng ngày triển khai, hướng dẫn, vận động nhân dân thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trực tiếp lắng nghe, giải quyết hoặc kiến nghị lên chính quyền cấp trên những kiến nghị, ý kiến, nguyện vọng của nhân dân.
Vì vậy, chất lượng hoạt động của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh của hệ thống chính trị ở cơ sở, tác động trực tiếp đến sự nghiệp cách mạng và đổi mới của Đảng và Nhà nước.
Cán bộ là một yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng và củng cố chính quyền cấp xã vững mạnh. Đồng thời muốn xây dựng và củng cố chính quyền cấp xã vững mạnh thì phải xây dựng cán bộ, công chức có đủ năng lực và phẩm chất để thực hiện sự nghiệp đổi mới mà Đảng ta đã khởi xướng.
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001) khẳng định:
Hoàn thiện chế độ công vụ, quy chế cán bộ, công chức, coi trọng cả năng lực và đạo đức; bảo đảm tính nghiêm túc, trung thực trong thi tuyển cán bộ, công chức. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, về đường lối, chính sách, về kiến thức và kỹ năng quản lý hành chính nhà nước. Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức theo đúng chức năng, tiêu chuẩn. Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng cán bộ, công chức, kịp thời thay thế những cán bộ, công chức yếu kém và thoái hóa. Tăng cường cán bộ cho cơ sở. Có chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ đối với cán bộ xã, phường, thị trấn [14].
Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước đã xác định từ nay đến năm 2005, cần tập trung giải quyết mấy vấn đề cơ bản và bức xúc trong đó ghi rõ:
Xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tuỵ với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân; trẻ hóa đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở [15].
Thể chế hóa Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành TW (khóa IX), Pháp lệnh cán bộ, công chức (đã được sửa sổi, bổ sung năm 2000, 2003); Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001 - 2010; Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; Thông tư số 03/2004/TT-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn; Thông tư liên tịch số 34/2004/TTLT-BNV-BTC-BLĐXH ngày 14 tháng 5 năm 2004 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; Quyết định số 03/2004/QĐ-TTG ngày 07 tháng 01 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn đến năm 2010; Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; QĐ số 40/2006/QĐ/TTCP ngày 15 tháng 2 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ :phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006-2010”; QĐ 106/2007/QĐ-TTCP ngày 13 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Đề án “Một số giải pháp tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ hệ thống chính trị cơ sở vùng Tây Bắc (giai đoạn 2007 - 2010). là cơ sở pháp lý quan trọng để làm tốt công tác cán bộ, công chức chính quyền cấp xã.
Điện Biên là một tỉnh miền núi nghèo, có địa hình phức tạp, chủ yếu là núi cao, độ dốc lớn, xen kẽ với các thung lũng hẹp. Ngay từ khi thành lập tỉnh (tách ra từ tỉnh Lai Châu năm 2004), tỉnh Điện Biên có nhiều thuận lợi và khó khăn, trong đó khó khăn lớn nhất là sự thiếu hụt trầm trọng và sự yếu kém của cán bộ, công chức trong toàn tỉnh nói chung và cán bộ, công chức chính quyền cấp xã nói riêng, nên hiệu quả kinh tế - xã hội của tỉnh không cao.
Trong những năm qua, cấp uỷ và chính quyền tỉnh Điện Biên đã quan tâm tới công tác cán bộ, nhưng thực tế năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức đang còn thấp, nhất là năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của Tỉnh, do tỉnh Điện Biên còn thiếu hệ thống giải pháp đồng bộ về nâng cao năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã.
128 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1371 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Điện Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chÊt lîng c¸n bé, c«ng chøc chÝnh quyÒn cÊp x· ë tØnh ®iÖn biªn
hµ néi - 2009
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ
8
1.1. Khái niệm, vị trí vai trò, đặc điểm, tiêu chuẩn của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã; Khái niệm chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã
8
1.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã
25
1.3. Các yếu tố đảm bảo chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã
44
Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN (TỪ 2004 ĐẾN 2008)
53
2.1. Đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Điện Biên
53
2.2. Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Điện Biên
70
2.3. Nguyên nhân hạn chế về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Điện Biên
79
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN
82
3.1. Yêu cầu của việc nâng cao chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Điện Biên
82
3.2. Phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Điện Biên
90
3.3. Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Điện Biên
94
KẾT LUẬN
119
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
121
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
122
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) có vị trí rất quan trọng trong hệ thống chính quyền bốn cấp của nước ta hiện nay, vấn đề này được Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi tại điều 118. Chính quyền cấp xã có chức năng: Bảo đảm việc chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quyết định của chính quyền Nhà nước cấp trên; quyết định và đảm bảo thực hiện các chủ trương, biện pháp để phát huy mọi khả năng và tiềm năng của địa phương về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong xã và làm tròn nghĩa vụ của địa phương với Nhà nước.
Nhiệm vụ của chính quyền cấp xã được quy định trong Hiến pháp và Luật tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp. Sự vững mạnh của chính quyền cấp xã là nền tảng cho sự vững mạnh của hệ thống chính quyền trong cả nước và ngược lại. Khâu quan trọng quyết định sự vững mạnh của hệ thống chính quyền cơ sở phải nói đến khâu cán bộ, hay nói cách khác cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là then chốt trong công tác xây dựng Đảng, trung tâm trong kiện toàn hệ thống Nhà nước.
Cán bộ, công chức cấp xã là những người gần dân nhất, trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, hàng ngày triển khai, hướng dẫn, vận động nhân dân thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trực tiếp lắng nghe, giải quyết hoặc kiến nghị lên chính quyền cấp trên những kiến nghị, ý kiến, nguyện vọng của nhân dân.
Vì vậy, chất lượng hoạt động của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh của hệ thống chính trị ở cơ sở, tác động trực tiếp đến sự nghiệp cách mạng và đổi mới của Đảng và Nhà nước.
Cán bộ là một yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng và củng cố chính quyền cấp xã vững mạnh. Đồng thời muốn xây dựng và củng cố chính quyền cấp xã vững mạnh thì phải xây dựng cán bộ, công chức có đủ năng lực và phẩm chất để thực hiện sự nghiệp đổi mới mà Đảng ta đã khởi xướng.
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001) khẳng định:
Hoàn thiện chế độ công vụ, quy chế cán bộ, công chức, coi trọng cả năng lực và đạo đức; bảo đảm tính nghiêm túc, trung thực trong thi tuyển cán bộ, công chức. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, về đường lối, chính sách, về kiến thức và kỹ năng quản lý hành chính nhà nước. Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức theo đúng chức năng, tiêu chuẩn. Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng cán bộ, công chức, kịp thời thay thế những cán bộ, công chức yếu kém và thoái hóa. Tăng cường cán bộ cho cơ sở. Có chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ đối với cán bộ xã, phường, thị trấn [14].
Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước đã xác định từ nay đến năm 2005, cần tập trung giải quyết mấy vấn đề cơ bản và bức xúc trong đó ghi rõ:
Xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tuỵ với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân; trẻ hóa đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở [15].
Thể chế hóa Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành TW (khóa IX), Pháp lệnh cán bộ, công chức (đã được sửa sổi, bổ sung năm 2000, 2003); Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001 - 2010; Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; Thông tư số 03/2004/TT-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn; Thông tư liên tịch số 34/2004/TTLT-BNV-BTC-BLĐXH ngày 14 tháng 5 năm 2004 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; Quyết định số 03/2004/QĐ-TTG ngày 07 tháng 01 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn đến năm 2010; Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; QĐ số 40/2006/QĐ/TTCP ngày 15 tháng 2 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ :phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006-2010”; QĐ 106/2007/QĐ-TTCP ngày 13 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Đề án “Một số giải pháp tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ hệ thống chính trị cơ sở vùng Tây Bắc (giai đoạn 2007 - 2010)... là cơ sở pháp lý quan trọng để làm tốt công tác cán bộ, công chức chính quyền cấp xã.
Điện Biên là một tỉnh miền núi nghèo, có địa hình phức tạp, chủ yếu là núi cao, độ dốc lớn, xen kẽ với các thung lũng hẹp. Ngay từ khi thành lập tỉnh (tách ra từ tỉnh Lai Châu năm 2004), tỉnh Điện Biên có nhiều thuận lợi và khó khăn, trong đó khó khăn lớn nhất là sự thiếu hụt trầm trọng và sự yếu kém của cán bộ, công chức trong toàn tỉnh nói chung và cán bộ, công chức chính quyền cấp xã nói riêng, nên hiệu quả kinh tế - xã hội của tỉnh không cao.
Trong những năm qua, cấp uỷ và chính quyền tỉnh Điện Biên đã quan tâm tới công tác cán bộ, nhưng thực tế năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức đang còn thấp, nhất là năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của Tỉnh, do tỉnh Điện Biên còn thiếu hệ thống giải pháp đồng bộ về nâng cao năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã.
Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu Chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Điện Biên là rất cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề chất lượng cán bộ, công chức đã được nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu và nhiều công trình khoa học cũng đã nghiên cứu vấn đề này dưới nhiều gốc độ khác nhau. Có thể liệt kê một số công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực trên như sau:
PGS.TS Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS Trần Xuân Sầm chủ biên: Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003;
GS. Hồ Văn Thông: Tình hình các tổ chức chính trị ở nông thôn nước ta được in trong cuốn sách Kinh tế xã hội nông thôn Việt Nam ngày nay, tập 2, Nxb Tư tưởng văn hóa, Hà Nội 1991;
Nguyễn Thị Hải: Về đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở Thái Bình trong điều kiện cải cách nền hành chính nhà nước, Hà Nội, 2001.
Trong điều kiện cải cách hành chính nhà nước, vấn đề cán bộ, công chức chính quyền cấp xã được đặc biệt quan tâm. Một số đề tài khoa học, công trình nghiên cứu đề cập trực tiếp đến vấn đề này và hoàn chỉnh hơn.
PGS, TS Bùi Tiến Quý: Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000;
TS Thang Văn Phúc và TS Chu Văn Thành đồng chủ biên: Chính quyền cấp xã và quản lý nhà nước cấp xã của Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước, Ban Tổ chức Cán bộ chính phủ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000;
TS Nguyễn Ngọc Hiến chủ biên: Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam của Học viện Hành chính Quốc gia, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001;
TS Nguyễn Văn Sáu và GS Hồ Văn Thông chủ biên: Thực hiện quy chế dân chủ và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003;
Th.S Dương Hương Sơn, Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Quảng Trị hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2004;
Ngoài ra, một số bài viết, nghiên cứu được đăng trên các Tạp chí Thông tin Chính trị học, Tạp chí Quản lý nhà nước, Nhà nước pháp luật như:
TS Lê văn Hòe: Về hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị ở các tỉnh miền núi, Đề tài độc lập cấp nhà nước: Các giải pháp đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị các tỉnh miền núi, Hà Nội, 2002;
PGS Hà Quang Ngọc: Đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở: Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Cộng sản số 2/1999;
GS,TSKH Vũ Huy Từ: Một số giải pháp tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ cơ sở, Tạp chí Quản lý nhà nước số 5/2002;
PGS Hà Quang Ngọc: Đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở: thực trạng và giải pháp, Tạp chí Cộng sản số 2/1999;
GS.TSKH Vũ Huy Từ: Một số giải pháp tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ cơ sở, Tạp chí Quản lý nhà nước số 5/2002;
Dưới góc độ khoa học, các công trình nói trên là hết sức có giá trị đối với những người đã và đang nghiên cứu về chất lượng cán bộ, công chức. Tuy nhiên, đến nay đề tài: Chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Điện Biên là công trình nghiên cứu đầu tiên mang tính toàn diện đối với cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Điện Biên.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã; đánh giá thực trạng chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã trong những năm qua ở Điện Biên, qua đó đưa ra những quan điểm, giải pháp để nâng cao chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở Điện Biên trong những năm tiếp theo.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xây dựng và hệ thống hóa một số quan điểm lý luận về chất lượng cán bộ, công chức cấp xã; xây dựng khái niệm và nêu ra những đặc điểm của chất lượng cán bộ, công chức cấp xã. Phân tích nội dung, vị trí, vai trò của cán bộ, công chức cấp xã cũng như những nguyên nhân và xu hướng phát triển của cán bộ, công chức cấp xã ở Điện Biên;
Đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Điện Biên trong những năm qua và chỉ ra nguyên nhân khách quan và chủ quan của những hạn chế đó.
Dự báo và xây dựng những tiêu chuẩn về cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Điện Biên, đề xuất các giải pháp cụ thể có tính khả thi nhằm đảm bảo về chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ở Điện Biên hiện nay.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Quan niệm về chính quyền cấp xã còn nhiều ý kiến khác nhau. Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu chất lượng cán bộ, công chức của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Luận văn nghiên cứu cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở Điện Biên nhưng chỉ giới hạn thời gian từ khi thành lập tỉnh Điện Biên (năm 2004) đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật trong vấn đề chất lượng cán bộ, công chức cấp xã.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện bởi các phương pháp như: phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp để xử lý tài liệu thu thập.
Đóng góp của luận văn
5.1. Đóng góp về mặt lý luận
Góp phần hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, của Đảng và Nhà nước về cán bộ, công chức; công tác cán bộ và xây dựng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã.
Luận văn góp phần làm rõ cơ sở khoa học của chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã; khái niệm và tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã;
Có sự luận giải, đánh giá về chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Điện Biên hiện nay.
5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Luận văn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Điện Biên;
Với kết quả đạt được, đề tài có thể trở thành tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và ứng dụng tại tỉnh Điện Biên;
Các giải pháp đưa ra cũng có thể được tiếp tục nghiên cứu, phát triển và áp dụng rộng ngoài phạm vi tỉnh Điện Biên. Qua đó, tác giả hy vọng sẽ được đóng góp một phần nhỏ vào tiến trình quản lý nhà nước nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã tại Việt Nam.
Ý nghĩa của luận văn
Đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, giúp cho công tác quản lý nhà nước trong việc nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Điện Biên được hoàn thiện hơn.
Các giải pháp của đề tài sẽ làm cơ sở để xây dựng mô hình về chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh.
Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã đối với các lĩnh vực khác.
Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 9 tiết.
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ
1.1. KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM, TIÊU CHUẨN CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ; KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ
1.1.1. Khái niệm, vị trí vai trò, đặc điểm, tiêu chuẩn của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã
a) Khái niệm cán bộ, công chức chính quyền cấp xã
Nước ta khi bước vào thời kỳ mới vừa đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vừa xây dựng và hoàn chỉnh Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vừa tiến hành xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì vậy, chúng ta cần phải xây dựng cán bộ, công chức có chất lượng đồng bộ, phù hợp với những yêu cầu mới đặt ra, đặc biệt là cán bộ, công chức chính quyền cấp xã.
Để làm được điều đó trước hết chúng ta cần phải làm rõ khái niệm về cán bộ, công chức chính quyền cấp xã.
Quan niệm về cán bộ, công chức chính quyền cấp xã.
* Quan niệm về cán bộ: Từ cán bộ xuất hiện trong đời sống xã hội nước ta khoảng mấy chục năm gần đây; được dùng phổ biến trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Từ đó đến nay thuật ngữ cán bộ được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, có nhiều từ điển có khái niệm cán bộ và được hiểu với nhiều nghĩa khác nhau trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, nhưng tựu chung lại có thể quan niệm một cách chung nhất: "Cán bộ là khái niệm chỉ những người có chức vụ, vai trò và cương vị nòng cốt trong một tổ chức, có tác động, ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức và các quan hệ trong lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, điều hành, góp phần định hướng sự phát triển của tổ chức" [38, tr.20].
* Quan niệm về công chức:
Nhiều quốc gia quan niệm công chức là những nhân viên công tác, được hưởng lương từ ngân sách, bị quy định bởi quy chế hoặc luật công chức, là người làm việc trong hệ thống chính quyền nhà nước.
Công chức là bộ phận rất quan trọng trong nền hành chính quốc gia. Tuy nhiên, do đặc điểm cấu trúc của hệ thống chính trị nước ta nên quan niệm về công chức ở Việt Nam cũng có đặc thù.
Trong một số nghị quyết của Đảng cũng như một số văn bản pháp quy, mặc dù chưa ra định nghĩa rõ ràng nhưng đã có đề cập đến khái niệm về công chức. Theo Pháp lệnh cán bộ công chức 1998 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2000 và 2003) thì công chức được hiểu là:
Công dân Việt Nam, trong biên chế do được Nhà nước tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên, làm việc liên tục trong các cơ quan nhà nước, trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội hoặc trong lực lượng vũ trang mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; được xếp vào ngạch bậc và hưởng lương từ ngân sách nhà nước [46, Điều 1].
Qua gần 20 năm đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và quan trọng về kinh tế, xã hội, giữ vững ổn định về chính trị và hiện nay đang đứng trước yêu cầu đổi mới của sự phát triển. Đòi hỏi phải đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn cũng được đặt ra.
Công chức là những người được Nhà nước tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc cơ quan đơn vị thuộc quân đội nhân dân hay công an nhân dân mà không phải là hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, được phân loại theo chế độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào một ngạch hành chính trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước [26, tr.18].
Trên cơ sở đó, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX xác định: Đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị ở cơ sở có cán bộ chuyên trách và cán bộ không chuyên trách.
Cán bộ chuyên trách là những cán bộ phải dành phần lớn thời gian lao động làm việc công để thực hiện chức trách được giao, bao gồm: Cán bộ giữ chức vụ qua bầu cử và cán bộ chuyên môn được ủy ban Nhân dân tuyển chọn; đội ngũ này có chế độ làm việc và được hưởng chính sách về cơ bản như cán bộ, công chức nhà nước. Cán bộ, công chức cơ sở có đủ điều kiện được thi tuyển vào ngạch công chức ở cấp trên.
Tại Điểm g, h Khoản 1, Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 26/2/1998 (được ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 29/4/2003) quy định: Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, ủy ban Nhân dân; Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội xã, phường, thị trấn, những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc ủy ban Nhân dân cấp xã được gọi là cán bộ, công chức trong biên chế nhà nước; được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Trên cơ sở lý luận về chính quyền (Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân); cán bộ, công chức cũng như các quy định về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn thì cán bộ công chức chính quyền cấp xã hiện nay bao gồm:
- Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ (sau đây gọi chung là cán bộ chuyên trách cấp xã), gồm có các chức vụ sau đây:
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân;
Cán bộ chuyên trách là những người dành phần lớn thời gian làm việc cho công việc của mình để thực hiện nhiệm vụ và trọng trách mà nhân nhân dân giao phó.
- Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã (gọi chung là công chức cấp xã), gồm có các chức danh sau đây:
+ Trưởng ban công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy).
+ Chỉ huy trưởng quân sự;
+ Văn phòng - thống kê;
+ Địa chính - xây dựng;
+ Tài chính - kế toán;
+ Tư pháp - hộ tịch;
+ Văn hóa - xã hội;
Công chức cấp xã làm công tác chuyên môn, giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã quản lý nhà nước trên các lĩnh vực như: văn phòng, thống kê; an ninh; quân sự; địa chính, xây dựng; tài chính, kế toán; văn hóa, xã hội; tư pháp, hộ tịch; ngoài ra những công chức này công thực hiện các nhiệm vụ khác khi được thường trực Uỷ ban nhân dân cấp xã giao.
Ở chính quyền cấp xã, ngoài chức danh cán bộ chuyên trách, công chức còn có đội ngũ cán bộ không chuyên trách và cán bộ thôn, bản bao gồm:
+ Phó trưởng Công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy).
+ Phó chỉ huy trưởng quân sự.
+ Cán bộ Kế hoạch- Giao thông- Thuỷ lợi- Nông, Lâm, Ngư nghiệp.
+ Cán bộ Lao động-Thương binh-Xã hội.
+ Cán bộ Dân số- Gia đình và Trẻ em.
+ Thủ quỹ- Văn thư- Lưu trữ.
+ Cán bộ phụ trách đài truyền thanh
+ Cán bộ quản lý Nhà văn hoá.
+ Trưởng thôn, bản, tổ dân phố.
+ Công an viên ở thôn, bản, tổ dân phố.
Cán bộ không chuyên trách ở cấp xã là những người không làm công việc thường xuyên, liên tục, không hưởng lương từ ngân sách của nhà nước. Những người này họ được hưởng phụ cấp hàng tháng do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.
Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm như sau:
Khái niệm cán bộ chính quyền cấp xã: Cán bộ chính quyền cấp xã là công dân Việt Nam trong biên chế; được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, gồm những người được bầu giữ chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
Khái niệm công chức chính quyền cấp xã: Công chức chính quyền cấp xã là công dân Việt Nam trong biên chế, được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Khái niệm cán bộ, công chức chính quyền cấp xã: Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là công dân Việt Nam, trong biên chế, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, làm việc tại Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp xã do được bầu để giữ chức vụ, hoặc được tuyển dụng giao giữ chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Để nâng cao hiệu lực hoạt động của chính quyền cấp xã cán bộ, công chức chính quyền cấp xã không những cần phải có nhiệt tình cách mạng, có phẩm chất tốt, đạo đức tốt mà còn cần phải có tri thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác để hoàn thành nhiệm vụ.
b) Vị trí, vai trò của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác -Lênin đã từng nêu cao vai trò của người cán bộ. Lênin chỉ rõ: "Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào" [16, tr.473].
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến cán bộ, coi đây là vấn đề then chốt. Người khẳng định: "Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành, đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng" [21, tr.269].
Khẳng định vị trí, vai trò của người cán bộ, đòi hỏi người cán bộ phải có những đức tính tốt, Hồ Chí Minh cũng không cực đoan cho rằng cán bộ chỉ có tính tốt hay toàn tính tốt, mà cán bộ trước hết cũng là con người, có thể có cả tính xấu. Nhưng người cán bộ phải biết nhận biết, sửa chữa, loại bỏ tính xấu, phát triển tính tốt của mình; đồng thời Hồ Chí Minh cũng không cho rằng cán bộ là nhân tố quyết định tất cả, mà "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân"[21, tr.197], còn vai trò quyết định của cán bộ là ở chỗ nhận thức được để đi trước, làm gương, lãnh đạo.
Vai trò hết sức quan trọng của cán bộ đối với sự nghiệp cách mạng còn thể hiện ở chỗ: nếu thiếu họ thì không có cách mạng, mục tiêu đề ra không thể hoàn thành, cán bộ có vai trò quyết định đối với công việc “Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [20, tr.240].
Cán bộ, công chức có vị trí, vai trò quan trọng đối với cơ quan, tổ chức. Cán bộ, công chức là thành viên, phần tử cấu thành tổ chức bộ máy. Cán bộ, công chức có quan hệ mật thiết với tổ chức và quyết định mọi sự hoạt động của tổ chức. Hiệu quả hoạt động trong tổ chức, bộ máy phụ thuộc vào cán bộ. Cán bộ, công chức tốt sẽ làm cho bộ máy hoạt động nhịp nhàng, cán bộ, công chức kém sẽ làm cho bộ máy tê liệt "Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt" [21, tr.54].
Đối với công việc "cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "Muôn việc thành
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUAN VAN CHINH THUC 2009-TUYEN.doc
- phu luc.doc