Thế kỷ XX là thế kỷ đã chứng kiến nhiều biến động thăng trầm to lớn của CNXH hiện thực: từ sự ra đời, phát triển đến khủng hoảng và đổ vỡ. Trước sự sụp đổ của hàng loạt các nước XHCN ở Liên Xô và Đông Âu, CNXH trên thế giới rơi vào tình trạng thoái trào và phải đối mặt với muôn vàn những khó khăn, thách thức.
Trong bối cảnh đó, một số nước XHCN còn lại đã chủ động, sáng tạo tìm ra con đường đi riêng cho mình, và đã vượt qua khó khăn, thách thức để phát triển, làm cho CNXH được hồi sinh. Có được những thành công như vậy là do các nước này đã biết giải quyết tốt mối quan hệ giữa tính phổ biến và tính đặc thù của CNXH, mà thực chất là giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng, cái mới và cái cũ, cái tiến bộ và cái lỗi thời trong quá trình xây dựng CNXH ở mỗi nước. Về mặt lý luận, đó là mối quan hệ giữa xu hướng thời đại và con đường phát triển của dân tộc. Giải quyết mối quan hệ ấy là vấn đề khoa học và nghệ thuật chính trị của đảng cộng sản cầm quyền ở mỗi nước.
Ở Việt Nam, từ khi thực hiện đường lối đổi mới đến nay, con đường đi lên CNXH ngày càng được xác định rõ hơn. Quan niệm về CNXH đã được bổ sung, phát triển cùng với sự phát triển của thực tiễn đất nước, của CNXH trên thế giới và của thời đại. Ðiều đó cũng là đương nhiên, phản ánh quá trình phát triển của thực tiễn và nhận thức. Cho đến nay, kế thừa Cương lĩnh của Đảng năm 1991, qua tổng kết 20 năm đổi mới, có thể khẳng định rằng: "Xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Ðó là xã hội: 1. Do nhân dân làm chủ; 2. Có nền kinh tế phát triển cao, bền vững với một hệ thống quan hệ sản xuất phù hợp; 3. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; 4. Con người có cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc, được phát triển toàn diện; 5. Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ; 6. Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Ðảng Cộng sản lãnh đạo; 7. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới".
Những nội dung nêu trên có thể coi là những đặc điểm của CNXH mà chúng ta đang xây dựng. Trong quá trình thực hiện những nội dung đó, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt: kinh tế tăng trưởng liên tục với mức khá cao, quyền làm chủ của nhân dân ngày càng được mở rộng và phát huy, vị thế và vai trò lãnh đạo của Đảng ngày càng được củng cố, nhà nước pháp quyền XHCN được hình thành rõ nét hơn, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện đáng kể, an ninh chính trị ổn định, quan hệ hợp tác về mọi mặt giữa Việt Nam và thế giới được nâng lên tầm cao mới. Những thành công này đã khẳng định sự đúng đắn của đường lối đổi mới, tạo ra động lực lớn để tiếp tục đổi mới và phát triển, đồng thời củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự nghiệp xây dựng CNXH của Đảng và nhân dân ta.
208 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1594 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Cái phổ biến và cái đặc thù về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế kỷ XX là thế kỷ đã chứng kiến nhiều biến động thăng trầm to lớn của CNXH hiện thực: từ sự ra đời, phát triển đến khủng hoảng và đổ vỡ. Trước sự sụp đổ của hàng loạt các nước XHCN ở Liên Xô và Đông Âu, CNXH trên thế giới rơi vào tình trạng thoái trào và phải đối mặt với muôn vàn những khó khăn, thách thức.
Trong bối cảnh đó, một số nước XHCN còn lại đã chủ động, sáng tạo tìm ra con đường đi riêng cho mình, và đã vượt qua khó khăn, thách thức để phát triển, làm cho CNXH được hồi sinh. Có được những thành công như vậy là do các nước này đã biết giải quyết tốt mối quan hệ giữa tính phổ biến và tính đặc thù của CNXH, mà thực chất là giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng, cái mới và cái cũ, cái tiến bộ và cái lỗi thời trong quá trình xây dựng CNXH ở mỗi nước. Về mặt lý luận, đó là mối quan hệ giữa xu hướng thời đại và con đường phát triển của dân tộc. Giải quyết mối quan hệ ấy là vấn đề khoa học và nghệ thuật chính trị của đảng cộng sản cầm quyền ở mỗi nước.
Ở Việt Nam, từ khi thực hiện đường lối đổi mới đến nay, con đường đi lên CNXH ngày càng được xác định rõ hơn. Quan niệm về CNXH đã được bổ sung, phát triển cùng với sự phát triển của thực tiễn đất nước, của CNXH trên thế giới và của thời đại. Ðiều đó cũng là đương nhiên, phản ánh quá trình phát triển của thực tiễn và nhận thức. Cho đến nay, kế thừa Cương lĩnh của Đảng năm 1991, qua tổng kết 20 năm đổi mới, có thể khẳng định rằng: "Xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Ðó là xã hội: 1. Do nhân dân làm chủ; 2. Có nền kinh tế phát triển cao, bền vững với một hệ thống quan hệ sản xuất phù hợp; 3. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; 4. Con người có cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc, được phát triển toàn diện; 5. Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ; 6. Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Ðảng Cộng sản lãnh đạo; 7. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới".
Những nội dung nêu trên có thể coi là những đặc điểm của CNXH mà chúng ta đang xây dựng. Trong quá trình thực hiện những nội dung đó, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt: kinh tế tăng trưởng liên tục với mức khá cao, quyền làm chủ của nhân dân ngày càng được mở rộng và phát huy, vị thế và vai trò lãnh đạo của Đảng ngày càng được củng cố, nhà nước pháp quyền XHCN được hình thành rõ nét hơn, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện đáng kể, an ninh chính trị ổn định, quan hệ hợp tác về mọi mặt giữa Việt Nam và thế giới được nâng lên tầm cao mới. Những thành công này đã khẳng định sự đúng đắn của đường lối đổi mới, tạo ra động lực lớn để tiếp tục đổi mới và phát triển, đồng thời củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự nghiệp xây dựng CNXH của Đảng và nhân dân ta.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, mô hình xây dựng CNXH mà chúng ta đang thực hiện cũng còn không ít những hạn chế cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Những hạn chế này đã và đang tạo ra lực cản đối với sự phát triển của CNXH, thậm chí còn tạo ra những nguy cơ, thách thức trực tiếp đối với sự tồn vong của chế độ. Bao trùm lên tất cả là các vấn đề về mối quan hệ giữa tăng trưởng tốc độ cao với sự phát triển bền vững, liên tục của nền kinh tế; giữa phát triển kinh tế với công bằng xã hội, giữ vững tính chất XHCN của nền kinh tế thị trường; giữa nắm bắt thời cơ và ứng phó với thách thức trong hội nhập kinh tế thế giới; giữa phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền trong hệ thống chính trị với Nhà nước pháp quyền XHCN,… Những vấn đề này đòi hỏi phải tiếp tục được lý giải một cách khoa học để tạo cơ sở và động lực cho sự phát triển tiếp theo của CNXH.
Thêm vào đó, thời đại ngày nay đã có nhiều biến đổi so với thời kỳ đầu xây dựng CNXH, nhiều yếu tố mới xuất hiện đã tác động trực tiếp đến cách hiểu và thực tiễn vận động về CNXH, và thực tiễn càng chứng minh rõ có những nhân tố còn hợp lý, có những điểm cần nhận thức lại cho rõ hơn và cụ thể hơn, và có những cái cần được bổ sung cho đầy đủ. Quá trình này sẽ giúp cho việc làm sáng tỏ hơn về những đặc trưng của CNXH ở Việt Nam.
Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu về lý luận CNXH nói chung và thực tiễn xây dựng chủ xã hội nói riêng, đặc biệt là quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay, có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nếu không làm rõ được tính phổ biến của con đường đi lên CNXH thì quá trình xây dựng CNXH dễ bị dao động, lung lay về niềm tin, dẫn đến xây dựng CNXH sẽ bị mất phương hướng, chệch hướng; còn nếu không xác định rõ được tính đặc thù của con đường đi lên CNXH ở Việt Nam thì quá trình xây dựng CNXH dễ mắc phải căn bệnh chủ quan duy ý chí, thiếu sự sáng tạo, sẽ bị rơi vào giáo điều, dập khuôn, máy móc. Hơn nữa, việc nghiên cứu vấn đề này không chỉ giúp chúng ta làm rõ hơn những định hướng mang tính chiến lược trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn mới mà còn giúp xác định được rõ trọng tâm, trọng điểm những bước đi cụ thể cho mỗi giai đoạn, mỗi lĩnh vực trong quá trình xây dựng CNXH, kế thừa được những giá trị tiến bộ của nhân loại và phát huy những giá trị dân tộc, sức mạnh nội lực cho quá trình phát triển.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trên thế giới: Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu về CNXH trên thế giới đang được đề cập từ nhiều góc độ khác nhau, với sự đa dạng, phong phú trong cách tiếp cận vấn đề, nhưng cơ bản tập trung vào hai mảng lớn. Mảng thứ nhất, chủ yếu được tiếp cận từ góc độ kinh tế và chính trị, đề cập đến sự xụp đổ của CNXH hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu, phân tích những nguyên nhân khủng hoảng, nguyên nhân cải tổ, cải cách thất bại và những bài học kinh nghiệm được rút ra từ sự xụp đổ này. Các nghiên cứu này đã chỉ ra những khuyết tật của mô hình CNXH được xây dựng trên cơ sở lý luận sai lầm đã kéo dài không được khắc phục là nguyên nhân sâu xa của sự khủng hoảng và dẫn đến sụp đổ chế độ XHCN ở các nước này. Từ đó đi đến phủ nhận xu hướng vận động của CNXH hiện thực, cho rằng thời đại hoàng kim của CNXH đã chấm dứt, xây dựng CNXH là ảo tưởng và không tưởng. Các công trình đề cập đến vấn đề này có thể kể đến: CNXH chuyển đổi mô hình từ “truyền thống” sang “hiện đại” của Chengeng; Hệ thống xã hội chủ nghĩa của Kornai János, Nxb Văn hóa Thông tin, 2002; Các nền kinh tế chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường của Marie Lavigne, Nxb CTQG, 2002; Chủ nghĩa cộng sản: một dự án mới của Robert Hue.
Trái ngược với mảng thứ nhất, mảng thứ hai lại nhìn nhận, đánh giá mang tính tích cực hơn về CNXH hiện thực với những thành tựu của nó, nhất là những thành công trong công cuộc cải cách, đổi mới xây dựng mô hình CNXH mang đặc sắc Trung Quốc. Các công trình này dường như khẳng định sự hồi phục của CNXH hiện thực sau một thời kỳ khủng hoảng nghiêm trọng kéo dài và chứng minh rằng CNXH vẫn là quy luật vận động của lịch sử mà nhân loại sẽ đi đến. Các công trình đề cập đến vấn đề này có thể kể đến: Lịch sử, hiện trạng, tương lai CNXH của Trương Khắc Lôi, Tự Lập Bình (Sách đã được dịch sang Tiếng Việt), Nxb CTQG, H, 1997; Hai chủ nghĩa - một trăm năm của Tiêu Phong, Nxb CTQG,H, 2004; Trung Quốc 25 năm cải cách-mở cửa của Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Nxb KHXH, 2004, Chủ nghĩa xã hội là gì? Xây dựng chủ nghĩa xã hội như thế nào (Bản chất của CNXH và con đường phát triển) của Chu Thượng Văn, Chu Cẩm Úy, Trần Tích Hỷ, Nxb CTQG, 1999; Những thay đổi của CNTB đương đại và ảnh hưởng tới Trung Quốc của Chân Bính Hỷ, Trần Đức Chiêu, Ngụy Dân (bài này được đăng trên Thông tấn xã VN, số 6/2003); …
Ở Việt Nam: Nghiên cứu những vấn đề về lý luận CNXH nói chung và mô hình xây dựng CNXH ở Việt Nam nói riêng luôn được xác định là trọng tâm nghiên cứu của khoa học xã hội nhân văn, đặc biệt là các khoa học về chính trị như: triết học, kinh tế chính trị học, CNXH khoa học, chính trị học, luật học, thậm chí những công trình nghiên cứu mang tính liên ngành đang trở nên phổ biến.
Nghiên cứu về CNXH nói chung, các công trình đã phân tích cơ sở lý luận cho sự ra đời, bản chất, đặc trưng của CNXH, quá trình hình thành, phát triển cũng như những khủng hoảng, đổ vỡ của CNXH hiện thực, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho quá trình xây dựng CNXH và dự báo về sự phát triển của CNXH trong tương lai. Các công trình này có thể kể đến: Chẳng hạn, cuốn Góp phần vào việc đổi mới nhận thức về CNXH của Phạm Như Cương, Lê Cao Đoàn, Nxb KHXH, 1992; Chương trình khoa học - công nghệ KX - 01, đề tài KX.01.03 “Đánh giá CNXH hiện thực hơn 7 thập kỷ qua - Nguồn gốc, nguyên nhân khủng hoảng và sụp đổ Liên Xô và các nước Đông Âu” do GS Trần Nhâm chủ nhiệm 1996; Đề tài KX.08.09 “Triển vọng của CNXH trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI” do GS.TS Nguyễn Ngọc Long làm chủ nhiệm; cuốn Chủ nghĩa xã hội: Từ lý luận đến thực tiễn - Những bài học kinh nghiệm chủ yếu do Lê Hữu Tầng (Chủ biên), Nxb CTQG, H, 2003; CNCS ngày nay, những nét mới từ thực tiễn Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản của Đỗ Lộc Diệp, Nxb KHXH, 2002; Cải cách thể chế chính trị ở Trung Quốc (1978 – 2003) của Đỗ Tiến Sâm (Chủ biên), Nxb KHXH, 2003; Trung Quốc cải cách mở cửa – Những bài học kinh nghiệm của Nguyễn Văn Hồng, Nxb Thế giới, 2003; Thế giới trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Nguyễn Duy Quý (chủ biên), Nxb CTQG, H, 2002…
Nghiên cứu về mô hình CNXH và thực tiễn xây dựng CNXH ở Việt Nam luôn là vấn đề giành được nhiều ưu tiên cả về tiền bạc, thời gian và lực lượng các nhà khoa học tham gia nghiên cứu. Trong đó, có những công trình đi sâu phân tích những vấn đề lý luận chung về CNXH, quy luật vận động của lịch sử nhân loại, từ đó chỉ ra những nội dung, bản chất và xu hướng vận động của mô hình CNXH ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ, như: Xây dựng CNXH ở Việt Nam: Vấn đề nguồn gốc và động lực của Lê Hữu Tầng, Nxb KHXH, 1991; Những vấn đề lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam do Nguyễn Duy Quý (chủ biên), Nxb CTQG, H, 1998; Về định hướng XHCN và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, Nxb CTQG,H, 2001; Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam của TS Nhị Lê, Nxb CTQG, 2001; Về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam của Nguyễn Đức Bình (chủ biên), Nxb CTQG, 2003; Quy luật xã hội với sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay của Hồ Văn Thông, Hồ Ngọc Minh, Nxb CTQG, 2003.
Thời gian gần đây, có rất nhiều công trình với các quy mô khác nhau tiến hành tổng kết thực tiễn xây dựng CNXH ở Việt Nam, nhất là giai đoạn kể từ khi đổi mới đến nay. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, các công trình này đã chỉ ra những thành công với những nét nổi bật về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội mà Việt Nam đạt được trong quá trình đổi mới cũng như những hạn chế trong quá trình xây dựng CNXH, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho giai đoạn tiếp theo của công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam. Trong số những công trình đó, đáng chú ý nhất là Báo cáo Tổng kết một số vấn đề lý luận-thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 – 2006) của Ban chỉ đạo tổng kết một số vấn đề lý luận-thực tiễn qua 20 năm đổi mới, Nxb CTQG, H, 2005. Các nội dung được đề cập nhiều nhất trong công trình này là việc làm rõ các vấn đề căn cốt nhất của CNXH như: bản chất, nội dung của kinh tế thị trường định hướng XHCN; vấn đề sở hữu và các thành phần kinh tế, vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; những yêu cầu, nội dung của nền kinh tế độc lập, tự chủ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; giải quyết như thế nào cho hợp lý giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội; vấn đề cải cách hệ thống chính trị, mở rộng dân chủ; xây dựng Đảng và xây dựng nhà nước pháp quyền trong điều kiện mới; cải cách bộ máy hành chính nhà nước; vấn đề xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc,… Ngoài ra, các công trình tiêu biểu về những vấn đề này còn có thể kể đến: cuốn Đổi mới: Bước phát triển tất yếu đi lên CNXH ở Việt Nam của Nguyễn Khánh, Nxb CTQG, 1999; Đề tài KX 04.01 Cơ sở thực tiễn về nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân do GS.VS Nguyễn Duy Quý chủ nhiệm; Tư duy lý luận với sự nghiệp đổi mới của GS Trần Nhâm, Nxb CTQG, 2004; Việt Nam 20 năm đổi mới của Nxb Chính trị Quốc gia, 2007; Đổi mới và phát triển ở Việt Nam-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn do GS,TS Nguyễn Phú Trọng chủ biên, NXB CTQG, 2008; Tính phổ biến và tính đặc thù trong phát triển KTTT do Phạm Văn Dũng làm chủ biên, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2009;…,
Bên cạnh đó, một số công trình khác lại tập trung vào việc phân tích thời cơ và thách thức đối với sự phát triển của CNXH ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, từ đó chỉ ra những mâu thuẫn trong quá trình phát triển cũng như đưa ra những khuyến nghị cũng như những dự báo về xu hướng vận động của CNXH ở Việt Nam. Chẳng hạn như cuốn: Về mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu và cách giải quyết trên con đường phát triển đất nước theo định hướng XHCN của Phạm Ngọc Quang, Nxb CTQG, H, 2001; Tác động nhiều mặt của toàn cầu hóa đến công cuộc phát triển của nước ta, Hội đồng lý luận Trung ương, H, 2002; Động lực phát triển kinh tế - xã hội – văn hóa của Việt Nam (Việt Nam có thể trở thành con rồng của châu Á) của TS Hà Chuyên, Nxb Thống Kê, 2002; Kinh tế tri thức, thời cơ và thách thức đối với sự phát triển của Việt Nam do Đặng Hữu (Chủ biên), Nxb CTQG, H, 2004; Đổi mới để phát triển, Nxb CTQG, 2002; Vững bước trên con đường đã chọn, Hội đồng lý luận Trung ương, Nxb CTQG,H, 2005.
Trong khuôn khổ hợp tác giữa hai nước láng giềng XHCN, Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo lý luận, trong đó có sự trao đổi đến những vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng CNXH ở hai nước, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm tham khảo cho mỗi nước trong quá trình xây dựng CNXH, như “Hội thảo khoa học Trung Việt: CNXH cái phổ biến và cái đặc thù”, Nxb CTQG, H. 2000; Hội thảo “CNXH và kinh tế thị trường – Kinh nghiệm của Trung Quốc, kinh nghiệm của Việt Nam” NXB CTQG 2003; "Xây dựng Đảng cầm quyền - kinh nghiệm của Việt Nam - kinh nghiệm của Trung Quốc" NXB CTQG, 2004; "Phát triển khoa học, hài hòa giữa kinh tế - xã hội trong xây dựng chủ nghĩa xã hội - Lý luận và thực tiễn",…
Ngoài các công trình lớn như đã nêu, các nội dung trên còn được đề cập ở những khía cạnh khác nhau trên các tạp chí khoa học chính trị như:
1. Hoàng Chí Bảo, Những đặc điểm của con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, Tạp chí Lý luận chính trị, số 1/2002
2. Nguyễn Đức Bình, Tiếp tục một cách kiên định và sáng tạo con đường XHCN, Tạp chí Lý luận chính trị, số 1/2007
3. Trần Hữu Tiến, Giữ vững định hướng XHCN trong công cuộc đổi mới, Tạp chí Cộng sản, số 8 (4/2006)
4. Tiếp tục phát triển con đường XHCN ở Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, số 6 (3/2006)
5. Nguyễn Đức Bình, Về nhận thức, bổ sung, phát triển các luận điểm trong CNXH khoa học, Tạp chí Lý luận chính trị, số 3/2007
6. Hoàng Chí Bảo, Một số luận đề về định hướng XHCN và đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam, Tạp chí Lý luận chính trị, số 5/2006
7. Nguyễn Văn Sáu, Nhận thức về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, Tạp chí Lý luận chính trị, số 5/2006
8. Phạm Ngọc Quang, Công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay: Nhìn từ giác độ của mâu thuẫn trong quá trình phát triển, Tạp chí Triết học
9. Năm bài học lớn từ thực tiễn đổi mới, Tô Huy Rứa, báo Nhân dân ngày 22/6/2006
10. Lê Hữu Nghĩa, Đại hội X của Đảng với nhận thức về con đường đi lên CNXH ở nước ta, báo Nhân dân ngày 29/6/2006
11. Nguyễn Trọng Phúc, Một số kinh nghiệm xây dựng CNXH trong những năm đổi mới, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 12/2006
12. Hoàng Chí Bảo, CNXH đổi mới để phát triển trong bối cảnh thế giới đương đại ở hai thập kỷ đầu thế kỷ XXI, Tạp chí Khoa học Chính trị, số 6/2005
13. Về con đường và bước đi của công cuộc xây dựng CNXH, Tạp chí Lý luận chính trị, số 8/2008, tr 16
......
Có thể thấy, các công trình trên đã trình bày hệ thống quan điểm lý luận về CNXH và ít nhiều đã nêu được những nét cơ bản về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, chỉ ra được những thành tựu về kinh tế - xã hội qua hơn 20 năm đổi mới và những vấn đề đặt ra, đồng thời cũng đã làm rõ được những hạn chế, thách thức mà Việt Nam đang gặp phải trong giai đoạn tiếp theo của quá trình xây dựng CNXH.
Tuy nhiên, còn quá ít các công trình trình bày được rõ ràng và có hệ thống về tính phổ biến và tính đặc thù của con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Nhiều công trình đã nêu được vấn đề, chỉ ra được tương đối rõ bản chất của CNXH nói chung và đặc trưng của CNXH ở Việt Nam nói riêng, thế nhưng những đặc trưng này còn được trình bày khá chung chung, chưa thật thuyết phục vì thiếu những căn cứ của tính quy luật phổ biến và đặc thù khi đánh giá nhận định về CNXH. Thêm vào đó, một số công trình luận giải về CNXH có đưa ra những dự báo về tương lai của CNXH ở Việt Nam, nhưng còn mang tính kinh viện với những lý lẽ chưa thật thuyết phục. Các công trình cũng chưa trình bày có hệ thống những giá trị đặc thù của CNXH ở Việt Nam, cũng như chưa làm rõ được những mâu thuẫn mà Việt Nam cần phải giải quyết để thúc đẩy xã hội phát triển. Chính điều này gây ra sự lúng túng trong quá trình thực hiện các mục tiêu của CNXH.
Các công trình nghiên cứu trên đây, tuy chưa đi trúng vào những vấn đề căn cốt về tính phổ biến và tính đặc thù của CNXH ở Việt Nam, song chúng là những kết quả nghiên cứu quan trọng về lý luận và thực tiễn để đề tài này kế thừa, phát triển, góp phần lý giải những vấn đề thiết yếu cho mục tiêu của đề tài.
3. Mục tiêu của đề tài
Trên cơ sở khái quát chung lại lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn vận dụng cái phổ biến và cái đặc thù về con đường đi lên CNXH trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam, đề tài đưa ra các phương hướng và giải pháp tiếp tục vận dụng chúng trong xây dựng CNXH ở Việt Nam những thập niên đầu của thế kỷ XXI.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục tiêu nêu trên, đề tài có nhiệm vụ:
- Khái quát, phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn về CNXH, cái phổ biến và cái đặc thù của con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.
- Phân tích, làm rõ một số nội dung, thực trạng vận dụng cái phổ biến và đặc thù trong xây dựng CNXH ở Việt Nam.
- Đưa ra phương hướng và đề xuất một số giải pháp tiếp tục vận dụng cái phổ biến và đặc thù trong xây dựng CNXH ở Việt Nam những thập niên đầu của Thế kỷ XXI.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Phương pháp logic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, khái quát hóa và dự báo. Các phương pháp này cho phép đi sâu phân tích quá trình hình thành, phát triển của CNXH trong sự chi phối bởi những hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thể, từ đó rút ra những vấn đề mang tính bản chất nhất về CNXH và dự báo xu hướng vận động của CNXH Việt Nam .
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: cho phép so sánh với tính chất, quy mô, cơ cấu, mô hình CNXH khác nhau…Từ đó rút ra những đặc điểm chung, phổ biến và đặc thù, tìm kiếm những giá trị tham khảo cho nghiên cứu vấn đề xây dựng CNXH ở Việt Nam.
Phương pháp phân tích cấu trúc hệ thống và mô hình hóa. Phương pháp này cho phép phân tích những kết cấu, cấu trúc của mỗi mô hình CNXH trong mối quan hệ với tổng thể, từ đó tìm ra những bộ phận, những yếu tố mang tính cơ bản chi phối sự phát triển của toàn bộ hệ thống.
- Một số phương pháp liên ngành và chuyên ngành khác như khoa học chính trị, khoa học kinh tế, khoa học pháp lý,…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp một cách hệ thống và khái quát những vấn đề cơ bản nhất về CNXH, làm sáng tỏ hơn cơ sở lý luận và điều kiện thực tiễn cho sự phát triển CNXH Việt Nam, chỉ ra những nội dung cốt yếu về tính phổ biến và những đặc trưng của CNXH ở Việt Nam, và dự báo xu hướng vận động của CNXH Việt Nam trong những thập niên đầu thế kỷ XXI.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cố gắng đưa ra những cách tiếp cận mới, những khuyến nghị có giá trị tham khảo cho Đảng và Nhà nước trong quá trình hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách.
Đề tài cũng sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho việc nghiên cứu, giảng dạy các môn lý luận chính trị tại Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
7. Nội dung nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu nêu trên, báo cáo kết quả nghiên cứu tổng hợp của đề tài được kết cấu gồm 3 Chương, 9 tiết với các nội dung cụ thể sau đây:
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ CÁI PHỔ BIẾN
VÀ CÁI ĐẶC THÙ CỦA CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CNXH Ở VIỆT NAM
1.1. KHÁI NIỆM VÀ MỘT SỐ NỘI DUNG CHỦ YẾU VỀ CÁI PHỔ BIẾN VÀ ĐẶC THÙ CỦA CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CNXH Ở VIỆT NAM
1.1.1. Khái niệm cái phổ biến, cái đặc thù và mối quan hệ giữa chúng
Cái phổ biến, cái đặc thù là những phạm trù tương đồng với các phạm trù cái chung, cái riêng và đã được bàn đến rất nhiều trong các công trình triết học. Trong đó, cái phổ biến được trình bày với hàm nghĩa là cái chung, nhưng là cái chung có tính chất phổ quát, và cái đặc thù được trình bày với hàm nghĩa là cái riêng, nhưng là cái riêng có tính đơn nhất. Ngày nay, nhận thức về nội dung cũng như mối quan hệ giữa các phạm trù này là tương đối thống nhất. Chính vì vậy, để có cơ sở hiểu rõ thêm về những nội dung của đề tài, phần này xin nêu lại một số nội dung cơ bản của phạm trù cái chung (cái phổ biến) và cái riêng (cái đặc thù) cũng như mối quan hệ giữa chúng đã được bàn đến trong nhiều công trình triết học.
Trong tư duy triết học mác-xít, mỗi sự vật, hiện tượng đều là thể thống nhất giữa cái đơn nhất, cái đặc thù và cái phổ biến. Các phạm trù này luôn gắn liền với cặp phạm trù cái chung và cái riêng. Biện chứng giữa chúng biểu thị biện chứng của quá trình vận động, phát triển của hiện thực.
Phạm trù cái riêng được dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng biệt. Cái riêng là một chỉnh thể có tính toàn vẹn, tính độc lập tương đối. Mỗi cái riêng đều là một chỉnh thể thống nhất, bao gồm nhiều mặt, nhiều yếu tố, nhiều thuộc tính cấu thành nên. Những yếu tố tạo nên cái riêng có mức độ phổ biến khác nhau: Có những yếu tố riêng có của nó, không có sự lặp lại ở những đối tượng khác; có những yếu tố có sự lặp lại nhiều lần ở một số đối tượng tương tự với nó; có những yếu tố lặp đi lặp lại ở tất cả các đối tượng. Cái xuất hiện một lần, ở một sự vật duy nhất nào đó và không có sự lặp lại được gọi là cái đơn nhất (theo nghĩa: cái đơn nhất là cái không lặp lại thì mỗi cái riêng đồng thời là cái đơn nhất). Cái có sự lặp lại ở nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau được gọi là cái chung. Cái chung có mặt xuất hiện ở một số sự vật, nhưng không xuất hiện ở những sự vật khác được gọi là cái đặc thù. Cái chung có mặt ở mọi sự vật được gọi là cái chung nhất hay cái phổ biến.
Cái đơn nhất, cái đặc thù và cái phổ biến chỉ là một mặt, một bộ phận của cái riêng cho nên chúng chỉ tồn tại trong cái riêng, tồn tại thông qua cái riêng. Trong mỗi cái riêng đều chứa đựng những cái đơn nhất, riêng có của nó; chứa đựng cái đặc thù, có mặt ở một số đối tượng giống nhau nào đó; và chứa đựng những cái phổ biến của cả một lớp đối tượng rộng lớn hoặc của tất cả các đối tượng. Tùy thuộc vào từng phạm vi xem xét, từng quan hệ cụ thể để xác định đâu là cái đặc thù, đâu là cái phổ biến. Cái phổ biến trong phạm vi này, trong quan hệ cụ thể này có thể chỉ là cái đặc thù ở một phạm vi khác, trong một quan hệ khác. Chẳng hạn, quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật phổ biến của xã hội, nhưng nó không có tác động trong giới tự nhiên nên cũng có thể nói đây chỉ là quy luật đặc thù của thế giới. Nguyên tắc tập trung dân chủ là một nguyên tắc phổ biến của dân chủ XHCN nhưng ở các nước tư sản lại không thừa nhận nguyên tắc này, cho nên đây cũng chỉ là nguyên tắc đặc thù của dân chủ hóa đời sống xã hội.
Trong mỗi cái riêng đều chứa đựng cái chung, cái phổ biến. Quá trình vận động, phát triển của cái riêng bao giờ cũng chịu sự chi phối bởi những quy luật chung, quy luật phổ biến. Tuy nhiên, cái riêng không gia nhập hết vào cái chung. Mỗi cái riêng còn chứa đựng cái đặc thù, đơn nhất. Quá trình phát triển của mỗi cái riêng còn chịu sự tác động bởi những quy luật đặc thù, riêng có của nó do nó còn chịu ảnh hưởng bởi những hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mình. Vì vậy, trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, con người cần biết vận dụng cái chung, cái phổ biến vào từng trường hợp cụ thể nhưng đồng thời phải biết cá biệt hóa chúng, tránh thái độ trừu tượng, chung chung hay dập khuôn, máy móc, giáo điều. Cái là đúng đắn, phù hợp với giai đoạn cụ thể này, ở thời điểm cụ thể này có thể không còn đúng đắn, phù hợp với một giai đoạn khác, ở một thời điểm khác và ngược lại. Cho nên không được phép áp đặt một cách tùy tiện, chủ quan cái của sự vật hiện tượng này cho một sự vật, hiện tượng khác.
Vạch rõ mối liên hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng, cái phổ biến và cái đặc thù, Lênin viết: “Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng. Bất cứ cái riêng nào cũng là cái chung. Bất cứ cái chung nào cũng là (một bộ phận, một khía cạnh,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tong quan.doc
- Trang bia.doc