Thực tiễn phát triển của các nước trên thế giới những năm qua đã chứng tỏ rằng việc thành lập các KCN, KCX là một trong những giải pháp quan trọng đối với việc đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển KT - XH của đất nước. Vận dụng kinh nghiệm thế giới vào thực tế Việt Nam, từ năm 1991 Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương thí điểm và triển khai việc xây dựng các KCN và KCX. Đến nay đã qua 15 năm, quá trình này đã có những bước tiến dài, cả nước đã có 134 KCN và KCX với tổng diện tích đất có thể cho thuê là 18.561 ha, thu hút hơn 4.500 dự án đầu tư trong và ngoài nước, tổng số vốn đăng ký trên 17 tỷ USD và hơn 100.000 tỷ đồng Việt Nam, tạo việc làm cho trên 2 triệu lao động [16, tr.13]. Cỏc KCX đã và đang trở thành điểm thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài, đón nhận các tiến bộ KH – CN và tạo ra những nhân tố quan trọng góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển KT - XH của đất nước.
Bắc Giang là tỉnh nằm cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 110 km về phía Nam, cách cảng Hải Phòng hơn 100 km về phía Đông, một tỉnh có nhiều tiềm năng về đất đai, tài nguyên khoáng sản. Địa lý lãnh thổ không những có nhiều vùng núi cao, mà còn có nhiều vùng đất trung du trải rộng xen kẽ với các vùng đồng bằng phì nhiêu. Kể từ khi có chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng các KCN đến nay, Bắc Giang đã xây dựng và phát triển được 11 khu và cụm công nghiệp, đã thu hút được 109 dự án đầu tư trong nước và nước ngoài với tổng số vốn đầu tư là 11.122 tỷ đồng. Quá trình phát triển KCN ở Bắc Giang đã đạt được một số thành tựu quan trọng, góp phần tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu KT - XH, tăng cường thế và lực của tỉnh ở trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, việc phát triển KCN ở Bắc Giang còn có không ít khó khăn và thách thức. Sức thu hút các dự án đầu tư vào KCN còn chưa hấp dẫn. Các KCN chủ yếu mới thu hút các doanh nghiệp chế biến nông sản, hàng dệt may và một số sản phẩm khác, còn thiếu những dự án sử dụng công nghệ cao. Còn nhiều bất cập trong giải quyết vấn đề môi trường sinh thái, việc làm và thu nhập của người dân mất đất do phát triển KCN. Những khó khăn, bất cập đó đã và đang là những lực cản làm cho các KCN chưa phát huy tốt vai trò khu kinh tế động lực đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển KT - XH trên địa bàn tỉnh.
Trước những vấn đề bức xúc nêu trên, cần phải có những nghiên cứu lý luận và đánh giá thực tiễn tác động của các KCN trên địa bàn của tỉnh đối với quá trình phát triển KT - XH của địa phương để có những điều chỉnh, bổ sung các giải pháp thích hợp. Để góp phần vào việc giải quyết vấn đề này, tôi chọn đề tài: “Cỏc khu cụng nghiệp trong sự phỏt triển kinh tế - xó hội ở tỉnh Bắc Giang " nghiên cứu làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành kinh tế chính trị. Việc nghiên cứu này không chỉ cần thiết đối với tỉnh Bắc Giang, mà còn có ý nghĩa góp phần để phát huy tối đưa những ảnh hưởng tích cực, hạn chế đến mức tối thiểu những tác động tiêu cực của các KCN đối với sự phát triển KT - XH của cả nước nói chung, nâng cao hiệu quả KT - XH của các KCN. Đây là một vấn đề thời sự và cấp bách.
103 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1325 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Các khu công nghiệp trong sự phát triển kinh tế - Xã hội ở tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực tiễn phát triển của các nước trên thế giới những năm qua đã chứng tỏ rằng việc thành lập các KCN, KCX là một trong những giải pháp quan trọng đối với việc đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển KT - XH của đất nước. Vận dụng kinh nghiệm thế giới vào thực tế Việt Nam, từ năm 1991 Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương thí điểm và triển khai việc xây dựng các KCN và KCX. Đến nay đã qua 15 năm, quá trình này đã có những bước tiến dài, cả nước đã có 134 KCN và KCX với tổng diện tích đất có thể cho thuê là 18.561 ha, thu hút hơn 4.500 dự án đầu tư trong và ngoài nước, tổng số vốn đăng ký trên 17 tỷ USD và hơn 100.000 tỷ đồng Việt Nam, tạo việc làm cho trên 2 triệu lao động [16, tr.13]. Cỏc KCX đã và đang trở thành điểm thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài, đón nhận các tiến bộ KH – CN và tạo ra những nhân tố quan trọng góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển KT - XH của đất nước.
Bắc Giang là tỉnh nằm cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 110 km về phía Nam, cách cảng Hải Phòng hơn 100 km về phía Đông, một tỉnh có nhiều tiềm năng về đất đai, tài nguyên khoáng sản. Địa lý lãnh thổ không những có nhiều vùng núi cao, mà còn có nhiều vùng đất trung du trải rộng xen kẽ với các vùng đồng bằng phì nhiêu. Kể từ khi có chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng các KCN đến nay, Bắc Giang đã xây dựng và phát triển được 11 khu và cụm công nghiệp, đã thu hút được 109 dự án đầu tư trong nước và nước ngoài với tổng số vốn đầu tư là 11.122 tỷ đồng. Quá trình phát triển KCN ở Bắc Giang đã đạt được một số thành tựu quan trọng, góp phần tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu KT - XH, tăng cường thế và lực của tỉnh ở trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, việc phát triển KCN ở Bắc Giang còn có không ít khó khăn và thách thức. Sức thu hút các dự án đầu tư vào KCN còn chưa hấp dẫn. Các KCN chủ yếu mới thu hút các doanh nghiệp chế biến nông sản, hàng dệt may và một số sản phẩm khác, còn thiếu những dự án sử dụng công nghệ cao. Còn nhiều bất cập trong giải quyết vấn đề môi trường sinh thái, việc làm và thu nhập của người dân mất đất do phát triển KCN. Những khó khăn, bất cập đó đã và đang là những lực cản làm cho các KCN chưa phát huy tốt vai trò khu kinh tế động lực đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển KT - XH trên địa bàn tỉnh.
Trước những vấn đề bức xúc nêu trên, cần phải có những nghiên cứu lý luận và đánh giá thực tiễn tác động của các KCN trên địa bàn của tỉnh đối với quá trình phát triển KT - XH của địa phương để có những điều chỉnh, bổ sung các giải pháp thích hợp. Để góp phần vào việc giải quyết vấn đề này, tôi chọn đề tài: “Cỏc khu cụng nghiệp trong sự phỏt triển kinh tế - xó hội ở tỉnh Bắc Giang " nghiên cứu làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành kinh tế chính trị. Việc nghiên cứu này không chỉ cần thiết đối với tỉnh Bắc Giang, mà còn có ý nghĩa góp phần để phát huy tối đưa những ảnh hưởng tích cực, hạn chế đến mức tối thiểu những tác động tiêu cực của các KCN đối với sự phát triển KT - XH của cả nước nói chung, nâng cao hiệu quả KT - XH của các KCN. Đây là một vấn đề thời sự và cấp bách.
2. Tình hình nghiên cứu liờn quan đến đề tài
Kể từ khi Đảng và Nhà nước có chủ trương xây dựng và phát triển các KCN đến nay, đã có những nghiên cứu về vấn đề này. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan nghiên cứu của Trung ương và các địa phương của nước ta đã tổ chức những hội thảo về xây dựng và phát triển các KCN, đề xuất các biện pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư, quản lý hoạt động và quản lý môi trường trong các KCN, chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư vào KCN...
Đã có một số công trình nghiên cứu khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sỹ nghiên cứu về hiệu quả kinh tế xã hội của các KCN, các giải pháp phát triển KCN ở một số địa phương, hoặc nghiên cứu vấn đề việc làm và thu nhập của người dân có đất bị thu hồi xây dựng KCN, vấn đề nhà ở cho người lao động làm việc tại KCN v.v..
Đã có một số cuốn sách viết về vấn đề này, như: "Kinh nghiệm thế giới về phát triển KCN, KCX và đặc khu kinh tế" của Viện Kinh tế học năm 1994; "KCN, KCX các tỉnh phía Nam" của Bộ Kế hoạch và Đầu tư xuất bản năm 2002 nhằm đánh giá khái quát về những thành công và hạn chế của các KCN, KCX tại các tỉnh phía nam nước ta. Cũng trong năm 2002, Bộ Kế hoạch và Đầu tư còn tổ chức nghiệm thu đề tài cấp Bộ "Nghiên cứu mô hình quản lý nhà nước về KCN, KCX ở Việt Nam" nội dung giới thiệu kinh nghiệm quản lý các KCN, KCX của nước ngoài, đánh giá những mặt tốt và những hạn chế của mô hình quản lý hiện đang áp dụng tại Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số mô hình quản lý mới nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các KCN, KCX trong thời gian tới. Năm 2004, nhà xuất bản Khoa học xã hội đã xuất bản cuốn "Các giải pháp nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ môi trường ở các KCN, KCX" của tiến sĩ Trương Thị Minh Sâm, đánh giá khá chi tiết và toàn diện tình trạng ô nhiễm môi trường ở các KCN, KCX vùng kinh tế trọng điểm phía nam, những thách thức đặt ra đối với công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, đề xuất một hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với vấn đề này ở các KCN, KCX thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Riêng năm 2004, cả nước đã có 6 hội thảo về phát triển KCN, KCX, trong đó Hội thảo với chủ đề "Phát triển KCN, KCX ở các tỉnh phía Bắc - những vấn đề lý luận và thực tiễn" do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tạp chí Cộng sản và Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa tổ chức tại Thanh Hóa đã có 40 bài tham luận gửi đến và nhiều tham luận của các đại biểu. Các bài viết đã tập trung vào một số vấn đề cơ bản, như vị trí, vai trò của các KCN, KCX; quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển KCN, KCX, một số vấn đề lý luận về KCN, KCX; công tác quy hoạch phát triển các KCN, KCX; các chính sách liên quan đến phát triển KCN, KCX; những nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém phát triển của các KCN phía Bắc so với các KCN phía Nam; tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với các KCN, KCX và vấn đề tạo động lực cho các KCN, KCX.
Tháng 7/2006, nhân kỷ niệm 15 năm xây dựng các KCN, KCX, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức "Hội nghị - hội thảo quốc gia 15 năm xây dựng và phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam" tại Long An nhằm nhìn nhận lại những thành tựu đạt được, những hạn chế và kinh nghiệm xây dựng và phát triển KCN, KCX ở nước ta, kiến nghị phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động của các KCN, KCX. Hội thảo đã nhận được gần 100 bài viết và tham luận về vấn đề này của cả nước cũng như của các tỉnh.
Đã có một số luận án tiến sĩ và luận văn thạc sỹ kinh tế nghiên cứu về vấn đề này, như: "Hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý nhà nước đối với các KCN ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (qua thực tiễn KCN các tỉnh phía bắc" luận án tiến sĩ của tác giả Lê Hồng Yến, trường Đại học Thương mại, năm 1996; "Cung cầu về nhà ở cho công nhân các KCN hiện nay" luận văn thạc sỹ Kinh tế của tác giả Phạm Xuân Đức, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2005; "Thu nhập của người lao động ở KCN Tân Bình - quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh", luận văn thạc sỹ Kinh tế của tác giả Lê Công Đồng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2005; "Hiệu quả KT - XH của các KCN ở thành phố Hà Nội" luận văn thạc sỹ Kinh tế của tác giả Nguyễn Duy Cường, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2006...
Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới tập trung nghiên cứu những vấn đề chung trên phạm vi tổng thể cả nước, hoặc trên một địa bàn - một vùng, một tỉnh khác. Đến nay, ở Bắc Giang chưa có công trình khoa học nào dưới góc độ kinh tế chính trị nghiên cứu về tác động của KCN đối với sự phát triển KT - XH của địa phương. Đề tài mà học viên lựa chọn nghiên cứu là mới mẻ, không trùng lặp với công trình khoa học nào.
3. Mục đớch và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đớch:
Đánh giá thực trạng tác động của các KCN (bao gồm cả KCN, KCX và cụm công nghiệp) ở tỉnh Bắc Giang đối với quá trình phát triển KT - XH của địa phương, đề xuất giải pháp nhằm phát huy cao độ tác động tích cực, ngăn ngừa và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của chúng trong thời gian tới.
- Nhiệm vụ:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận - thực tiễn về tác động của các KCN đối với quá trình phát triển KT - XH trên địa bàn một tỉnh ở nước ta.
+ Đánh giá thực trạng tác động của các KCN đến sự phát triển KT - XH ở tỉnh Bắc Giang và tìm nguyên nhân chủ yếu của các thực trạng đó.
+ Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát huy cao độ vai trò tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của các KCN trên địa bàn đối với quá trình phát triển KT - XH ở tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang bao gồm KCN, KCX và cụm công nghiệp và ảnh hưởng của các KCN này đối với đời sống KT - XH trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
- Phạm vi nghiên cứu: về không gian nghiên cứu là địa bàn tỉnh Bắc Giang; về thời gian để nghiên cứu: từ khi triển khai xây dựng và phát triển các KCN ở nước ta đến nay (1991 - 2006).
5. Cơ sở lý luận và phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của Kinh tế chính trị Mác - Lênin, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng thời sử dụng những lý thuyết kinh tế học hiện nay về vai trò của hoạt động đầu tư trong nền kinh tế thị trường.
6. Những đóng góp khoa học của luận văn
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tác động của các KCN đối với quá trình phát triển KT - XH, kinh nghiệm của một số địa phương trong việc phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực trong xây dựng và phát triển KCN trên địa bàn để tỉnh Bắc Giang có thể tham khảo.
- Phân tích và đánh giá thực trạng tác động của các KCN đối với quá trình phát triển KT - XH trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ khi chúng được thành lập đến nay, tìm ra nguyên nhân tác động tích cực và hạn chế của thực trạng đó.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, ngăn ngừa hạn chế mặt tiêu cực trong xây dựng và phát triển các KCN đối với sự phát triển KT - XH của tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương, 8 tiết.
Chương 1
Cơ sở lý luận - thực tiễn về vai trò của các Khu công nghiệp trong sự phát triển Kinh tế - xã hội
1.1. sự cần thiết của Sự ra đời, phát triển các Khu công ngiệp và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế - Xã hội
1.1.1. Khu công nghiệp và sự cần thiết ra đời, phát triển khu cụng nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm khu cụng nghiệp
Thuật ngữ KCN xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX - khi các KCN bắt đầu được hình thành và phát triển. Có nhiều quan niệm, quan điểm khác nhau về KCN và KCX. Các quan niệm này được xây dựng để thực hiện các mục tiêu nhất định như phát triển các KCX, quản lý nhà nước về KCX hoặc khai thác tác động của KCX đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Theo quan điểm thông thường, KCN là khu vực có tính chất độc lập, trong đó có các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa, thực hiện các hoạt động dịch vụ và có chế độ quản lý riêng. KCX là khu chuyên sản xuất hàng dành cho xuất khẩu, ở đó áp dụng nhiều biện pháp ưu đãi như miễn thuế (xuất- nhập khẩu, thu nhập cá nhân, thuế tài sản...) và tự do mua bán.
Theo quan điểm của Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO) trong tài liệu KCX tại các nước đang phát triển (Export processing Zone in Developing Countries) công bố năm 1990 thì KCN là khu vực tương đối nhỏ, phân cách về mặt địa lý trong một quốc gia nhằm mục tiêu thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu bằng cách cung cấp cho các ngành công nghiệp này những điều kiện về đầu tư và mậu dịch thuận lợi đặc biệt so với phần lãnh thổ còn lại của nước chủ nhà. Trong đó đặc biệt là KCX cho phép nhập khẩu hàng hóa dùng cho sản xuất để xuất khẩu miễn thuế.
Theo quan điểm của Hiệp hội Thế giới về KCX (World Export Processing Zone Association - WEPZA), KCX là tất cả khu vực được chính phủ các nước cho phép thành lập và hoạt động như Cảng tự do, Khu mậu dịch tự do, KCN tự do hoặc bất kỳ khu vực ngoại thương hoặc khu vực khác được tổ chức này công nhận. Cũng từ quan điểm này, do nhu cầu phát triển của các mối quan hệ thương mại và đầu tư quốc tế ngày càng được mở rộng, xuất phát từ yêu cầu bức thiết của quá trình công nghiệp hóa, hướng về xuất khẩu của các nước đang phát triển, khái niệm này đã được bổ sung bằng những quan niệm mới như Khu kinh tế mở, Thành phố mở, Đặc khu kinh tế...
Như vậy, quan niệm của Hiệp hội thế giới về KCX là một quan niệm rất rộng, nó đòi hỏi các chính sách quản lý có độ linh hoạt cao và mức độ tự do hóa khá lớn.
Các nước như Thái Lan, Philippin, quan niệm KCN như một thành phố công nghiệp, vì thực tế KCN là một cộng đồng tự túc và độc lập. Ngoài việc cung cấp cơ sở hạ tầng, các tiện nghi, tiện tích công cộng hoàn chỉnh và xử lý chất thải, KCN còn bao gồm khu thương mại, dịch vụ ngân hàng, trường học, bệnh viện, các khu vui chơi giải trí, nhà ở cho công nhân...Các KCN ở Indnesia và Thái Lan thường gồm ba bộ phận chủ yếu: khu sản xuất hàng tiêu thụ nội địa, khu sản xuất hàng xuất khẩu và khu thương mại và dịch vụ [25, tr.30,31,33].
Tuy nhiên, cũng có những quan niệm cho rằng KCN là một khu vực phụ (Subregion), không nhất thiết phải có sự ngăn cách, biệt lập. Trên thực tế có nhiều tập đoàn và tổ hợp công nghiệp với một chuỗi đồ sộ các xí nghiệp, nhà máy liên kết với nhau trên một khu vực rộng lớn. Việc bố trí mặt bằng các khu sản xuất trên quy mô lớn như vậy hình thành là một loại hình tổ chức mới của KCN mà không nhất thiết phải có quy mô đặc thù.
Những quan niệm trên mặc dù có những điểm khác nhau về KCN, KCX, nhưng về cơ bản chúng thống nhất ở những đặc trưng sau:
Thứ nhất: KCN, KCX là bộ phận không thể thiếu và không thể tách rời của một quốc gia, thường là những khu vực địa lý riêng biệt thích hợp, có hàng rào giới hạn với các vùng, lãnh thổ còn lại của nước sở tại và được chính phủ nước đó cho phép hoặc rút phép xây dựng và phát triển;
Thứ hai: KCN, KCX là nơi hội tụ và thích ứng với nhau về mặt lợi ích và mục tiêu xác định giữa chủ đầu tư và nước chủ nhà. KCN, KCX là nơi có môi trường kinh doanh đặc biệt phù hợp, được hưởng những quy chế tự do, các chính sách ưu đãi kinh tế (đặc biệt là thuế quan) so với các vùng khác ở nội địa. Chúng là nơi có vị trí thuận lợi cho việc phát triển sản xuất, thương mại dịch vụ, đầu tư trên cơ sở các chính sách ưu đãi về cơ sở hạ tầng, cơ chế pháp lý, thủ tục hải quan, thủ tục hành chính, chính sách tài chính - tiền tệ, môi trường đầu tư...
Thứ ba: Là nơi thực hiện mục tiêu hàng đầu về ưu tiên chính sách hướng ngoại, thu hút chủ yếu vốn đầu tư nước ngoài, phát triển các loại hình kinh doanh, sản xuất, phục vụ xuất khẩu. Đây là mô hình thu nhỏ về chính sách KT - XH mở cửa của một đất nước.
ở Việt Nam, khái niệm về KCN được quy định tại Nghị định 192/CP ngày 15/12/1994 của Chính Phủ về Quy chế KCN, các KCN được định nghĩa là: Các khu vực công nghiệp tập trung, được thành lập do quyết định của Chính phủ với các danh giới được xác định, cung ứng các dịch vụ hỗ trợ sản xuất và không có dân cư. Trong Điều 2 Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ ban hành về “Quy chế hoạt động của các KCN, KCX, KCNC” có đưa ra khái niệm đầy đủ hơn về KCN. Theo đó thì KCN là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định (có tường rào bao quanh), không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ Tướng Chính phủ quyết định thành lập [38, tr.2]. Nghị định 36/ CP có giải thích một số thuật ngữ sau đây:
- KCN: Là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
- KCX: Là KCN tập trung các doanh nghiệp chế xuất chuyên sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu. Những doanh nghiệp này được hưởng những ưu đãi đặc biệt về thuế quan: miễn thuế đối với tất cả các hàng hóa xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, sản phẩm của các doanh nghiệp này chỉ được phép xuất khẩu chứ không được tiêu thụ trên thị trường nội địa. Trong trường hợp bán trên thị trường nội địa thì sẽ phải chịu thuế nhập khẩu như đối với các hàng hóa nhập khẩu thông thường.
- KCNC: Là KCN tập trung những doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao, bao gồm nghiên cứu, triển khai KH - CN, đào tạo và các dịch vụ liên quan, có ranh giới xác định, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Trong khu công nghệ cao có thể có doanh nghiệp chế xuất.
+ Doanh nghiệp chế xuất: Là doanh nghiệp chuyên sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu, được thành lập và hoạt động theo quy chế này.
+ Doanh nghiệp KCN: Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong KCN, gồm doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ.
+ Doanh nghiệp sản xuất KCN: Là doanh nghiệp sản xuất hàng công nghiệp được thành lập và hoạt động trong KCN.
+ Doanh nghiệp dịch vụ KCN: Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong KCN, thực hiện dịch vụ và các công trình kết cấu hạ tầng KCN, dịch vụ sản xuất công nghiệp.
Có thể thấy rằng ba thuật ngữ KCN, KCX, khu công nghệ cao có liên quan đến nhau, trong đó thuật ngữ KCN có ý nghĩa cơ bản và phổ biến, hai thuật ngữ kia là sự phát triển tiếp theo với những đặc trưng nhất định.
Xuất phát từ khái niệm của Nghị định 36/ CP cùng các thuật ngữ nghị định giải thích ta thấy rằng khái niệm KCN là một khái niệm động, gắn liền với điều kiện cụ thể nơi nó hình thành và phát triển. Như vậy, theo cách hiểu của chúng ta, KCN có một số điểm:
- Là khu vực tập trung tương đối nhiều xí nghiệp trong một khu vực có ranh giới rõ ràng, sử dụng chung kết cấu hạ tầng sản xuất. Vì vậy, các xí nghiệp này có điều kiện thuận lợi để tiết kiệm tối đưa chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
- Các xí nghiệp trong KCN thường được hưởng một quy chế riêng của nhà nước và địa phương sở tại. Các quy chế này thể hiện sự quan tâm, ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho các xí nghiệp này phát triển.
- KCN có Ban quản lý chung thống nhất, thực hiện quy chế quản lý thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi và hiệu suất tối đưa cho các xí nghiệp công nghiệp và các doanh nghiệp hoạt động.
- Khả năng hợp tác sản xuất giữa các xí nghiệp công nghiệp và các doanh nghiệp với nhau trong KCN tùy thuộc vào sự tự liên kết với nhau giữa chúng trong quá trình phát triển để đạt được hiệu quả cao.
- KCN thường có giới hạn địa lý hẹp, khoảng vài chục đến vài trăm ha và có thể được ngăn cách với xung quanh bởi hàng rào cứng. Không có dân cư trong KCN.
- Hoạt động chính trong KCN là hoạt động sản xuất công nghiệp.
Tuy nhiên, có thể coi khái niệm KCN mà chúng ta sử dụng là khái niệm hẹp bởi chúng ta chỉ quan tâm chủ yếu đến phần diện tích dành cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng để cho thuê, còn việc xây dựng các công trình phúc lợi xã hội không nằm trong phạm vi quy định. Quan niệm này dẫn đến một thực tế là khi xây dựng KCN, người ta không quan tâm đến tính đồng bộ của nó theo nghĩa rộng, dẫn đến yếu tố bất cập, ảnh hưởng lớn tới hiệu quả KT - XH của KCN.
Cho nên, việc quy hoạch phát triển sản xuất nhất thiết phải đi kèm quy hoạch phát triển hạ tầng xã hội, hai vấn đề này phải được đồng thời triển khai thực hiện.
Như vậy, sự ra đời của các KCN nhằm mục đích cung cấp các điều kiện về cơ sở hạ tầng tốt nhất cho việc xây dựng và vận hành của các cơ sở sản xuất công nghiệp. Đặc biệt là đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào nước sở tại sẽ có được đầy đủ điều kiện (mặt bằng, đường xá, hệ thống cung cấp điện nước, hệ thống xử lý nước thải...) tốt để sản xuất kinh doanh mang lại lợi ích cho cả hai phía.
1.1.1.2. Sự cần thiết ra đời và phát triển các khu cụng nghiệp
- Sự phát triển tính chất xã hội hóa của lực lượng sản xuất dưới tác động của cách mạng khoa học - kỹ thuật đòi hỏi phải hình thành các KCN tập trung để phối hợp hoạt động của các doanh nghiệp trong các ngành.
CNH, HĐH để phát triển lực lượng sản xuất, chuyển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn là vấn đề có tính quy luật chung của nhiều nước hiện nay trên thế giới. Để đạt được mục tiêu nói trên, Mỗi nước tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể mà xác định con đường và giải pháp thực hiện CNH, HĐH theo cách riêng. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới ở vào giai đoạn toàn cầu hóa và hậu công nghiệp, những thành tựu phát triển vượt bậc của khoa học - công nghệ và cách mạng tin học làm cho các quốc gia không thể đứng ngoài xu thế toàn cầu hóa kinh tế. Mỗi sản phẩm được sản xuất ra trên thị trường trong điều kiện hiện nay không còn là sản phẩm thuần túy riêng của mỗi nước, nó là sự kết tinh chung của những giá trị mang tính nhân loại. Do vậy, liên kết kinh tế và chủ động tham gia quá trình phân công lao động quốc tế là một lợi thế cần được khai thác một cách triệt để, trong đó, phát triển KCN là một phương thức rất quan trọng để phát triển. Nói cách khác, sự phát triển tính chất xã hội hóa của lực lượng sản xuất dưới sự tác động của cách mạng KH - CN đòi hỏi phải hình thành các KCN tập trung để phối hợp hoạt động của các doanh nghiệp trong các ngành. Như vậy, phát triển KCN là con đường tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế theo hướng chuyên môn hóa, tập trung hóa và xã hội hóa sản xuất. Phương thức này cho phép khai thác tốt nhất tài nguyên, nguồn lực con người, sử dụng vốn, KH – CN, trình độ quản lý... của thế giới vào quá trình sản xuất, kinh doanh và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.
- Sản xuất công nghiệp càng phát triển thì càng nảy sinh nhiều vấn đề phải xử lý, cần tập trung các doanh nghiệp vào một KCN.
Mục tiêu chung của việc hình thành KCN là tăng trưởng nhanh và vững chắc, tạo việc làm, đô thị hóa các vùng nông thôn lạc hậu, nâng cao dân trí. Các KCN sẽ góp phần tích cực bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả vốn đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp liên kết, hợp tác với nhau, năng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế. KCN phát triển sẽ tác động đến việc hình thành các vùng nguyên liệu, các vùng công nghiệp vệ tinh.
Sản xuất công nghiệp phải xây dựng thành từng khu bởi vì hoạt động công nghiệp là loại hoạt động khẩn trương, nhanh nhạy, kịp thời thích ứng với sự biến đổi của thị trường, của những tiến bộ kỹ thuật - công nghệ, là một loại hoạt động rất chính xác, ăn khớp và đồng bộ. Hơn nữa, theo quan niệm của CNH, HĐH thì quy mô xí nghiệp phần nhiều là vừa và nhỏ nhưng không phân bố tản mạn, không đứng đơn độc mà phải nằm trong hệ thống phân công liên hoàn ngày càng rộng rãi.
Tính chất đặc thù đó của hoạt động công nghiệp đòi hỏi tính đồng bộ, chất lượng cao của cơ sở hạ tầng, đòi hỏi sự quản lý và điều hành nhanh nhạy, thủ tục đơn giản. Hơn nữa, sự phân bố tập trung của công nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý nhà nước kịp thời nắm bắt tình hình, kịp thời xử lý các vụ việc phát sinh... Những xí nghiệp quy mô lớn với khả năng và sức mạnh của nó, có thể tồn tại riêng biệt trên một địa điểm nhất định. Còn xí nghiệp vừa và nhỏ, muốn hoạt động có hiệu quả cần được quy tụ vào một khu vực nhất định, nơi đã có sẵn cơ sở hạ tầng và dịch vụ, có sẵn bộ máy quản lý, các thủ tục đơn giản, nhanh.
Về cơ bản, KCN tập trung nhằm mục tiêu thu hút vốn đầu tư. Bên cạnh đó, mục tiêu quan trọng của việc hình thành KCN tập trung là để tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng. Trong KCN tập trung, các doanh nghiệp dùng chung các công trình hạ tầng nên giảm được chi phí trên một đơn vị diện tích và đơn vị sản phẩm, thực hiện phát triển công nghiệp theo quy hoạch thống nhất, kết hợp giữa quy hoạch phát triển ngành với quy hoạch lãnh thổ. Mặt khác, việc tập trung các doanh nghiệp trong KCN tập trung sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc xử lý chất thải công nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Các doanh nghiệp công nghiệp có điều kiện thuận lợi liên kết, hợp tác với nhau, đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh.
Ngoài ra, tập trung các doanh nghiệp vào KCN còn là một mô hình phát triển năng động và nhạy bén, phù hợp với nền kinh tế thị trường. Trong việc phát triển và quản lý các KCN này, các thủ tục hành chính đã được giảm thiểu đến mức tối đưa thông qua cơ chế một cửa, tại chỗ, tập trung vào Ban quản lý các KCN đó. Những chính sách áp dụng trong các KCN tập trung gắn quyền lợi và nghĩa vụ của nhà đầu tư với một hợp đồng, giảm thiểu thủ tục hành chính, do đó tạo sự an toàn, yên tâm cho các nhà đầu tư.
- Đối với nước đang phát triển, việc phát triển các KCN còn là một giải pháp thu hút và tập trung đầu tư tạo ra khu vực kinh tế động lực thúc đẩy CNH, HĐH và phát triển KT - XH của đất nước.
Bước sang thế kỷ mới, tình hình kinh tế thế giới có những biến
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvan1.doc
- bia muc luc.doc