Luận văn Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thươn trong xu thế hội nhập trên địan bànthành phố Cần Thơ

Để phát triển hoạt động thanh toán thẻ đòi hỏi các ngân hàng thương mại

phải có một công nghệ thanh toán hiện đại, an toàn và nhanh chóng. Để có được

điều này, đòi hỏi vốn đầu tưkhá lớn và cần có sự đầutư đồng bộ mà không phải

ngân hàng nào cũng dễ dàng thực hiện. Chính sự đầu tư không đồng bộ dễ dẫn đến

việc thanh toán thẻ không được đảm bảo an toàn và chính xác. Đã có một số

trường hợp xảy ra đối với một vài ngân hàng thương mại mà dịch vụ thẻ vừa mới

được quan tâm là đôi khi một số khách hàng đã rút mộtsố tiền mặt nhất định trên

tài khoản bằng thẻ ATM nhưng trên tài khoản vẫn chưa bị trừ số tiền đó (chưa bị

ghi nợ số tiền tương ứng đó). Thường trường hợp này là do phần mềm xử lý ATM

chưa đồng bộ với phầnmềm xử lý tài khoản tại kế toán quầy dẫn đến tình trạng

nếu khách hàng sau khi rút tiền tại máy ATM sẽ tiếp tục rút tiền tại quầy giao dịch

sẽ ảnh hưởng không tốt đến uy tín và hoạt động ngân hàng. Đâychỉ là một ví dụ

rất nhỏ mà không ít lần hoạt động ATM tạimột số ngân hàng thương mại đã diễn

ra. Điều này đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải đầu tư đồng bộ cho hệ thống

ATM không chỉ về thiết bị máy ATM mà còn phải đầu tư đồng bộ về phần mềm

quản lý ATM để đem đến sự tiện dụng và an toàn nhấtcho khách hàng khi sử

dụng dịch vụ thẻ bằng máy ATM.

- Hệ thống thanh toán thẻ ATM và hệ thống chấp nhận thẻ tín dụng như Visa,

Master, Amex, của các ngân hàng thươngmại gần như mang tính cục bộ. Nếu ta

sử dụng một thẻ Visa do Vietcombank phát hành thanh toán tiền tại Singapore

chẳng hạn thì được nhưng nếu sử dụng tại Việt Nam mà máy cà thẻ không phải

của Vietcombank mà của Á Châu thì đôi khi không thể chấp nhận thẻ được. Thông

thường điều này là do sự thiếu đồng bộ trong các chương trình quản lý hệ thống

máy cà thẻ. Thẻ ATM do ngân hàng nào phát hành thì chỉ sử dụng được trong hệ

thống máy ATM của ngân hàng đó mà thôi và cũng không thểchuyển khoản cho

người khác nếu không cùng mở một tài khoản tại cùng một hệ thống ngân hàng

pdf79 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 985 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thươn trong xu thế hội nhập trên địan bànthành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh lập một ủy ban chuyên trách xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng. Các tổ chức này có nhiệm vụ là mua lại nợ của các ngân hàng đang bị tồn đọng để xử lý, bán ra để thu hồi vốn cho ngân hàng. Yêu cầu xử lý nợ xấu, làm trong sạch bảng cân đối của các tổ chức tín dụng đã và đang là nội dung có ý nghĩa quan trọng và là yêu cầu cấp bách để ngân hàng phải làm trong quá trình hiện đại hóa hoạt động cũng như đẩy nhanh việc thực hiện cơ cấu lại hệ thống ngân hàng theo đòi hỏi của thị trường tạo điều kiện để cạnh tranh và hội nhập. Giải quyết các khoản nợ khó đòi ( các khoản cho vay không sinh lời) theo cách thức có thể khuyến khích những người đi vay tương lai chịu trách nhiệm về khoản vay và bù đắp chi phí chính là chìa khoá để đảm bảo cho hệ thống ngân hàng thương mại trong tương lai. Để đạt được các mục tiêu này không nên giảm nợ cho các doanh nghiệp không thực hiện các biện pháp kiên quyết để cơ cấu lại và đảm bảo lợi nhuận trong tương lai. Đối với trường hợp các doanh nghiệp nhà nước, những đơn vị chiếm phần lớn trong toàn bộ các khoản nợ khó đòi, Ngân hàng Nhà nước và Bộ tài chính cần thực hiện theo những nguyên tắc nhất định về điều kiện đủ để giảm nợ. Các doanh nghiệp quốc doanh không trả nợ được chỉ được giảm nợ nếu họ đáp ứng được những điều kiện sau: - Đã có kế hoạch cơ cấu lại chi tiết được bộ tài chính và ngân hàng liên quan chấp nhận. - Vẫn thực hiện trả lãi quá hạn cho các khoản vay ngân hàng. - Các sản phẩm hay đầu ra của họ chịu sự cạnh tranh lớn từ bên ngoài khi chính phủ thực hiện chương trình AFTA tự do hoá nhập khẩu. Do đó chứng tỏ Trang 57 mong muốn của các công ty trong việc cơ cấu lại nhằm tăng khả năng cạnh tranh và có nhu cầu cần được hổ trợ tài chính, sự thông cảm của các ngân hàng trong giai đoạn chuyển đổi. Các điều kiện trên chỉ đảm bảo rằng các doanh nghiệp nhà nước thực sựï có nhu cầu mới xin giảm nợ nhờ đó có thể giúp giảm chi ngân sách trong xử lý các khoản cho vay không sinh lời. Đồng thời cũng giúp các doanh nghiệp quốc doanh rút ra được bài học từ giải quyết nợ khó đòi. 3.2.2. Nâng mức vốn điều lệ : Hiện nay đối với hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam một trong những vấn đề bất cập nổi lên là vấn đề Vốn điều lệ. Mặc dù các Ngân hàng Thương mại không phải dùng vốn điều lệ để cho vay, song với tư các là một trung gian tài chính thì đều quan trọng là các Ngân hàng Thương mại phải có tiềm lực tài chính. Vốn điều lệ của các Ngân hàng Thương mại là tất cả những gì để bù đắp rủi ro, là điều kiện để đảm bảo an toàn trong hoạt động, là bước đệm quan trọng cho các hoạt động của ngân hàng, là vấn đề tạo uy tín của Ngân hàng Thương mại và tạo lòng tin của công chúng vào hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên vốn điều lệ của Ngân hàng Thương mại Việt Nam là quá nhỏ bé, ngay kể cả đối với các Ngân hàng Thương mại Nhà Nước, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam có vốn tự có lớn nhất cũng chỉ là 6.100 tỷ đồng còn các Ngân hàng Thương mại nhà nước khác chỉ có khoảng 3.200 đến 3.800 tỷ đồng. Các Ngân hàng Thương mại cổ phần có tổng số vốn khoảng 5.025,00004 tỷ đồng. Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá an toàn ngân hàng. Theo thông lệ quốc tế, tỷ trọng vốn tự có tối thiểu là 8% so với tổng tài sản có. Vốn tự có của Ngân hàng Thương mại được bổ sung và cũng có thể suy giảm, song chủ yếu vẫn là Vốn điều lệ. Vốn tự có thấp làm giảm khả năng mở rộng tín dụng của các Ngân hàng Thương mại và làm tăng rủi ro tín dụng. Chưa kể phần lớn các Ngân hàng Thương mại hoạt động biệt lập, thiếu sự hợp tác để thực hiện các dự án đồng tài trợ cộng Trang 58 với sự vắng bóng của thị trường tiền tệ liên ngân hàng năng động đã làm cho hiệu quả sử dụng vốn trên toàn hệ thống rấùt thấp. - Về giải pháp tình thế trước mắt cần xem xét lại chính sách tài khóa ưu tiên cấp vốn bổ sung cho Ngân hàng Thương mại Nhà nước trong chi đầu tư phát triển. Không nên để vốn tự có của Ngân hàng Thương mại nhà nước chỉ bằng vốn của một trong những xí nghiệp công nghiệp loại vừa của ngành kinh tế quốc dân. Cần xem xét và điều chỉnh lại trong cơ cấu chi tiêu của ngân sách nhà nước là có thể đáp ứng được một phần khó khăn trước mắt đối với việc tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Thương mại Nhà nước. - Có thể tiến hành phát hành Trái Phiếu Chính Phủ để tái cấp vốn cho Ngân hàng Thương mại nhà nước thông qua huy động nguồn nội lực trong công chúng. Tuy nhiên, phải tính đến loại Trái Phiếu có lãi và được bồi hoàn khi đến hạn. Có như vậy thì mới thực sự tăng cường năng lực tài chính cho hệ thống Ngân hàng Thương mại Nhà nước. - Việc tăng cường năng lực tài chính cho Ngân hàng Thương mại Nhà Nước cũng tức là góp phần tăng cường năng lực cạnh tranh cho cộng đồng các doanh nghiệp của nền kinh tế trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu. Thiết nghĩ, nước ta cần có một đến hai Ngân hàng Thương mại Nhà nước có mức vốn điều lệ tương đối lớn ngang tầm khu vực. (Phải có vốn tự có tương đương vài tỷ USD ). -Có thể sáp nhập một số Ngân hàng Thương mại Nhà Nước thành một vài Ngân hàng Thương mại lớn. - Hoặc có thể trên cơ sở sáp nhập, sắp xếp lại các Ngân hàng Thương mại Nhà Nước, trong đó số vốn của nhà nước đủ sức chi phối những Ngân hàng Thương mại mới này. Qua đây có thể huy động nguồn lực trong công chúng vào quỹ đạo của thị trường tài chính. Trang 59 - Thông qua hình thức ngân hàng sở hữu công ty, thực hiện chế độ tham dự đối với hàng loạt tập đoàn sản xuất kinh doanh, biến Ngân hàng Thương mại Nhà Nước thành những tập đoàn mạnh về vốn, công nghệ, về năng lực điều hành đủ sức làm “ bù lo ã”cho phát triển kinh tế theo yêu cầu hội nhập. Với những tư duy mang tính định hướng trên, tin rằng hệ thống Ngân hàng sẽ thoát khỏi tình trạng khó khăn trong một thời gian không xa. Tất nhiên, cùng với nó phải có hàng loạt giải pháp đồng bộ và không thể giải quyết ngay tức khắc trong một sớm, một chiều. 3.2.3: Các qui định về an toàn và tiêu chuẩn an toàn: Hiện nay chỉ tiêu đánh giá an toàn trong hoạt động của Ngân hàng Thương mại Việt Nam rất thấp so với tiêu chuẩn an toàn của hệ thống Ngân hàng Thương mại Quốc tế. Ngay cả qui định về an toàn trong hoạt động của Ngân hàng Thương mại của ta còn thiếu nhiều và có nhiều khi chồng chéo không thể áp dụng được. - Giới hạn cho vay : tổng dư nợ cho vay của ngân hàng đối với một khách hàng không quá 15% vốn tự có của ngân hàng - Giới hạn về bảo lãnh, thực hiện nghiệp vụ L/C trả chậm của ngân hàng cho một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng - Dự trữ bắt buộc là số tiền ngân hàng phải duy trì thường xuyên trên tài khoản tiền gởi Ngân hàng Nhà nước để thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia. Hiện nay tỉ lệ này là 5% trên tổng số dư: tiền gởi bằng VND Không kỳ hạn, Có kỳ hạn dưới 12 tháng và số dư phát hành giấy tờ có giá có kỳ hạn dưới 12 tháng. - Tỉ lệ khả năng chi trả : Kết thúc ngày làm việc, ngân hàng phải duy trì cho ngày làm việc tiếp theo tỉ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tài sản có có thể thanh toán ngay so với các loại tài sản nợ phải thanh toán ngay. Trang 60 Hiện nay chúng ta vẫn chưa có qui định rõ ràng và hợp lý trách nhiệm của ngân hàng trong việc đảm bảo khả năng thanh toán. Trong khi luật nhiều nước qui định cụ thể và gắn việc đảm bảo khả năng thanh toán với tỷ lệ tài sản có sinh lời và tỷ lệ tài sản nợ đảm bảo an toàn của ngân hàng. 3.2.4: Việc Kiểm toán và Kiểm soát nội bộ: Đến nay các Ngân hàng Thương mại không thực hiện việc kiểm toán hoạt động của mình, trên thực tế đã xuất hiện nhiều vụ tham nhũng của cán bộ điều hành mà từ lâu không phát hiện ra. Tất cả các Ngân hàng Thương mại cần nghiêm túc thực hiện việc kiểm toán, thực hiện song song ba hình thức kiểm toán: Kiểm toán nội bộ, Kiểm toán độc lập và Kiểm toán nhà nước. Thông qua kiểm toán, tạo quan hệ tốt giữa các khách hàng và các đối tác nước ngoài, phù hợp với thông lệ quốc tế và tạo sự an toàn của hệ thống Ngân hàng Thương mại. Để nâng cao tinh thần trách nhiệm, nâng cao năng lực trình độ chuyên môn, cán bộ hệ thống kiểm tra nội bộ cần được đào tạo và đào tạo lại có bài bản, tạo nhận thức, cập nhật cho đội ngũ cán bộ chuyên môn thường xuyên học tập nâng cao trình độ, rèn luyện kỹ năng, phẩm chất nhằm góp phần giúp ngân hàng thực hiện đúng theo nội qui , qui định của ngành, của nhà nước. 3.2.5: Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, phát triển công nghệ ngân hàng: Trong những năm qua là những năm Kinh tế Thế giới có nhiều biến động, tác động nhiều chiều đến nền kinh tế nước ta. Trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng năm 2004 đã đánh dấu một bước chuyển biến mới về việc phát triển các dịch vụ Ngân hàng. Điều này được thể hiện rõ nét qua việc sử dụng các dịch vụ của các cá nhân: Dịch vụ thẻ, Dịch vụ kiều hối,… Các ngân hàng đang tích cực gia tăng khách hàng , gia tăng số lượng máy ATM, triển khai nhiều tiện ích dịch vụ mới: Thanh toán hóa đơn tiền điện, Nước, Điện thoại trả trước……. Trang 61 triển các dịch vụ ngân áp dẫn, với phong cách giao ển tiền ngoài nước, dịch vụ thu chi tiền tại chỗ, dịch vụ trả lương cho nhân viên, dịch v ï ngân hàng Homebanking, ngân hàng điện tử,…. Thực tế cho thấy các Ngân hàng đều quan tâm đến việc phát triển dịch vụ phi tín dụng. Các Ngân hàng Thương mại Nhà Nước đang trong tiến trình tái cơ cấu và một trong những nội dung mấu chốt của kế hoạch này là Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, xây dựng hệ thống ngân hàng theo mô hình hiện đại. Trên cơ sở đó sẽ đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng bán lẻ hướng tới nhóm khách hàng tiềm năng là người dân Việt Nam, các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏû, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trong khi đó các Ngân hàng Thương mại cổ phần với quy mô vốn nhỏ mạng lưới chi nhánh hạn chế ,đã lựa chọn phát hàng và hướng vào nhóm đối tượng khách hàng là dân cư và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm thế mạnh để phát triển ngay từ đầu. Trong cuộc đua này, các Ngân hàng Thương mại cổ phần được xem là mạnh dạn đi đầu về ứng dụng và cung ứng các dịch vụ mới Các Ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam có hệ thống cung cấp dịch vụ có chất lượng cao nhờ hệ thống công nghệ thông tin hiện đại và áp dụng những sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng mẹ. Mặc dù phạm vi hoạt động chưa mở rộng nhưng số chi nhánh ngân hàng nước ngoài như : Citi Bank, ANZ, HSBC,… đã cho thấy họ đang tập trung phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Giải thưởng dành cho ngân hàng bán lẻ tốt nhất năm 2003 do Asean Banker lựa chọn cho ANZ Hà Nội là minh chứng rõ ràng. Với các dịch vụ cung cấp đa dạng, ha dịch chuyên nghiệp, hiện đại hóa các ngân hàng nước ngoài đã và đang ngày càng thu hút khách hàng đông đảo sử dụng dịch vụ của họ. Hiện nay các ngân hàng trong nước đang tăng cường tập trung phát triển dịch vụ ngân hàng. Bởi vì các khoản dịch vụ này luôn nắm chắc trong tay là sẽ thu được, ít gặp rủi ro hơn so với cho vay đầu tư tín dụng rất nhiều. Đối với lĩnh vực dịch vụ này ngân hàng cần phải đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ: chuyển tiền trong nước, chuy ụ thu đổi ngoại tệ hay dịch vu Trang 62 áp. Đây là lợi thế để cạnh tranh với các công VCB, UOB…… cũng đang mở rộng mạng lưới để phát trie Do đó, ngoài Vietcombank là ngân hàng có thế mạnh về dịch vụ thu đổi ngoại tệ, • Đối với dịch vụ chuyển tiền : - Chuyển tiền trong nước: Thực tế cho thấy các ngân hàng thương mại chưa khai thác hết thế mạnh trong lĩnh vực thực hiện dịch vụ chuyển tiền trong nước. Đây là thị trường rộng lớn mà từ trước đến nay ngân hàng chưa đi sâu, phổ biến rộng rãi đến người dân. Lĩnh vực này ngày nay vẫn còn hình thức gửi tiền theo xe, qua bưu điện. Bưu điện đang phát huy mạnh mẽ nhờ lợi thế là có mạng lưới đến tận phường xã. Qua khảo sát sơ bộ cho thấy nhu cầu chuyển tiền nhanh trong dân cư có xu hướng tăng nhanh do điều kiện kinh tế phát triển, thu nhập tăng, sự dịch chuyển cơ học dân cư tăng … tuy nhiên phí chuyển tiền hiêïn còn tương đối cao. Khi các ngân hàng thương mại triển khai thành công dự án hiện đại hóa thì chi phí cho dịch vụ này rất tha ty bưu điện hiện nay. Chuyển tiền kiều hối: Trong những năm gần đây, lượng tiền kiều hối chuyển về cho nước ta gia tăng đáng kể. Theo đánh giá chính thức của ngân hàng nhà nước lượng kiều hối vào Việt Nam năm 2003 là 2,7 tỷ USD dự kiến năm 2004 đạt 3 tỷ USD và năm 2005 là 3,5 tỷ USD. Đây là nguồn ngoại tệ tiềm năng cho các ngân hàng thương mại sử dụng đồng thời gia tăng phí dịch vụ, thu nhập cho ngân hàng. Hiện nay, ngân hàng Đông Á được xem là ngân hàng năng động hàng đầu trong lĩnh vực chi trả kiều hối ( chiếm 20-25% thị phần) với các hình thức chi trả phong phú đa dạng: chi trả bằng ngoại tệ, bằng VND và cả bằng vàng nếu khách hàng có nhu cầu. Một số ngân hàng khác như: ACB, ån dịch vụ này. Dịch vụ thu đổi ngoại tệ: Sự khởi sắc của du lịch Việt Nam và đầu tư từ nước ngoài đã khiến cho lượng kiều hối ngày càng gia tăng, nhu cầu chuyển đổi ngoại tệ ra tiền mặt cũng tăng. Trang 63 các ngân hàng thương mại khác cũng đang tích cực mở rộng mạng lưới các điểm thu đổi ngoại tệ để phát triển dịch vụ này. Với dịch vụ thu đổi ngoại tệ, nhận tiền kiều hối giúp ngân hàng ngày càng có nguồn ngoại tệ lớn để thanh toán xuất nhập khẩu và thanh toán các khoản nợ nước ngoài khi đến hạn. Bên cạnh đó ngân hàng còn thu được khoản phí khá lớn trong việc thu đổi ngoại tệ và nhận tiền kiều hối về. Trong khoản dịch vụ này ngân hàng tăng thêm được thu nhập nhưng mức độ rủi ro thấp. Hơn nữa, trong việc thu đổi ngoại tệ ngân hàng là nơi trung gian trong việc chuyển đổi ngoại tệ, lĩnh vực này ngân hàng cũng thu được lợi nhuận thông qua hưởng chênh lệch tỷ giá mà không có rủi ro gì. Dịch vụ ngân hàng điện tử: Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật của công nghệ mới như : Internet, mạng điện thoại di động, web,… Bên cạnh đó có những khách hàng luôn bận rộn với công việc, thiếu thời gian nên không thể đến ngân hàng giao dịch theo giờ hành chính được, từ đó giúp hệ thống ngân hàng có một mô hình ngân hàng mới: ngân hàng điện tử ra đời phục vụ cho yêu cầu đó. Sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay đã giúp cho khách hàng trở thành những thượng đế đúng nghĩa, ngày nay khách hàng có thể tiến hành mọi hoạt động tài chính của mình mỗi nơi mỗi lúc, 24/24. Mỗi ngày qua khách hàng lại được cung cấp dịch vụ qua nhiều kênh liên lạc mới : ngân hàng qua điện thoại phone banking, ngân hàng tại nhà qua mạng Internet - Home banking, ngân hàng qua mạng điện thoại di động – Mobile banking, ngân hàng tự động- Kiosk banking ,… Phát triển ngân hàng điện tử là xu hướng phát triển của các ngân hàng thương mại trên thế giới hịên nay. Nhờ sự phát triển vượt bật của công nghệ thông tin, các hoạt động thương mại điện tử phát triển nhanh chóng, là tiền đề cho các dịch vụ của ngân hàng điện tử phát triển. Hiện nay ở Việt Nam còn xa lạ với ngân hàng Trang 64 điện tử vì công nghệ thông tin chưa phát triển người dân còn chưa biết nhiều về lợi ích mang lại của ngân hàng điện tử. - Các ngân hàng thương mại Việt Nam như VCB, ACB và ICB…… đã bắt đầu nghiên cứu, quan tâm phát triển các dịch vụ ngân hàng qua mạng Interrnet, dịch vụ ngân hàng qua mobile phone… và sử dụng các dịch vụ này như một lợi thế cạnh tranh. Hệ thống ngân hàng thế giới đã trãi qua nhiều thử nghiệm và có thể tổng kết những thành công nhất định, khẳng định xu thế tất yếu của ngân hàng điện tử trong thế kỷ XXI . Sự phát triển này đòi hỏi các ngân hàng Việt Nam còn đang đứng ngoài cuộc phải nổ lực nhằm đi trước, đón đầu, tiếp thu kinh nghiệm để xây dựng một hệ thống hiệu quả và phù hợp cho chính mình. Trong xu thế hội nhập và tự do hóa tài chính cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội, thành công chắc chắn chỉ đến với những ai đủ bản lĩnh và tự tin nắm bắt thời cơ, tiếp thu kinh nghiệm, cũng như có những bước đi vững chắc trên đôi chân của chính mình. Dịch vụ thẻ : Hiện nay việc phát triển dịch vụ thẻ ATM ở Việt Nam người dân chủ yếu dùng để rút tiền tự động. Các máy rút tiền tự động chỉ được trang bị ở các thành phố lớn và khu dân cư trung tâm các tỉnh lớn, chưa được phổ biến ở hầu hết mọi nơi và đây cũng là điều bất lợi cho khách hàng khi dùng thẻ . Nhưng bất tiện một điều là thẻ rút tiền tự động ATM của một ngân hàng này thì chỉ được rút tiền ở tại ngân hàng mà mình mở thẻ chứ không thể rút ở ngân hàng khác. Hiện nay việc sử dụng thẻ ATM đã được phát triển thêm một số tính năng của thẻ nhằm giúp cho người sử dụng có được những tính năng tiện lợi nhất. Ví dụ việc thanh toán hóa đơn của ATM, gửi tiết kiệm bằng thẻ của ngân hàng Đông Aù một số thẻ nội địa có thể thanh toán tiền taxi của ngân hàng Á Châu hay thanh toán phí bảo hiểm như phí bảo hiểm của Prudential, của Vietcombank HCM … Tuy nhiên thị trường thẻ ở Việt Nam còn nhiều bất cập. Trang 65 - Để phát triển hoạt động thanh toán thẻ đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải có một công nghệ thanh toán hiện đại, an toàn và nhanh chóng. Để có được điều này, đòi hỏi vốn đầu tư khá lớn và cần có sự đầu tư đồng bộ mà không phải ngân hàng nào cũng dễ dàng thực hiện. Chính sự đầu tư không đồng bộ dễ dẫn đến việc thanh toán thẻ không được đảm bảo an toàn và chính xác. Đã có một số trường hợp xảy ra đối với một vài ngân hàng thương mại mà dịch vụ thẻ vừa mới được quan tâm là đôi khi một số khách hàng đã rút một số tiền mặt nhất định trên tài khoản bằng thẻ ATM nhưng trên tài khoản vẫn chưa bị trừ số tiền đó (chưa bị ghi nợ số tiền tương ứng đó). Thường trường hợp này là do phần mềm xử lý ATM chưa đồng bộ với phần mềm xử lý tài khoản tại kế toán quầy dẫn đến tình trạng nếu khách hàng sau khi rút tiền tại máy ATM sẽ tiếp tục rút tiền tại quầy giao dịch sẽ ảnh hưởng không tốt đến uy tín và hoạt động ngân hàng. Đây chỉ là một ví dụ rất nhỏ mà không ít lần hoạt động ATM tại một số ngân hàng thương mại đã diễn ra. Điều này đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải đầu tư đồng bộ cho hệ thống ATM không chỉ về thiết bị máy ATM mà còn phải đầu tư đồng bộ về phần mềm quản lý ATM để đem đến sự tiện dụng và an toàn nhất cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ thẻ bằng máy ATM. - Hệ thống thanh toán thẻ ATM và hệ thống chấp nhận thẻ tín dụng như Visa, Master, Amex,… của các ngân hàng thương mại gần như mang tính cục bộ. Nếu ta sử dụng một thẻ Visa do Vietcombank phát hành thanh toán tiền tại Singapore chẳng hạn ……thì được nhưng nếu sử dụng tại Việt Nam mà máy cà thẻ không phải của Vietcombank mà của Á Châu thì đôi khi không thể chấp nhận thẻ được. Thông thường điều này là do sự thiếu đồng bộ trong các chương trình quản lý hệ thống máy cà thẻ. Thẻ ATM do ngân hàng nào phát hành thì chỉ sử dụng được trong hệ thống máy ATM của ngân hàng đó mà thôi và cũng không thể chuyển khoản cho người khác nếu không cùng mở một tài khoản tại cùng một hệ thống ngân hàng. Chính sự cạnh tranh mang tính độc quyền của các ngân hàng thương mại Việt Nam đã làm lãng phí tiền của đầu tư cho các hệ thống ngân hàng thương mại tại Trang 66 Việt Nam. Các ngân hàng thương mại cần liên kết với nhau để nếu hệ thống máy ATM của Vietcombank đầu tư chẳng hạn thì khách hàng của ngân hàng khác như BIDV ngân hàng đầu tư phải trả một khoản phí nào đó khi sử dụng hệ thống ATM của VCB nhưng vẫn sử dụng được và ngược lại. Bên cạnh đó các phần mềm quản lý ATM nên cho ra ngoài hệ thống một ngân hàng thương mại. Thật ra việc này đã được một số ngân hàng áp dụng nhưng chưa thật sự phổ biến. Thật sự đối với hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam thì không phải ngân hàng nào cũng có đủ điều kiện vốn và công nghệ để xây dựng được một hệ thống thanh toán thẻ hoàn chỉnh. Chính vì vậy mà việc liên kết của các ngân hàng thương mại nhỏ với những ngân hàng đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thẻ là một việc rất tốt trong việc phát triển hệ thống thanh toán thẻ tại Việt Nam. Trường hợp này cả ngân hàng nhỏ và ngân hàng lớn đều có lợi. • Việc phát hành thẻ tín dụng chưa thực sự lôi cuốn và thúc đẩy việc sử dụng thẻ tín dụng như một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Hầu như không phải ai cũng được ngân hàng thương mại cấp thẻ tín dụng, nghĩa là người sử dụng thẻ được quyền xài trước và sau đó đến hạn thanh toán mới trả tiền sau. Và trên tài khoản của họ tại thời điểm sử dụng thẻ không nhất thiết phải có đủ tiền tương ứng mà họ cần sử dụng. Đây thực chất là ngân hàng cho chủ thẻ vay tín chấp. Hiển nhiên, trường hợp này sẽ có rủi ro, nhưng nếu các ngân hàng buộc người sử dụng thẻ phải có đủ tiền đảm bảo trên tài khoản thì khó thu hút khách hàng, chủ thẻ chắc chắn sẽ thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản mà không cần sử dụng thẻ, nhất là trong bối cảnh Việt Nam hiện nay sử dụng tiền mặt rất nhiều. Hiện nay, mức độ cạnh tranh giữa các ngành các lĩnh vực ngày càng khốc liệt trên cơ sở thôn tính lẫn nhau từ phạm vi một quốc gia đến phạm vi một khu vực và toàn cầu. Hoạt động ngân hàng không nằm ngoài các phạm vi thôn tính lẫn nhau đó. Do đó, nếu các ngân hàng thương mại không tiến hành đa dạng hóa các sản phẩm tức là không tiến hành cải tổ toàn diện các mặt hoạt động của mình từ mô hình tổ chức đến quản trị điều hành, đến mở rộng phạm vi hoạt động thông qua Trang 67 việc tăng vốn điều lệ, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng mở rộng mạng lưới chi nhán

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf43099.pdf
Tài liệu liên quan