Luận văn Bảo hiểm xã hội ở tỉnh Ninh Bình hiện nay

Bảo hiểm xã hội là một chính sách trong những nội dung của hệ thống tài chính Nhà nước nhằm góp phần thực hiện ổn định kinh tế - xã hội, không ngừng nâng cao đời sống người lao động. Cùng với các nội dung nhiệm vụ và chính sách kinh tế Đảng và Nhà nước luôn luôn quan tâm đến công tác bảo hiểm xã hội (BHXH).

Bước vào thời kỳ đổi mới, hoạt động bảo hiểm nói chung, bảo hiểm xã hội nói riêng đã có bước phát triển khá, tăng nguồn thu quỹ BHXH hàng năm để sử dụng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng thời BHXH góp phần đảm bảo chi cho các đối tượng được hưởng chính sách, không ngừng nâng cao đời sống, ổn định kinh tế - xã hội.

Những năm qua cùng với quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, các thành phần kinh tế trong nước phát triển cả về số lượng và chất lượng, công tác BHXH càng có cơ hội tạo địa bàn hoạt động, tăng nguồn thu, mở rộng đối tượng thu không những trong khu vực kinh tế Nhà nước mà lan tỏa sang các thành phần kinh tế khác. Nhận thức của nhân dân về bảo hiểm và BHXH ngày càng cao, ý thức chấp hành ngày càng tốt, hoạt động BHXH ngày càng phát triển.

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến chính sách BHXH đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế. Bước vào thời kỳ đổi mới, để phù hợp với chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Nhà nước ta đã ban hành Bộ luật lao động và Điều lệ BHXH nhằm thống nhất thực hiện BHXH trong phạm vi toàn quốc đối với mọi người lao động. Từ tháng 7 năm 1995, quỹ BHXH được hình thành từ nguồn đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và độc lập với ngân sách nhà nước. Hướng phát triển sẽ trở thành nguồn tài chính chủ yếu bảo đảm cho các nhu cầu hoạt động và chi trả cho các đối tượng của BHXH trong tương lai. Khác với các loại hình bảo hiểm khác, quỹ BHXH được Nhà nước bảo trợ để bảo đảm ổn định và tăng trưởng quỹ.

Ninh Bình là một tỉnh được tái lập từ năm 1992, công tác BHXH được đặc biệt quan tâm. Từ đó đến nay hoạt động thu - chi, đảm bảo chính sách cho đối tượng tham gia BHXH ngày càng tăng trưởng khá. Tuy nhiên, so với yêu cầu đổi mới, BHXH chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh. Đặc biệt từ khi có quyết định 20/TTg/2002 của Thủ tướng chính phủ về việc sát nhập Bảo hiểm Y tế vào BHXH, mặc dù đối tượng phát triển ngày một tăng nhưng nhiều vấn đề phát sinh bên cạnh đó gây bức xúc trong đời sống xã hội.

Để có đánh giá khách quan, khoa học về BHXH nói chung và BHXH ở tỉnh Ninh Bình, vấn đề “Bảo hiểm xó hội ở tỉnh Ninh Bỡnh hiện nay” được chọn làm đề tài nghiên cứu của Luận văn. Nhằm góp phần sáng tỏ hơn về mặt lý luận, đánh giá khách quan khoa học về bảo hiểm Ninh Bình hiện nay. Từ đó đề xuất các giải pháp có hiệu quả đối với loại hình này.

 

doc109 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1180 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Bảo hiểm xã hội ở tỉnh Ninh Bình hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Bảo hiểm xã hội là một chính sách trong những nội dung của hệ thống tài chính Nhà nước nhằm góp phần thực hiện ổn định kinh tế - xã hội, không ngừng nâng cao đời sống người lao động. Cùng với các nội dung nhiệm vụ và chính sách kinh tế Đảng và Nhà nước luôn luôn quan tâm đến công tác bảo hiểm xã hội (BHXH). Bước vào thời kỳ đổi mới, hoạt động bảo hiểm nói chung, bảo hiểm xã hội nói riêng đã có bước phát triển khá, tăng nguồn thu quỹ BHXH hàng năm để sử dụng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời BHXH góp phần đảm bảo chi cho các đối tượng được hưởng chính sách, không ngừng nâng cao đời sống, ổn định kinh tế - xã hội. Những năm qua cùng với quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, các thành phần kinh tế trong nước phát triển cả về số lượng và chất lượng, công tác BHXH càng có cơ hội tạo địa bàn hoạt động, tăng nguồn thu, mở rộng đối tượng thu không những trong khu vực kinh tế Nhà nước mà lan tỏa sang các thành phần kinh tế khác. Nhận thức của nhân dân về bảo hiểm và BHXH ngày càng cao, ý thức chấp hành ngày càng tốt, hoạt động BHXH ngày càng phát triển. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến chính sách BHXH đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế. Bước vào thời kỳ đổi mới, để phù hợp với chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Nhà nước ta đã ban hành Bộ luật lao động và Điều lệ BHXH nhằm thống nhất thực hiện BHXH trong phạm vi toàn quốc đối với mọi người lao động. Từ tháng 7 năm 1995, quỹ BHXH được hình thành từ nguồn đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và độc lập với ngân sách nhà nước. Hướng phát triển sẽ trở thành nguồn tài chính chủ yếu bảo đảm cho các nhu cầu hoạt động và chi trả cho các đối tượng của BHXH trong tương lai. Khác với các loại hình bảo hiểm khác, quỹ BHXH được Nhà nước bảo trợ để bảo đảm ổn định và tăng trưởng quỹ. Ninh Bình là một tỉnh được tái lập từ năm 1992, công tác BHXH được đặc biệt quan tâm. Từ đó đến nay hoạt động thu - chi, đảm bảo chính sách cho đối tượng tham gia BHXH ngày càng tăng trưởng khá. Tuy nhiên, so với yêu cầu đổi mới, BHXH chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh. Đặc biệt từ khi có quyết định 20/TTg/2002 của Thủ tướng chính phủ về việc sát nhập Bảo hiểm Y tế vào BHXH, mặc dù đối tượng phát triển ngày một tăng nhưng nhiều vấn đề phát sinh bên cạnh đó gây bức xúc trong đời sống xã hội. Để có đánh giá khách quan, khoa học về BHXH nói chung và BHXH ở tỉnh Ninh Bình, vấn đề “Bảo hiểm xó hội ở tỉnh Ninh Bỡnh hiện nay” được chọn làm đề tài nghiên cứu của Luận văn. Nhằm góp phần sáng tỏ hơn về mặt lý luận, đánh giá khách quan khoa học về bảo hiểm Ninh Bình hiện nay. Từ đó đề xuất các giải pháp có hiệu quả đối với loại hình này. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn ở nước ta trong những năm gần đây đã có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu về BHXH nhằm phân tích những ưu điểm và hạn chế của chính sách, chế độ và đề ra những giải pháp hoàn thiện chính sách BHXH đã được nhiều cơ quan, các bộ ngành BHXH thực hiện, cụ thể: - Đỗ Văn Sinh: “Hoàn thiện quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2005. Luận án đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý quỹ Bảo hiểm Việt Nam. - Đặng Ngọc Liên: “ Quản lý thu BHXH đối với khu vực kinh tế tư nhân tại Hà Nội”. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2004. Luận văn nghiên cứu BHXH dưới góc độ quản lý nguồn thu trên địa bàn Hà Nội, thời gian 1997 - 2004 và các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý thu bảo hiểm. - Đỗ Minh Cương, Mạc Văn Tiến: “góp phần đổi mới và hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội ở nước ta hiện nay”, sách tham khảo, NXB Chính trị Quốc gia, năm 1996. Tác giả đề xuất những giải pháp góp phần đổi mới và hoàn thiện chính sách bảo hiểm ở nước ta hiện nay. - Bảo hiểm xã hội Việt Nam: “Lộ trình mở rộng đối tượng tham gia BHXH theo nghị định 01/2003/NĐ - CP”. Các tác giả đã đề xuất lộ trình mở rộng đối tượng tham gia BHXH. - Phạm Duy Đỉnh: Nghiên cứu “Dịch vụ BHXH Hà Nội”. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2006. Luận văn nêu rõ dịch vụ BHXH là một loại hình dịch vụ đặc thù. Những thành công phát triển dịch vụ BHXH của Hà Nội và đề xuất giải pháp mở rộng dịch vụ trong giai đoạn đến 2010. - Trần Quang Lâm: “Bảo hiểm Y tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2006. Luận văn nêu BHXH Việt Nam, chương trình phát triển ngành BHXH Việt Nam đến 2010. Chương trình đề cập mục tiêu, quy hoạch và phương hướng phát triển ngành BHXH Việt Nam trên cơ sở phân tích dự báo xu hướng phát triển trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO. Ngoài ra còn nhiều bài báo, tạp chí chuyên ngành nghiên cứu đánh giá những vấn đề BHXH đang đặt ra như quản lý, mở rộng đối tượng tham gia BHXH. Đề xuất các giải pháp chi trả bảo hiểm đúng đối tượng, thời gian. Cũng như biện pháp hành chính, chế tài đối với những đối tượng trốn tránh trách nhiệm BHXH. Tuy nhiên, vấn đề BHXH ở tỉnh Ninh Bình hiện nay chưa có đề tài trùng lắp. Với đề tài luận văn này, mong muốn từ thực tiễn việc thực hiện công tác BHXH trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong những năm vừa qua. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn nữa công tác BHXH đối với người lao động trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn * Mục đích nghiên cứu: - Hệ thống và hoàn thiện thêm những vấn đề lý luận về BHXH trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. - Phân tích thực trạng thực hiện chính sách BHXH trong thời gian qua. - Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển BHXH ở Ninh Bình giai đoạn hiện nay đến 2015 * Nhiệm vụ nghiên cứu: - Đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận về BHXH, các chế độ chính sách BHXH đang thực hiện ở nước ta trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. - Phân tích thực trạng của BHXH trên địa bàn tỉnh Ninh Bình chỉ rõ các thành tựu, những tồn tại và nguyên nhân. - Đề xuất các giải pháp thiết thực, có khả thi nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của BHXH tỉnh Ninh Bình. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu BHXH ở Ninh Bình thể hiện trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về BHXH trên địa bàn các mặt công tác chủ yếu: - Thu BHXH. - Chi trả các chế độ BHXH. - Công tác giải quyết chế độ chính sách. - Công tác quản lý đối tượng đóng và hưởng BHXH. - Công tác khai thác mở rộng đối tượng tham gia BHXH. Các nội dung trên được nghiên cứu trong điều kiện phát triển kinh tế nhiều thành phần và hội nhập kinh tế quốc tế. Thời gian nghiên cứu chủ yếu từ năm 2000 đến nay, đặc biệt các số liệu từ năm 2003 khi có sát nhập bảo hiểm y tế. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng ta đã đề ra trong các kỳ Đại hội, nhất là trong thời kỳ đổi mới kể từ Đại hội VI đến nay về các lĩnh vực kinh tế, tài chính, xã hội. Phương pháp nghiên cứu: Chủ yếu tổng kết đánh giá thực trạng, kết hợp lý luận với thực tiễn, thông qua việc phân tích, so sánh các số liệu thống kê để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu của luận văn. 6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - Làm rõ thêm các khái niệm, phạm trù về bản chất, vai trò, vị trí của BHXH trong hệ thống các chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam. Mối quan hệ giữa BHXH với các loại hình bảo hiểm khác. - Khẳng định sự cần thiết, vai trò và giải pháp cụ thể của việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH trong các thành phần kinh tế trước yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. - Hệ thống các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về BHXH theo xu hướng phát triển và hội nhập. Các quan điểm chỉ đạo của tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện BHXH ở Ninh Bình. - Luận văn là công trình nghiên cứu khá toàn diện về BHXH tại Ninh Bình sau hơn 10 năm thực hiện chính sách BHXH mới trong cơ chế thị trường. Đặc biệt từ khi sát nhập bảo hiểm y tế vào BHXH. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác BHXH trên địa bàn tỉnh. - Đây là đề tài nghiên cứu việc thực hiện một chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước ở tỉnh Ninh Bình nhìn dưới góc độ BHXH là một bộ phận của hệ thống tài chính phục vụ người lao động trong các thành phần kinh tế. Có thể làm tài liệu nghiên cứu và giảng dạy môn Kinh tế chính trị. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 7 tiết. Chương 1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về bảo hiểm xã hội Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 1.1. Bảo hiểm xã hội và những đặc trưng cơ bản của bảo hiểm xã hội 1.1.1. Bảo hiểm xã hội, vị trí, vai trò của bảo hiểm xã hội 1.1.1.1. Bảo hiểm và bảo hiểm xã hội Bảo hiểm ra đời, tồn tại và phát triển là do trong thực tế cuộc sống có nhiều rủi ro xảy ra, gây nên tổn thất về người và của. Mặc dù con người đã luôn chú ý phòng tránh nhưng những rủi ro bất ngờ vẫn có thể xảy ra, do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do thiên nhiên gây ra, do môi trường kinh tế, chính trị, xã hội, do sự biến động và phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ… Để đối phó với các rủi ro, con người đã có nhiều biện pháp khác nhau nhằm kiểm soát cũng như khắc phục hậu quả của chúng gây ra. Ví dụ như phòng ngừa và hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra; tự bảo hiểm (tự bỏ ra nguồn tài chính nhất định để bù đắp những thiệt hại xảy ra với mình trong cuộc sống cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh); mua bảo hiểm (đóng một số tiền nhất định cho người quản lý bảo hiểm và người quản lý bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm về rủi ro). Bảo hiểm là sự chuyển giao rủi ro trên cơ sở hợp đồng. Bảo hiểm ra đời, tồn tại và phát triển là do đòi hỏi khách quan của cuộc sống, của hoạt động sản xuất kinh doanh. BHXH xuất hiện và phát triển cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Theo tổ chức lao động Quốc tế (ILO), Phổ là quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành chế độ bảo hiểm ốm đau vào năm 1883, đánh dấu sự ra đời của BHXH bằng luật định. Đồng thời tổ chức này cũng khuyến nghị quỹ BHXH được sử dụng để trợ cấp cho các đối tượng tham gia BHXH, nhằm ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình họ, khi đối tượng tham gia BHXH gặp rủi ro. Theo Công ước số 102, ngày 04 tháng 6 năm 1952 của Tổ chức lao động quốc tế về quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội, trong đó quy định 9 chế độ về trợ cấp sau đây: 1. Chăm sóc y tế 2. Trợ cấp ốm đau 3. Trợ cấp thất nghiệp 4. Trợ cấp tuổi già 5. Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 6. Trợ cấp gia đình 7. Trợ cấp sinh đẻ 8. Trợ cấp khi tàn phế 9. Trợ cấp cho người còn sống (trợ cấp mất người nuôi dưỡng) [14, tr.286]. Chín chế độ trên hình thành một hệ thống các chế độ BHXH. Tuỳ điều kiện kinh tế xã hội mà mỗi nước tham gia công ước Giơnevơ thực hiện khuyến nghị đó ở mức độ khác nhau, nhưng ít nhất phải thực hiện được ba chế độ. Trong đó, ít nhất phải có một trong năm chế độ (3), (4), (5), (8), (9). Mỗi chế độ trong hệ thống trên khi xây dựng đều dựa trên những cơ sở kinh tế xã hội tài chính, thu nhập, tiền lương v v... Đồng thời tuỳ từng chế độ khi xây dựng còn phải tính đến các yếu tố sinh học; tuổi thọ bình quân của quốc gia, nhu cầu dinh dưỡng; xác suất tử vong... Tuy nhiên, cơ sở để xác định điều kiện hưởng BHXH phải tính đến một loạt các yếu tố liên quan đến toàn bộ hệ thống các chế độ cũng như từng chế độ BHXH cụ thể. Chẳng hạn khi xác định điều kiện hưởng trợ cấp BHXH tuổi già phải dựa vào cơ sở sinh học là tuổi đời và giới tính, của người lao động là chủ yếu. Bởi vì tuổi già để hưởng trợ cấp hưu trí của mỗi giới, mỗi vùng, mỗi quốc gia có những khác biệt nhất định. Do đó, có những nước quy định: nam 65 tuổi và nữ 55 tuổi sẽ được nghỉ hưu. Nhưng cũng có những nước quy định: nam 65 tuổi và nữ 60 tuổi... Hoặc khi xác định điều kiện hưởng trợ cấp cho chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp phải tính đến các yếu tố như: điều kiện môi trường lao động, bảo hộ lao động,... Các yếu tố này thường có quan hệ và tác động qua lại với nhau và ít nhiều ảnh hưởng đến điều kiện BHXH của từng chế độ và toàn bộ hệ thống các chế độ BHXH. Thời gian hưởng trợ cấp và mức hưởng trợ cấp BHXH nói chung phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và thời gian đóng phí BHXH của người lao động trên cơ sở tương ứng giữa đóng và hưởng. Đồng thời mức trợ cấp còn phụ thuộc vào khả năng thanh toán chung của từng quỹ tài chính BHXH; mức sống chung của các tầng lớp dân cư và người lao động. Nhưng về nguyên tắc, mức trợ cấp này không cao hơn mức tiền lương hoặc tiền công khi người lao động đang làm việc và nó chỉ bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định so với mức tiền công hay tiền lương. ở các nước kinh tế phát triển do mức lương cao nên tỷ lệ này thường thấp và ngược lại ở những nước đang phát triển do mức lương còn thấp nên phải áp dụng một tỷ lệ khá cao. Ví dụ, ở Pháp mức trợ cấp hưu trí chỉ bằng 50% mức lương cao nhất (với điều kiện đóng BHXH đủ 37,5 năm), ốm đau được hưởng trợ cấp bằng 50% tiền lương, thời gian nghỉ ốm được hưởng trợ cấp không quá 12 tháng. Sinh con được hưởng trợ cấp BHXH bằng 90% tiền lương trong vòng 16 tuần... Còn ở Philipin, mức trợ cấp hưu trí từ 42% đến 102%, tuỳ thuộc từng nhóm lương khác nhau, ốm đau được hưởng 65%, sinh con được nghỉ 45 ngày và được hưởng trợ cấp bằng 100% tiền lương... Tuy vậy, việc các nước quy định trợ cấp BHXH bằng tỷ lệ phần trăm so với tiền lương hay tiền công thường dẫn đến bội chi quỹ BHXH. Vì vậy, một số nước đã phải tìm cách khắc phục như: trả ngay 1 lần khi nghỉ hưu, hoặc suốt đời đóng theo tỷ lệ phần trăm của một mức thu nhập quy định và hưởng cũng theo tỷ lệ phần trăm của mức quy định. Ngoài việc chi trả trợ cấp theo các chế độ BHXH, quỹ BHXH còn được sử dụng cho chi phí quản lý như: Tiền lương cho những người làm việc trong hệ thống BHXH; khấu hao tài sản cố định, văn phòng phẩm và một số khoản chi khác... Phần quỹ nhàn rỗi phải được đem đầu tư sinh lợi. Mục đích đầu tư quỹ BHXH là nhằm bảo toàn và tăng trưởng nguồn quỹ. Quá trình đầu tư quỹ BHXH phải đảm bảo nguyên tắc: an toàn, có lợi nhuận, có khả năng thanh toán và đảm bảo lợi ích kinh tế - xã hội. Từ những quan niệm, các cách hiểu và các cách tiếp cận khác nhau ở các nước và các thời kỳ nhất định, vì vậy cho đến nay đã có nhiều định nghĩa khác nhau về bảo hiểm. ở Việt Nam, trong sách “Giáo trình bảo hiểm” của trường Đại học Kinh tế quốc dân, nhà xuất bản thống kê xuất bản năm 2005, khái niệm chung nhất về bảo hiểm được định nghĩa như sau: “Bảo hiểm là hoạt động thể hiện người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người tham gia bảo hiểm trong trường hợp xảy ra rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm với điều kiện người tham gia nộp 1 khoản phí cho chính anh ta hoặc người thứ ba” [45, tr.13]. Định nghĩa trên mang tính chung nhất của bảo hiểm, nó chỉ rõ việc người tham gia bảo hiểm chuyển rủi ro cho người bảo hiểm (thường là một tổ chức kinh doanh) thông qua việc nộp một khoản phí để hình thành quỹ dự trữ. Khi người tham gia bảo hiểm gặp khó khăn dẫn đến tổn thất, cơ quan bảo hiểm lấy quỹ dự trữ trợ cấp hoặc bồi thường thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm cho người tham gia bảo hiểm đăng ký với tổ chức bảo hiểm. Hoạt động bảo hiểm thực chất là quá trình phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính phát sinh khi tai nạn rủi ro gây tổn thất đối với người tham gia bảo hiểm. Điều này thể hiện trong việc hình thành quỹ bảo hiểm từ sự đóng phí của người tham gia bảo hiểm. Khi người tham gia bảo hiểm gặp biến cố theo hợp đồng sẽ được quỹ bảo hiểm đền bù theo thoả thuận. Như vậy, phần thu nhập của nhiều người sẽ được chuyển cho một người, điều này thể hiện tính nhân văn. Quá trình phân phối lại thu nhập trong bảo hiểm được thực hiện. Sự phân phối trong bảo hiểm là sự phân phối không đều, không bằng nhau, nghĩa là không phải ai tham gia cũng được phân phối và phân phối một số tiền bằng nhau. Chỉ có một số ít người tham gia bảo hiểm không may gặp rủi ro theo hợp đồng bảo hiểm mới nhận được sự phân phối, cũng có nghĩa phân phối trong bảo hiểm không mang tính bồi hoàn, tức là dù có tham gia đóng vào quỹ bảo hiểm nhưng không tổn thất thì không được phân phối. Tuy nhiên, trong các loại hình bảo hiểm, đặc điểm này cũng thể hiện khác nhau. Cụ thể, với đa số các loại hình BHTM, sự phân phối không mang tính bồi hoàn thể hiện rõ. Ví dụ: bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm tài sản. bảo hiểm sức khoẻ… phần đông người mua bảo hiểm không được phân phối vì không gặp biến cố, chỉ có một số ít người được đền bù. Trong một số dịch vụ bảo hiểm nhân thọ đang thực hiện như bảo hiểm tuổi già, bảo hiểm Đại học, bảo hiểm khi kết hôn (do hãng bảo hiểm quốc tế Prudential thực hiện) hoặc bảo hiểm hưu trí trong BHXH, tính chất bồi hoàn trong phân phối thể hiện khá rõ. Trong các hình thức bảo hiểm này, những người tham gia bảo hiểm hầu hết được bảo hiểm khi đạt đến các điều kiện do hai bên thoả thuận. Qua sự phân tích trên ta thấy, hoạt động bảo hiểm dựa trên nguyên tắc "số đông bù số ít" thể hiện trong qúa trình lập quỹ dự trữ bảo hiểm cũng như quá trình phân phối bồi thường. Nguyên tắc này còn thể hiện tính tương trợ, tính xã hội và nhân văn sâu sắc của xã hội trước rủi ro của mỗi thành viên. Trong hoạt động kinh tế - xã hội, con người muốn tồn tại và phát triển được trước hết phải ăn, mặc, ở và đi lại… Để thoả mãn những nhu cầu tối thiểu đó, người ta phải lao động để làm ra những sản phẩm cần thiết. Khi sản phẩm tạo ra ngày càng nhiều thì đời sống con người ngày càng đầy đủ và hoàn thiện, xã hội ngày càng văn minh hơn. Như vậy, việc thoả mãn nhu cầu sinh sống và phát triển của con người phụ thuộc vào chính khả năng lao động của họ. Nhưng trong thực tế, con người không chỉ lúc nào cũng gặp thuận lợi, có đầy đủ thu nhập và mọi điều kiện sinh sống bình thường. Trái lại, có rất nhiều trường hợp khó khăn bất lợi, ít nhiều ngẫu nhiên phát sinh làm cho con người ta bị giảm hoặc mất thu nhập hoặc các điều kiện sinh sống khác. Chẳng hạn, bất ngờ bị ốm đau hoặc bị tai nạn trong lao động, mất việc làm hay khi tuổi già đến khả năng lao động hay khả năng tự phục vụ bị suy giảm… Khi rơi vào những trường hợp này, các nhu cầu cần thiết trong cuộc sống không vì thế mà mất đi, trái lại có cái còn tăng lên, thậm chí còn xuất hiện thêm một số nhu cầu mới như: cần được khám và điều trị khi ốm đau; tai nạn thương tật nặng cần phải có người chăm sóc nuôi dưỡng… Bởi vậy, muốn tồn tại và ổn định cuộc sống, con người và xã hội loài người phải tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau như: san sẻ, đùm bọc lẫn nhau trong một nội bộ cộng đồng; đi vay, đi mượn hoặc dựa vào sự cứu trợ của nhà nước… Rõ ràng, những cách đó là hoàn toàn thụ động và không chắc chắn. Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển, việc thuê nhân công trở nên phổ biến. Lúc đầu người chủ chỉ cam kết trả công lao động, nhưng về sau đã phải cam kết bảo đảm cho người làm thuê có một số thu nhập nhất định để họ trang trải những nhu cầu cần thiết khi ốm đau, tai nạn, thai sản… Trong thực tế, nhiều khi các trường hợp trên không xảy ra và người chủ không phải chi trả một đồng nào. Nhưng cũng có khi xảy ra dồn dập, buộc họ một lúc phải bỏ ra trong một lúc nhiều khoản tiền lớn mà họ không muốn. Vì thế mâu thuẫn chủ- thợ phát sinh, giới thợ liên kết đấu tranh buộc chủ phải thực hiện cam kết. Cuộc đấu tranh này diễn ra ngày càng rộng lớn và có tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế xã hội. Do vậy, Nhà nước đã phải đứng ra can thiệp và điều hoà mâu thuẫn. Sự can thiệp này một mặt làm tăng vai trò của nhà nước, mặt khác buộc các giới chủ và giới thợ phải đóng một khoản tiền nhất định hàng tháng được tính toán chặt chẽ dựa trên cơ sở xác suất rủi ro xảy ra đối với người làm thuê. Số tiền đóng góp của các chủ và thợ hình thành một quỹ tiền tệ tập trung trên phạm vi quốc gia. Quỹ này còn được bổ sung từ ngân sách nhà nước khi cần thiết nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động khi gặp phải những biến cố bất lợi. Chính những mối quan hệ ràng buộc đó mà rủi ro, bất lợi của người lao động được dàn trải, cuộc sống của người lao động và gia đình họ ngày càng được đảm bảo ổn định. Giới chủ cũng thấy mình có lợi và được bảo vệ, sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, tránh được những xáo trộn không cần thiết. Vì vậy, nguồn quỹ tiền tệ tập trung được thiết lập ngày càng lớn và nhanh chóng, khả năng giải quyết các phát sinh lớn của quỹ ngày càng đảm bảo. Toàn bộ những hoạt động với những mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ trên được thế giới quan niệm là BHXH đối với người lao động. Như vậy, BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ góp phần đảm bảo an toàn xã hội. BHXH là một bộ phận quan trọng cấu thành chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước; BHXH rất cần cho tất cả mọi giai tầng trong xã hội, bất luận là người giàu hay nghèo, người có địa vị cao hay thấp. Xã hội nào có hệ thống BHXH phát triển mạnh bao nhiêu thì xã hội đó càng phát triển và ổn định bấy nhiêu, làm cho người lao động yên tâm, phấn khởi, tích cực sản xuất ra nhiều của cải vật chất cho xã hội. Trên tinh thần ấy, theo từ điển bách khoa Việt Nam “BHXH là sự đảm bảo, thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập từ nghề nghiệp do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc sức lao động không được sử dụng thông qua việc hình thành và sử dụng quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, nhằm góp phần đảm bảo an toàn kinh tế cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội”. ở nước ta, trước thời ký đổi mới, trên cơ sở hiến pháp năm 1946 Chính phủ đã ban hành sắc lệnh về các chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí cho công nhân viên chức nhà nước đó là: Sắc lệnh số 29/SL ngày 12 tháng 3 năm 1947 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quy định chế độ trợ cấp cho công nhân; Sắc lệnh số 76/SL ngày 20 tháng 5 năm 1950 và Sắc lệnh số 77/SL ngày 22 tháng 5 năm 1950 do Hồ Chủ Tịch ký, quy định thực hiện các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí cho cán bộ công nhân viên chức. Tiếp theo là Nghị định số 218/CP ngày 27 tháng 12 năm 1961 của Hội đồng Chính phủ về Điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH đối với công nhân viên chức, Nghị định số 161/CP ngày 30 tháng 10 năm 1964 của Hội đồng chính phủ về điều lệ đãi ngộ đối với quân nhân. Đây là văn bản đầu tiên và quan trọng nhất về BHXH ở nước ta trong thời kỳ này, các văn bản đã quy định rõ đối tượng, phạm vi điều chỉnh. Quy định các chế độ BHXH gồm 6 chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động, hưu trí, tử tuất. Quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong BHXH. Các chế độ BHXH được thiết lập dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động, nhằm khuyến khích mọi người tích cực làm việc đẩy mạnh sản xuất, góp phần ổn định lực lượng lao động trong nền kinh tế quốc dân. Mức trợ cấp BHXH được căn cứ vào thời gian công tác, tuổi đời, vào điều kiện làm việc, vào tình trạng suy giảm khả năng lao động. Mức trợ cấp BHXH gắn chặt với tiền lương và nguyên tắc phải thấp hơn mức tiền lương khi làm việc. Về tổ chức và quản lý thì Bộ Lao động thương binh và Xã hội quản lý 3 chế độ mất sức lao động, hưu trí, tử tuất. Tổng liên đoàn lao động Việt Nam quản thực hiện 3 chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp. Nghị định số 236/HĐBT ngày 18 tháng 9 năm 1985 của Hội đồng bộ trưởng về các chế độ BHXH được sửa chữa có tính đến các chính sách ưu đãi đối với những người tham gia trong hai cuộc kháng chiến và những công nhân viên chức làm việc tại những nơi xa xôi, khó khăn gian khổ và hải đảo. Nghị định số 236/HĐBT bổ sung quy đổi thời gian công tác theo hệ số. Quyết định số 133/HĐBT ngày 01 tháng 11 năm 1985 của Hội đồng bộ trưởng là nâng tỷ lệ trợ cấp hưu trí lên cao nhất bằng 95% tiền lương tháng trước khi nghỉ hưu. Chính sách BHXH trong thời kỳ này còn nhiều hạn chế như: Đối tượng tham gia và hưởng các chế độ BHXH mới chỉ được thực hiện đối với công nhân viên chức nhà nước và lực lượng vũ trang, chính sách BHXH còn đan xen với nhiều chính sách khác như chính sách ưu đãi xã hội, chính sách dân số, chính sách cán bộ... nguồn tài chính BHXH phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách Nhà nước, quan hệ tài chính Bảo hiểm xã hội chưa được coi trọng như thu, chi BHXH. Mặc dù vậy, chính sách BHXH trong thời kỳ này đã cụ thể hoá đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước thời kỳ này. Trong điều 140 của Bộ luât lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định “Nhà nước quy định về chính sách BHXH nhằm từng bướ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van day du.doc moi.doc
  • docbia.doc
Tài liệu liên quan