Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở mọi người quan tâm, chăm sóc và bảo vệ quyền lợi của trẻ em. Theo Người, trẻ em như búp trên cành; biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan Lời dạy của Bác vẫn còn nguyên giá trị. Tuy nhiên, trẻ em ngày nay ngoan, không chỉ biết ăn, ngủ mà còn năng động, sáng tạo trong học tập cũng như trong lao động.
Trẻ em là niềm hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước. Trong công cuộc kháng chiến giành độc lập cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (BVCS&GDTE). Công tác này được thể chế hoá trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. Cụ thể, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1948 có 2 điều nói về trẻ em. Đặc biệt, sau khi Việt Nam phê chuẩn Công ước Quốc tế về quyền trẻ em của Liên Hiệp Quốc vào ngày 20.2.1990 (gọi tắt là Công ước), các quyền cơ bản của trẻ em trong Công ước được Việt Nam tôn trọng và luật hoá trên cơ sở phù hợp với Hiến pháp và pháp luật, điển hình là Luật BVCS&GDTE đã sửa đổi, bổ sung, được Quốc hội thông qua vào ngày 15.6.2004. Ngoài ra, Đảng và Nhà nước ta cũng đã đề ra và thực hiện nhiều chiến lược, chương trình hành động quốc gia vì sự sống còn, bảo vệ và phát triển của trẻ em.
Dưới sự quan tâm đó, trẻ em trở thành đối tượng phản ánh đặc biệt của báo chí. Hầu hết báo, đài từ trung ương đến địa phương luôn ưu tiên phản ánh những vấn đề liên quan đến trẻ em nhằm bảo vệ quyền lợi cho trẻ em. Các đài phát thanh (PT), truyền hình (TH), báo in đều tổ chức nhiều chuyên mục, chuyên trang dành riêng cho trẻ em. Đặc biệt, đã có nhiều báo ra đời chỉ để phục vụ cho trẻ em. Từ đây cho thấy, vấn đề BVCS&GDTE ngày càng được báo chí quan tâm sâu sắc với nhiều góc độ, mức độ khác nhau, góp phần giáo dục trẻ em trở thành những công dân tốt trong xã hội, đồng thời nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân để cùng Đảng, Nhà nước thực hiện mục tiêu hàng đầu là xây dựng con người cho đất nước.
Việt Nam có khoảng 86 triệu dân, trong đó có 24 triệu trẻ em, chiếm 28% dân số cả nước [56]. Riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM), trong tổng số 7,1 triệu dân thì có tới 1,86 triệu trẻ em dưới 16 tuổi, chiếm hơn 26% dân số của Thành phố [93]. Xác định đây là nguồn lực quan trọng trong tương lai nên việc BVCS&GDTE được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân Thành phố.
Đối với trẻ em ở TP HCM, báo chí không xa lạ và trở thành món ăn tinh thần trong cuộc sống. Sinh ra và lớn lên ở một thành phố năng động, phát triển về mọi mặt và có hoạt động báo chí sôi động nhất cả nước nên trẻ em ở TP HCM có nhiều thuận lợi hơn trong việc tiếp cận báo chí so với trẻ em các tỉnh, thành khác. Hiện nay, TP HCM có 39 đơn vị báo chí, bao gồm đài PT - Đài Tiếng nói nhân dân TP HCM (Đài TNND TP HCM) và đài TH - Đài TH TP HCM (Đài TH TP HCM), 19 báo, 18 tạp chí, với 28 phụ bản và 3 nhà xuất bản. Trong đó, có 4 đơn vị báo chí chuyên sản xuất các ấn phẩm, chương trình PT, TH cho trẻ em, như: Báo Khăn Quàng Đỏ với 4 ấn phẩm chính là Khăn Quàng Đỏ (KQĐ), Mực Tím (MT), Rùa Vàng (RV), Nhi Đồng Thành phố (NĐTP) thuộc Thành Đoàn TP HCM; Báo Yêu Trẻ với cẩm nang Yêu Trẻ (YT) thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP HCM (Sở LĐTB&XH); Đài TH TP HCM với các chương trình TH dành cho thiếu nhi và Đài TNND TP HCM với các chương trình PT thiếu nhi.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ (PGS, TS) Nguyễn Văn Dững cho rằng:
Viết báo, làm chương trình phát thanh, truyền hình cho trẻ em và vì cuộc sống của trẻ em tốt đẹp hơn, đã từ lâu trở thành một nhiệm vụ quan trọng của các nhà báo, các cơ quan báo chí ở Việt Nam. Đòi hỏi của công chúng về những tác phẩm báo chí có liên quan đến trẻ em không những hay, hấp dẫn, mà còn phải chính xác, kịp thời và thể hiện sự hiểu biết của nhà báo về các quyền của trẻ em [14, tr.3].
Thực tế, báo chí cho trẻ em ở nước ta hiện nay chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu này. Báo chí cho trẻ em ở TP HCM cũng không ngoại lệ. So với những năm trước đây, chất lượng báo chí cho trẻ em ở TP HCM có nhiều chuyển biến tích cực: đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức. Tuy nhiên, báo chí cho trẻ em hiện nay còn nhiều bài viết chưa phù hợp với lứa tuổi và trình độ của trẻ em; nhiều bài còn viết theo “kiểu mì ăn liền”, thiếu định hướng, giáo dục; thông tin chưa chính xác, vi phạm nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp; bài viết về ngôi sao điện ảnh, ca sĩ và chuyện đời tư của người nổi tiếng đang chiếm diện tích khá rộng trên mặt báo Đây là điều lo ngại vì báo chí chẳng những làm giảm các chức năng xã hội của mình, mà còn làm cho trẻ em xao nhãng chuyện học hành, tập tành lối sống hưởng thụ, ăn chơi đua đòi. Văn phong sử dụng trên báo cũng còn nhiều điều cần bàn như: câu chữ dài dòng, khó hiểu, vừa “tiếng tây”, vừa “tiếng ta”, lạm dụng từ lóng, từ láy , làm ảnh hưởng không ít đến sự trong sáng của tiếng Việt trong việc học tập của các em.
Cũng như những trẻ em ở các địa phương khác, trẻ em ở TP HCM đang trong giai đoạn phát triển về thể chất lẫn tinh thần nên rất dễ bị tác động bởi môi trường sống xung quanh. Những năm gần đây, sự phát triển vượt bậc của khoa học, công nghệ, sự bùng nổ của truyền thông đại chúng như internet, đầu kỹ thuật số, TH cáp , đã tạo điều kiện cho các văn hóa phẩm nước ngoài du nhập vào Thành phố, cả tốt lẫn xấu. Tình trạng truyện tranh có nội dung đồi truỵ, bạo lực được bày bán tràn lan trở thành mối lo ngại lớn không chỉ của các bậc cha mẹ mà của toàn xã hội. Chỉ cần thiếu sự quản lý, kiểm soát, định hướng, giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội, những ấn phẩm độc hại sẽ rơi vào tay trẻ em, gây ảnh hưởng xấu cho các em. Từ đây càng đòi hỏi, báo chí cho trẻ em ở TP HCM không ngừng nâng cao vị trí, vai trò, trách nhiệm “vừa là trường học, vừa là nhà hát” và là người bạn thân thiết của trẻ em.
120 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1257 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Báo chí cho trẻ em ở Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở mọi người quan tâm, chăm sóc và bảo vệ quyền lợi của trẻ em. Theo Người, trẻ em như búp trên cành; biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan… Lời dạy của Bác vẫn còn nguyên giá trị. Tuy nhiên, trẻ em ngày nay ngoan, không chỉ biết ăn, ngủ mà còn năng động, sáng tạo trong học tập cũng như trong lao động.
Trẻ em là niềm hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước. Trong công cuộc kháng chiến giành độc lập cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (BVCS&GDTE). Công tác này được thể chế hoá trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. Cụ thể, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1948 có 2 điều nói về trẻ em. Đặc biệt, sau khi Việt Nam phê chuẩn Công ước Quốc tế về quyền trẻ em của Liên Hiệp Quốc vào ngày 20.2.1990 (gọi tắt là Công ước), các quyền cơ bản của trẻ em trong Công ước được Việt Nam tôn trọng và luật hoá trên cơ sở phù hợp với Hiến pháp và pháp luật, điển hình là Luật BVCS&GDTE đã sửa đổi, bổ sung, được Quốc hội thông qua vào ngày 15.6.2004. Ngoài ra, Đảng và Nhà nước ta cũng đã đề ra và thực hiện nhiều chiến lược, chương trình hành động quốc gia vì sự sống còn, bảo vệ và phát triển của trẻ em.
Dưới sự quan tâm đó, trẻ em trở thành đối tượng phản ánh đặc biệt của báo chí. Hầu hết báo, đài từ trung ương đến địa phương luôn ưu tiên phản ánh những vấn đề liên quan đến trẻ em nhằm bảo vệ quyền lợi cho trẻ em. Các đài phát thanh (PT), truyền hình (TH), báo in đều tổ chức nhiều chuyên mục, chuyên trang dành riêng cho trẻ em. Đặc biệt, đã có nhiều báo ra đời chỉ để phục vụ cho trẻ em. Từ đây cho thấy, vấn đề BVCS&GDTE ngày càng được báo chí quan tâm sâu sắc với nhiều góc độ, mức độ khác nhau, góp phần giáo dục trẻ em trở thành những công dân tốt trong xã hội, đồng thời nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân để cùng Đảng, Nhà nước thực hiện mục tiêu hàng đầu là xây dựng con người cho đất nước.
Việt Nam có khoảng 86 triệu dân, trong đó có 24 triệu trẻ em, chiếm 28% dân số cả nước [56]. Riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM), trong tổng số 7,1 triệu dân thì có tới 1,86 triệu trẻ em dưới 16 tuổi, chiếm hơn 26% dân số của Thành phố [93]. Xác định đây là nguồn lực quan trọng trong tương lai nên việc BVCS&GDTE được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân Thành phố.
Đối với trẻ em ở TP HCM, báo chí không xa lạ và trở thành món ăn tinh thần trong cuộc sống. Sinh ra và lớn lên ở một thành phố năng động, phát triển về mọi mặt và có hoạt động báo chí sôi động nhất cả nước nên trẻ em ở TP HCM có nhiều thuận lợi hơn trong việc tiếp cận báo chí so với trẻ em các tỉnh, thành khác. Hiện nay, TP HCM có 39 đơn vị báo chí, bao gồm đài PT - Đài Tiếng nói nhân dân TP HCM (Đài TNND TP HCM) và đài TH - Đài TH TP HCM (Đài TH TP HCM), 19 báo, 18 tạp chí, với 28 phụ bản và 3 nhà xuất bản. Trong đó, có 4 đơn vị báo chí chuyên sản xuất các ấn phẩm, chương trình PT, TH cho trẻ em, như: Báo Khăn Quàng Đỏ với 4 ấn phẩm chính là Khăn Quàng Đỏ (KQĐ), Mực Tím (MT), Rùa Vàng (RV), Nhi Đồng Thành phố (NĐTP) thuộc Thành Đoàn TP HCM; Báo Yêu Trẻ với cẩm nang Yêu Trẻ (YT) thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP HCM (Sở LĐTB&XH); Đài TH TP HCM với các chương trình TH dành cho thiếu nhi và Đài TNND TP HCM với các chương trình PT thiếu nhi.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ (PGS, TS) Nguyễn Văn Dững cho rằng:
Viết báo, làm chương trình phát thanh, truyền hình cho trẻ em và vì cuộc sống của trẻ em tốt đẹp hơn, đã từ lâu trở thành một nhiệm vụ quan trọng của các nhà báo, các cơ quan báo chí ở Việt Nam. Đòi hỏi của công chúng về những tác phẩm báo chí có liên quan đến trẻ em không những hay, hấp dẫn, mà còn phải chính xác, kịp thời và thể hiện sự hiểu biết của nhà báo về các quyền của trẻ em [14, tr.3].
Thực tế, báo chí cho trẻ em ở nước ta hiện nay chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu này. Báo chí cho trẻ em ở TP HCM cũng không ngoại lệ. So với những năm trước đây, chất lượng báo chí cho trẻ em ở TP HCM có nhiều chuyển biến tích cực: đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức. Tuy nhiên, báo chí cho trẻ em hiện nay còn nhiều bài viết chưa phù hợp với lứa tuổi và trình độ của trẻ em; nhiều bài còn viết theo “kiểu mì ăn liền”, thiếu định hướng, giáo dục; thông tin chưa chính xác, vi phạm nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp; bài viết về ngôi sao điện ảnh, ca sĩ và chuyện đời tư của người nổi tiếng đang chiếm diện tích khá rộng trên mặt báo… Đây là điều lo ngại vì báo chí chẳng những làm giảm các chức năng xã hội của mình, mà còn làm cho trẻ em xao nhãng chuyện học hành, tập tành lối sống hưởng thụ, ăn chơi đua đòi. Văn phong sử dụng trên báo cũng còn nhiều điều cần bàn như: câu chữ dài dòng, khó hiểu, vừa “tiếng tây”, vừa “tiếng ta”, lạm dụng từ lóng, từ láy…, làm ảnh hưởng không ít đến sự trong sáng của tiếng Việt trong việc học tập của các em.
Cũng như những trẻ em ở các địa phương khác, trẻ em ở TP HCM đang trong giai đoạn phát triển về thể chất lẫn tinh thần nên rất dễ bị tác động bởi môi trường sống xung quanh. Những năm gần đây, sự phát triển vượt bậc của khoa học, công nghệ, sự bùng nổ của truyền thông đại chúng như internet, đầu kỹ thuật số, TH cáp…, đã tạo điều kiện cho các văn hóa phẩm nước ngoài du nhập vào Thành phố, cả tốt lẫn xấu. Tình trạng truyện tranh có nội dung đồi truỵ, bạo lực được bày bán tràn lan trở thành mối lo ngại lớn không chỉ của các bậc cha mẹ mà của toàn xã hội. Chỉ cần thiếu sự quản lý, kiểm soát, định hướng, giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội, những ấn phẩm độc hại sẽ rơi vào tay trẻ em, gây ảnh hưởng xấu cho các em. Từ đây càng đòi hỏi, báo chí cho trẻ em ở TP HCM không ngừng nâng cao vị trí, vai trò, trách nhiệm “vừa là trường học, vừa là nhà hát” và là người bạn thân thiết của trẻ em.
Trong các văn kiện của Đảng về BVCS&GDTE đều ghi rõ:
Các em thiếu niên, nhi đồng ngày nay sẽ là lớp người xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản sau này. Quan tâm đến thiếu niên nhi đồng là quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng một lớp người mới không những phục vụ cho sự nghiệp xã hội chủ nghĩa hiện nay mà còn là cho sự nghiệp xây dựng cộng sản chủ nghĩa sau này [57, tr.14].
Từ đây chúng tôi nhận thấy, việc khảo sát, đánh giá thực trạng báo chí cho trẻ em ở TP HCM, từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng báo chí cho trẻ em là cần thiết. Vì vậy, tôi chọn “Báo chí cho trẻ em ở Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài “Báo chí cho trẻ em ở Thành phố Hồ Chí Minh”, chúng tôi đã tham khảo nhiều tài liệu có liên quan đến báo chí và trẻ em. Trước hết là những công trình nghiên cứu được biên soạn thành sách như:
- Sổ tay phóng viên báo chí với trẻ em do PGS, TS. Nguyễn Văn Dững chủ biên, được xuất bản vào năm 2001. Cuốn sách này nêu rõ những kiến thức chung về trẻ em; vấn đề BVCS&GDTE; kỹ năng và kinh nghiệm hoạt động báo chí cho trẻ em. Năm 2004, cuốn sách được tái bản lần thứ hai, có sửa đổi, bổ sung một số vấn đề về kỹ năng cũng như kinh nghiệm trong quá trình làm báo cho trẻ em.
- Truyền thông, đạo đức nghề nghiệp với trẻ em của tác giả Helena Thorfinn, do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản vào năm 2003. Đây là cuốn sách đúc kết những phẩm chất cần thiết của nhà báo viết về trẻ em.
- Báo chí với trẻ em do PGS, TS. Nguyễn Văn Dững chủ biên, xuất bản năm 2004 cũng đã cung cấp cái nhìn tổng quan về trẻ em và kỹ năng nghiệp vụ của nhà báo với trẻ em.
- Văn hóa nghe và nhìn của giới trẻ là công trình nghiên cứu của TS. Đỗ Nam Liên về phương thức tiếp nhận thông tin qua truyền hình và băng đĩa của giới trẻ ở TP HCM, được xuất bản năm 2005. Trong đó, tác giả đề cập đến thói quen tiếp nhận thông tin của trẻ em ở Thành phố, cụ thể là trẻ em ở tuổi dậy thì.
- Tâm lý trẻ và giáo dục gia đình được xuất bản năm 2005 của tác giả Trần Thị Cẩm, đã cơ bản phân tích những đặc điểm tâm lý chủ yếu của trẻ em trong từng giai đoạn phát triển và một số cách giáo dục thường được áp dụng trong gia đình Việt Nam.
Ngoài những công trình nghiên cứu được biên soạn thành sách, chúng tôi còn tham khảo thêm các luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp liên quan đến đề tài, như:
- Luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng Góp phần hình thành và giáo dục nhân cách cho tuổi thơ qua chương trình văn nghệ thiếu nhi Đài Truyền hình Việt Nam của tác giả Nguyễn Lan Hương, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, năm 1997.
- Luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng Giáo dục thiếu niên, nhi đồng trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam của tác giả Trần Thị Thu Hương, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, năm 2005.
- Luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng Giáo dục nhân cách cho trẻ vị thành niên trên báo chí hiện nay của Trần Thị Dung, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, năm 2006.
- Khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành báo chí Nâng cao chương trình “Ngộ nghĩnh tuổi thơ” trên kênh VTV2 của Trần Văn Dương, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, năm 2007.
- Luận án tiến sĩ Kỹ năng viết báo cho trẻ em của tác giả Nguyễn Ngọc Oanh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, năm 2009.
Để làm phong phú nguồn tư liệu, chúng tôi còn tham khảo một số bài báo, bài viết đề cập đến báo chí và trẻ em ở TP HCM được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các tạp chí nghiên cứu khoa học như:
- Bài viết Nhóm báo chí dành cho trẻ em ở Thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Nguyễn Ngọc Oanh, đăng trong sách Báo chí - Những điểm nhìn từ thực tiễn, tập 2, do PGS, TS. Nguyễn Văn Dững chủ biên, xuất bản vào năm 2001. Trong bài này, tác giả đã giới thiệu một số ấn phẩm của báo Khăn Quàng Đỏ dành cho trẻ em ở Thành phố.
- Bài báo Truyền hình với trẻ em ở Thành phố Hồ Chí Minh, đăng trên website Báo chí với trẻ em, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội vào ngày 10.14.2005 của tác giả Nguyễn Ngọc Oanh cũng giới thiệu sơ nét một số chương trình tiêu biểu dành cho thiếu nhi của Đài TH TP HCM.
- Bài báo Tìm hiểu tâm lý trẻ em - một nhóm công chúng đặc thù của báo chí của tác giả Đỗ Thu Hằng đăng trên website Báo chí với trẻ em, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội vào ngày 11.27.2005.
Tóm lại, cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu xoay quanh vấn đề báo chí và trẻ em trên cả hai phương diện: lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, những công trình này mới cho chúng ta cái nhìn tổng quan về báo chí và trẻ em, kỹ năng nghiệp vụ viết báo cho trẻ em, chưa đi sâu nghiên cứu báo chí cho trẻ em ở một địa phương cụ thể như ở TP HCM. Trong khi đó, báo chí cho trẻ em ở TP HCM đã và đang phát triển rất mạnh mẽ không thua kém báo chí cho trẻ em ở trung ương. Như vậy, có thể nói, thực hiện đề tài “Báo chí cho trẻ em ở Thành phố Hồ Chí Minh” vừa mang ý nghĩa lý luận vừa mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát thực trạng báo chí cho trẻ em ở TP HCM, luận văn nêu ra những thành công và hạn chế, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng báo chí cho trẻ em ở TP HCM, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng trẻ em.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục đích nghiên cứu, chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu các tài liệu, sách lý luận báo chí, trẻ em để rút ra những vấn đề lý luận làm cơ sở cho nghiên cứu thực tế.
- Khảo sát các báo cho trẻ em ở TP HCM để làm sáng tỏ thực trạng trên các phương diện: nội dung và hình thức; cơ cấu tổ chức; đội ngũ những người làm báo...
- Vận dụng lý luận báo chí và căn cứ vào tình hình thực tế để đề ra giải pháp nâng cao chất lượng báo chí cho trẻ em ở TP HCM.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu chính là các sản phẩm báo chí cho trẻ em ở TP HCM. Cụ thể là các ấn phẩm, các chương trình PT, chương trình TH được sản xuất ra nhằm phục vụ cho đối tượng chính là trẻ em. Trong đó, chúng tôi tập trung khảo sát ở các phương diện: số lượng; thời lượng; chất lượng (nội dung và hình thức); đội ngũ những người làm báo; công tác tổ chức, sản xuất các sản phẩm báo chí cho trẻ em ở TP HCM.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành khảo sát các báo, đài cho trẻ em trên địa bàn TP HCM. Cụ thể là Đài TH TP HCM với các chương trình TH dành cho trẻ em phát trên kênh HTV7, HTV9, HTV3; Đài TNND TP HCM với các chương trình PT thiếu nhi phát trên sóng AM và FM; Báo Khăn Quàng Đỏ với các ấn phẩm KQĐ, MT, RV, NĐTP và Báo Yêu Trẻ với cẩm nang YT.
Tháng 6.2008, chúng tôi bắt đầu khảo sát và kết thúc vào tháng 6.2009.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về báo chí và trẻ em, các tài liệu lý luận về báo chí, truyền thông đã được xuất bản.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi vận dụng, kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp khảo sát thực tế để làm sáng rõ diện mạo của báo chí cho trẻ em ở TP HCM.
- Các phương pháp thống kê, phân tích để thấy rõ những thành công và hạn chế, nguyên nhân của hạn chế, từ đó mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng báo chí cho trẻ em ở TP HCM.
- Phương pháp phỏng vấn sâu lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên làm báo cho trẻ em.
- Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi anket, được thực hiện với 250 phiếu dành cho công chúng trẻ em ở TP HCM và 33 phiếu dành cho các phóng viên, biên tập viên báo, đài.
6. Ý nghĩa của đề tài
6.1. Về mặt lý luận
- Đây là đề tài đầu tiên khảo sát hoạt động báo chí cho trẻ em ở một địa phương cụ thể - TP HCM - thành phố năng động, phát triển và có số lượng trẻ em đông nhất cả nước. Đề tài không chỉ góp phần làm sáng rõ diện mạo, nội dung và hình thức của các báo cho trẻ em ở TP HCM mà còn đánh giá tương đối chính xác, khách quan về vai trò, vị trí của báo chí cho trẻ em hiện nay.
- Luận văn cũng có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy về những vấn đề có liên quan đến báo chí cho trẻ em nói chung và báo chí cho trẻ em ở TP HCM nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn cung cấp cơ sở dữ liệu báo chí cho trẻ em ở TP HCM cho các cơ quan quản lý báo chí trên địa bàn hiểu sâu sắc hơn về vai trò, vị trí, thực trạng hoạt động của báo chí cho trẻ em, từ đó có cách lãnh đạo, quản lý phù hợp và đạt hiệu quả hơn.
- Thông qua luận văn này, các cơ quan báo chí cho trẻ em ở TP HCM nhận thấy những mặt được và chưa được trong hoạt động của mình; có thể nghiên cứu, tham khảo, áp dụng những giải pháp luận văn đưa ra để đổi mới, cải tiến nội dung và hình thức các báo, đáp ứng nhu cầu công chúng.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan chức năng, giảng viên và học viên ở các trường đào tạo chuyên ngành báo chí; tạo tiền đề cho các công trình nghiên cứu tiếp theo. Đồng thời, qua tìm hiểu hoạt động báo chí cho trẻ em ở TP HCM, chúng tôi cũng nâng cao sự hiểu biết của mình khi làm báo cho trẻ em.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, những nội dung chủ yếu của luận văn được trình bày trong 3 chương, 8 tiết, 91 trang.
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BÁO CHÍ CHO TRẺ EM
1.1. TRẺ EM VÀ TRẺ EM Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1.1. Trẻ em
1.1.1.1. Định nghĩa trẻ em
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” từ lâu đã trở thành khẩu lệnh trong các chương trình hành động vì trẻ em và cho trẻ em ở mỗi quốc gia và cộng đồng quốc tế. Thế nhưng, việc định nghĩa về trẻ em đến nay vẫn chưa được thống nhất. Bởi tùy theo môi trường, hoàn cảnh, trình độ văn hoá và nhận thức của mỗi người, mỗi quốc gia, trẻ em được định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, để dễ dàng xác định ai là đối tượng trẻ em và để thuận lợi trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở mỗi quốc gia, Công ước đã đưa ra một quy định chung mang tính quốc tế là “Trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp quốc gia công nhận tuổi thành niên sớm hơn” [58, tr.2].
Theo Pháp luật Việt Nam “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” [65, tr.4]. Như vậy, do điều kiện cụ thể của đất nước, trẻ em Việt Nam được hiểu nhỏ hơn trẻ em quy định trong Công ước.
1.1.1.2. Trẻ em - đối tượng luôn nhận sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta
Trẻ em là người kế tục sự nghiệp cách mạng của thế hệ đi trước, vì vậy, các em luôn nhận sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội qua đạo lý dân tộc, đạo đức xã hội và trách nhiệm pháp lý. Điều này thể hiện rõ tại điều 65, Hiến pháp nước CHXHCN năm 1992: “Trẻ em được gia đình, Nhà nước, và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục” [63, tr.39]; điều 5, Luật BVCS&GDTE (sửa đổ, bổ sung): “Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, Nhà nước, xã hội và công dân. Trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em phải được quan tâm hàng đầu” [65, tr.6].
Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành tình yêu thương vô bờ cho trẻ em. Người viết trong bài Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng: “Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của đất nước… Vì tương lai của con em ta, dân tộc ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các bé cho tốt” [60, tr.467-468]. Thực hiện lời dạy của Người, trong mọi chặng đường phát triển đất nước, Đảng, Nhà nước ta luôn xác định “Quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng một lớp người mới không những phục vụ cho sự nghiệp xã hội chủ nghĩa hiện nay mà còn cho sự nghiệp xây dựng cộng sản chủ nghĩa sau này” [57, tr.14]. Vì vậy, công tác BVCS&GDTE được Đảng đưa ra bàn luận tại các kỳ đại hội, hội nghị lớn. Điển hình nhất là tại Hội nghị toàn quốc kiểm điểm 4 năm thực hiện Chỉ thị 38-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VII, Đảng đã tập trung bàn luận nhiều biện pháp đẩy mạnh công tác BVCS&GDTE. Tại đây, nguyên Tổng Bí thư Trung ương Đảng - Lê Khả Phiêu phát biểu:
Một trong những quan điểm cơ bản chi phối toàn bộ đường lối của Đảng ta là coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mà trẻ em là lớp măng non, là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc... khi các em còn chưa phát triển đầy đủ, còn non nớt cả thể chất và tinh thần, dễ bị tổn thương thì việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn luôn là mối quan tâm đặc biệt, hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta [75, tr.1].
Trẻ em chiếm tỷ lệ càng cao, Đảng và Nhà nước càng quan tâm hơn. Từ khi ký Công ước, Việt Nam luôn tôn trọng và luật hoá các quyền cơ bản của trẻ em trên cơ sở phù hợp với hiến pháp và pháp luật Việt Nam, cụ thể là Luật BVCS&GDTE nhiều lần đã được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với từng giai đoạn phát triển; hàng loạt các chương trình hành động quốc gia vì trẻ em đã được triển khai. Trong cuộc tiếp đón Phó Giám đốc điều hành Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) - Kul Gautam, ngày 27.3.2007, tại Hà Nội, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội - Trương Quang Được khẳng định: “Việt Nam luôn hết sức nỗ lực thực hiện nghiêm các cam kết quốc tế và bảo vệ quyền trẻ em. Đây cũng là một trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam” [92, tr.2].
1.1.2. Trẻ em ở Thành phố Hồ Chí Minh
1.1.2.1. Vài nét về Thành phố Hồ Chí Minh năng động và phát triển
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của miền Nam Việt Nam. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, “Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích tự nhiên 2.095 km2, khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, nhiệt độ trung bình từ 25-27 độ [66, tr.447]. Tính đến ngày 1.4.2009, Thành phố có trên 7,1 triệu dân đang sinh sống tại 24 quận, huyện. Về cơ cấu dân tộc, người Kinh chiếm 92,9%, tiếp đến là người Hoa với 6,69%, còn lại là các dân tộc Chăm, Khơ me
Chính vị trí địa lý đã làm cho TP HCM đa dạng về văn hóa. Sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc đang sinh sống và làm việc trên địa bàn, sự hấp thụ thêm nhiều nền văn hóa của các nước trên thế giới qua hoạt động kinh tế, du lịch càng làm cho Thành phố tuy hình thành chỉ hơn 300 năm, đã chứa đựng trong lòng nhiều giá trị văn hoá nhân văn - văn hoá lịch sử trên nền tảng văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Với vai trò là một trong những trung tâm văn hóa lớn của cả nước, TP HCM hiện có 22 đơn vị nghệ thuật, 9 rạp hát, 11 bảo tàng, 22 rạp chiếu phim, 25 thư viện.
Về kinh tế, TP HCM là địa phương đi đầu trong sự nghiệp đổi mới, đạt được những thành tựu quan trọng trong việc khuyến khích các thành phần kinh tế cùng phát triển. Hiện nay, TP HCM vẫn giữ vai trò đầu tàu kinh tế của Việt Nam. Năm 2007, thu nhập bình quân đầu người ở Thành phố đạt 2.100 USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước, 730 USD/năm vào năm 2006. “Năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố cao hơn tốc độ chung cả nước 1,6 lần (ước đạt 11%). Tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn Thành phố ước đạt 290.905 tỷ đồng (giá thực tế), tăng khoảng 11% (năm 2007 là 12,6%)” [86].
Về nhân văn, con người Thành phố luôn thể hiện tính năng động, sáng tạo, nhạy bén với kỹ thuật và công nghệ mới. GS, TS. Nguyễn Minh Hòa nhận định: “Thành phố là nơi mà bất kỳ ai, cho dù trước đó sống ở nơi đâu, khi đến định cư nơi đây đều trở nên năng động, cởi mở, hòa đồng, bớt dần màu mè hình thức, đố kỵ, cực đoan để hướng đến tính hiệu quả và thực dụng tích cực” [31, tr.11].
Từ những đặc điểm trên,
TP HCM được cả thế giới biết đến không chỉ là một thành phố anh hùng trong các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, mà còn biết đến là một trong năm thành phố lớn nhất Đông Nam Á (Bangkok, Metro Malia, Jakarta, Kuala Lumpur, TP HCM) và là thành phố đông dân nhất Việt Nam, hơn thế nữa nó là thành phố năng động, cởi mở, có tốc độ tăng trưởng kinh tế vào loại nhanh ở Đông Nam Á trong hai thập kỷ qua [31, tr.3,11].
Bước vào thế kỷ mới, trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế và cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ, TP HCM đang tăng tốc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010. Trong đó, mục tiêu phát triển kinh tế song hành với mục tiêu phát triển con người. Cụ thể, TP HCM phấn đấu đạt “quy mô dân số khoảng 10 triệu người và GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4540 USD vào năm 2010” [66, tr.447]. Để đạt mục tiêu,
Thành phố quan tâm nhiều hơn công tác chăm lo phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo để nhanh chóng nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đào tạo nguồn nhân tài cho Thành phố và cho đất nước; phát triển đi đôi với chỉ đạo và quản lý chặt chẽ các hoạt động phát thanh, truyền hình, internet, báo chí, xuất bản… và quan tâm chăm sóc trẻ em [62, tr.23].
1.1.2.2. Trẻ em ở Thành phố Hồ Chí Minh
“Thành phố Hồ Chí Minh hiện có hơn 7,1 triệu dân (chưa tính người vãng lai), trong đó có 1,86 triệu trẻ em dưới 16 tuổi” [95]. So với các thành phố khác, trẻ em ở TP HCM đông nhất cả nước.
Bảng 1.1: Trẻ em ở Thành phố Hồ Chí Minh so với các thành phố khác
Ghi chú: Thành phố Cần Thơ : 260.000/1,2 triệu dân
Thành phố Hà Nội : 1,5 triệu/6,4 triệu dân
Thành phố Hồ Chí Minh : 1,86 triệu/7,1 triệu dân
Bà Phan Thanh Minh - Trưởng Phòng Bảo vệ và chăm sóc trẻ em TP HCM thuộc Sở LĐTB&XH cho rằng: “Đây là nguồn lực dồi dào và cũng là nỗi lo lớn trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Thành phố hiện nay”. Là thành phố có nền công nghiệp, du lịch phát triển, TP HCM không chỉ thu hút lực lượng lao động người lớn (tỷ lệ dân nhập cư chiếm khoảng 30% dân số Thành phố), mà còn thu hút một lượng lớn trẻ em [79]. Có trẻ theo cha mẹ lập nghiệp, cũng có trẻ tự di cư một mình. Các em kiếm sống bằng nhiều việc như bán vé số, đánh giày, phục vụ quán ăn… Với mức thu nhập trung bình 20.000 đồng/ngày đã làm cho tỷ lệ trẻ em nghèo của Thành phố tăng thêm. “Ngoài số trẻ lao động xa gia đình chưa thống kê được, toàn Thành phố có 16.500 trẻ có hoàn cảnh khó khăn cần được hỗ trợ, trong đó, trẻ từ các tỉnh khác đến chiếm 70%” [82].
Nghèo đi đôi với các vấn đề an sinh xã hội. Tình trạng trẻ em lang thang, ăn xin, bị lạm dụng tình dục, phạm pháp ở Thành phố chiếm tỷ lệ cao, đứng đầu cả nước.
Năm 2008, trong tổng số 11.500 bị can bị khởi tố thì có 1.118 bị can dưới 18 tuổi, chiếm tỷ lệ bình quân 9,7% ở các loại tội phạm, đặc biệt một số loại tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng chiếm tỷ lệ cao như cướp giật tài sản 17,2%, giết người 19,3%, cướp tài sản 30,2%, hiếp dâm trẻ em 51%. Đáng chú ý là, có một số vụ giết người, cố ý g
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan van hoan chinh in.doc
- bia doc moi.doc