Trong mục tiêu về cải cách tư pháp đến năm 2020, Đảng ta xác định xây dựng một nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử phải được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực.
Hoạt động xét xử, một trong những hoạt động áp dụng pháp luật, là nhiệm vụ chủ yếu và thường xuyên của toà án nhân dân. Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đặc biệt là các chủ trương về đổi mới công tác tư pháp, hoạt động xét xử nói chung và hoạt động giải quyết các vụ án về dân sự, trong đó có các án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật đã đạt được nhiều thành tựu. Những kết quả trong hoạt động xét xử về phân chia di sản thừa kế thừa kế theo pháp luật của toà án nhân dân đã góp phần bảo đảm quyền tự do, dân chủ và quyền sở hữu về tài sản của công dân; giữ vững trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong thời gian qua, việc xét xử các vụ án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật vẫn còn để xảy ra nhiều sai sót, xét xử thiếu thống nhất, hoặc lúng túng khi vận dụng pháp luật, các vụ kiện gặp nhiều khó khăn, thời gian giải quyết kéo dài. Một trong những nguyên nhân cơ bản của thực trạng này là do nhận thức chưa đầy đủ về pháp luật của cá nhân và do sự áp dụng pháp luật không thống nhất giữa các cấp toà án.
Thực tiễn áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết các vụ án về phân chia di sản thừa kế đã và đang đặt ra những yêu cầu mới vừa cấp bách và lâu dài, đòi hỏi không ngừng nâng cao chất lượng xét xử, góp phần đáp ứng quá trình thực hiện cải cách tư pháp xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Do đó, việc nghiên cứu lý luận về áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử nói chung và áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết các vụ án của toà án nhân dân là một nhiệm vụ cần thiết.
106 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1302 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong mục tiêu về cải cách tư pháp đến năm 2020, Đảng ta xác định xây dựng một nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử phải được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực.
Hoạt động xét xử, một trong những hoạt động áp dụng pháp luật, là nhiệm vụ chủ yếu và thường xuyên của toà án nhân dân. Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đặc biệt là các chủ trương về đổi mới công tác tư pháp, hoạt động xét xử nói chung và hoạt động giải quyết các vụ án về dân sự, trong đó có các án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật đã đạt được nhiều thành tựu. Những kết quả trong hoạt động xét xử về phân chia di sản thừa kế thừa kế theo pháp luật của toà án nhân dân đã góp phần bảo đảm quyền tự do, dân chủ và quyền sở hữu về tài sản của công dân; giữ vững trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong thời gian qua, việc xét xử các vụ án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật vẫn còn để xảy ra nhiều sai sót, xét xử thiếu thống nhất, hoặc lúng túng khi vận dụng pháp luật, các vụ kiện gặp nhiều khó khăn, thời gian giải quyết kéo dài. Một trong những nguyên nhân cơ bản của thực trạng này là do nhận thức chưa đầy đủ về pháp luật của cá nhân và do sự áp dụng pháp luật không thống nhất giữa các cấp toà án.
Thực tiễn áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết các vụ án về phân chia di sản thừa kế đã và đang đặt ra những yêu cầu mới vừa cấp bách và lâu dài, đòi hỏi không ngừng nâng cao chất lượng xét xử, góp phần đáp ứng quá trình thực hiện cải cách tư pháp xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Do đó, việc nghiên cứu lý luận về áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử nói chung và áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết các vụ án của toà án nhân dân là một nhiệm vụ cần thiết.
Trong bối cảnh đó, việc nhận thức lại những vấn đề lý luận về áp dụng pháp luật và nghiên cứu áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử các vụ án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của toà án nhân dân là nhằm góp phần không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động áp dụng trong hoạt động xét xử; Vì vậy, học viên chọn đề tài: Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao ở Việt Nam làm luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở nước ta, vấn đề áp dụng pháp luật nói chung và áp dụng pháp luật trong trong hoạt động giải quyết các vụ án về phân chia di sản thừa kế đã được giới khoa học pháp lý và đặc biệt là những người làm công tác xét xử của ngành toà án quan tâm. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề trên đây với những khía cạnh và mức độ khác nhau: Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của Toà án nhân dân ở Việt Nam hiện nay- Lê Xuân Thân, Luận án tiến sỹ luật (2004); Cơ sở lý luận và thực tiễn của những qui định chung về thừa kế trong Bộ luật dân sự- Nguyễn Minh Tuấn, Luận án tiến sỹ luật (2006); Áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự của Toà án nhân dân các cấp ở Việt Nam hiện nay- Chu Đức Thắng, Luận văn thạc sỹ luật (2004); Áp dụng pháp luật trong giai đoạn điều tra, truy tố các vụ án ma tuý ở Việt Nam hiện nay- Bùi Mạnh Cường, luận văn thạc sỹ luật (2006); Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình của Toà án nhân dân tỉnh Thái Nguyên - Hoàng Văn Hạnh, Luận văn thạc sỹ luật (2006); Tiến trình phát triển pháp luật thừa kế Việt nam trong 60 năm qua- Phùng Trung Tập, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 2/2006; Một số vấn đề về thừa kế tiền gửi ngân hàng- Nguyễn Thanh, Tạp chí Ngân hàng, số 17/2006; Cần xác định nội dung cụm từ “những người có quyền thừa kế di sản của nhau” trong Điều 644 Bộ luật dân sự- Phạm Văn Tuyết, Tạp chí Luật học, số 2/2005; Di sản thừa kế trong pháp luật dân sự một số nước trên thế giới- Trần Thị Nhuệ, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 10/2006; Quyền thừa kế trong luật dân sự La Mã cổ đại - Nguyễn Đình Huy, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 4/2001; Những điểm mới của các qui định về thừa kế trong Bộ luật dân sự 2005 - Lê Minh Hùng, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 5/2006; Bàn về áp dụng pháp luật trong công tác xét xử, Tạp chí Toà án nhân dân, số 5/2005…
Các công trình khoa học được liệt kê trên đây đã đề cấp đến việc áp dụng pháp luật nói chung và áp dụng pháp luật của toà án trong một số lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu nghiên cứu một cách tương đối toàn diện và có hệ thống vấn đề áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết các vụ án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà án nhân dân tối cao ở Việt Nam hiện nay; vì vậy, đề tài của luận văn mong muốn nghiên cứu một cách có hệ thống cả về cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết các án liên quan đến phân chia di sản thừa kế theo pháp luật ở Toà án nhân dân tối cao hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu để làm rõ cơ sở lý luận áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết các vụ án về phân chia di sản thừa kế trên cơ sở đó phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết các vụ án dân sự về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà án nhân dân tối cao. Từ đó, luận văn đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trọng hoạt động giải quyết các vụ án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà án nhân dân tối cao ở Việt nam hiện nay.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Nghiên cứu để làm rõ cơ sở lý luận áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết các vụ án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật dưới góc độ lý luận Mác - Lênin về Nhà nước và pháp luật; làm rõ những đặc trưng và vai trò của hoạt động áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của toà án nhân dân hiện nay.
+ Phân tích thực trạng áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết các vụ án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà án nhân dân tối cao trong thời gian qua, cũng như làm rõ các nguyên nhân của những tồn tạị
+ Đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết các vụ án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật; góp phần vào công cuộc cải cách tư pháp hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu việc áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà án nhân dân tối cao.
- Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi là một luận văn thạc sỹ luật học thuộc chuyên ngành lý luận và lịch sử về Nhà nước và pháp luật, luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về áp dụng pháp luật, thực tiễn liên quan đến vấn đề áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết các vụ án phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà án nhân dân tối cao.
Về mốc thời gian nghiên cứu, luận văn nghiên cứu hoạt động áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà án nhân dân tối cao từ năm 2005 (sau khi Bộ luật dân sự được công bố) đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về Nhà nước và pháp luật, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, pháp chế; đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở nước ta hiện nay; quan điểm đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp trong thời kỳ mới.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, logic và hệ thống…
6. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
Với tư cách là một luận văn thạc sỹ, tác giả nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về việc áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao. Lần đầu tiên, tác giả luận văn có những đóng góp cơ bản như sau:
- Xây dựng khái niệm, phân tích các đặc điểm và vai trò của áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết các vụ án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của toà án nhân dân.
- Đã đưa ra những đánh giá, nhận định khách quan về thực trạng áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết các vụ án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà án nhân dân tối cao ở nước ta hiện nay.
- Khái quát các quan điểm và đề nghị các giải pháp nhằm bảo đảm áp dụng pháp luật có hiệu quả trong hoạt động giải quyết các vụ án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà án nhân dân tối cao trong thời gian tới.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện về lý luận về áp dụng pháp luật trong các cơ quan tư pháp, cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho những người trực tiếp làm công tác áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết các vụ án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật.
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy, tổng kết thực tiễn về áp dụng pháp luật nói chung và áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử toà án nhân dân nói riêng.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT CỦA TOÀ PHÚC THẨM TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Ở VIỆT NAM
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT CỦA TOÀ PHÚC THẨM TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
1.1.1. Khái niệm áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm toà án nhân dân tối cao ở Việt Nam
1.1.1.1. Khái niệm áp dụng pháp luật
Pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệ thống quy phạm pháp luật thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng, thể hiện ý chí của nhân dân, được nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện trên cơ sở giáo dục, thuyết phục nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa [12, tr.143].
Pháp luật xã hội chủ nghĩa là tổng hợp các quy tắc xử sự chung do các cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền ban hành theo một trình tự thể hiện dưới một hình thức nhất định nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Xét bình diện chung nhất, pháp luật là phương tiện thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng, bảo đảm các đường lối, chủ trương đó được triển khai và thực hiện có hiệu quả trên quy mô toàn xã hội, để nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội; để nhân dân phát huy thực hiện quyền dân chủ, các quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân.
Pháp luật với tư cách là phương tiện điều chỉnh các quan hệ xã hội, tác động và ảnh hưởng tới các quan hệ xã hội, cũng như các yếu tố của kiến trúc thượng tầng pháp lý; pháp luật có vai trò duy trì trật tự xã hội. Trong quan hệ với nhà nước, vai trò của pháp luật luôn gắn liền với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, phát huy được vai trò của nhà nước trong việc thực hiện các chức năng, quản lý, thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Đối với nhà nước, pháp luật là cơ sở để tổ chức, hoạt động vừa là sức mạnh của quyền lực chính trị đồng thời pháp luật cùng là phương tiện để ràng buộc nhà nước nhằm hạn chế sự lạm quyền, lộng quyền của nhà nước, tránh cho nhà nước khỏi tình trạng hoạt động tuỳ tiện, vi phạm quyền và tự do của công dân. Pháp luật nói chung và pháp luật xã hội chủ nghĩa nói riêng có vai trò và giá trị xã hội rất quan trọng mà không một công cụ, phương tiện điều chỉnh nào có thể thay thế được. Tuy nhiên, vai trò của pháp luật chỉ có thể thực sự phát huy hiệu quả khi các quy định của pháp luật được các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, công dân thực hiện một cách tự giác, nghiêm minh. Do vậy, vấn đề đặt ra là không phải chỉ có đủ các các văn bản pháp luật đáp ứng nhu cầu xã hội mà điều quan trọng là pháp luật cần phải được thực hiện trong thực tế.
Về mặt lý luận, thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có tổ chức, có mục đích của con người, là những hoạt động, những cách thức, quy trình làm cho các quy tắc xử sự chung chứa đựng các quy phạm pháp luật trở thành hành vi, cách xử sự thực tế của chủ thể pháp luật. Khi các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội thì các quan hệ xã hội trở thành các quan hệ pháp luật với các chủ thể mang quyền và nghĩa vụ pháp lý tương ứng. Khi các chủ thể pháp luật thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình sẽ làm phát sinh các hành vi pháp luật, hay nói cách khác, thực hiện pháp luật làm cho các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể pháp luật được thực hiện trong đời sống xã hội.
Căn cứ vào tính chất của việc thực hiện pháp luật, khoa học pháp lý đã phân chia thực hiện pháp luật thành những hình thức cụ thể như: Tuân thủ pháp luật; thi hành pháp luật; sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.
Tuân thủ (tuân theo) pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp kiềm chế, không tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm. Chủ thể thực hiện hình thức tuân thủ pháp luật là tất cả các cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước, các cá nhân, tổ chức và mọi công dân trong xã hội.
Thi hành (chấp hành) pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực. Ví dụ việc thực hiện các quy phạm pháp luật hôn nhân gia đình về nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con cái của cha mẹ… Chủ thể thực hiện hình thức thi hành pháp luật này là tất cả các cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước, các cá nhân, tổ chức và mọi công dân trong xã hội.
Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền, tự do pháp lý của mình (những hành vi mà pháp luật cho phép chủ thể thực hiện). Chủ thể thực hiện hình thức thi hành pháp luật này là tất cả các cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước, các cá nhân, tổ chức và mọi công dân trong xã hội. Đương nhiên, vì quyền và tự do pháp lý là những hành vi mà pháp luật cho phép chủ thể thực hiện nên chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện các quyền, tự do tuỳ theo ý chí của mình, chứ không bắt buộc phải thực hiện.
Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể. Thông qua hình thức này ý chí của nhà nước được trở thành hiện thực, nhà nước được thực hiện các chức năng tổ chức, quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội, đảm bảo cho việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, các công chức nhà nước trong khuôn khổ pháp luật.
Nếu như tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật mà mọi chủ thể pháp luật đều có thể thực hiện thì áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật chỉ dành cho các cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có quyền. Áp dụng pháp luật được xem là hoạt động thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước, nó vừa là hình thức thực hiện pháp luật, vừa là một giai đoạn mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành tổ chức cho các chủ thể pháp luật khác thực hiện các quy định pháp luật. Do vậy, áp dụng pháp luật là hình thức rất quan trọng và được tiến hành trong các trường hợp sau:
- Khi cần truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những chủ thể vi phạm pháp luật hoặc cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước đối với tổ chức hay cá nhân nào đó. Ví dụ: Một công dân thực hiện hành vi trộm cắp tài sản, hành vi đã có đầy đủ các yếu tố thành tội trộm cắp tài sản được qui định trong Bộ luật hình sự, không phải ngay sau đó trách nhiệm hình sự mặc nhiên phát sinh và người vi phạm tự giác chấp hành các biện pháp chế tài tương xứng. Vì vậy, cần có các hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật và những người có thẩm quyền nhằm điều tra, truy tố, xét xử để đối chiếu với quy định của pháp luật để ấn định trách nhiệm hình sự đối với người đã thực hiện hành vi vi phạm và buộc người này phải chấp hành.
- Khi những quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể không mặc nhiên, phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của nhà nước. Ví dụ: Hiến pháp 1992 quy định lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân nhưng nhưng quan hệ pháp luật lao động với những quyền và nghĩa vụ cụ thể giữa công dân với một cơ quan nhà nước chỉ phát sinh khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyển dụng người đó vào làm việc.
- Đối với một số quan hệ pháp luật nhà nước thấy cần thiết phải tham gia để kiểm tra giám sát hoạt động của các bên tham gia vào quan hệ đó; hoặc nhà nước xác nhận sự tồn tại của một số sự việc, sự kiện thực tế. Ví dụ: Uỷ ban nhân dân xã, phường trị trấn chứng nhận di chúc hay chứng nhận việc đăng ký kết hôn [33].
Tóm lại, áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cán bộ công chức có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể thực hiện những quy định của pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào những quy định của pháp luật ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, hay chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể.
1.1.1.2. Khái niệm áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm toà án nhân dân tối cao ở Việt Nam
Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao liên quan đến các khái niệm có tính chất công cụ: di sản; thừa kế; quyền thừa kế; thừa kế theo pháp luật và xét xử phúc thẩm vụ án dân sự. Vì vậy, để xây dựng khái niệm áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao cần phải làm rõ các khái niệm trên.
a, Di sản: Theo Từ điển tiếng Việt: Di sản là của cải, tài sản của người chết để lại [41].
Điều 634 BLDS năm 2005 quy định: "Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác" [31].
Di sản được Điều 634 BLDS quy định một cách ngắn gọn nhưng khá đầy đủ và có tầm khái quát cao, không dùng phương pháp liệt kê bao gồm những tài sản gì như những quy định trước đây. Bởi lẽ, quyền tài sản đã nằm trong khái niệm tài sản được quy định tại Điều 163 Bộ luật dân sự: "Tài sản bao gồm vật, giấy tờ có giá và các quyền tài sản" .
b, Thừa kế: Theo Từ điển tiếng Việt, thừa kế được hiểu là hưởng của người khác để lại cho, hay được hiểu là: “Việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho những người còn sống” [10, tr.216]. Khái niệm này đã phản ánh chính xác bản chất cũng như nội dung thừa kế.
Thừa kế luôn gắn với quan hệ sở hữu, xuất hiện đồng thời với quan hệ sở hữu và sự phát triển của xã hội loài người. Thừa kế và sở hữu là hai phạm trù kinh tế cùng tồn tại song song trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định, chúng có mối liên hệ biện chứng với nhau, chỉ đạo, chi phối lẫn nhau, cùng phát triển theo sự phát triển của xã hội loài người.
Thừa kế với ý nghĩa là một phạm trù kinh tế có mầm mống và xuất hiện ngay trong thời kỳ sơ khai của xã hội loài người - chế độ cộng sản nguyên thuỷ. Trong thời kỳ này, quan hệ thừa kế chỉ đơn thuần là một quan hệ xã hội, việc thừa kế chỉ nhằm di chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống được tiến hành dựa trên quan hệ huyết thống và do những phong tục tập quán riêng của từng bộ lạc, thị tộc quyết định.
Khi nhà nước ra đời việc chiếm giữ của vật chất giữa người với người được điều chỉnh bằng pháp luật theo hướng có lợi cho giai cấp thống trị. Nhà nước đã sử dụng pháp luật là công cụ để bảo vệ tài sản và quyền tài sản của người chết cho những người còn sống, quy định quyền của các chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình. Lúc này các quan hệ thừa kế và quan hệ sở hữu không chỉ tồn tại một cách khách quan với ý nghĩa là một phạm trù kinh tế nữa, mà những quan hệ này đã bị ràng buộc bởi những quy phạm pháp luật và làm xuất hiện khái niệm quyền thừa kế.
c, Quyền thừa kế: Nếu thừa kế là một phạm trù kinh tế tồn tại khách quan thì quyền thừa kế là một phạm trù pháp lý chỉ phát sinh khi có nhà nước và pháp luật. Nếu thừa kế là một quan hệ xã hội phát sinh ngay cả khi xã hội chưa phân chia giai cấp, chưa có nhà nước và pháp luật, thì quyền thừa kế lại là một quan hệ pháp luật chỉ ra đời và tồn tại trong xã hội đã phân chia giai cấp và dẫn tới sự ra đời của nhà nước.
Quyền thừa kế được xem xét rất nhiều góc độ. Với tính chất là một chế định pháp luật dân sự, quyền thừa kế bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước đặt ra nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình dịch chuyển tài sản từ người chết sang cho người khác còn sống theo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định do pháp luật quy định. Đồng thời, quy định quyền và nghĩa vụ cũng như các phương thức bảo vệ các quyền và nghĩa vụ đó của những chủ thể trong quan hệ thừa kế.
Với tính chất là một quyền năng dân sự, quyền thừa kế là những quyền năng cụ thể của chủ thể trong việc để lại di sản thừa kế và nhận di sản thừa kế. Đó là những khả năng mà các chủ thể được phép xử sự theo quy định của pháp luật: Được để lại di sản thừa kế như thế nào, việc lập di chúc phải tuân thủ những yêu cầu gì, ai là người được nhận di sản thừa kế, khi nào thì bị tước quyền hưởng di sản thừa kế... Trong các quan hệ về thừa kế, các chủ thể chủ động hiện thực hoá những quyền năng đó để biến nó thành những quyền dân sự cụ thể qua đó đáp ứng được nhu cầu và thực hiện được lợi ích cho bản thân mình.
d, Thừa kế theo pháp luật: Ở mỗi một chế độ khác nhau, tuỳ thuộc vào tính chất của chế độ sở hữu, thông qua pháp luật, nhà nước quy định một chế định thừa kế và coi đó là một phương tiện để bảo vệ quyền lợi cho các cá nhân cũng như quyền lợi của giai cấp lãnh đạo xã hội.
Trong nhà nước chủ nô, quyền để lại thừa kế về nô lệ của giai cấp chủ nô là sự chuyển lại quyền sở hữu đối với những "công cụ biết nói" và cũng chính là sự truyền lại quyền lực chính trị để duy trì sự áp bức bóc lột của giai cấp chủ nô đối với nô lệ.
Trong nhà nước phong kiến và nhà nước tư sản, giai cấp bóc lột sở hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội và di sản mà họ để lại cho con cháu cũng chính là những di sản ấy, việc thừa kế chỉ là sự thay thế kẻ thống trị này bằng kẻ thống trị khác trong cùng một giai cấp mà thôi.
Pháp luật thừa kế ở nước ta trước hết nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động, tôn trọng thành quả lao động do họ làm ra cũng như chuyển thành kết quả đó cho những người thừa kế sau khi họ chết. Mặt khác, quyền thừa kế ở nước ta là một trong những phương tiện để củng cố và phát triển các quan hệ hôn nhân gia đình, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các chủ thể trong quan hệ thừa kế, đặc biệt bảo vệ lợi ích của người chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động. Qua đó góp phần bảo đảm quyền sở hữu cho mọi cá nhân trong xã hội.
Pháp luật hiện hành quy định “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật” (Điều 631 Bộ Luật Dân sự).
“Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định” (Điều 674, Bộ Luật Dân sự). Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây: không có di chúc; di chúc không hợp pháp; những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế; những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây: phần di sản không được định đoạt trong di chúc; phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế” (Điều 675, Bộ Luật Dân sự)
Như vậy, thừa kế là sự dịch chuyển tài sản của một người đã chết sang cho người còn sống theo những trình tự luật định. Quyền thừa kế của một cá nhân gắn bó chặt chẽ với quyền sở hữu của cá nhân đó. Quyền sở hữu là tiền đề, là cơ sở của quyền thừa kế và ngược lại, quyền thừa kế là căn cứ thiết lập quyền sở hữu mới. Vì vậy, hệ thống pháp luật dân sự của tất cả các nước trên thế giới bao giờ cũng qui định về vấn đề thừa kế như là một phương thức bảo đảm quyền sở hữu của chủ sở hữu.
Nói tóm lại, quyền thừa kế là một chế định của Luật dân sự, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hàn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van.doc
- Bia.doc