Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ngày nay, đa phần mọi người chỉ quan tâm đến công việc hiện tại của mình mà ít quan tâm đến môi trường làm việc như sự ô nhiễm, nặng tiếng ồn, nói chung là môi trường làm việc không đảm bảo, điều này ít nhiều đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ và năng lưc làm việc. Vì vậy chúng ta cần phải nhanh chóng cải thiện nó, một trong những vấn đề đó là chiếu sáng, đâu phải nơi nào cũng cần ánh sáng như nhau, chẳng hạn phòng làm việc thì cần độ sáng cao, rạp chiếu phim thì độ chiếu sáng nhỏ, còn phòng ăn thì cần độ sáng ấm áp có như vậy thì mới tạo cho ta cảm giác thoải mái dễ chịu, không quá tối hay quá chói, chắc chắn là hiệu suất thực hiện công việc sẽ cao và một điều quan trọng là chúng ta đã tự bảo vệ sức khoẻ của mình mà ở đây chính là đôi mắt của chúng ta. Và trong cuốn luận văn Thiết Kế Và Điều Khiển Bằng Máy Tính Hệ Thống Chiếu Sáng Trụ Sở Điện Lực Gò Vấp này đã đưa ra một trong những phương pháp tính toán và lựa chọn chiếu sáng, cách phân bố các bộ đèn cho từng khu vực cụ thể đảm bảo độ rọi thích hợp, kinh tế và thẩm mỹ .
Cuối cùng em xin cảm ơm các thầy cô đã giảng dạy em trong những năm học tập tại trường và đặc biệt là Thầy Võ Đình Nhật đã giúp em hoàn thành đề tài tốt nghịêp này.
Em xin chân thành cảm ơn.
157 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1034 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận án Thiết kế và điều khiển bằng máy tính hệ thống chiếu sáng trụ sở Điện lực Gò Vấp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ngày nay, đa phần mọi người chỉ quan tâm đến công việc hiện tại của mình mà ít quan tâm đến môi trường làm việc như sự ô nhiễm, nặng tiếng ồn, nói chung là môi trường làm việc không đảm bảo, điều này ít nhiều đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ và năng lưc làm việc. Vì vậy chúng ta cần phải nhanh chóng cải thiện nó, một trong những vấn đề đó là chiếu sáng, đâu phải nơi nào cũng cần ánh sáng như nhau, chẳng hạn phòng làm việc thì cần độ sáng cao, rạp chiếu phim thì độ chiếu sáng nhỏ, còn phòng ăn thì cần độ sáng ấm áp …có như vậy thì mới tạo cho ta cảm giác thoải mái dễ chịu, không quá tối hay quá chói, chắc chắn là hiệu suất thực hiện công việc sẽ cao và một điều quan trọng là chúng ta đã tự bảo vệ sức khoẻ của mình mà ở đây chính là đôi mắt của chúng ta. Và trong cuốn luận văn Thiết Kế Và Điều Khiển Bằng Máy Tính Hệ Thống Chiếu Sáng Trụ Sở Điện Lực Gò Vấp này đã đưa ra một trong những phương pháp tính toán và lựa chọn chiếu sáng, cách phân bố các bộ đèn cho từng khu vực cụ thể đảm bảo độ rọi thích hợp, kinh tế và thẩm mỹ .
Cuối cùng em xin cảm ơm các thầy cô đã giảng dạy em trong những năm học tập tại trường và đặc biệt là Thầy Võ Đình Nhật đã giúp em hoàn thành đề tài tốt nghịêp này.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên
LÊ VĂN QUYỀN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Giáo viên hướng dẫn
VÕ ĐÌNH NHẬT
Khi thiết kế xây dựng một công trình ở bất cứ lĩnh vực nào thì ta luôn phải tính toán và phác họa trước những vấn đề có liên quan đến công trình hay lĩnh vực đó, nó sẽ bao gồm những công trình phụ nào đi kèm với công trình chính để từ đó đưa ra những phương án tối ưu nhất, mặt khác cũng tránh tình trạng sau này phải thay đổi kết cấu trong quá trình thực hiện, vừa ảnh hưởng đến quá trình thi công mà còn làm mất đi tính thẩm mĩ. Do đó khi thiết kế công trình trụ sở làm việc Điện Lực Gò Vấp cũng không ngoại lệ. Ta không thể liệt kê một cách đầy đủ các hệ thống đi kèm với công trình nhưng các hệ thống sau được coi là cần thiết và là các hệ thống chính bắt buộc của một công trình:
Hệ thống điều hoà không khí
Hệ thống báo cháy
Hệ thống chữa cháy
Hệ thống camera
Hệ thống máy tính
Hệ thống nước
Hệ thống chiếu sáng
Hệ thống điện
Trong cuốn Thiết Kế Và Điều Khiển Bằng Máy Tính Hệ Thống Chiếu Sáng Trụ Sở Điện Lựa Gò Vấp này sẽ giới thiệu một số hệ thống đó và sẽ được trình bày thành 2 phần chính như sau :
Phần 1: Giới thiệu các hệ thống được sử dụng
Phần 2: Thiết kế hệ thống chiếu sáng cho trụ sở Điện Lực Gò Vấp
TỔNG QUAN VỀ TRỤ SỞ ĐIỆN LỰC GÒ VẤP
Trụ sở điện lực Gò Vấp tọa lạc tại địa chỉ 5/5 Nguyễn Văn Lượng, phường 16, Quận Gò Vấp – tp. Hồ Chí Minh trên diện tích 1384.25 m2. Trong đó chiều rộng là 35 m, chiều dài 1 bên là 38 m, bên còn lại dài 41.1 m. Trụ sở Điện Lực Gò Vấp gồm 2 tầng hầm, 1 tầng trệt và 5 tầng lầu được bố trí cụ thể như sau :
TẦNG HẦM 2
Trạm điện lạnh: chiều dài = 5 m & chiều rộng = 5 m
Chỗ để xe 2 bánh: chiều dài = 25 m & chiều rộng = 21 m
TẦNG HẦM 1
Trạm điện: chiều dài = 5 m & chiều rộng = 5 m
Tạp vu: chiều dài = 3.2 m & chiều rộng = 2 m
Nhà vệ sinh 1: chiều dài = 3.2 m & chiều rộng = 1.5 m
Nhà vệ sinh 2: chiều dài = 3.2 m & chiều rộng = 1.5 m
Chỗ để xe 4 bánh: chiều dài = 21 m & chiều rộng = 20 m
TẦNG TRỆT
Nhà vệ sinh nam: chiều dài = 5 m & chiều rộng = 2.5 m
Nhà vệ sinh nữ: chiều dài = 3.5 m & chiều rộng = 2.5 m
Tổ cắt điện : chiều dài = 5 m & chiều rộng = 3.2 m
Phòng thu ngân: chiều dài = 5 m & chiều rộng = 3.5 m
Trưởng phòng thu ngân: chiều dài = 5 m & rộng = 3.5 m
Tổ ngân quỹ: chiều dài = 9 m & chiều rộng = 5 m
Tổ quản lý hoá đơn: chiều dài = 9 m & chiều rộng = 5 m
Phòng chờ: chiều dài = 9 m & chiều rộng = 5 m
Phòng giao dịch 1: chiều dài = 9 m & chiều rộng = 5 m
Phòng giao dịch 2: chiều dài = 5 m & chiều rộng = 5 m
Quầy HD & tổng đài: chiều dài = 5 m & chiều rộng = 4 m
Đại sảnh: chiều dài = 14 m & chiều rộng = 10 m
& chiều dài = 8 m & chiều rộng = 5 m
Sảnh đón: chiều dài = 8 m & chiều rộng = 6 m
LẦU 1
Nhà vệ sinh nam: chiều dài = 5 m & chiều rộng =2.5 m
Nhà vệ sinh nữ: chiều dài = 3.5 m & chiều rộng = 2.5 m
Tổ khảo sát mắc điện: chiều dài = 12 m & chiều rộng = 5 m
Tổ kiểm tra: chiều dài = 9 m & chiều rộng = 5 m
Tổ quản lý khách hàng : chiều dài = 12 m & rộng = 6.6 m
Phòng họp C : chiều dài = 5 m & chiều rộng = 3.6 m
Phó phòng kinh doanh: chiều dài = 5 m & chiều rộng = 5 m
Trưởng phòng kinh doanh: chiều dài = 5 m & rộng = 3.8 m
Tổ kiểm soát: chiều dài = 17 m & chiều rộng = 5 m
Trưởng phòng kinh doanh 1: chiều dài = 5 m & rộng = 3.2 m
Tổ kiểm soát: chiều dài = 5 m & chiều rộng = 5 m
Trưởng phòng kinh doanh 2: chiều dài = 5 m & rộng = 4 m
Kho hồ sơ: chiều dài = 9 m & chiều rộng = 5 m
Sảnh: chiều dài = 10 m & chiều rộng = 3.6 m
Hành lang: chiều dài = 40 m & chiều rộng = 1.6 m
LẦU 2
Nhà vệ sinh nam: chiều dài = 5 m & chiều rộng = 2.5 m
Nhà vệ sinh nữ: chiều dài = 3.5 m & chiều rộng = 2.5 m
Tổ thanh tra: chiều dài = 5 m & chiều rộng = 3.5 m
Phó phòng hành chánh: chiều dài = 5 m & rộng = 3.5 m
Phòng y tá: chiều dài = 5 m & chiều rộng = 3 m
Phòng họp D: chiều dài = 5 m & chiều rộng = 4 m
Tổ hành chánh: chiều dài = 10 m & chiều rộng = 5 m
Không gian sảnh: chiều dài = 17.5 m & chiều rộng = 10 m
Phòng giám đốc: chiều dài = 8.5 m & chiều rộng = 5 m
Trưởng phòng hánh chánh: chiều dài = 6 m & rộng = 4 m
Phòng phó giám đốc 1: chiều dài = 8 m & chiều rộng = 5 m
Phòng phó giám đốc 2: chiều dài = 9 m & chiều rộng = 5 m
LẦU 3
Nhà vệ sinh nam: chiều dài = 5 m & chiều rộng = 2.5 m
Nhà vệ sinh nữ: chiều dài = 3.5 m & chiều rộng = 2.5 m
Tổ thu ngân: chiều dài = 12 m & chiều rộng = 5 m
Tổ ghi điện: chiều dài = 9 m & chiều rộng = 5 m
Ngân hàng: chiều dài = 5 m & chiều rộng = 3 m
Phó phòng kế toán: chiều dài = 5 m & chiều rộng = 3.8 m
Trưởng phòng kế toán: chiều dài = 5 m & chiều rộng = 3 m
Phòng họp A: chiều dài = 10 m & chiều rộng = 6.4 m
Kho hồ sơ kế toán: chiều dài = 5 m & chiều rộng = 5 m
Phòng kế toán: chiều dài = 16 m & chiều rộng = 5 m
Kho hồ sơ hành chánh: chiều dài = 5 m & chiều rộng = 5 m
Sảnh S1: chiều dài = 10 m & chiều rộng = 5.6 m
Hành lang: chiều dài = 36 m & chiều rộng = 1.6 m
LẦU 4
Nhà vệ sinh nam: chiều dài = 5 m & chiều rộng = 2.5 m
Nhà vệ sinh nữ: chiều dài = 3.5 m & chiều rộng = 2.5 m
Trưởng phòng kế hoạch vật tư: dài = 5 m & rộng = 3.5 m
Kho hồ sơ: chiều dài = 5 m & chiều rộng = 3.5 m
Phó phòng: chiều dài = 5 m & chiều rộng = 3.5 m
Ban quản lý dự án: chiều dài = 9 m & chiều rộng = 5 m
Phòng họp B: chiều dài = 5 m & chiều rộng = 3 m
Phó phòng kỹ thuật: chiều dài = 5 m & chiều rộng = 3.6 m
Trưởng phòng kỹ thuật: chiều dài = 5 m & chiều rộng = 3 m
Tổ an toàn: chiều dài = 9 m & chiều rộng = 5 m
Tổ kỹ thuật: chiều dài = 12 m & chiều rộng = 5 m
Tổ kế hoạch vật tư: chiều dài = 12 m & chiều rộng = 6 m
Không gian sảnh: chiều dài = 10 m & chiều rộng = 4.2 m
Kho hồ sơ: chiều dài = 5 m & chiều rộng = 5 m
Hành lang: chiều dài = 40 m & chiều rộng = 1.6 m
LẦU 5
Nhà vệ sinh nam: chiều dài = 5 m & chiều rộng = 2.5 m
Nhà vệ sinh nữ: chiều dài = 3.5 m & chiều rộng = 2.5 m
Hội trường: chiều dài = 16 m & chiều rộng = 10 m
Sảnh hội trường: chiều dài = 23 m & chiều rộng = 5 m
Phòng đoàn thể: chiều dài = 5 m & chiều rộng = 5 m
Tổ lưu trữ: chiều dài = 5 m & chiều rộng = 4 m
Kho lưu trữ: chiều dài = 17 m & chiều rộng = 5 m
Sân khấu: chiều dài = 10 m & chiều rộng = 5 m
Phòng chuẩn bị: chiều dài = 5 m & chiều rộng = 5 m
----------------------------------------------------------------------------------
XEM CHI TIẾT CÁC PHÒNG TRÊN SƠ ĐỒ MẶT BẰNG
SƠ ĐỒ MẶT BẰNG TỔNG THỂ TRỤ SỞ ĐIỆN LỰC GÒ VẤP
SƠ ĐỒ MẶT BẰNG CHI TIẾT CÁC TẦNG LẦU ( 5 SƠ ĐỒ )
HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ
Việc lựa chọn hệ thống điều hoà thích hợp cho công trình là hết sức quan trọng, nó đảm bảo cho hệ thống đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu của công trình. Nói chung một hệ thống điều hoà không khí thích hợp khi nó thoả mãn các yêu cầu do công trình đề ra cả về kỹ thuật và mỹ thuật, môi trường, sự tiên dụng vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa, độ an toàn cao, tuổi thọ và kinh tế. Ngoài ra ta ta cần lưu ý đến vốn đầu tư cho công trình. Đôi khi vốn đầu tư không phù hợp nên không chọn được hệ thống phù hợp cho công trình .
GIỚI THIỆU CÁC HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ :
Hệ thống điều hoà cục bộ :
Hệ thống điều hoà cục bộ gồm 2 phần chính là máy điều hoà cửa sổ và máy điều hoà tách năng suất lạnh. Đây là các loại máy nhỏ, hoạt động hoàn toàn tự động, lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng sữa chữa dễ dàng, tuổi thọ trung bình, độ tin cậy lớn, giá thành rẻ, rất thích hợp với các phòng, căn hộ nhỏ và các phòng có tiền điện thanh toán riêng biệt. Nhưng nhược điểm cơ bản của hệ thống cục bộ là rất khó áp dụng cho các phòng lớn, hội trường, phân xưởng, nhà hàng, các toà nhà cao tầng như khách sạn, văn phòng vì bố trí ở đây các cụm dàn nóng bố trí bên ngoài nhà sẽ làm mất mỹ quan và phá vỡ kiến trúc toà nhà, gây ảnh hưởng cho môi trường.
Máy điều hoà cửa sổ: là máy điều hoà không khí nhỏ nhất cả về năng suất lạnh và kích thước cũng như khối lượng. Toàn bộ thiết bị chính như máy nén, dàn ngưng, dàn bay hơi, quạt giải nhiệt, quạt gió lạnh, các thiết bị điều khiển, điều chỉnh tự động, phin lọc gió, khử mùi của gió tươi cũng như các thiết bị phụ khác được lắp đặt trong một vỏ gọn nhẹ.
Máy điều hoà tách: máy điều hoà kiểu tách 2 cụm. Cụm trong nhà gồm dàn lạnh, bộ điều khiển và quạt ly tâm kiểu trục cán. Cụm ngoài gồm lốc ( máy nén ), động cơ và quạt hướng trục. Hai cụm được nối với nhau bằng một đường ống gas đi và về. Ống xả nước ngưng từ dàn bay hơi ra và đường dây điện đôi khi bố trí dọc theo 2 đường ống này thành một búi ống .
Hệ thống điều hoà tổ hợp gọn :
Máy điều hoà tác: có thể nói nhiều máy điều hoà tách của hệ thống điều hoà gọn và hệ thống điều hoà cục bộ chỉ khác nhau về cỡ máy hay năng suất lạnh. Do năng suất lạnh lớn hơn nên liên kết của cụm dàn nóng và dàn lạnh đôi khi có nhiều kiểu dáng hơn .
Máy điều hoà nguyên cụm: có năng suất lạnh trung bình và lớn, chủ yếu dùng trong nông nghiệp và công nghiệp. Cụm dà nóng và dàn lạnh được gắn với nhau thành một khối duy nhất .
Máy điều hoà VRV: chủ yếu dùng cho điều hoà tiện nghi và có các đặc điểm sau :
Các thộng số khí hậu được khống chế phù hợp với từng nhu cầu vùng, kết nối trong mạng điều khiển trung tâm .
Các máy VRV có các dãy công suất hợp lý lằp ghép với nhau thành các mạng đáp ứng nhu cầu năng suất lạnh khác nhau, từ nhỏ đến hàng nghìn KW cho các tòa nhà cao tầng hàng trăm mét với hàng ngàn phòng đa chức năng .
Hệ thống điều hoà trung tâm ( nước hay khí ) :
Hệ thống điều hoà trung tâm nước là hệ thống sử dụng nước lạnh 10C để làm lạnh không khí qua các dàn trao đổi nhiệt FCU va AHU. Hệ điều hoà trung tâm nước chủ yếu bao gồm :
Máy làm lạnh nước (water chiller ) hay máy sản xuất nước lạnh thường từ 120C xuống 70C .
Hệ thống dẫn nước lạnh
Hệ thống giải nhiệt nước
Hệ thống gió tươi, gió hồi, vận chuyển và phân phối không khí
Các chất tải lạnh thường dùng: chất tải lạnh cần đáp ứng rất nhiều các yêu cầu, tuy nhiên trong thực tế các chất tải lạnh không đáp ứng đủ các yêu cầu đặt ra. Các chất tải lạnh thường dùng ở thể lỏng: không khí , nước , các dung dịch muối , các hợp chất hữu cơ .
CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH TRONG HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ .
Máy nén lạnh :
Máy nén là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống lạnh. Công suất, chất lượng, tuổi thọ và độ tin cậy của hệ thống lạnh chủ yếu đều do máy nén lạnh quyết định. Có thể so sánh máy nén lạnh có chức năng và có tầm quan trọng giống như trái tim của cơ thể sống. Trong kỹ thuật lạnh, người ta sử dụng hầu như tất cả các nguyên lý và kiểu loại máy nén khác nhau nhưng các máy nén thông dụng nhất hiện nay là: máy nén trục vít, roto, xoắn ốc làm việc theo nguyên lý nén thể tích vá máy nén turbin làm việc theo nguyên lý động học .
Tháp giải nhiệt :
Tháp giải nhiệt hay còn gọi là tháp làm mát (cooling tower) để làm mát nước từ bình ngưng ra. Tháp giải nhiệt thường được dùng trong hệ thống lạnh cùng với bơm và bình ngưng tụ của hệ thống lạnh. Nhiệm vụ của tháp giải nhiệt phải thải toàn bộ lượng nhiệt do quá trình ngưng tụ của môi chất lạnh trong bình ngưng toả ra. Chất tải nhiệt trung gian là nước, nhờ quạt gió và dàn phun mưa, nước bay hơi một phần và giảm nhiệt độ tới mức yêu cầu để được bơm trở lại bình ngưng nhận nhiệt ngưng tụ. Nhược điểm chủ yếu của tháp giải nhiệt là bơm nước và quạt gây tiếng ồn nên cần có biện pháp chống ồn hữu hiệu đặc biệt đặt trên tầng thượng. Tháp giải nhiệt ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong kỹ thuật lạnh do các yếu tố :
Nước ngày càng khan hiếm và được tiết kiệm đến mức tối đa, tháp giải nhiệt có khả năng tiết kiệm nước cao .
Các dàn ngưng tụ kiểu tưới và dàn ngưng tụ bay hơi tỏ ra kém hiệu quả, cồng kềnh và thiếu tính sản xuất hàng loạt .
Một lý do khác là tháp giải nhiệt đã có hiệu quả rất cao so với trước đây nên kích thước đã giảm đi rõ rệt, tháp gọn nhẹ hình thức đẹp, chịu được thời tiết ngoài trời, rất thuận tiện cho việc lắp đặt trên tầng thượng …
Thiết bị ngưng tụ :
Thiết bị ngưng tụ được dùng để hoá lỏng hơi môi chất sau khi nén trong chu trình máy lạnh. Theo môi trường làm mát có thể chia thiết bị ngưng tụ thành 3 nhóm :
Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng nước .
Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng không khí và nước .
Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng không khí .
CÁC THIẾT BỊ PHỤ
Bơm:
Trong kỹ thuật lạnh thường dùng:
Bơm kiểu ly tâm để bơm nước giải nhiệt cho tháp giải nhiệt bình ngưng.
Bơm chất tải lạnh (nước, nước muối, glycol,…) kiểu ly tâm cho vòng tuần hoàn chất tải lạnh.
Van đảo chiều:
Có hai loại van đảo chiều thường dùng trong kỹ thuật lạnh với chức năng khác hẳn nhau đó là van đảo chiều dùng cho van an toàn và van đảo chiều dùng để đảo chiều vòng tuần hoàn môi chất lạnh làm cho máy lạnh một chiều thành hai chiều: làm lạnh và bơm nhiệt.
Van một chiều (check valve):
Trong một số hệ thống lạnh, người ta thiết kế chu trình chỉ cho lỏng và hơi đi theo một hướng nhất định và khi đã đi vào thiết bị thì không được phép quay trở lại, thí dụ khi hơi nén đã vào bình ngưng thì không được phép quay lại máy nén, lỏng đã qua bơm thì không được quay trở lại (đề phòng trường hợp máy nén, bơm hỏng đột ngột)…Van một chiều có nhiều loại khác nhau nhưng đều làm việc dựa trên nguyên tắc chênh lệch áp suất. Khi áp suất đầu vào lớn hơn, van tự động mở cho hơi hoặc lỏng đi qua, nhưng khi áp suất đầu vào giảm nhỏ hơn phía đầu ra, van sẽ tự đóng lại.
Ống tiêu âm:
Máy nén pittông làm việc theo chu trình hút đẩy nên có xung động ở cả hai đường ống hút và đẩy gây ra tiếng ồn. Để tiêu âm cho đường hút và đẩy, người ta bố trí các ống tiêu âm.
Ống mềm:
Khi làm việc, máy nén rung động nhưng ngược lại các chi tiết khác như dàn lạnh hoặc dàn nóng lại không rung động. Nếu lắp đặt đường ống cứng giữa các bộ phận với máy nén, ống có thể bị đứt gãy. Để tránh hiện tượng đó, người ta lắp đặt ống mềm ở đầu hút và đầu đẩy của máy nén
Van khoá, van chặn:
Khi vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy lạnh cần thiết phải khoá hoặc mở dòng chảy môi chất lạnh trên vòng tuần hoàn môi chất lạnh. Các van khoá, van chặn đảm đương nhiệm vụ đó.
Van tạp vụ:
Van tạp vụ (service valve) là van lắp ngay trên đầu máy nén ở đường hút và đường đẩy, van tạp vụ là loại van ba ngã. Khi vặn hết xuống là đóng đường hơi từ dàn bay hơi hoặc dàn ngưng tới máy nén nhưng thông máy nén với đầu nối hay đầu nạp áp kế. Nếu để van lưng chừng thì cả ba ngã đều thông với nhau. Van tạp dụ dùng để bảo dưỡng, sữa chữa và nạp dầu, hút chân không cũng như việc đo đạc kiểm tra máy nén (kiểm tra áp suất đẩy và hút…)
Thiết bị hồi nhiệt:
Thiết bị hồi nhiệt dùng để quá lạnh lỏng môi chất sau khi ngưng tụ trước khi vào van tiết lưu bằng hơi lạnh ra từ dàn bay hơi trước khi về máy nén trong các máy lạnh Freon nhằm tăng hiệu suất lạnh chu trình.
Hồi nhiệt có nhiều dạng khác nhau nhưng đều chung nguyên tắc là một thiết bị trao đổi nhiệt ngược dòng, trong đó hơi đi phía ngoài ống xoắn, lỏng đi trong ống xoắn.
Van an toàn (Presure relief valve).
Van an toàn còn gọi là van giảm áp làm nhiệm vụ an toàn cho hệ thống khi áp suất vượt mức cho phép. Khi áp suất vượt qúa áp suất cho phép, lò xo bị nén lại, van mở áp về đường hút hay ra ngoài. Đối với van dạng đĩa, đĩa sẽ bị phá huỷ (nổ hoặc vỡ) để mở van giảm áp cho hệ thống.
Van cân bằng ( Balance valve).
Các loại van cân bằng dùng để cân bằng dòng chảy hoặc cân bằng áp suất trên các đường ống dẫn nước. Có hai loại là van cân bằng tay và van cân bằng tự động. Một van cân bằng tay thường được bố trí các ống nhánh đo áp suất định dòng chảy.
Van Bướm:
Van có tên là van bướm vì van có hình giống con bướm với trục xoay ở giữa với hai cánh nửa hình tròn hai bên. Giống như van nút hay van bi, đóng và mở van hoàn toàn khi xoay trục đĩa van 900. Khi mở hoàn toàn, tổn thất áp suất qua van là nhỏ. Van bướm gọn nhẹ, thao tác và lắp đặt dễ dàng, giá rẻ hơn van cổng. Van bướm dùng để đóng khoá hoạc mở hoàn toàn kiểu hai vị trí ON - OFF nhưng cũng có thể sử dụng để chỉnh lưu lượng dòng chảy. Van bướm ngày càng thông dụng và hay dùng cho ống lớn.
Quạt:
Trong hệ thống điều hoà không khí, quạt là phương tiện dùng để tạo nên dòng không khí chuyển động nhằm phục vụ cho các yêu cầu kỹ thuật ở các thiết bị và chi tiết có liên quan đến không khí như: dàn ngưng tụ, dàn bay hơi, đường ống cấp gió và thải gió, đường gió hồi,…
Quạt sử dụng trong kỹ thuật lạnh chủ yếu là:
Quạt hướng trục sử dụng cho các dàn lạnh, dàn ngưng tụ, tháp giải nhiệt để đối lưu cưỡng bức không khí.
Quạt ly tâm khi cần cột áp cao hơn, dùng cho các buồng điều không, các dàn lạnh không khí hoặc để tuần hoàn vận chuyển và phân phối không khí đặc biệt trong các hệ thống điều hoà không khí.
Quạt ly tâm trục cán là quạt ly tâm nhưng guồng cánh quạt nhỏ và dài, có độ ồn rất nhỏ nên được sử dụng rộng cho các dàn lạnh đặt trong nhà của hệ thống điều hoà không khí để giảm độ ồn tới mức tối thiểu.
Áp kế:
Áp kế dùng để đo và chỉ thị áp suất của môi chất đầu hút, đầu đẩy và chỉ thị hiệu áp suất dầu bôi trơn. Áp kế còn sử dụng trong các đồng hồ nạp gas, trên bình ngưng, bình chứa, bình trung gian.
Đường ống:
Đường ống dùng trong kỹ thuật lạnh là loại ống thép không hàn. Việc tính toán kiểm tra sức bền là không cần thiết vì ống thường chịu được áp lực 3MPa.
HỆ THỐNG ỐNG GIÓ.
Khái niệm chung.
Đối với hệ thống điều hoà không khí nhân tạo, cần thiết phải nắm được kỹ thuật phân bố gió, luân chuyển không khí trong phòng, cần kết hợp tốt thông gió cưỡng bức và tự nhiên để có thể đạt dược hiệu quả tốt nhất cho hệ thống.
Hệ thống điều hoà không khí là kết hợp của nhiều khâu khác nhau như: thông gió, xử lý không khí (làm lạnh, sưởi ấm, hút ẩm, gia ẩm, làm sạch…), ở các thiết bị chuyên dùng sau đó không khí được quạt vận chuyển qua đường ống gió, phân phối vào không gian điều hoà qua miệng thổi, miệng khuếch tán rồi quay về ống gió hồi trở lại xuống buồng xử lý không khí. Nếu tất cả các khâu khác là tốt, riêng khâu vận chuyển và phân phối gió hồi làm không tốt thì toàn bộ hệ thống điều hoà không khí sẽ không có hiệu quả.
Khi thiết kế hệ thống ống gió hoặc tổ chức trao đổi nhiệt ẩm trong phòng, người ta còn phải nghiên cứu cụ thể các yêu cầu cho từng vị trí phát nhiệt, phát ẩm để có giải quyết đúng đắn, tiết kiệm năng lượng.
Tổ chức trao đổi không khí.
Khi bố trí các dàn lạnh, người ta cần lựa chọn phương án phù hợp đối với phòng điều hoà về mội mặt:
Phân phối gió đồng đều trong phòng
Phù hợp với kiến trúc và trang trí trong phòng.
Ống dẫn nước phải ngắn nhất, thuận tiện cho việc lắp đặt.
Ống thoát nước ngưng phải phù hợp.
Ví dụ, muốn phân phối gió đồng đều trong phòng cả mùa đông và mùa hè, ta nên chọn dàn lạnh giấu trần loại hai cửa hoặc bốn cửa thổi là thích hợp nhất. Nhưng nhược điểm là dàn lạnh giấu trần chỉ lắp đặt cho phòng có trần giả và khó lựa chọn kiểu máy cũng như cỡ công suất vì hạn chế về kiểu dáng và số lượng, giá thành cũng cao hơn. Về mùa đông, việc phân phối gió nóng cũng không có lợi vì gió nóng có xu hướng tích tụ phía trên trần mà không xuống được vùng làm việc. Việc thoát nước ngưng cũng khó hơn, đôi khi phải dùng kiểu máng có kèm bơm nước ngưng
Đơn giản nhất là sử dụng FCU treo trần cho các phòng không có trần giả. Trong điều kiện thời tiết, khí hậu cũng như hoàn cảnh Việt Nam, trần giả là nơi chuột, bọ dễ sinh sôi, nảy nở và làm ô nhiễm môi trường do phân rác chúng thải ra hoặc tha vào nên người ta ít sử dụng trần giả. Chính vì vậy, muốn sử dụng trần giả cần quan tâm đến các biện pháp đề phòng chuột bọ từ ngoài vào ký sinh trong trần giả. FCU thường lắp sát ra phía hành lang vừa tiết kiệm ống dẫn nước lạnh, vừa dễ bố trí ống lấy gió tươi từ quạt vào sau dàn.
Khi sử dụng loại giấu trần, có thể sử dụng một hộp trần giả vừa để che FCU, ống phân phối gió và hộp gió hồi cho dàn.
Trường hợp phòng có trần giả, có thể tổ chức phân phối gió đồng đều hơn nhờ bố trí nhiều miệng thổi và nhiều miệng hút. Tuỳ theo kích thước phòng và năng suất lạnh của FCU có thể chọn nhiều hay ít miệng thổi và miệng hút. Thông thường, số miệng hút bằng từ 1 đến 2 lần số miệng thổi vì tốc độ gió hút thường nhỏ hơn và khoang trần giả được sử dụng đồng thời là khoang hút của FCU. Ống cấp gió tươi có thể đi từ hành lang vào phía sau dàn FCU. Ống phân phối gió có thể là loại ống cứng hoặc ống mềm. Miệng thổi là loại khuếch tán vuông tròn hoặc kiểu lưới, sao cho phù hợp với kiến trúc, trang trí của phòng cũng như hiệu quả phân phối gió là đồng đều nhất.
Các thiết bị phụ của đường ống gió.
Một số thiết bị phụ lắp trên đường ống gió mà một hệ thống điều hoà không khí hiện đại có thể áp dụng.
Chớp gió:
Chớp gio