Luận án Thiết kế trạm biến áp 220/110kv trung gian Tiền Giang

Trạm biến áp là một công trình dùng để chuyển đổi điện năng từ cấp này sang cấp khác, để chuyển tải hoặc phân phối cho các trạm biến áp khác. Đường dây tải điện, trạm biến áp và các máy phát điện tạo thành một hệ thống truyền tải thống nhất vì vậy trạm biến áp phụ thuộc vào hệ thống điện và nhu cầu truyền tải của phụ tải để đảm bảo tính cung cấp điện cao.

- Khi thiết kế trạm biến áp thì phải đảm bảo sau cho phụ tải được liên tục cung cấp điện. Đây là một vấn đề quan trọng trong thiết kế. Hạn chế tối đa sự cố xảy ra mất điện. Đồng thời khi thết kế ta phải dự báo được phụ tải phát triển trong tương lai. Vì vậy khi thiết kế trạm phải có hai nguồn cung cấp trở lên và trong trạm phải có dự trữ kể cả máy biến áp dự phòng và nguồn điện phải có khả năng truyền tải cho nhau.

 

doc114 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1065 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận án Thiết kế trạm biến áp 220/110kv trung gian Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ TRẠM BIẾN ÁP I- GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TRẠM BIẾN ÁP: - Trạm biến áp là một công trình dùng để chuyển đổi điện năng từ cấp này sang cấp khác, để chuyển tải hoặc phân phối cho các trạm biến áp khác. Đường dây tải điện, trạm biến áp và các máy phát điện tạo thành một hệ thống truyền tải thống nhất vì vậy trạm biến áp phụ thuộc vào hệ thống điện và nhu cầu truyền tải của phụ tải để đảm bảo tính cung cấp điện cao. - Khi thiết kế trạm biến áp thì phải đảm bảo sau cho phụ tải được liên tục cung cấp điện. Đây là một vấn đề quan trọng trong thiết kế. Hạn chế tối đa sự cố xảy ra mất điện. Đồng thời khi thết kế ta phải dự báo được phụ tải phát triển trong tương lai. Vì vậy khi thiết kế trạm phải có hai nguồn cung cấp trở lên và trong trạm phải có dự trữ kể cả máy biến áp dự phòng và nguồn điện phải có khả năng truyền tải cho nhau. II- PHÂN LOẠI 1- Theo nhiệm vụ: - Trạm biến áp trung gian : Là trạm lấy điện từ hệ thống 220KV,110KV cung cấp cho các trạm biến áp nhỏ hơn như:110KV, 35KV, 22KV. Nói cách khác là trạm biến áp trung gian làm nhiệm vụ liên lạc giữa lưới điện có các cấp điện áp khác nhau. - Trạm biến áp địa phương : Là trạm nhận điện từ các trạm biến áp khu vực, điện áp cung cấp là 10,6KV,0,4KV cho các nhà máy xí nghiệp, các khu dân cư bằng các đường dây phân phối. 2- Theo vị trí : - Trạm biến áp ngoài trời : Là trạm có các thiết bị đặt ngoài trời còn các bộ phận phân phối thấp và bộ phận điều khiển được đặt trong nhà. Với loại này cần mặt bằng rộng và ở nơi ít bụi, xây dựng trạm này sẽ tiết kiệm được kinh phí. - Trạm này được cách điện bằng không khí ATS - Trạm biến áp trong nhà: Là trạm gồm các thiết bị đặt trong nhà với loại này không cần mặt bằng rộng có thể xây dựng ở nơi ít bụi nhưng vốn đầu tư cao. 3- Theo cơ chế vận hành: - Trạm tăng áp: Thường đặt ở các nhà máy điện làm nhiệm vụ tăng điện áp lên cao hơn để truyền tải đi xa. - Trạm giảm áp : Thường đặt ở gần nơi tiêu thụ, phân phối nhằm chuyễn đổi điện áp cao xuống điện áp thấp phù hợp với nhu cầu sử dụng. - Trạm trung gian: Là dùng để liên lạc giữa hai nơi có cấp điện áp khác nhau trong hệ thống điện. 4- Các kết cấu cơ bản của trạm biến áp: - Các thiết bị trong trạm máy cắt, dao cách ly, BU, BI đo luờng, hệ thống thanh cái. - Các thiết bị điều khiển: Thiết bị điều chỉnh điện áp, dòng điện, cảm biến báo hiệu, tần số, đồng hồ chỉ thị… - Hệ thống điện tự dùng trong trạm lấy điện từ máy biến áp hạ áp 22/0,4KV ngoài ra trạm còn có hệ thống điện dự phòng 220VDC hoặc 110VDC lấy điện từ hệ thống Acquy và bộ nghịch lưu của trạm. - Hệ thống chống sét: Sét truyền từ đường dây vào trạm ta dùng chống sét van, chống sét đánh trực tiếp vào trạm dùng hệ thống kim thu sét - Hệ thống thông tin liên lạc: Dùng để liên lạc và vận hành trạm theo lệnh của trung tâm điều độ hệ thống điện Miền Nam và trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc Gia Những đặt điểm cơ bản của hộ tiêu thụ : Hộ tiêu thụ điện là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống phân phối điện và cung cấp điện. Tuỳ theo tính chất quan trọng và mức độ sử dụng điện năng của hộ tiêu thụ mà người ta chia phụ tải ra làm 3 loại : Phụ tải loại I: Là những hộ tiêu thụ mà khi có sự cố mất điện gây hậu quả nghiêm trọng nguy hiểm đến tính mạng con người, làm thiệt hại nền kinh tế. Đối với phụ tải loại I không cho phép mất điện phải cung cấp điện liên tục, thường phụ tải loại I phải có tối thiểu hai nguồn đến và có nguồn dự phòng. Phụ tải loại II: Là những hộ tiêu thụ khi có sự cố mất điện thì nó chỉ gây thiệt hại về kinh tế như nhà máy ngừng sản suất, lãng phí sức lao động Phụ tải loại III: Là những hộ tiêu thụ thuộc quần chúng nhân dân tức là hộ tiêu thụ cung cấp điện với mức độ thấp và cho phép mất điện trong khoảng thời gian nhất định. III- CÁC YÊU CẦU CHÍNH KHI THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP: - Khi thiết kế một trạm biến áp thì mục tiêu cơ bản của nhiệm vụ thiết kế là phải đảm bảo cho các hộ tiêu thụ điện luôn thoả mãn về chất lượng điện năng cung cấp liên tục, đảm bảo đủ điện áp… Một phương án cung cấp điện được xem là hợp lý khi thỏa mãn các điều kiện sau. Vốn đầu tư nhỏ, chú ý đến tiết kiệm ngoại tệ vật tư hiếm. Chi phí vận hành hàng năm thấp Thuận tiện cho vận hành và mở rộng trạm Tổn thất công suất trong máy biến áp phải nhỏ nhất Nên người thiết kế phải biết so sánh chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật giữa các phương án để chọn ra một phương án tối ưu. Các yêu cầu khi thiết kế trạm biến áp Xác định phụ tải tính toán để đánh giá nhu cầu điện năng từng khu vực từ đó lựa chọn phương án cung cấp điện Xác định phương án về nguồn, vị trí, công suất loại nguồn đến và trầm quan trọng của trạm Xác định cấu trúc của mạng điện. Chọn các giải pháp công nghệ chính như sơ đồ nối điện chính, tính toán ngắn mạch chống sét cảm ứng điện từ , đo lường điều kiện cần thiết phải tính toán chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khi thiết kế trạm. IV -VỊ TRÍ ĐẶT TRẠM - Vị trí đặt trạm thõa mãn các yêu cầu sau. - Gần tâm phụ tải, gần đường ôtô thuận tiện cho việc chuyên chở các thiết bị đến trạm đặt biệt là các máy biến áp, gần công trình phục vụ công cộng như đường cấp thoát nước, đường dây thông tin liên lạc, chữa cháy… - Trạm biến áp thiết kế trong tập đồ án này được đặt ở tỉnh Tiền Giang hướng từ Thành Phố Mỹ Tho vế Cai Lậy cạnh quốc lộ I cách khu công nghiệp Mỹ Tho khoảng 2km. Trạm nhận điện từ 2 nguồn đến đó là từ Thành Phố Hồ Chí Minh về và từ Cai Lậy lên tất cả các thiết bị cao áp đặt ngoài trời, thiết bị trung áp đặt trong nhà. V - NHIỆM VỤ CỦA TRẠM BIẾN ÁP ĐƯỢC THIẾT KẾ: - Nhiệm vụ của luận văn tốt nghiệp này là thiết kế trạm biến áp trung gian Tiền Giang 220KV/110KV - Công suất hệ thống 6000MVA. - Dòng điện nắng mạch từ Thành Phố Hồ Chí Minh đến Tiền Giang là 30(KA) ( 220KV ) và từ Cai Lậy lên là 27KA ( 220KV ) Thiết kế sơ đồ nguyên lý, mặt bằng, mặt cắt. Thiết kế chống sét, hệ thống nối đất cho trạm Thiết kế bảo vệ rơle CHƯƠNG II XÁC ĐỊNH NHU CẦU PHỤ TẢI I- CÂN BẰNG CÔNG SUẤT: - Cân bằng công suất đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế trạm biến áp. Để đảm được sự cân bằng công suất trong trạm biến áp thì hệ thống cung cấp điện không những cung cấp đủ điện năng cho phụ tải lúc cực đại mà còn lớn hơn. - Bình thường công suất biểu kiến S bao gồm công suất thực P và công suất phản kháng Q. Vậy cân bằng công suất là cân bằng công suất phản kháng và công suất tác dụng. Sự thiếu hụt một trong hai đại lượng này đều ảnh hưởng đến chất lượng điện năng và yêu cầu cung cấp điện. 1- Mất cân bằng công suất: - Khi đảm bảo cân bằng công suất giữa nguồn và phụ tải của trạm biến áp thì chế độ làm việc ổn định của hệ thống được xác lập đảm bảo duy trì trị số trạng thái của hệ thống ( Tần số và điện áp ) tại các phụ tải. - Khi sự cân bằng bị phá vỡ tần số và điện áp biến đổi cho đến khi xác lập sự cân bằng ứng với vị trí xác lập mới của tần số và điện áp. - Quá trình biến đổi công suất và các chỉ tiêu chất lượng điện năng khi mất cân bằng xảy ra rất phức tạp, vì giữa chúng có mối quan hệ tương hổ nhau. Do đó thực tế đã lý tưởng hoá, xem sự thay đổi cân bằng công suất tác dụng (P) ảnh hưởng chủ yếu đến tần số và sự thay đổi cân bằng công suất phản kháng (Q) ảnh hưởng chủ yếu đến điện áp. - Công suất tác dụng hệ thống (PHT) được xem là đủ khi FHT = Fđm = 50Hz 2- Ảnh hưởng của mất cân bằng công suất đến sự làm việc của tải: - Khi cân bằng công suất bị phá vỡ, tần số (F), điện áp (U) lệch khỏi trị định mức thì các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của thiết bị dùng điện sẽ kém đi làm cho qui trình công nghệ bị ảnh hưởng xấu , gây thiệt hại về kinh tế và có thể làm hư hỏng thiết bị nặng nề. - Nói chung, sự biến thiên tần số (F) và điện áp (U) trong hệ thống điện thì có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các phụ tải. Vì vậy ta cần phải có biện pháp để đều chỉnh tần số và điện áp một cách hợp lý. II- ĐỒ THỊ PHỤ TẢI CỦA TRẠM: - Mức tiêu thụ điện năng luôn thay đổi theo thời gian. Qui luật biến thiên của phụ tải theo thời gian được biểu diễn trên hình vẽ được gọi là đồ thị phụ tải. -Đồ thị phụ tải có thể phân loại theo công suất S, P, Q theo thời gian. Đồ thị phụ tải rất cần thiết cho việc thiết kế và vận hành hệ thống điện . Khi biết được đồ thị phụ tải toàn hệ thống điện ta có thể phân bố công suất tối ưu cho các trạm biến áp trong hệ thống điện. 1- Đồ thị phụ tải cấp 22KV: Smax =20 MVA cos = 0,8 Uđm = 22 KV P = Scos Q = Ptg S = Bảng cân bằng công suất ở cấp điện áp 22KV STT Thời gian (giờ) P = Scos (MW) Q = Ptg (MVar) S = (MVA) 1 8 6 10 2 11,2 8,4 14 3 12,8 9,6 16 4 9,6 7,2 12 5 15,2 11,4 19 6 16 12 20 7 8 6 10 Đồ thị phụ tải cấp điện áp 22KV: 100 70 60 50 80 90 10 14 16 12 19 20 10 0 6 12 14 18 22 24 S(MVA)% t(giờ) 8 2- Đồ thị phụ tải cấp điện áp 110KV: Smax = 120KV cos = 0,8 Uđm = 110KV P = Scos Q = Ptg S = Bảng cân bằng công suất cấp điện áp 110KV STT Thời gian (giờ) P = Scos (MW) Q = Ptg (Mvar) S = (MVA) 1 52 39 65 2 72,8 54,6 91 3 83,2 62,4 104 4 62,4 46,8 78 5 93,6 70,2 117 6 104 78 130 7 62,4 46,8 78 Đồ thị phụ tải cấp điện áp 110KV: 100 70 60 50 80 90 65 91 104 78 117 130 0 4 8 12 16 18 22 S(MVA) 78 t(giờ) 24 3- Đồ thị phụ tải của toàn trạm - Đồ thị phụ tải qua máy biến áp cũng chính là đồ thị phụ tải của toàn trạm Ptoàn trạm = Pqua MBA = P1 + P2 Qtoàn trạm = Qqua MBA = Q1 + Q2 Bảng cân bằng công suất của toàn trạm STT Thời gian (giờ) P = Scos (MW) Q = Ptg (MVAR) S = (MVA) 1 60 45 75 2 80,8 60,6 101 3 84 63 105 4 96 72 120 5 72 54 90 6 77,6 58,2 97 7 108,8 81,6 136 8 120 90 150 9 70,4 52,8 88 Đồ thị phụ tải của toàn trạm 150 100 50 101 120 90 136 150 88 0 6 4 8 12 14 18 22 24 S(MVA) t(giờ) 75 105 97 16 -Công suất tự dùng của trạm biến áp Std = (0,2% 0,5%)SquaMBA Chọn Stdi = 0,2%Smaxqua MBA = Bảng cân bằng công suất có tính đến công suất tự dùng STT Thời gian (giờ) P = Scos (MW) Q = Ptg (MVAR) S = (MVA) 1 75 0,3 75,3 2 101 0,3 101,3 3 105 0,3 105,3 4 120 0,3 120,3 5 90 0,3 90,3 6 97 0,3 97,3 7 136 0,3 136,3 8 150 0,3 150,3 9 88 0,3 88,3 Đồ thị phụ tải của toàn trạm có tính đến công suất tự dùng: 150 100 50 101,3 120,3 90,3 136,3 150,3 88,3 0 6 4 8 12 14 18 22 24 S(MVA) t(giờ) 75,3 105,3 97,3 16 CHƯƠNG III CHỌN SƠ ĐỒ CẤU TRÚC CHO TRẠM I- TỔNG QUÁT: - Sơ đồ cấu trúc có nhiệm vụ liên lạc giữa nguồn với tải thông qua các thiết bị điện, tạo thành một hệ thống điện hoàn chỉnh, còn gọi là sơ đồ nối điện của trạm. Một sơ đồ hoàn chỉnh phải thoả mãn các yếu tố sau: - Tính linh hoạt: cấu tạo đơn giản, vận hành dễ dàng. Sơ đồ của trạm phải thích ứng với các trạng thái vận hành khác nhau trong hệ thống điện điều này còn tuỳ thuộc vào mức độ quan trọng của phụ tải, công suất lớn nhất của phụ tải và gam của máy biến áp mà ta chọn sơ đồ sau cho tối ưu nhất - Tính kinh tế: chọn sơ đồ sau cho đảm bảo được độ tin cậy cung cấp điện cao, đảm bảo đủ điện năng cho phụ tải, các thiết bị trong trạm hoạt động ở chế độ định mức. II- CÁC DẠNG SƠ ĐỒ CẤU TRÚC CỦA TRẠM: - Để chọn sơ đồ cấu trúc của trạm thì có nhiều phương án, các phương án này phụ thuộc vào số lượng máy biến áp. - Sau đây là một số phương án cần xem xét: HT 220KV 110KV 0,4KV 22KV 1-Phương án 1: - Sử dụng máy biến áp ba pha hai cuộn dây: Ưu điểm: - Dạng sơ đồ này đơn giản dễ sử dụng sử dụng máy biến áp ba hai cuộn dây có kích thước và khối lượng tương đối nhỏ dễ vận chuyễn có khả năng cung cấp điện liên tục khi bị sự cố hay sửa chữa, công suất cuộn hạ thấp. Nhược điểm: - Máy này không có cuộn triệt tiêu sóng hài bậc cao - Số lượng máy biến áp tương đối nhiều, tốn thiết bị đóng cắt. 2- Phương án 2: - Sử dụng máy biến áp hai cuộn dây: HT 220KV 110KV 0,4KV 22KV Ưu điểm: - Phương án này đảm bảo tính cung cấp điện liên tục, sử dụng máy biến áp hai cuộn dây. Nhược điểm: - Đối với sơ đồ này có hai máy biến áp nhận điện từ 220KV xuống 110KV và hai máy biến áp nhận điện từ 220KV xuống 22KV ( đối với máy biến áp 220KV xuống 22KV loại máy này ít có sản suất vì cuộn thứ cấp chịu cách điện rất cao, dẫn đến đắt tiền, gây tổn thất nhiều.Thiết bị đóng cắt nhiều, giá thành cao. 3- Phương án 3: - Sử dụng máy biến áp ba pha ba cuộn dây: HT 220KV 0,4KV 110KV 22KV Ưu điểm: - Vận hành đơn giản, thiết bị đóng cắt ít - Diện tích mặt bằng nhỏ - Hiện nay máy biến áp ba pha ba cuộn dây được sử dụng rộng rãi. - Cuộn hạ áp đấu tam giác dùng để chống sét và khử sóng hài rất tốt. - Sơ đồ có cấu trúc đơn giản. Nhược điểm: - Tổn thất máy biến áp lớn hơn máy biến áp tự ngẫu - Giá thành tương đối cao - Kích thước tương đối lớn chuyên chở tương đối khó khăn tốn diện tích xây dựng. 4- Phương án 4: - Sử dụng máy biến áp tự ngẫu : HT 220KV 110KV 0,4KV3- Phương án 3: - Sử dụng máy biến áp ba pha ba cuộn dây: 22KV Ưu điểm: - Máy biến áp tự ngẫu cuộn hạ bỏ không để khử sóng hài bậc cao. - Máy biến áp tự ngẫu nhẹ hơn máy biến áp ba pha ba cuộn dây, rẽ tiền hơn máy biến áp ba pha ba cuộn dây. - Các cấp điện áp điều có trung tính nối đất thoả mãn được điều kiện lưới điện việt nam. Nhược điểm: - Khi sử dụng máy này cần phải đặt thiết bị bảo vệ tốt cho các cuộn dây. - Để sử dụng máy này thì trung tính của cuộn cao cuộn trung phải nối đất trực tiếp và điện áp cuộn cao có trung tính trực tiệp nối đất. 5- Phương án 5: - Sử dụng máy biến áp ba cuộn dây có cuộn hạ để hở: HT 220KV 110KV 0,4KV 22KV Ưu điểm: - Trong sơ đồ cấu trúc này vẫn đảm bảo tính cung cấp điện liên tục - Cuộn hạ đấu tam giác để khử sóng hài bậc cao. Nhược điểm: - Sử dụng nhiều máy biến áp, tốn thiết bị đóng cắt, giá thành cao - Máy biến áp ba pha ba cuộn dây giá thành đắt hơn máy biến áp tự ngẫu - Trọng lượng lớn chiếm diện tích Nhận xét các phương án: - Thông qua các sơ đồ cấu trúc trên ta nhận thấy phương án 1 sử dụng máy biến áp ba pha hai cuộn dây có giá thành rẽ hơn máy biến áp tự ngẫu và máy biến áp ba cuộn dây, trọng lượng và kích thước nhẹ, dể vận chuyễn, chiếm diện tích ít, vẫn đảm bảo tính liên tục cung cấp điện - Phương án 3 sử dụng máy biến áp ba cuộn dây nó vẫn đảm bảo tính liên tục cung cấp điện tuy giá thành tương đối đắt, trọng lượng tương đối lớn, tổn hao nhiều nhưng có số lượng máy biến áp ít dẫn đến thiết bị đóng cắt ít và máy biến áp này cũng được sử dụng rộng rãi trong thực tế. - Các phương án 2,4,5 có số lượng máy biến áp tương đối nhiều, tốn kém thiết bị đóng cắt bảo vệ, tổn thất qua hai lần biến áp vận hành không kinh tế. Vậy các phương án này không phù hợp để thiết kế. Qua các sơ đồ cấu trúc trên ta chọn phương án 1 và 3 để thiết kế . Nhưng để chọn phương án cụ thể nào thì ta phải tiến hành so sánh kinh tế – kỹ thuật để chọn phương án tối ưu. III- CÁC DẠNG SƠ ĐỒ NỐI ĐIỆN: 1- Khái niệm chung: -Trong nhà máy điện và trạm biến áp các thiết bị điện, khí cụ điện được kết nối với nhau thành sơ đồ điện. Yêu cầu của sơ đồ nối điện là phải làm việc ổn định với độ tin cậy cao, cấu tạo đơn giản vận hành an toàn. Dễ dàng thay thế hay sửa chữa khi có sự cố, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. a) Sơ đồ một hệ thống thanh góp: * Sơ đồ một hệ thống thanh góp không phân đoạn . -Sơ đồ một hệ thống thanh góp không phân đoạn có nhược điểm là khi sửa chữa thanh góp, máy cắt hay dao cách ly của bất cứ mạch nào cũng phải cắt điện toàn bộ nguồn cung cấp, do đó phải ngừng làm việc trong thời gian sửa chữa. -Để sửa chữa máy cắt của đường dây bất kỳ phải cắt điện đường dây đó và hộ dùng điện phải ngừng cung cấp trong thời gian sửa chữa. DCL MC TG DCL DCL MC DCL * Sơ đồ hệ thống một thanh góp có phân đoạn. - Sơ đồ hệ thống một thanh góp có phân đoạn có thể khắc phục đựơc nhược điểm của sơ đồ một hệ thống thanh góp không phân đoạn, nâng cao được tính liên tục cung cấp điện cho phụ tải, vận hành dễ dàng, tuy nhiên nó cũng có khuyết điểm là bị sự cố hay sửa chữa thì phụ tải nối vào phân đoạn đó bị mất điện. Tóm lại: ba dạng sơ đồ trên khi có sự cố vẫn có phụ tải bị mất điện, để khắc phục nhược điểm này ta có dạng sơ đồ sau. MC TG DCL DCL DCL MC DCL b) Sơ đồ hai hệ thống thanh góp: * Sơ đồ hai hệ thống thanh góp không phân đoạn: - Sơ đồ hai hệ thống thanh góp không phân đoạn là mỗi phần tử qua một máy cắt nhưng rẽ qua hai dao cách ly để nối vào hai thanh góp, giữa hai thanh góp có một máy cắt liên lạc. Hai thanh góp có giá trị như nhau. - Sơ đồ này có hai chế độ làm việc: Một thanh góp làm việc và một thanh góp dự phòng các phần tử nối vào thanh góp làm việc qua máy cắt và dao cách ly thuộc thanh góp đóng còn thanh góp kia ngắt. Sơ đồ này còn có một ưu điểm nổi bậc là khi cần sửa chữa máy cắt của phần tử nào đó dùng máy cắt liên lạc thay cho máy cắt này bằng cách chuyễn đường qua thanh góp thứ hai chỉ mất một thời gian thao tác. Đồng thời làm việc cả hai thanh góp: Trong chế độ này mạch nguồn cũng như mạch tải được phân bố đều trên hai thanh góp, máy cắt liên lạc đóng làm nhiệm vụ của máy cắt phân đoạn. Khi sự cố trên thanh góp chỉ mất một phần trong thời gian ngắn và chuyễn sang vận hành ở thanh góp kia. DCL MC DCL TG I TG II DCL MC DCL * Sơ đồ hệ thống hai thanh góp có phân đoạn: - Phân đoạn một thanh góp: thanh góp này trở thành thanh góp chính, thanh góp kia trở thành thanh góp phụ ( chỉ phân đoạn một thanh góp ) Với sơ đồ thanh góp có phân đoạn có thể là hai hay một máy cắt liên lạc MCG nối và thanh góp phụ chỉ thay một phân đoạn khi cần sửa chữa, lúc này máy cắt MCG nối vào phân đoạn được thay thế đóng vai trò máy cắt phân đoạn, nghĩa là luôn luôn làm việc trong chế độ hai phân đoạn, do đó tính đảm bảo cao hơn. MCG DCL TG I MC TG II DCL DCL MC DCL Tóm lại: Vì tính chất quan trọng của phụ tải không được mất điện, đồng thời phải đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện cao nên ta chọn sơ đồ hai hệ thống thanh góp 220KV đầu vào của máy biến áp chọn sơ đồ hệ thống hai thanh góp cho cấp 110KV và chọn tủ hợp bộ cho một hệ thống thanh góp có máy cắt phân đoạn cho cấp 22KV. 2- Sơ đồ nối điện chính của các phương án: 220KV 110KV 22KV a) Phương án 1: b) phương án 3: 110KV 220KV 22KV CHƯƠNG IV CHỌN MÁY BIẾN ÁP I- TỔNG QUÁT: - Máy biến áp là thiết bị không phát ra điện năng mà chỉ truyền tải điện năng. Trong hệ thống điện chỉ có máy phát điện mới phát ra công suất tác dụng P và công suất phản kháng Q. - Máy biến áp thường chế tạo thành một khối tại nhà máy, phần có thể lấy rời ra trong quá trình chuyên chở là rất nhỏ ( khoảng 10% ) cho nên kích thước chuyên chở rất lớn. - Việc chọn số lượng máy biến áp dựa trên cơ sở kinh tế – kỹ thuật cho trạm có ý nghĩa quan trọng để xây dựng các cơ sở hợp lý cho trạm. 1- Chọn số lượng máy biến áp : - Đối với máy biến áp tự ngẫu chỉ được sử dụng khi trung tính của cuộn cao và cuộn trung điều nối đất trực tiếp, đối với cấp điện áp 220-500KV thì sử dụng máy biến áp tự ngẫu có hiệu quả kinh tế nhất - Khi chọn máy biến áp tự ngẫu cần chú ý : công suất cuộn hạ chỉ chế tạo bằng Sđm . - Để tính cung cấp điện cao thì mổi trạm biến áp có ít nhất là 2 máy, mà 2 máy này phải hoạt động hổ trợ cho nhau khi có sự cố 1 máy. 2- Chọn công suất máy biến áp : - Khi chọn công suất máy biến áp, cần phải đảm bảo chế độ làm việc hợp lý về mặt kinh tế kỹ thuật, đảm bảo độ dự trữ tốt nhất trong khã năng phát triển phụ tải ở tương lai trong khoảng 5 đến 10 năm. - Công suất máy biến áp không những đảm bảo đủ yêu cầu công suất mà còn có thêm công suất dự trữ có sẵn trong máy để khi máy biến áp có sự cố thì các máy còn lại phải đảm bảo được toàn bộ công suất yêu cầu. a - Quá tải sự cố : - Là chế độ quá tải cho phép trong một số trường hợp ngoại lệ với thời gian hạn chế để không gián đoạn cung cấp điện. - Khi hai máy biến áp vận hành song song mà một trong hai máy bị sự cố phải nghỉ. Máy biến áp còn lại có thể vận hành với phụ tải lớn hơn định mức không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường xung quanh lúc sự cố. - Chọn công suất máy biến áp phải thoả mãn các điều kiện quá tải sự số sau: - Kqt = < 1,4 - < 0,93 - Kqtsc * SđmBA Smaxtrạm b- Quá tải thường xuyên : - Khi quá tải bình thường nhiệt độ điểm nóng nhất của cuộn dây không vượt quá 14000C và nhiệt độ lớp dầu phía trên không vượt quá 9500C - Hệ số quá tải thường xuyên có thể xác định từ đồ thị phụ tải của trạm như sau: - Ta qui đồ thị phụ tải của trạm về hai bậc + Ta tính hệ số quá tải K2 = + Ta tính hệ số non tải K1 = - Công suất đẳng trị của máy biến áp trong khoảng thời gian xét được xác định như sau: Sdt= Trong đó: Si: phụ tải trong thời gian ti - Dựa vào đồ thị hình k trang 16 sách hướng dẫn thiết kế cung cấp điện của các tác giả: Phan Thị Thanh Bình – Phan Thị Thu Vân – Dương Lan Hương, từ thời gian tính toán ta xác định được K2 cho phép ( K2cp ). - So sánh K2 tính toán ( K2tt ) với K2cp nếu : K2tt K2cp thì máy biến áp được phép quá tải thường xuyên ứng với chế độ làm việc của nó. K2tt K2cp thì máy biến áp không được phép sử dụng. Nếu đồ thị có vùng quá tải buổi chiều thì ta tính lui về 10h trước đó Nếu đồ thị có vùng quá tải vào buổi sáng thì ta tính lui về 10h sau đó Nếu đồ thị phụ tải có hai cực đại trong một ngày thì phụ tải đẳng trị bậc hai tính đối với cực đại nào có đạt trị số lớn nhất, khi đó chọn được Sđt2 thì Sđt1 sẽ tính trong hai trường hợp trên . Nếu Sđt2 < 0,9Smax Thì lấy Sđt2 = 0,9Smax còn thời gian cấp thứ hai tính như sau: t2 = II- CHỌN MÁY BIẾN ÁP CHÍNH CHO TRẠM: - Trạm biến áp trung gian là trạm quan trọng cung cấp cho các trạm khu vực đảm tính liên tục cung cấp điện cho trạm tốt nhất. - Vì tính chất quan trọng của trạm chọn máy biến áp theo điều kiện q

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPHAN_II.DOC
  • docBIA.DOC
  • dwgHINH_1.DWG
  • dwgIN_NOP.DWG
  • docLOINOIDAU.DOC
  • docTOMTATLA.DOC