Luận án Thiết kế cung cấp điện và chiếu sáng công ty liên doanh bao bì hà tiên Kiên Giang

Công Ty Liên Doanh Bao Bì Hà Tiên được thanh lập với sự liên doanh giữa Công ty xi măng Hà Tiên – Kiên Giang và Công ty xi măng Hà Tiên II – Bộ xây dựng.

Trụ sở chính của công ty : ấp tám thước – thị trấn kiên lương – Huyên Kiên Lương – Tỉnh Kiên Giang.

Điện thoại : 077 854286 – 077 854236 Fax : 077 853804

Công ty liên doanh Bao Bì Hà Tiên được thành lặp theo quyết định số 769 QĐUB của UBND tỉnh Kiên Giang ngày 22 tháng 7 năm 1996.

Công suất của nhà máy : 25 triệu bao/năm.

Công ty được xây dựng trên diện tích 371 ha, trong đó nhà sản xuất chính chiếm 3000m2 nhà kho chiếm 1008 m2 ngoài ra còn có các công trình phụ trợ như nhà hành chính xưởng cơ khí, trạm điện, trạm xá, gara ô tô, nhà ăn, nhà thường trực bảo vệ, văn phòng phân xưởng

 

doc124 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 929 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận án Thiết kế cung cấp điện và chiếu sáng công ty liên doanh bao bì hà tiên Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TY LIÊN DOANH BAO BÌ HÀ TIÊN (Tên giao dịch HAKIPACK) I / Khái quát Công Ty Liên Doanh Bao Bì Hà Tiên được thanh lập với sự liên doanh giữa Công ty xi măng Hà Tiên – Kiên Giang và Công ty xi măng Hà Tiên II – Bộ xây dựng. Trụ sở chính của công ty : ấp tám thước – thị trấn kiên lương – Huyên Kiên Lương – Tỉnh Kiên Giang. Điện thoại : 077 854286 – 077 854236 Fax : 077 853804 Công ty liên doanh Bao Bì Hà Tiên được thành lặp theo quyết định số 769 QĐUB của UBND tỉnh Kiên Giang ngày 22 tháng 7 năm 1996. Công suất của nhà máy : 25 triệu bao/năm. Công ty được xây dựng trên diện tích 371 ha, trong đó nhà sản xuất chính chiếm 3000m2 nhà kho chiếm 1008 m2 ngoài ra còn có các công trình phụ trợ như nhà hành chính xưởng cơ khí, trạm điện, trạm xá, gara ô tô, nhà ăn, nhà thường trực bảo vệ, văn phòng phân xưởng… Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty: CTHĐ Quản trị Ban kiểm sát Giám đốc Phó giám đốc Phòng TC-HC Phòng KT-VT Phòng kế toán PX sản suất Tổ tạo sợi Tổ dệt Tổ tráng màng Tổ in lồng ống Tổ may Tổng số công nhân viên toàn công ty : 132 người Trong đó : Nam : 97 CNV Nữ : 35 CNV Đại học : 20 CNV Công nhân kỹ thuật : 30 CNV Trung học : 10 CNV Lao đông phổ thông : 72 CNV II / Cơ cấu sản phẩm Công ty chuyên sản xuất bao xi măng PP để phục vụ chính cho hai công ty xi măng Hà Tiên Kiên Giang và công ty xi măng Hà Tiên II – Bộ xây dựng, ngoài ra công ty còn sản xuất võ bao xi măng khác nếu có đơn đặt hàng. Bào xi măng PP có một lớp giấy kraft được sản xuất trên cơ sở nguyên liệu nhựa hạt PP (polyprotylen) và giấy kraft. Hạt nhựa PP được gia nhiệt tạo thành các màng mỏng PP qua máy cắt để cắt thành sợi, các sợi PP được qua máy dệt tròn và cắt thành các tấm sợi PP, các tấm sợi này qua máy tráng màng và cùng với cuộn giáy kraft qua hệ thống máy in, máy tạo ống, máy cắt, khâu tạo thành bao PP có lớp giấy kraft bên trong. Thiết bị trong dây chuyền sản xuất chính được nhập từ nước ngoài do hãng LENZING (Aùo) và NEWLONG (Nhật) chế tạo. Bao polyprotylen (PP) có một lớp giấy kraft. Kiểu bao : đầu và đáy bao may . Kích thước bao : 762 x 419 x 76 (mm). Độ mịn sợi : 1000 denier (tính bằng gram với chiều dài 9000m) Mật độ vải dệt : 9 dọc x 9 ngang/inch vuông (3,545 sợi dọc x 3,545 sợi ngang/cm2). Chất dẻo : polyprotylen. Trọng lượng bao : 181,4 gram/bao. Nguồn điện của công ty được lấy từ lưới 22 (Kv) tuyến 475 trạm 110/22 (Kv) Kiên Lương 2 công suất 25 (MVA), ngoài ra còn có nguồn dự phòng từ máy phát. III / Dây chuyền công nghệ sản xuất 1 / Sơ đồ dây chuyền sản xuất Máy trộn màu Hạt nhựa PP Thuốc nhuộm Giấy kraft Gia nhiệt Thiết bi tạo màng và sợi Máy dệt tròn Máy tráng màng Hệ thống thiết bị in, tạo ống và cắt Máy may bao có gấp van tự động Máy ép kiện bao Xe nâng hàng đẩy tay Thuốc in Giấy kraft Kho thành phẩm 2 / Mô tả dây chuyền công nghệ sản xuất ® Tạo sợi PP : Nhựa hạt PP cùng với thuốc nhuộm được nạp vào máy trộn màu AC600 – DM công suất 250 kg/h để trộn điều hai loại, sau đó cho vào phễu chứa dung tích 215 lít của máy đùn vít HPT 90 – 30 của hệ thống thiết bị tạo sợ HP90 – 900 – 144S. Tại máy đùn, nhựa hạt được gia nhiệt nóng chảy làm đồng nhất nhựa lỏng nhờ cơ cấu trục vít nhựa lỏng được đùn ra miệng máy vào khuôn kéo T kiểu TD90. Miệng khuôn keo T là một khe có chiều dài 900 (mm), rộng 0,5 (mm) tạo băng màng nhựa có chiều rộng và chiều dài điều chỉnh được theo yêu cầu. Màng nhựa hình thành qua bể làm lạnh QB–900 để định hình. Nước trong bể được duy trì nhiệt độ ồn định nhờ có bộ phận tuần hoàn kết hợp với cụm làm lạnh nước. Sáu đó màng nhựa đi vào máy trải, ủ và xẻ sợi. Máy trải, ủ và xẻ sợi HP–900 thực hiện dãn phẳng và ủ màng nhựa trên cơ sở gia nhiêt bằng không khí nóng để tạo sự ổn định của sản phẩm và nhờ trục dao cắt 180 lưỡi xẻ màng thành từng sợi có chiều rộng 2-3 (mm). Sợi PP hình thành được máy cuốn sợi WX gồm 144 cọc sợi kéo và cuộn vào các suốt đặt trên các sợi, trong đó quá trình tạo sợi các phế phẩm màng nhựa và sợi PP được thu hồi kiểu hút nhờ thiết bị PERFELS–120S và đập nhỏ rồi đưa trở lại máy đùn. ® Tạo tấm dệt PP : Các sợi PP hình thành được dệt thành tấm dệt PP trong máy dệt tròn HS1102W – 800PG. Máy dệt tròn 6 suốt và 1024 cọc sợi để phối hợp các cọc sợi theo loại 512, 640, 768, 869, và 1024 cọc sợi tuỳ theo kích thước sợi và tấm dệt. Tấm dệt PP được hình thành và được cuộn thành từng rulô để đưa đi tráng màng. ® Cắt trải và tráng màng : Tấm dệt PP được cắt trải và tráng một lớp màng PP để chống ẩm ở máy tráng màng LT90 – 1500SGL. Lớp màng tráng trên tấm dệt 30 (mm) tương ứng với khối lượng 25g/bao. ® Hệ thống tạo ống : Các rulô tấm dệt PP đã tráng màng và giấy kraft được đưa tới thiết bị tạo ống SA-600II công suất 100 ống/phút. Ở đây tấm dệt PP được in nhãn hiệu cở máy in mã hiệu SB-302, sau đó cùng băng giấy kraft đi vào máy tạo ống, máy cắt ống và bao hình thành đưa ra ngoài nhờ băng chuyền hai tầng. ® May bao : Các ống được chuyễn tới máy may bao kiểu KNSM–2B, ở đây các ống bao được gấp van tự động và may hoàn chỉnh hai đầu. ® Đóng kiện bao : Các bao hoàn chỉnh được đóng thành kiện ở máy bao PM -1 công suất 6750 bao/phút mỗi kiện gồm 200–250 bao. Kiên này được xe năng hàng đẩy tay đưa vào kho. IV / Kết luận Trên đây là một vài nét sơ lược quá trình hình thành và hoạt động sản xuất của công ty liên doanh Bao Bì Hà Tiên, trong quá trình hoạt động công ty có những bước phát triển đáng kể, sản xuất ngày càng phát triển đáp ứng nhu cầu cung cấp của các công ty sản xuất xi măng, đời sống cán bộ nhân viên trong công ty ngày càng được nâng cao từng bước góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước. PHẦN II THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN CHO CTY LIÊN DOANH BAO BÌ HÀ TIÊN I / Vai trò của việt thiết kế cung cấp điện cho xí nghiệp Các xí nghiệp, công ty tiêu thụ năng lượng điện là rất lớn, vì vậy ta phải thiết kế lắp đặt hệ thống cung cấp điện sao cho hợp lý, chính xác đảm bảo tiết kiệm điện năng, giảm giá thành sản xuất mà vẫn đảm bảo hiệu quả cao trong sản xuất. Điện năng đóng vai trò quyết định trong sự phát triển và sản xuất liên tục của các xí nghiệp công ty, điện năng sản xuất ra mà không tích luỹ được do đó ta phải cân bằng giữa điện năng cung cấp và điện năng tiêu thụ và những tổn thất do truyền tải. Việc thiết kế cung cấp điện cho các xí nghiệp công ty một cách chính xác hợp lý sẽ đảm bảo cho các xí nghiệp sản xuất có hiệu quả, ít xảy ra sự cố cũng như chi phí sữa chửa, bảo trì góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. II / Những yêu cầu chủ yếu khi thiết kế cung cấp điện cho xí nghiệp - Phải tìm hiểu rỏ vai trò, chức năng của các phần tử tiêu thụ điện năng trong sản xuất để xác định mức độ tin cậy cung cấp điện, phân tích các phần tử tiêu thụ điện theo công suất, điện áp, độ tin cậy, mối tương quan theo công nghệ sản xuât , vị trí phân bổ để tìm ra các nhóm thiết bị mà có phương án cấp điện một cách hợp lý. - Đánh giá kinh tế kỹ thuật của các phương án để xác định lời giải tối ưu. - Xác định các thông số kỹ thuật của các phần tử. - Các tính toán kinh tế – kỹ thuật. - Kiểm tra tính đúng đắn và chất lượng của mạng thiết kế. - Tính toán các thông số của mạng thiết kế . CHƯƠNG I : XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI TÍNH TOÁN I / Các khái niệm cơ bản 1 / công suất định mức : Pđm Công suất định mức của thiết bị điện là công suất ghi trên tên nhãn hiệu máy, đối với động cơ công suất định mức là công suất cơ điện trên trục động cơ. Công suất đầu vào của động cơ gọi là công suất đặt : Pđ = η : hiệu suất động cơ . η = 0,8 ÷ 0,95 khá cao để đơn giản trong tính toán ta lấy Pđ y Pđm. Đối với thiết bị làm việc ngắn hạn lặp lại ta phải qui về chế độ làm việc dài hạn : Pđ = a% : hệ số đóng điện lặp lại phụ thuộc vào qui trình công nghệ làm việc lặp lại của thiết bị và thường có giá trị tiêu chuẩn là: a = 15, 25, 40, 60%. 2/ Phụ tải trung bình: Phụ tải trung bình là một đại lượng đặt trưng tỉnh của phụ tải trong một khoảng thời gian nào đó, phụ tải trung bình là một số liệu quan trọng để ta xác định phụ tải tính toán và tổn hao điện năng. Ptb = Qtb = 3/ Phụ tải tính toán : Ptt,Qtt. Phụ tải tính toán là phụ tải giả thiết không đổi lâu dài của các phần tử trong hệ thống cung cấp điện và tương đương với phụ tải thực tế biến đổi theo điều kiện tác dụng nhiệt nặng nề nhất. Nói cách khác phụ tải tính toán cũng làm nóng dây dẫn lên tới nhiệt độ bằng nhiệt độ lớn nhất do phụ tải thực gây ra. Do vậy về phương diện phát nóng nếu ta chọn các thiết bị điện theo điều kiện phát nóng thì có thể đảm bảo an toàn cho mội thiết bị trong mội chế độ vận hành. Quan hệ giữa phụ tải tính toán và các phụ tải khác được biểu thị trong bất đẳng thức sau: Ptb < Ptt < Pmax 4/ Hệ số thiết bị tiêu thụ điện năng hiệu quả :nhq. Hê số thiết bị tiệu thụ điện năng hiệu quả là số thiết bị giả thiết có cùng công suất, cùng chế độ làm việc, chúng đòi hỏi phụ tải bằng phụ tải tính toán của nhóm phụ tải thực tế công suất và chế độ làm việc khác nhau. Nhq = 5/ Hệ số sử dụng : Ksd Hê số sử dụng là tỷ số giữa công suất trung bình với công suất định mức Đối với một thiết bị: Ksd = Đối với một nhóm thiết bị : Ksd = 6/ Hệ số công suất : Cosw Hệ số công suất là hệ số biểu thị độ giảm công suất được xác định bởi tỷ số giữa công suất tiêu thụ của thiết bị với công suất cung cấp đến thiết bị. Đối với nhóm thiết bị : Coswnh = 7/ Hệ số cực đại : Kmax Hệ số cực đại giữa phụ tải tính toán và phụ tải trung bình trong khoảng thời gian đang xét. Kmax = Hệ số cực đại thường được tính ứng với ca làm việc có phụ tải lớn nhất, Kmax phụ thuộc vào số thiết bị hiệu quả (nhq), hệ số sử dụng Ksd và các yếu tố khác. Trong thực tế để đơn giản người ta tính Kmax theo đường cong Kmax = f(Ksd ; nhq). 8/ Dòng đỉnh nhọn : Iđn Dòng đỉnh nhọn là đại lượng xuất hiện trong thời gian ngắn, Iđn được xác định bằng tổng các dòng điện mở máy lớn nhất và dòng điện làm việc bình thường của các máy còn lại. Đối với một nhóm máy Iđn = Immmax + ( Itt – Ksd. Iđmmax) Immmax, Iđmmax : dòng điện mở máy và dòng điện định múc cực đại. Itt : dòng điện tính toán . Đối với các máy liên thông : Iđn = Immmax + nIđm( còn lại ) Trong đó : + Iđm = + Immmax = Kmm .Imm Hệ số mở máy Kmm: Kmm = 5 ÷ 7 : đối với động cơ. Kmm = 3 : đối với máy biến áp. Kmm = 1 : đối với lò điện. 9/ Hệ số đồng thời : Kđt Hệ số đồng thời là tỷ số giữa công suất tác dụng tính toán tổng tại nút khảo sát của hệ thống cung cấp điện với tổng công suất tác dụng cực đại của nhóm hệ tiêu thụ riêng biệt nối vào nút đó. + Đối với phân xưởng: Kđtpx = + Đối với nhà máy: Kđtnm = 10 / Hệ số nhu cầu : Knc Hệ số nhu cầu là tỷ số giữa phụ tải tính toán với công suất định mức Knc = * = Kmax * Ksd II / Các phương pháp xác định phụ tải tính toán 1 / Xác định phụ tải tính toán theo công suất đặt và hệ số nhu cầu Ptt = Knc * Qtt = Ptt * tgw Stt = = Có thể tính gần đúng lấy : Pđi = Pđm Ptt = Knc * nPđmi Pđi , Pđmi : công suất đặt và công suất định mức thiết bị thứ i (KW). Ptt , Qtt , Stt : công suất tác dụng, công suất phản kháng, công suất toàn phần tính toán nhóm thiết bị (kw, kvar, kva). Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, tính toán thuận tiện vì thế nó là một trong những phương pháp được sử dụng rộng rãi. Nhược điểm của phương pháp này là kém chính xác, nếu chế độ vận hành và hệ số thiết bị trong nhóm thay đổi nhiều thì kết quả tính phụ tải tính toán theo hệ số nhu cầu sẽ không chính xác. 2 / Xác định phụ tải tính toán theo suất phụ tải trên một đơn vị sản xuất Ptt = Po * F Po : suất phụ tải trên 1m2 diện tích sản xuất (kw/m2). F : diện tích sản xuất (m2). Phương pháp này cho kết quả gần đúng, thường được dùng trong giai đoạn thiết kế sơ bộ dùng trong tính phụ tải các phân xưởng có mật độ máy móc sản xuất phân bố tương đối đều. 3 / Xác định phụ tải tính toán theo suất tiêu hao điện năng cho một đơn vị sản phẩm Ptt = M : số đơn vị sản phẩm được sản xuất ra trong một năm (sản lượng). Wo : suất tiêu hao điện năng cho một đơn vị sản phẩm (kwh/ đơn vị sản phẩm). Phương pháp này dùng để tính toán cho các thiết bị điện có độ thị phụ tải tính toán ít biến đổi khi đó phụ tải tính toán gần bằng phụ tải trung bình và kết quả tương đối chính xác. 4 / Xác định phụ tải tính toán theo hệ số cực đại (Kmax) và công suất trung bình (Ptb) (hay phương phap thiết bị hiệu quả nhq) Đối với một nhóm gồm n thiết bị công suất tính toán được tính: + n < 4 ptt = Qtt = ptt * tgw + n > 4 , nhq < 4 ptt = Qtt = Ptt *tgw + n > 4, 4 £ nhq£10 Ptt = Kmax * Ptb Qtt = 1,1 Qtb + n > 4 , nhq >10 Ptt = Kmax * Ptb Qtt = Qtb Phương pháp này cho kết quả tương đối chính xác vì khi xác định nhq ta đã xét tới một loạt các yếu tố quan trọng như ảnh hưỡng của số lượng thiết bị trong nhóm số thiết bị có công suất lớn nhất cũng như sự khác nhau về chế độ làm việc của chúng. Trong phạm vi thiết kế cung cấp điện của luận án này ta chọn phương pháp xác định phụ tải tính toán theo hệ số cực đại (Kmax) và công suất trung bình (Ptb) hay còn gọi là phương pháp thiết bị hiệu quả (nhq) . III / Xác định tâm phụ tải của phân xưởng sản xuất Khi khảo sát thiết kế cung cấp điện cho một đối tượng tiêu thụ điện như nhà máy, xí nghiệp nào đó. Việc xác định tâm phụ tải các tủ động lực, phân phối là cần thiết, vì những lý do sau : Bố trí hợp lý vị trí các tủ động lực, phân phối cho các nhóm phụ tải. Giảm tổn hao công suất. Giảm tổn hao điện áp. Giảm thiểu chi phí đầu tư dây dẫn. Vì vậy ta cần lần lược xác định tâm phụ tải của các tủ động lực cho các nhóm thiết bị của xưởng sản xuất Công Ty Liên Doanh Bao Bì HÀ TIÊN. Căn cứ vào vị trí, công suất và các yếu tố liên quan khác : chế độ làm việc, dây chuyền của thiết bị được bố trí trên bề mặt nhà máy, ta có thể chia làm 5 nhóm. Nhóm 1 : động cơ trục dùn P = 101,51 (kw), kí hiệu (1E2). Nhóm 2 : gồm các động cơ : tạo sợi (1E3), gia nhiệt (1E4), quấn sợi (1E5), máy lạnh (1E6), bơm nước (1E7), máy nén khí (1E8), có tổng công suất = 139,46 (kw). Nhóm 3 : động cơ tráng màng P = 121,18 (kw), kí hiệu (2E2). Nhóm 4 : bao gồm động cơ 2 cum máy dệt (2E3,2E4), 2 cụm máy dệt mỗi cụm gồm 9 động cơ, mỗi động cơ có công suất 5,5 (kw) , = 99 (kw). Nhóm 5 : gồm các động cơ : máy tạo ống (2E5), máy may 1 (2E6), máy may 2 (2E7), băng tải (2E8), máy may dự phòng (2E9), có = 39,15 (kw). Việc xác định tâm phụ tải được tính theo công thức : X = Y = Trong đó : xi, yi : là toạ độ của máy thứ i hay toạ độ của nhóm thứ i. Pđm : là công suất đặt định mức của máy thứ hay công suất định mức của nhóm thứ i. 1 / Tâm tủ động lực của nhóm 1 (T1) Gồm 1 động cơ trục đùn (1E2), P = 101,51 (kw) x = 12,08 (m) y = 14,5 (m) Tuy nhiên vị trí của tủ nằm trong dây chuyền sản xuất vì vậy ta có thể di chuyễn tủ động lực 1 tại vị trí (0 ;12,5). 2 / Tâm tủ động lực của nhóm 2 (T2) Gồm các động cơ : Nhóm Stt Tên, kí hiệu Pđm (kw) x (m) y (m) Ghi chú 2 1 Tao sợi (1E3) 32,7 19,8 14,55 2 Gia nhiệt (1E4) 9 26,4 14,77 3 Quấn sợi (1E5) 28,8 31,7 14,8 4 Máy lạnh (1E6) 16,76 7,84 8,71 5 Bơm nước (1E7) 4,6 15,21 9,96 6 Bơm nước (1E7) 4,6 15,21 12,5 7 Bơm nước (1E7) 4,6 15,21 15 8 Máy nén khí (1E8) 38,4 24,76 6,82 Từ bảng ta có : = 139,46 (kw) = 3090,1 (kw.m) = 1615,19 (kw.m) vậy : X2 = = = 22.15 (m) Y2 = = = 11,58 (m) Nếu đặt tại toạ độ (22,15 ; 11,58) thì ngay dây chuyền sản xuất vì vậy ta dịch chuyễn tủ để không ảnh hưởng tới sản xuất và tạo vẻ mỹ quan. Vậy toạ độ tủ T2 (21,4 ;0). 3 / Tâm tủ động lực của nhóm 3 (T3) Gồm 1 động cơ tráng màng ( 2E2), P = 121,18 (kw). X = 30,46 (m) y = 33,5 (m) Ta đặt tủ động lực 3 tại toạ độ (30,46;33,5) không được vì ngay cụm máy tráng màng, ta dịch chuyễn tủ T3 tại toạ độ (30,3 ; 40). 4 / Tâm tủ động lực của nhóm 4 (T4) Gồm có các động cơ : Nhóm Stt Kí hiệu mặt bằng Pđm (kw) x (m) y (m) Ghi chú 4 1 2E3-1 5,5 62,59 25,08 Máy dệt A (2E3) 2 2E3-2 5,5 57,4 25,08 3 2E3-3 5,5 52,24 25,08 4 2E3-4 5,5 52,24 29,63 5 2E3-5 5,5 57,4 29,63 6 2E3-6 5,5 62,59 29,63 7 2E3-7 5,5 52,24 33,92 8 2E3-8 5,5 57,4 33,92 9 2E3-9 5,5 62,59 33,92 10 2E4-1 5,5 62,59 5,56 Máy dệt B (2E4) 11 2E4-2 5,5 57,4 6,56 12 2E4-3 5,5 52,24 6,56 13 2E4-4 5,5 52,24 11,4 14 2E4-5 5,5 57,4 11,4 15 2E4-6 5,5 62,59 11,4 16 2E4-7 5,5 52,24 16,67 17 2E4-8 5,5 57,4 16,67 18 2E4-9 5,5 62,59 16,67 Từ bảng ta có : = 99 (kw) = 5683,32 (kw.m) = 672,4 (kw.m) vậy : X4 = = = 57,4 (m) Y4 = = = 6,8 (m) Tương tự như trên ta dịch chuyễn tủ động lực T4 tới tọa độ (75 ;15,72). 5 / Tâm tủ động lực của nhóm 5 (T5) Gồm có các động cơ : Nhóm Stt Tên , kí hiệu P (kw) x (m) y (m) 5 1 Máy tạo ống (2E5) 26,95 27,83 22,69 2 Máy may 1 (2E6) 3,35 21,25 28,68 3 Máy may 2 (2E7) 3,35 21.25 25,2 4 Băng tải (2E8) 1,5 14,49 29,27 5 Máy may dự phòng (2E9) 4 8,17 28,68 Từ bảng ta có : = 39,15 (kw) = 946,8 (kw.m) = 950,62 (kw.m) vậy : X5 = = = 24,18 (m) Y5 = = = 24,28 (m) Tương tự như trên ta dịch chuyễn tủ động lực T5, tâm tủ động lực T5 là: (0 ;27,25). 6 / Tâm tủ phân phối (TPP) Gồm các tủ động lực : stt Tủ ĐL (kw) X (m) Y (m) * Xi * Yi 1 T1 101,51 0 12,5 0 1268,9 2 T2 139,46 21,4 0 2984,44 0 3 T3 121,18 30,3 40 3671,75 4847,2 4 T4 99 75 15,72 7425 1556,28 5 T5 39,15 0 27,25 0 1066,8 6 500,3 14081,2 8739,18 Vậy : Xpp = = = 28,1 (m) Y pp = = = 17,47 (m) Ta dịch chuyễn tủ phân phối (TPP) đến tọa độ (0 ;19,45). IV / Xác định phụ tải tính toán Ta có nhiều phương pháp để xác định phụ tải tính toán, trong luận án này ta sử dụng phương pháp xác định phụ tải tính toán theo số thiết bị hiệu quả. 1 / Nhóm 1 Gồm 1 động cơ trục đùn (1E2). + Pđm = 101,51 (kw), Cosw = 0,8. + Dòng định mức của động cơ trục đùn : Iđm = = = 192,79 (A) + Dòng điện mở máy của động cơ trục đùn : (Đối với động cơ lồng sóc có hệ số mở máy Kmm = 5÷7) Ta chọn Kmm = 5 Imm = Kmm * Iđm = 5 * 192,79 = 963,95 (A) Vì nhóm 1 gồm có động cơ nên : + phụ tải tính toán của nhóm là : Ptt.nh1 = Pđm = 101,51 (kw) Qtt.nh1 = Qđm = Pđm* tgw = 101,51 * 0,75 = 76,13 (Kvar) Stt.nh1 = = = 126,89 (KVA) + Dòng điện tính toán nhóm là : Itt1 = Iđm = = = 192,79 (A) 2 / Nhóm 2 + Dòng định điện mức của động cơ tạo sợi: Iđm1 = = = 70,98 (A) + Dòng điện mở máy của động cơ tạo sợi : (Đối với động cơ lồng sóc có hệ số mở máy Kmm = 5÷7) Ta chọn Kmm = 5 Imm1 = Kmm * Iđm1 = 5 * 70,98 = 354,49 (A) + Dòng điện định mức của động cơ gia nhiệt : Iđm2 = = = 18,23 (A) + Dòng điện mở máy của động cơ gia nhiệt : Imm2 = Kmm * Iđm2 = 5 * 18,23 = 91,15 (A) Tính toán tương tự cho các động cơ còn lại ta có bảng tổng kết sau : Stt Tên động cơ Kí hiệu Số lượng Pđm (kw) Cos w/tgw Ksd Iđm (A) Imm (A) 1 Tạo sợi 1E3 1 32,7 0,7/1,02 0,7 70,98 354,9 2 Gia nhiệt 1E4 1 9 0,75/0,88 0,8 18,23 91,15 3 Quấn sợi 1E5 1 28,8 0,78/0,8 0,6 56,1 280,5 4 Máy lạnh 1E6 1 16,76 0,8/0,75 0,7 31,83 159,15 5 Bơm nước 1E7 3 4,6 0,7/1,02 0,6 9,98 49,9 6 Máy nén khí 1E8 1 38,4 0,8/0,75 0,7 72,93 364,65 7 8 139,46 + Số thiết bị hiệu quả của nhóm (nhq): nhq2 = = = 5,12 + Hệ số sử dụng nhóm ( Ksd,nh) : Ksd,nh2 = = = 0,68 + Hệ số Kmax = f (Ksd,nh ; nhq) = f(0,68 ; 5,12) = 1,25 (tra bảng A.2, tài liệu 3). + Hệ số công suất nhóm (Cosw,nh): Cosw,nh2 = = = 0,76 , tgw,nh = 0,86 + Phụ tải trung bình của nhóm : Ptb,nh2 = * Ksd,nh = 139,46 * 0,68 = 94,83 (kw) Qtb,nh2 = Ptb,nh * tgw,nh = 94,83 * 0,86 = 81,55 (kvar) + Phụ tải tính toán của nhóm : Ptt,nh2 = Kmax * Ptb,nh = 94,83 * 1,25 = 118,54 (kw) Qtt,nh2 = 1,1 * Qtb,nh = 1,1 * 81,55 = 89,71 (kvar) Stt,nh2 = = = 148,66 (KVA) + Dòng điện tính toán của nhóm (Itt) : Itt2 = = = 225,87 (A) + Dòng điện đỉnh nhọn của nhóm (Iđn) : Iđn = Immmax + Itt – Ksdmax* Iđmmax Immmax : dòng điện mở máy lớn nhất của các thiết bị trong nhóm. Iđmmax : dòng điện định mức của thiết bị có dòng mở máy lớn nhất. Ksdmax : hệ số sử dụng của thiết bị có dòng mở máy lớn nhất. Iđn2 = 364,65 + 225,87 – 0,7 * 72,93 = 539,49 (A) 3 / Nhóm 3 Gồm 1 động cơ tráng màng (2E2) + Pđm = 121,18 (kw) , Cosw = 0,7 , tgw = 1,02 + Dòng điện định mức của nhóm : Iđm = = = 263 (A) + Dòng điện mở máy của động cơ tráng màng : (Đối với động cơ lồng sóc có hệ số mở máy Kmm = 5÷7) Ta chọn Kmm = 5 Imm = Kmm * Iđm = 5 * 263 = 1315 (A) + Phụ tải tính toán : Ptt ,nh3 = Pđm = 121,18 (kw) Qtt.nh3 = Qđm = Pđm * tgw = 121,18 * 1,02 = 123,6 (kvar) Stt.nh3 = = = 173,1 (kVA) + Dòng điện tính toán nhóm là : Itt3 = Iđm = = = 263 (A) 4 / Nhóm 4 gồm 18 động cơ có công suất giống nhau, có cùng hệ số Cosw. + Dòng điện định mức của một máy dệt A (2E3-1): Iđm1 = = = 11,94 (A) + Dòng điện mở máy của một máy dệt A (2E3-1) : (vì động cơ là loại rôto lồng sóc nên ta chọn Kmm = 5) Imm1 = Kmm * Iđm1 = 5 * 11,94 = 59,7 (A) Tính toán tương tự cho các động cơ còn lại ta có bảng tổng kết sau : Stt Tên động cơ Kí hiệu Số lượng Pđm (kw) Cosw/tgw Ksd Iđm (A) Imm (A) 1 Máy dệt A 2E3 9 5,5 0,7/1,02 0,8 11,94 59,7 2 Máy dệt B 2E4 9 5,5 0,7/1,02 0,8 11,94 59,7 3 18 99 + Hệ số hiệu quả : nhq = n = 18 + Hệ số sử dụng nhóm : Ksd,nh = 0,8 + Hệ số cực đại : Kmax = f(Ksd,nh ; nhq) = (0,8 ;18 ) = 1,06 (tra bảng A.2 tài liệu 3) + Hệ số công suất của nhóm : Cosw,nh = 0,7 , tgw,nh = 1,02 + Phụ tải trung bình của nhóm : Ptb,nh4 = Ksd,nh * = 0,8 * 99 = 79,2 (kw) Qtb,nh4 = Ptb,nh * tgw,nh = 79,2 * 1,02 = 80,78 (kvar) + Phụ tải tính toán của nhóm : vì : n > 4 và nhq >10 nên Ptt,nh4 = Kmax * Ptb,nh = 1,06 * 79,2 = 83,95 (kw) Qtt,nh = Qtb,nh = 80,78 (kvar) Stt,nh4 = = = 116,5 (kVA) + Dòng điện tính toán của nhóm : Itt,n4h = = = 177 (A) + Dòng điện đỉnh nhọn của nhóm : Iđn4 = Immmax + Itt – Ksdmax * Iđmmax = 59,7 + 177 – 0,8 * 11,94 = 227,15 (A) 5 / Nhóm 5 : gồm có 5 động cơ. + Dòng định mức của máy tạo ống : Iđm1 = = = 51,18 (A) + Dòng mở máy của máy tạo ống : (vì động cơ là loại rôto lồng sóc nên ta chọn Kmm = 5) Imm1 = Kmm * Iđm1 = 5 * 51,18 = 255,9 (A) + Dòng điện định mức của máy may 1 : Iđm2 = = = 7,27 (A) + Dòng điện mở máy của máy may 1 : Imm2 = Kmm * Iđm2 = 5 * 7,27 = 36,35 (A) Tính toán tương tự cho các động cơ còn lại của nhóm ta được bảng tổng kết sau : Stt Tên động cơ Kí hiệu Số lượng Pđm (kw) Cosw/tgw K

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThuyet minh luan an.doc
  • docBIA.doc
  • docCAC BANG TONG KET.doc
  • docCHUYEN DE THIET KE BALLAST.doc
  • docLOI KET & MUC LUC.doc
  • dwgSO DO 2 DI DAY.dwg
  • dwgSO DO 4TU MBA DEN CAC TU.dwg
  • dwgSO DO 5 NGUYEN LY.dwg
  • dwgSO DO 6 NGUYEN LY CSANG.dwg
  • docSO DO NGUYEN LY THIET KE BALLAST.doc
  • dwgSO DO1MATBANG.dwg
  • dwgSO DO3 DI DAY CHIEU SANG.dwg