Luận án thiết kế cung cấp điện cho xí nghiệp sản xuất bồn chứa nước inox Hawata-Vina

Ngày nay, nền kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ trong tiến trình công nghiệp hóa và hiên đại hóa đất nước, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Nhu cầu về điện năng trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt tăng lên không ngừng. Trong đó nhu cầu điện năng tiêu thụ trong lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tiêu thụ điện năng. Vì vậy vấn dề cung cấp điện cho các lĩnh vực có ý nghĩa rất quan trọng.

Trong lĩnh vực công nghiệp, có đặc điểm chung của các nhà máy công nghiệp là thiết bị dùng điện theo dây chuyền, tập trung với mật độ cao, làm việc liên tục trong suốt năm. Vì thế nếu có sự cố mất điện, chất lượng điện áp không ổn định v.v. làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm gây ra nhiều phế phẩm trong công nghiệp. Đồng thời cũng làm giảm năng suất lao động v. v. Vì vậy khi thiết kế cung cấp điện cho nhà máy công nghiệp cần phải đảm bảo độ tin cậy về cung cấp điện, cũng như đảm bảo sao cho an toàn đối với người vận hành cũng như máy móc thiết bị sản xuất. Đồng thời cũng phải có tính kinh tế trong thiết kế, thi công và vận hành.

 

doc27 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 908 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận án thiết kế cung cấp điện cho xí nghiệp sản xuất bồn chứa nước inox Hawata-Vina, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG III : tính toán chiếu sáng cho nhà máy. ÀÀÀÀ 1_/ GIỚI THIỆU VỀ CHIẾU sáng. 1.1_/ TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHIẾU SÁNG. Trong cuộc sống hiện nay, chiếu sáng nhân tạo là thành phần không thế thiếu trong cuộc sống. Được sử dụng rông rãi trong mọi lĩnh vực kinh tế xã hội, công nghiệp, nông nghiệp , dịch vụ … Không những thế, với xu hướng phát triển đô thị trong tương lai, chiếu sáng nhân tạo ngày càng được ứng dụng chiếu sáng cho các công trình mỹ thuật nhằm làm lên vẻ đẹp cũng như trang trí cho công trình đó. Trong công nghiệp, nếu sử dụng hệ thống chiếu sáng đúng thì sẽ nâng cao năng suất lao động, cải tiến hoàn thành sản phẩm, giảm phế phẩm. Ngoài ra còn giảm tai nạn lao động do sự kéo dài độ căng thẳng trong nghề nghiệp. Tạo điều kiện tốt cho việc đảm bảo các yêu cầu về ánh sáng sẽ làm giảm sự mỏi mệt của mắt duy trì thị lực tốt. 1.2_/ CÁC YÊU CẦU CHUNG CỦA hệ thống CHIẾU SÁNG. Các vật được chiếu sáng phải có huy độ vừa đủ để phát hiện và phân biệt chúng. + Đảm bảo không có sự khác biệt lớn giữa huy độ bề mặt làm việc và không gian chung quanh. + Độ rọi không đổi trên bề mặt làm việc theo thời gian. + Không có các vệt tối rõ trên các bề mặt làm việc và khi chiếu sáng vật nổi cho phép ta phân biệt thể tích và hình dạng của chúng. + Đảm bảo trong tầm nhìn không có những mặt chói lớn. 1.3_/ những yêu cầu khi THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG. 1.3.1_/ Các yêu cầu chung cho thiết kế hệ thống chiếu sáng. Khi thiết kế hệ thống chiếu sáng phải đảm bảo không chỉ đặc tính về lượng và chất lượng chiếu sáng tại chỗ làm việc và không gian xung quanh, mà còn sự an toàn hoạt động của hệ thống chiếu sáng, sự thuận tiện vận hành và kinh tế. Vì thế tuỳ theo nơi được chiếu sáng, chức năng chiếu sáng mà pâhn ra làm nhiều loại chiếu sáng khác nhau. Nhằm đảm bảo an toàn hoạt động chiếu sáng, người ta sử dụng cùng lúc hai loại chiếu sáng làm việc và chiếu sáng sự cố an toàn. + Chiếu sáng làm việc : dùng để bảo đảm sự làm việc, hoat động bình thường của người, vật và phương tiện vận chuyển khi không có hoặc thiếu ánh sáng tự nhiên. + Chiếu sáng sự cố : cho phép vẫn tiếp tục hoạt động, làm việc trong một thời gian an toàn của người đi ra khỏi nhà khi chiếu sáng làm việc bị hư hỏng. Chiếu sáng sự cố phải tạo ít nhất trên bề mặt làm việc một độ rọi bằng 5% độ rọi chiếu sáng làm việc ( trong toà nhà E = 2 ¸ 3 lux, ngoài trời là E = 1 ¸ 5 lux). Do đây là chiếu sáng sự cố, mạch điện cung cấp không thể cùng với nguồn chiếu sáng làm việc. Mà nguồn cung cấp từ pin acquy hay máy phát điện. 1.3.2_/ Lựa chọn các thông số hệ thống chiếu sáng. X Lựa chọn độ rọi yêu cầu. Độ rọi là độ sáng trên bề mặt được chiếu sáng. Độ rọi được chọn phải đảm bảo nhìn rõ mọi chi tiết cần thiết mà mắt nhìn không bị mệt mỏi. X Chọn hệ chiếu sáng Gồm có hai hệ chiếu sáng + Chiếu sáng chung Hệ chiếu sáng chung, không những bề mặt làm việc được chiếu sáng mà tất cả mọi nơi trong phòng được chiếu sáng. Trong trường hợp này đèn được phân bố phía trên với độ cao cách sàn tương đối lớn. Trong hệ chiếu sáng này gồm có hai phương thức đặt đèn: - Hệ chiếu sáng chung đều : khoảng cách giữa các đèn trong một dãy và giữa các dãy được đặt cách đều nhau, đảm bảo các điều kiện chiếu sáng mọi nơi như nhau. - Hệ chiếu sáng khu vực: ở những nơi công việc có yêu cầu quan sát tỉ mỉ, chính xác thì cần độ rọi cao mới làm việc hiệu quả. Muốn vậy, phải dùng hình thức chiếu sáng khu vực. Chiếu sáng khu vực thường được dùng để chiếu sáng các chi tiết gia công trên các máy công cụ… Ngoài ra ở những khu vực chiếu sáng chung không đủ độ rọi cần thiết thì có thể dùng thêm chiếu sáng khu vực. + Chiếu sáng hỗn hợp: Hệ chiếu sáng hỗn hợp gồm các đèn được đặt trực tiếp tại chỗ làm việc khi cần nâng cao độ rọi và các đèn chiếu sáng chung. Dùng để khắc phục sự phân bố không đồng đều của huy độ trong tầm nhìn và thiết bị , tạo một độ rọi cần thiết tại các lối đi trong phòng. Các yếu tố ảnh hưởng sẽ ảnh hưởng tới sự lựa chọn hệ chiếu sáng. + Yêu cầu của đối tượng chiếu sáng. + Đặc điểm, cấu trúc căn nhà và sự phân bố thiết bị. + Khả năng, kinh tế, điều kiên bảo trì. X Chọn nguồn sáng Nguồn sáng có rất nhiều loại, do đó chọn nguồn sáng theo tiêu chuẩn sau đây. + Nhiệt độ màu được chọn theo biểu đồ Kruithof. + Các tính năng của nguồn sáng : đặc tính điện (điện áp, công suất), kích thước, hình dạng bóng đèn, đặc tính ánh sáng, màu sắc , tuổi thọ đèn. + Chỉ số màu. - Ra < 50 : các màu của vật được chiếu sáng hoàn toàn thay đổi. - Ra < 70 : sử dụng trong công nghiệp khi sự thể hiện màu thứ yếu. - 70 < Ra < 80 : sử dụng ở những nơi thông thường, ở đó sự thể hiện màu có thể chấp nhận được. - Ra > 80 : sử dụng những nơi đòi hỏi sự thể hiện màu rất quan trọng. X Chọn thiết bị chiếu sáng. Một trong những vấn đề quan trọng thiết kế chiếu sáng là sự lựa chọn thiết bị chiếu sáng. Do đó lựa chọn thiết bị chiếu sáng theo các điều kiện sau: + Tính chất của môi trường xung quanh. + Các yêu cầu về sự phân bố ánh sáng và sự giảm chói. + Các phương án kinh tế. 1.4_/ Phương pháp tính toán chiếu sáng. Thiết kế và tính toán chiếu sáng có nhiều phương pháp, một số phương pháp thường hay sử dụng là : phương pháp hệ số sử dụng, phương pháp công suất riêng, phương pháp điểm. Trong phần thiết kế này, chủ yếu sử dụng phương pháp hệ số sử dụng kết hợp với ứng dụng phần mềm tính toán chiếu sáng LUXICON, nhằm giúp cho việc tính toán nhanh cũng như kiểm tra xác định bộ đèn, bố trí bộ đèn tương đối chính xác. 1.4.1_/ Chiếu sáng trong nhà 1.4.1.1_/ Phương pháp hệ số sử dụng (Sử dụng công thức xác định bộ đèn của Pháp) Phương pháp này chủ yếu là xác định quang thông của đèn theo các thông số đã chọn. Trên cơ sở đó chọn công suất bóng đèn, số lượng đèn cần thiết để chiếu sáng. Quang thông tổng của phòng được chiếu sáng. (2.1) + Etc : Độ rọi yêu cầu trên bề mặt làm việc. + S : Diện tích bề mặt được chiếu sáng. + d : Hệ số bù . + U : Hệ số sử dụng quang thông (%), hệ số này được xác định như sau: U = hdud + hiui + hd,hi : Hiêu suất trực tiếp và gián tiếp của bộ đèn. + ud,nd : Hệ số có ích của bộ đèn cấp trực tiếp và gián tiếp. Chỉ số địa điểm (2.2) Số bộ đèn cần được sử dụng: NBĐ = (2.3) các bóng/bộ đèn : Là quang thông của các bóng đèn trên 1bộ đèn. Sau khi tính toán, trị số NBĐ có thể chưa phù hợp với cách bố trí đèn, do đó cần lựa chọn lại N’BĐ sao cho phù hợp. Sai số quang thông được tính như sau: DF = (2.4) Nếu DF nằm trong phạm vi sai số từ -10% ¸ 20 % thì việc lựa chọn đạt yêu cầu. 1.4.1.2_/ Phương pháp quang thông (Sử dụng công thức xác định bộ đèn của Mỹ) Phương pháp quang thông xác định độ rọi trung bình trên bề mặt làm việc trong nhà. Phương pháp này thường được sử dụng ở Bắc Mỹ. Số bộ đèn cần thiết để đảm bảo độ rọi yêu cầu: (2.5) + Etc : Độ rọi tiêu chuẩn. + S : Diên tích phòng cần được chiếu sáng. + U : Hệ số sử dụng quang thông. + LLF : hệ số suy giảm quang thông. + Fđèn : Quang thông của bóng đèn. + Để tra bảng hê số sử dụng, ở đây ta cần xác định tỉ ô5 (2.6) 1.4.2_/ Chiếu sáng ngoài trời. Phương pháp sử dụng tỉ số R. Do sự phản chiếu không vuông góc của lớp nhựa đường, nên không thể xác định quan hệ giữa độ chói và độ rọi ngang của mặt đường. Tuy nhiên, đối với các bộ đèn phân bố ánh sáng đối xứng, tính đồng đều của độ chói phụ thuộc vào hình dạng bố trí đèn và lớp phủ mặt đường. Các thông số đặc trưng cho cách bố trí đèn. + h : chiều cao đèn. + l : chiều rộâng mặt đường. + e : khoảng cách giữa hai bộ đèn liên tiếp. + s : khoảng cách hình chiếu của đèn đến chân cột đèn. + a : khoảng cách hình chiếu từ chân đèn đến mép đường. Tùy theo tính chất lớp phủ mặt đường và loại bộ đèn sử dụng ta có thể xác định tỷ số R bằng thực nghiệm R = (2.7). 2_/ TÍNH TOÁN CHIẾU SÁNG . 2.1_/ Chiếu sáng cho nhà văn phòng. Chiếu sáng cho nhà văn phòng sử dụng phương pháp quang thông ( dựa theo công thức xác định số bộ đèn của Mỹ) Trình tự tính toán cho nhà văn phòng: v Thông số ban đầu của nhà văn phòng + Kích thước : Chiều dài a = 15 (m). Chiều rộng b = 9,5 (m). Chiều cao h = 4 (m). Diện tích S = a ´ b S = 142,5 (m2). + Màu sơn : Trần trắng rtr = 0,75. Tường vàng nhạt rt = 0,5. Sàn xanh sậm rs = 0,2. ( Theo bảng 2 “ Hệ số phản xạ của tường, trần và sàn” trang 117–Tài liệu 5) v Chọn độ rọi tiêu chuẩn Etc Etc =300 (lux). ( Theo bảng 14 “ Các giá trị độ rọi tiêu chuẩn các nước” trang 138-Tài liệu 5) v Chọn hệ chiếu sáng Hệ chiếu sáng chung. v Chọn khoảng nhiệt độ màu Tm 2900 ¸ 4200 0 K ( Theo đồ thị đường cong Kruithof ) v Chọn bóng đèn + Loại TL _ 12 + F 1đèn = 3150 (lm) + CRT = 85 + Tm = 3000 0 K. + P 1bóng đèn = 40 (W). v Chọn bộ đèn + Mã hiệu : SA 240A + n = 2 (bóng đèn). + LLF = 0,7 + F 1bđ = 6300 (lm). + P 2 bóng đèn = 80 (W) + P 1bđ = 94 (W). v Chọn chiều cao của đèn và độ cao trung bình của bề mặt hữu ích + Đèn đặt cách trần hct = 0 (m). + Độ cao trung bình của bề mặt làm việc hlv = 0,8 (m). + Độ cao hữu ích của đèn htt = h -hlv =3,2 (m). v Chỉ số địa điểm Tra trong bảng CU của bộ đèn Þ U = 0,63. v Xác định số bộ đèn Chọn số bộ đèn NBĐ = 15 bộ đèn. v Kiểm tra độ rọi trung bình trên bề mặt làm việc v Sự phân bố các bộ đèn L dọc = = 2,5(m). L ngang = = 2,8 (m). L ngang > L dọc . Vậy bố trí đèn theo chiều rộng 3 bộ đèn, chiều dài 5 bộ đèn. Tổng cộng gồm 15 bộ đèn. v Công suất chiếu sáng của toàn bộ đèn + Công suất tác dụng Pcs = N ´ (Pđ + Pballast ) = 15´ 94 ´ 10-3 = 1,4 (KW). + Công suất phản kháng ( với cosj = 0,96 Þ tgj = 0,29) Qcs = Pcs ´ tgj = 1,4 ´ 0,29 = 0,4 (KVAR). + Công suất biểu kiến Scs = = = 1,64 (KVA). Còn chiếu sáng cho nhà máy, nhà ăn, nhà bảo vệ, nhà trưng bày sẽ ứng dụng phần mềm LUXICON để tính toán và được trình bày trong phần ứng dụng phần mềm. 2.2_/ Chiếu sáng ngoài trời ( chiếu sáng đường nội bộ) X Thông số ban đầu của đường nội bộ + Chiều dài L = 195 (m). + Chiều rộng l = 6 (m). + Mặt đường bằng bê tông sạch. + Đặt đèn ở một phía. + Khoảng cách hình chiếu của đèn đến chân cột đèn và đến mép đường s = a = 1 (m). X Chọn chiều cao của đèn. Do đường trong nhà máy có bề rộng hẹp (6m) nên ta bố trí đèn ở một bên đường. Để độ đồng đều ngang đảm bảo cho độ cao h ³ l; đồng thời cần để không gian cho xe chở nguyên liệu sản xuất ra vào nên ta chọn độ cao của đèn h = 6 (m). X Khoảng cách giữa các đèn. Do đường đi chủ yếu dành cho người đi bộ và phục vụ vận chuyển nguyên liệu trong nhà máy nên ta chọn đèn có chụp vừa để phân bố ánh sáng rộng thích hợp với nguồn sáng có độ rọi nhỏ. Theo những yêu cầu trên ta có giá trị cực đại của tỉ số + e : Khoảng cách giữa hai đèn. X Độ rọi trung bình và độ chói trung bình của đường. Tuỳ theo bản chất của lớp phủ mặt đường và loại bộ đèn ma ta đang sử dụng ta có thể xác định bằng thực nghiệm tỷ số R. Nhằm phù hợp với những thông số trên và chọn loại đèn có chụp vừa ta có: . Độ rọi trung bình sau một năm Trong đó: + Etb : Độ rọi trung bình (lux). + Ltb : Độ chói trung bình (cd/m2). Với nhu cầu của đường đi ta chọn độ chói của đường là Ltb = 2 (cd/m2). X Hệ số sử dụng của đèn Hệ số sử dụng của đèn là phần trăm quang thông do đèn phát ra chiếu trên phần hữu ích của đường có chiều rộng l. Đối với bộ đèn đã cho, hệ số sử dụng phụ thuộc vào góc mở của chùm sáng cắt mặt đường. Các nhà chế tạo thường cho đồ thị hiển thị sự phụ thuộc hệ số sử dụng theo tỷ số l / h gồm hai thông số Utrước và Usau. Tra đồ thị ta được Tra đồ thị ta được Hệ số Usau , Utrước được tra trong đồ thị hệ số sử dụng đèn trong tài liệu 1 (trong phần ví dụ trang 97). Hệ số sử dụng U = Utrước + Usau = 0,3 + 0,12 =0,42. X Hệ số già hóa V. Do sự già hóa của các đèn và sự bám bẩn trên đèn, hê số này tính với thời gian làm việc một năm. V = V1 ´ V2 + V1 : Sự suy giảm quang thông của các đèn được tính theo thời gian đèn làm việc. Số giờ làm việc của đèn trong một năm khoảng 4000 giờ nên ta chọn V1 = 0,85 + V2 : Sự bám bẩn của đèn làm suy giảm quang thông. Hệ số V1, V2 tra trong bảng trang 95(tài liệu Kỹ thuật chiếu sáng) Bộ đèn sử dụng có chụp bảo vệ, môi trường không khí trong khu công nghiệp Tân Bình tương đối trong sạch. V2 = 0,95. V = V1 ´ V2 = 0,85 ´ 0,95 = 0,81. X Thông số bộ đèn + Loại đèn Halogen kim loại công suất nhỏ. + Quang thông của một đèn Fđèn = 5000 (lm). + Nhiệt độ màu T = 20000K. + Công suất mỗi bóng đèn Pđèn = 70 (W). + Công suất bộ đèn Pbộ đèn = 80 (W). X Phân bố bộ đèn. + Độ rọi trung bình khi mới đưa vào sử dụng. + Khoảng cách giữa hai bộ đèn liên tiếp Chọn khoảng cách là e = 17(m). + Số bộ đèn tính toán Chọn số bộ đèn lắp đặt Nbđ = 11 bộ đèn. Tuy nhiên trên thực tế có hai khu vực đường nội bên cạnh nhà máy do không sử dụng thường xuyên và chỉ có nhu cầu chiếu sáng để bảo vệ cho khu vực nhà máy. Nên ta tăng cường thêm 7 bộ đèn được gắn vào thành tường của nhà máy với chiều cao 5m. Tổng số bộ đèn cần thiết lắp đặt chiếu sáng là 18 bộ đèn. + Kiểm tra độ rọi trung bình sau 1 năm. . v Công suất chiếu sáng của toàn bộ đèn + Công suất tác dụng Pcs = N ´ (Pđ + Pballast ) = 18 ´ 80 ´ 10-3 = 1,44 (KW). + Công suất phản kháng ( với cosj = 0,6 Þ tgj = 1,33) Qcs = Pcs ´ tgj = 1,44 ´ 1,33 = 1,92 (KVAR). + Công suất biểu kiến. 3._/ phần mềm tính toán chiếu sáng luxicon. 3.1_/ giới thiệu phần mềm luxicon. Luxicon là phần mềm tính toán chiếu sáng của hãng Cooper Lighting (Mỹ), cho phép tính toán thiết kế chiếu sáng trong nhà và chiếu sáng ngoài trời. Một trong những ưu điểm của phần mềm là đưa ra nhiều phương pháp lựa chọn bộ đèn của hãng Cooper mà có thể nhập các bộ đèn của các hãng khác. Luxicon còn đưa ra các thông số kỹ thuật ánh sáng, giúp ta thực hiện nhanh chóng các quá trình tính toán. Chính vì vậy, đây là một chương trình tính toán chiếu sáng tương đối hiện tại, nó giúp ta thiết kế chiếu sáng một cách nhanh chóng và đưa ra hệ thống một hệ thống chiếu sáng đạt yêu cầu về chất lượng chiếu sáng cũng như về kinh tế. 3.2._/ trình tự thực hiện tính toán chiếu sáng bằng phần mềm luxicon. 3.2.1._/ thiết kế chiếu sáng cho nhà văn phòng. Trong phần này, sẽ áp dụng thực hiện tính toán lại chiếu sáng cho nhà văn phòng, nhằm kiểm tra lại kết quả tính toán bằng tay có đạt được những yêu cầu đặt ra cho thiết kế X Thông số ban đầu của nhà văn phòng + Kích thước : Chiều dài a = 15 (m). Chiều rộng b = 9,5 (m). Chiều cao h = 4 (m). Diện tích S = a ´ b Þ S = 142,5 (m2). + Màu sơn : Trần trắng rtr = 0,75. Tường vàng nhạt rt = 0,5. Sàn xanh sậm rs = 0,2. X Chọn độ rọi tiêu chuẩn Etc Etc =300 (lux). X Xác định kích thước văn phòng. Chọn Add / Room từ Main Menu Þ màn hình New Room Defination hiển thị. Nhập các thông số của căn phòng, bao gồm kích thước phòng, hệ số phản xạ (tường trần, sàn), chiều cao bề mặt làm việc, độ rọi yêu cầu, có thể tạo hình dáng tường hay trần. Ở đây, sẽ nhập các thông số của nhà văn phòng với những hệ số phản xạ cho ở trên. Nếu muốn tính toán chiếu sáng có ảnh hưởng bởi ánh sáng môi trường xung quanh ta cần tạo cửa sổ phòng : Chọn Add / Window và nhập kích thước của cửa sổ. Khi cần thêm các vật dụng trong phòng như bàn ghế vách ngăn chọn : Add / Object từ Main Menu. Hình 3.1. Màn hình nhập các thông số của nhà văn phòng. Hình 3.2. Nhập các thiết bị trong văn phòng như bàn ghế, vách ngăn. X Lựa chọn bộ đèn. Chọn Add / Luminaire từ Main Menu, màn hình Cooper Lighting Search Criteria hiển thị. Tại Luminarire Type : chọn Interior. Chọn , Commercial, Small Office tại Project Type. Chọn Fluorescent, nhập số bóng đèn (Number of Lamps ) : 2, công suất bóng đèn (Lamp Wattage) : 40 (W). Chọn Search, hiện thị 2 loại bộ đèn được tìm. Chọn Search Resultats. Tại đây ta chọn bộ đèn SA-240A Hình 3.3. Nhập các thông số lựa chọn bộ đèn Hình 3.4. Lựa chọn bộ đèn. Tại màn hình Luminaire Type : Nhập kí hiệu bộ đèn lựa chọn SA-240A vào hộp thoại là Type A. Sau đó màn hình Luminaire Editor hiển thị, màn hình sẽ hiện thị thông số bộ đèn. Tiến hành thay đổi thông số bóng đèn SA-240A cho phù hợp với tính toán Hình 3.5. Nhập thông số bóng đèn. Hình 3.6. Thông số bóng đèn. Hình 3.7. Bảng thông số CU Table của bộ đèn. + Nhập chỉ số màu (CRI) : 85. + Nhập nhiệt độ màu ( Color Temperature) : 3000. + Nhập giá trị điện áp ( Voltage ) : 220 (V). Xác định số bộ đèn. Hình 3.8. Số lượng bộ đèn. Ở đây LUXICON đưa ra số bộ đèn cần thiết trong phòng gồm 15 bộ đèn. Hiệu chỉnh các yếu tố tác động lên hệ số suy giảm Hình 3.9. Thay đổi các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số suy giảm ánh sáng. Hình 3.10. Phân bố bộ đèn trên mặt phẳng. X Chọn bộ đèn SA-240A. + Bóng đèn huỳnh quang 40W T-12 Rapid Start. + Công suất 1 bóng đèn PĐ = 40 (W). + Quang thông 1 bóng đèn FĐ = 3150 (lm). + Chỉ số màu CRI = 85. + Tuổi thọ Tm = 20000 giờ. X Bố trí bộ đèn, chọn số bộ đèn là 15 bộ. + Số đèn bố trí theo hàng : 3 hàng. + Số đèn trong một hàng : 5 bộ. + Khoảng cách giữa hai hàng Ldọc = 2,6 (m). + Khoảng cách giữa hai bộ đèn trong cùng hàng Lngang = 2,9 (m). Chia lưới tính toán: + Số mắc lưới 20 ´ 20. + Chiều cao mặt phẳng lưới là 0,8. Hình 3.11. Chia lưới tính toán. Chạy chương trình LUXICON thực hiện tính toán : Sau khi chương trình tính toán chạy xong cho kết quả tính toán như sau: Hình 3.12. Phân bố độ sáng của bề mặt làm việc. Bảng tính kết quả Hình 3.13. Bảng kết quả . + Độ rọi trung bình Etb = 302,6 (lux). + Mật độ công suất P0 = 9,9 (W/m2). + Độ rọi trung bình trên các mắc lưới : EAve = 288,9 (lux). + Độ rọi lớn nhất Emax = 418,6 (lux). + Độ rọi nhỏ nhất Emin = 131 (lux). Phân bố đèn và độ rọi bề mặt làm việc. Hình 3.14. Phân bố đèn. Phối cảnh của văn phòng. Hình 3.14. Phối cảnh Thực hiện tính toán tương tự cho các khu vực: nhà ăn, nhà bảo vệ, phòng trưng bày. X Kết luận. Sử dụng phần mềm LUXICON trong tính toán thiết kế chiếu sáng, chương trình cho ra kết quả tương đối chính xác, phù hợp với kết quả được tính bằng tay khi sử dụng phương pháp quang thông. 3.2.2._/ thiết kế chiếu sáng trong nhà máy. Trong phần này, sẽ áp dụng phần mềm LUXICON thực hiện tính toán chiếu sáng cho nhà máy. Trong nhà máy được xây dựng theo khung thép, có chiều cao của sàn mái chỗ thấp nhất là 7(m), chỗ cao nhất của dàn mái là 9 (m). Ở mức 5 (m) nhà máy có hai cần trục chạy song song theo chiều dài nhà máy. Vì thế khi thiết kế chiếu sáng tính tới các yếu tố này, do vậy trong nhà máy sẽ sử dụng đèn halogen kim loại phù hợp với chiếu sáng vùng rộng, chiều cao treo đèn là 6 (m). X Thông số ban đầu của nhà máy + Kích thước : Chiều dài a =88 (m). Chiều rộng b = 66 (m). Chiều cao h = 6 (m). Diện tích S = a ´ b Þ S = 5808 (m2). + Màu sơn : Trần trắng rtr = 0,75. Tường vàng nhạt rt = 0,5. Sàn xanh sậm rs = 0,2. ( Bảng 2 “Hệ số phản xạ của tường, trần và sàn” trang 117 – Tài liệu 3) X Chọn độ rọi tiêu chuẩn Etc Etc = 200 (lux). ( Bảng 14 “Các giá trị độ rọi tiêu chuẩn các nước” trang 138 – Tài liệu 3). X Thực hiện tính toán chiếu sáng bằng phần mềm LUXICON. Nhập các thông số cần thiết như độ rọi tiêu chuẩn. .v.v. Hình 3.15 Nhập thông số cho nhà máy Hình 3.16. Thông số bộ đèn Hình 3.17. Nhập thông số của bộ đèn. Hình 3.18. Bảng thông số CU Table của bộ đèn. Hình 3.19. Số lượng bộ đèn Hình 3.20. Hệ số suy giảm quang thông Hình 3.21. Phân bố bộ đèn. Hình 3.22. Thông số lưới tính toán Hình 3.23. Kết quả tính toán Hình 3.24. Phân bố độ rọi trên bề mặt làm việc Hình 3.25. Phân bố đèn Hình 3.26. Phân bố độ sáng trong nhà máy X Kết quả tính toán. + Độ rọi trung bình Etb = 207,9 (lux). + Mật độ công suất P0 = 4,6 (W/m2). + Độ rọi trung bình trên các mắc lưới : EAve = 214,9 (lux). + Độ rọi lớn nhất Emax = 273,3 (lux). + Độ rọi nhỏ nhất Emin = 37,37 (lux). X Chọn bộ đèn Metal Halide ( Halogen kim loại ). + Công suất bộ đèn PĐ = 250 (W). + Quang thông 1 bóng đèn FĐ = 20500 (lm). + Chỉ số màu CRI = 85. + Tuổi thọ Tm = 10000 giờ. X Bố trí bộ đèn, chọn số bộ đèn là 108 bộ. + Số đèn bố trí theo hàng : 12 hàng. + Số đèn trong một hàng : 9 bộ. + Khoảng cách giữa hai hàng Ldọc = 6,5 (m). + Khoảng cách giữa hai bộ đèn trong cùng hàng Lngang = 6,5 (m). Chia lưới tính toán: + Số mắc lưới 20 ´ 20. X Công suất chiếu sáng toàn nhà máy. + Công suất tác dụng Pcs = N ´ (Pđ + Pballast ) = 108 ´ (250 + 26) ´ 10-3 = 29,81 (KW). + Công suất phản kháng ( với cosj = 0,5 Þ tgj = 1,73) Qcs = Pcs ´ tgj = 29,81 ´ 1,73 = 51,57 (KVAR). + Công suất biểu kiến

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChuong 3(HTCS)(17-44).doc
  • dwgCHONG SETdwg.dwg
  • docChuong 1(Tong quan nha may)(1-3).doc
  • docChuong 2(PTTT)(4-16).doc
  • docChuong 4(CPTTMD)(45-80).doc
  • docChuong 5(ND&CS)(81-86).doc
  • docChuong 6(ECODIAL-LT)(87-88).doc
  • rtfChuong 6(ECODIAL-TH)(89-122).RTF
  • rarcode.rar
  • dwgDuong phoi quang (Nha may).dwg
  • docKet luan.doc
  • docloi cam on.doc
  • docloi nhan xet.doc
  • dwgMAT BANG DI DAY.dwg
  • docMuc luc.doc
  • dwgSDNL(Ecodial).dwg
  • dwgSDNL.dwg
  • dwgSDNL1-1.dwg
  • dwgSo do bo tri chieu sang chung-M.dwg
Tài liệu liên quan