Điện khí hóa nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Điện khí hóa nông thôn không những góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tiến bộ xã hội cho người dân, mà tác dụng chính là đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, bao gồm các mặt thủy lợi, chế biến nông hải sản, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp và các công trình phúc lợi khác.
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã đầu tư nhiều chương trình điện khí hóa nông thôn. Hầu hết các xã trong cả nước từ đồng bằng đến miền núi, vùng sâu,vùng xa đã có điện. Tuy lưới điện hạ áp nông thôn hiện nay phần lớn được đầu tư xây dựng không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành, trong quá trình khai thác lại không được thường xuyên bảo dưỡng sửa chữa kịp thời nên nhanh chóng xuống cấp dẫn đến không đảm bảo yêu cầu an toàn cung cấp điện và chất lượng điện, tổn thất điện áp và tổn thất điện năng trên lưới điện hạ áp nông thôn quá lớn vượt trên mức quy định.
Một trong những nguyên nhân gây tình trạng trên là do tổ chức quản lý điện nông thôn của các địa phương chưa được trang bị những kiến thức và quy trình cần thiết để làm tốt công tác vận hành và sửa chữa lưới điện.
Vì vậy, điện khí hóa nông thôn là điều cần thiết cấp bách và đòi hỏi có sự quan tâm nhiều hơn nữa của Đảng và Nhà nước, các cơ quan chức năng niên quan và cả người dân ở vùng nông thôn. Có như vậy mới thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát truyển tiềm năng kinh tế ở vùng nông thôn nước ta.
Nội dung của luận án này là nghiên cứu và đề xuất mô hình cung cấp điện cho xã, để từ đó thuận tiện cho việc thiết kế quy hoạch một xã cụ thể, tìm ra một hướng tối ưu trong quản lý về kỹ thuật lẫn kinh tế ngoài ra còn để chuẩn hóa những quy định của ngành điện quy định. Do thời gian có hạn, nên nội dung và cách trình bày còn hạn chế, rất mong sự đóng góp chỉ bảo của quý thầy cô, anh chị và các bạn.
Nhân lời nói đầu này em chân thành cám ơn :
Tất cả quý thầy, quý cô trường ĐH DL KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TPHCM đã tận tình dạy dỗ chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Các anh trong trong :tổng công ty điện lực điện lực 2. Trung tâm năng lượng, công ty khảo sát thiết kế điện 2. Đã giúp đỡ và cung cấp tài liệu.
Và đặc biệt là Thầy : BÙI NGỌC THƯ luôn tận tình hướng dẫn em trong việc hình thành cuốn luận án tốt nghiệp này.
144 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1035 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận án Nghiên cứu và đề xuất mô hình điện khí hóa nông thôn vùng đồng bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Mục lục
Trang
Phần I : Tìm hiểu mục đích yêu cầu của điện khí hóa nông thôn.
I . Đặc thù của một số vùng nông thôn đồng bằng ở việt nam. 7
II. Hiện trạng kinh tế xã hội của vùng nông thôn việt nam. 9
III. Hiệu quả của việc điện khí hóa nông thôn. 10
IV Mục đích và yêu cầu. 12
Phần II : Xác định phụ tải điện nông thôn
I. Khái niện chung. 14
II. Xác định phụ tải và dự báo phụ tải. 15
A/ Các bước khi tiến hành xác định phụ tải và dự báo phụ tải. 15
B/ Xác định nhu cầu phụ tải cho xã nông thôn. 16
C/ Tính toán phụ tải các thành phần. 18
D/ Các phương pháp dự báo phụ tải. 32
Phần III :Tìm hiểu cấu trúc nguồn và lưới của mạng trung, hạ áp nông thôn:
Chương I :Các vấn đề về mạng phân phối nông thôn
Khái niệm chung : . ……………………………………………………………………………………………35
Các cấp điện áp của mạng điện phân phối nông thôn………………………..35
Cấu trúc mạng trung áp ………………………………………………………………………………….36
Cấu trúc mạng mạng trung áp nông thôn……………………………………………….40
Các hệ thống phân phối trung áp
cho những vùng dân cư phân tán ………………………………………………………………..43
Kết luận về sự lựa chọn cấu trúc cho
mạng điện trung áp nông thôn………………………………………………………………………49
Chương II : Đường dây trung áp
Cột điện………………………………………………………………………………………………………………………51
Các sơ đồ toàn thể của cột…………………………………………………………………………………55
Móng cột…………………………………………………………………………………………………………………….55
Xà………………………………………………………………………………………………………………………………….58
Sứ cách điện 59
Các phụ kiện đường dây 62
Các phụ kiện nối đất trạm biến áp 63
Néo cột 63
Dây dẫn 64
Bố trí dây dẫn trên cột 77
Lựa chọn thiết bị lựa chọn phân đoạn cho đường dây trung áp 79
Chương III : Trạm biến áp phân phối
Khái niệm 83
Gam công suất máy biến áp 84
Nối đất cho trạm 85
Móng trạm và trụ 86
Kiểu lắp đặt trạm 86
Bảo vệ trạm 87
Phần đo đếm hạ thế 87
Phân bố trạm 88
Lựa chọn số lượng và công suất máy biến áp trong trạm 89
Giải pháp kỹ thuật cho trạm biến áp 91
Chương IV : Lựa chọn cấu trúc hạ áp nông thôn
Khái niệm chung 101
Cấu trúc hạ áp nông thôn 101
Chương V : Đường dây hạ áp
Cột–móng cột–néo cột của đường dây hạ áp : 104
Xà–giá–sứ–phụ kiện–hộp công tơ–hộp phân
phối đường dây hạ áp 106
Dây dẫn hạ áp : 108
Chương VI : Dây mắc điện hạ áp.
Phần IV : tìm hiểu mô hình quản lý và khai thác lưới điện nông thôn.
Yêu cầu chung 123
Tình hình quản lý và khai thác lưới điện nông thôn hiện nay ………….123
Quản lý vận hành lưới điện trung và hạ áp 128
LỜI NÓI ĐẦU
Điện khí hóa nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Điện khí hóa nông thôn không những góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tiến bộ xã hội cho người dân, mà tác dụng chính là đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, bao gồm các mặt thủy lợi, chế biến nông hải sản, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp và các công trình phúc lợi khác.
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã đầu tư nhiều chương trình điện khí hóa nông thôn. Hầu hết các xã trong cả nước từ đồng bằng đến miền núi, vùng sâu,vùng xa đã có điện. Tuy lưới điện hạ áp nông thôn hiện nay phần lớn được đầu tư xây dựng không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành, trong quá trình khai thác lại không được thường xuyên bảo dưỡng sửa chữa kịp thời nên nhanh chóng xuống cấp dẫn đến không đảm bảo yêu cầu an toàn cung cấp điện và chất lượng điện, tổn thất điện áp và tổn thất điện năng trên lưới điện hạ áp nông thôn quá lớn vượt trên mức quy định.
Một trong những nguyên nhân gây tình trạng trên là do tổ chức quản lý điện nông thôn của các địa phương chưa được trang bị những kiến thức và quy trình cần thiết để làm tốt công tác vận hành và sửa chữa lưới điện.
Vì vậy, điện khí hóa nông thôn là điều cần thiết cấp bách và đòi hỏi có sự quan tâm nhiều hơn nữa của Đảng và Nhà nước, các cơ quan chức năng niên quan và cả người dân ở vùng nông thôn. Có như vậy mới thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát truyển tiềm năng kinh tế ở vùng nông thôn nước ta.
Nội dung của luận án này là nghiên cứu và đề xuất mô hình cung cấp điện cho xã, để từ đó thuận tiện cho việc thiết kế quy hoạch một xã cụ thể, tìm ra một hướng tối ưu trong quản lý về kỹ thuật lẫn kinh tế ngoài ra còn để chuẩn hóa những quy định của ngành điện quy định. Do thời gian có hạn, nên nội dung và cách trình bày còn hạn chế, rất mong sự đóng góp chỉ bảo của quý thầy cô, anh chị và các bạn.
Nhân lời nói đầu này em chân thành cám ơn :
Tất cả quý thầy, quý cô trường ĐH DL KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TPHCM đã tận tình dạy dỗ chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Các anh trong trong :tổng công ty điện lực điện lực 2. Trung tâm năng lượng, công ty khảo sát thiết kế điện 2. Đã giúp đỡ và cung cấp tài liệu.
Và đặc biệt là Thầy : BÙI NGỌC THƯ luôn tận tình hướng dẫn em trong việc hình thành cuốn luận án tốt nghiệp này.
TPHCM ngày 6/1/2005
VŨ NGUYÊN THANH
PHẦN I : TÌM HIỂU MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐIỆN KHÍ HÓA NÔNG THÔN.
I. Đặc thù của một số vùng nông thôn vùng đồng bằng ở Việt Nam :
Nước ta có diện tích đất tự nhiên khoảng 33,1 triệu ha nhưng dân số đông nên diện tích bình quân đầu người thấp. Hiện nay diện tích sử dụng trong sản xuất nông nghiệp là 24%, lâm nghiệp 35%, Thổ cư 5,9% chưa sử dụng 35,1%. Nhìn chung ở Việt Nam có 3 vùng đồng bằng lớn.
* Đồng bằng sông Hồng:
Với diện tích gần 1,5 triệu ha nhưng tập trung dân số đến 15 triệu người (Theo số liệu thống kê năm 2000) đã tạo nên một sức ép dân số quá lớn trên diện tích canh tác. Hơn nữa tại đồng bằng này có một phần diện tích đất chiêm trũng, đất mhiễm mặn nên hiệu quả sản xuất thấp ngoài ra tại đồng bằng này còn có khoảng 10 nghìn ha đất hoang hoá vì vậy khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp còn hạn chế.
* Đồng bằng duyên hải Trung bộ:
Với diện tích 1,456 triệu ha dân số khá đông vì vậy bình quân diện tích canh tác trên đầu người nhỏ. Vùng đồng bằng này thiếu nước vào mùa khô. Nhất là vùng cực Đông Nam Bộ.
Trong vùng dọc theo duyên hải diện tích đất đã bị cát biển bay lấn chiếm tạo thành những đồi cát cao gây ảnh hưởng nhiều đến sản xuất.
* Đồng bằng sông Cử u Long
Với diện tích 4 triệu ha chiếm khoảng 11,9% diện tích cả nước. Tại đây cư trú khoảng 16,5 triệu dân (Theo số liệu thống kê năm 2000) tạo nên một diện tích canh tác bình quân trên người khoảng 0,18 ha.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long có 3 loại đất. Chủ yếu là đất phù sa ngọt ven sông chạy thành một dải dọc Sông Tiền, Sông Hậu đây là loại đất tốt nhất. Đất phèn phân bố tập trung ở Đồng Tháp Muời, Hà Tiên, Cần Thơ …….. Với diện tích lớn. Đất mặn phân bố ở cực Nam Cà Mau và dải đất Duyên hải, Gò Công, Bến Tre……
Khí hậu 3 vùng đồng bằng tương đối giống nhau. Có hai mùa rõ rệt gồm: Mùa mưa và mùa khô. Nuớc ta có khí hậu nhiệt đới ẩm và chịu ảnh hưởng gió mùa Á Châu với đặc điểm phân bố theo mùa, theo hướng Bắc Nam và theo độ cao . Nhiệt độ trung bình năm lớn hơn 23o C.
Việt Nam là nước nông nghiệp do đó khí hậu và đất đai ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, đặc biệt là ở những vùng nông thôn. Chính vì vậy việc quan tâm đầu tư, cung cấp điện cho những vùng này là điều cần thiết.
Trong hội nghị Ban chấp hành Trung Ương ĐCSVN Lần V khóa 7 đã ra nghị quyết về phương hướng “ Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế xã hội ở những vùng nông thôn mà trong đó chương trình điện khí hoá nông thôn đóng vai trò quan trọng nhất và là tiền đồ cho Công nghiệp hóa hiện đại hoá nông nghiệp”
Cơ cấu kinh tế nông thôn đang chuyển dịch theo cơ cấu ngành, theo từng vùng lãnh thổ, theo các thành phần kinh tế, hướng tới nền sản xuất hàng hóa. Điện năng như một đòn bẫy thúc đẩy kinh tế ở nông thôn.
Ở các vùng nông thôn nước ta ngày nay nguồn năng lượng trong sản xuất lẫn sinh hoạt được lấy từ: Gỗ, than, dầu…Các nguồn năng lượng điện cho nông thôn còn ít chưa đảm bảo tính liên tục do đó chúng ta cần phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa điện khí hoá nông thôn, Để đảm bảo tính liên tục cung cấp năng luợng cho các vùng nông thôn.
Tới đây Chính Phủ đang xem xét giảm thuế VAT từ 10% xuống còn 5% để giảm sức ép tăng giá điện, một nội dung quan trọng trong quyết định phê duyệt “ Chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam trong giai đoạn 2004 đến 2010, định hướng đến 2020 vừa được Thủ Tướng Phan Văn Khải thông qua ngày 05 tháng 10 năm 2004”.
Qua đó ta thấy mối quan tâm của Đảng và nhà nước đối với vấn đề điện khí quá nông thôn là cần thiết vì Đảng và nhà nước thấy được tầm quan trọng cũng như hiệu quả của việc chuyển dịch cơ cấu ở các vùng nông thôn.
II. Hiện trạng kinh tế xã hội của vùng nông thôn Việt Nam:
Đời sống:
Những năm gần đây Nông thôn Việt Nam có nhiều bước phát triển rất mạnh nhưng chưa đúng với tiềm năng. Đời sống ở nông thôn cũng được cải thiện, thu nhập bình quân theo đầu người 5 triệu đồng/người/năm. Tuy vậy tốc độ phát triển GDP vẫn còn ở mức thấp, thu nhập của người dân còn thấp so với thành thị. Lao động Phổ thông thiếu việc làm. Vấn đề về giải trí cho người lao động chưa được quan tâm đầy đủ, đời sống vật chất và tinh thần chưa cao.
Nông nghiệp:
Đa phần người dân ở nông thôn vùng đồng bằng Việt Nam sống nhờ cây lúa, đất canh tác chiếm đa số. Ngoài ra còn có các loại cây ăn trái như: điều, mía, vải, nhãn….; Những vùng đồng bằng giáp biển, vùng sông nước như đồng bằng sông Cửu Long việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản với quy mô vừa và nhỏ cũng đang phát triển phổ biến.
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:
Sản xuất chủ yếu là nuôi trồng và chế biến nông lâm sản. Lượng thực phẩm chế biến xuất khẩu ngày càng đa dạng. Nhiều công ty chế biến thực phẩm đóng hộp, công ty may mặc ra đời.
Tiểu thủ công nghiệp cũng phổ biến gồm: Các xưởng cơ khí nhỏ chuyên sản xuất nông cụ cầm tay, các xưởng sửa chữa máy móc và các cơ sở hàn, tiện, sửa chữa điện tử, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, ép dầu thực phẩm, sơn mài, chế biến gỗ với quy mô nhỏ …
Cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn, thông tin liên lạc.
Hiện cở sở hạ tầng ở các vùng nông thôn còn thấp kém, đuờng xá tự phát không đuợc tráng nhựa, ngoại trừ một số đường Quốc lộ và tỉnh lộ đi qua. Hệ thống thông tin liên lạc phát triển chậm, mạng lưới điện đến các trung tâm xã với công suất có hạn. Hệ thống cấp nước chỉ đến những khu dân cư tập trung, đa số dân vùng nông thôn sử dụng nước giếng, nuớc sông, ao, hồ, kênh … không đảm bảo vệ sinh. Chẳng hạn như vùng đồng bằng cụ thể vùng nông thôn tỉnh Bến Tre người dân ở đây đa số sống bằng nghề trồng lúa và đánh bắt cá. Nguồn nước sinh hoạt chủ yếu là nuớc sông, nguồn điện sử dụng không ổn định lúc có lúc không. Hệ thống đường xá chỉ theo đường mòn mà người dân tạo nên. Thông tin liên lạc còn hạn chế và lạc hậu cả tỉnh có vài xã có đài phát thanh hầu như hệ thống vi tính chưa được đầu tư.
Chính vì vậy nên nhu cầu giải trí chưa được đáp ứng ngoài các khu vui chơi tự phát hay do dân lập ra như: Bóng đá bóng chuyền, và một số môn dân gian … Cả xã thường có một Bưu Cục nằm ở trung tâm xã cho nên thông tin tuyên truyền về xã còn khó khăn.
Văn Hoá- Y tế- Giáo dục:
Vấn đề Văn hoá Y tế giáo dục ở các vùng nông thôn còn thấp kém nhiều. Hiện nay các trung tâm y tế chỉ có ở tỉnh, huyện là tương đối đầy đủ. Còn ở các xã chỉ có trạm y tế nhưng việc trang bị chưa được đầy đủ thiếu trang thiết bị và cán bộ giỏi .
Ngày nay nhờ có chính sách phát triển giáo dục ở nông thôn nên hệ thống giáo dục có nhiều cải thiện và đầy đủ hơn, ở các vùng nông thôn đã xóa bỏ được tình trạng học ca 3, tuy vậy nhưng vẫn kém xa các tỉnh, thành phố……… Đa phần người dân chưa ý thức được việc trao dồi kiến thức cho con em nên tình trạng nghỉ học còn cao.
III. Hiệu quả của việc điện khí hóa nông thôn:
Việc đưa điện khí hóa vào nông thôn là yếu tố thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển trong thời kỳ Công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
1) Hiệu quả về nông nghiệp:
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, điện năng sẽ tạo điều kiện cho việc thâm canh, tăng diện tích trồng trọt. Bởi mạng điện rộng rải sẽ cơ giới hoá trong nông nghiệp như bơm nước tưới tiêu, dùng ánh sáng để kích thích cho cây ra hoa … Đối với những vùng duyên hải ven biển nước ta hiện nay phong trào nuôi tôm sú đang phát triển mạnh việc sử dụng điện là nhu cầu cần thiết để đem lại hiệu quả cao cụ thể là chạy động cơ điện để tạo khí oxy cho tôm sú. Điện còn cung cấp hệ thống sấy dự trữ ngũ cốc và đông lạnh các sản phẩm thủy, hải sản phục vụ đắc lực cho việc nâng cao chất lượng và bảo quản sản phẩm. Điện khí hóa góp phần phát triển các cây công nghiệp có hiệu qủa kinh tế cao.
2) Hiệu quả về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:
Điện khí hoá là cơ sở để thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
Những năn gần đây một số vùng nông thôn như: Long An, Tiền Giang, Kiên Giang….. phát triển rất mạnh các ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, thực phẩm đóng hộp, công nghiệp da và giả da, công nghiệp gốm, sành sứ, thuỷ tinh. Các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành công nghiệp nhỏ khác. Việc đưa điện về nông thôn gảim đáng kể sức lao động chân tay. Đồng thời tăng chất lượng, số lượng cũng như đa dạng hoá sản phẩm.
* Trong Công nghiệp:
Điện khí hoá là cơ sở để thu hút vốn đầu tư phát triển các nhà máy chế biến thực phẩm, chế biến nhựa, chế biến cao su, nhà máy chế biến sợi từ cây bông vải………….
* Trong Tiểu thủ công nghiệp:
Điện khí hoá nhằm giúp cho các xưởng cơ khí nhỏ chuyên sản xuất nông cụ cầm tay, sửa chữa máy móc nông cụ và các cơ sở hàn tiện, sửa chữa điện tử , sản xuất đồ gốm, ép dầu thực phẩm, sơn mài, chế biến đá và may dệt thủ công , sản xuất có hiệu quả.
Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, giải quyết được nguồn lao động dư thừa ở nông thôn hiện nay. Ngăn được làng sóng lao động phổ thông đang ào về thành thị. Thúc đẩy và phát huy các ngành nghề truyền thống như: nghề gốm, sứ, dệt thảm, chế biến gỗ … để xuất khẩu.
Ngoài ra còn là tiền đề để phát triển các ngành công nghiệp vừa và lớn trong tương lai.
3) Hiệu quả trong nền kinh tế quốc dân:
Cơ cấu kinh tế sử dụng đất có nhiều thay đổi. Tăng diện tích đất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp vì các ngành này phát triển song song với sự khởi sắc của nông thôn .
Hiệu quả về mặt chính trị xã hội:
Chỉ tiêu điện năng trên mỗi người trong năm tăng lên. Điện đem lại nhu cầu tiện nghi mới đến đa số nhân dân, tạo điều kiện mở rộng sản xuất, phát triển các ngành nghề và phục vụ đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
* Văn hoá:
Điện khí hoá tạo tiền đề khai thác các thiết bị, mở rộng trạm y tế, xây dựng các phòng học, nhà trẻ, mẫu giáo, xây dựng khu văn hoá, các khu vui chơi giải trí, khu thể thao tổng hợp. Nâng cấp các tuyến đường giao thông liên xã … đem lại nếp sống sinh hoạt vui chơi giải trí vui tươi, thuận tiện hơn góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn.
*Thông tin:
Đưa đưa người dân vùng nông thôn tiếp cận với thành thị và thế giới cũng như tiếp cận ngày càng gần với khoa học kỹ thuật. Nhận và tiếp thu nhanh hơn những tuyên truyền các chính sách và pháp luật của đảng và nhà nước. Người dân được nâng cao kiến thức sống và làm việc theo pháp luật, trao đổi các thông tin kinh nghiệm về sản xuất, tuyên truyền, giáo dục các biện pháp kế hoạch hoá gia đình thông qua ti vi, đài phát thanh và các thông tin tuyên truyền khác.
*Trật tự xã hội:
Việc tuyên truyền về hiến pháp, pháp luật đến dân nhằm giảm tối thiểu mức độ tội phạm ổn định xã hội.
Điện khí hoá nông thôn còn giải quyết được 3 vấn đề lớn đặt ra cho các vùng nông thôn ở đồng bằng đó là: Nông thôn, nông nghiệp và nông dân. Điện khí hóa góp phần thúc đẩy chuyển biến toàn bộ hình thái kinh tế xã hội, hỗ trợ và là động lực cho việc phát triển các ngành sản xuất. Cũng như tác động tích cực đến người nông dân trong quá trình phát triển mạnh mẽ nông nghiệp nông thôn sang cơ chế thị trường theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá.
IV. Mục đích và yêu cầu:
1) Mục đích
Kinh tế nước ta đang ngày một phát triển tạo dựng và thúc đẩy nhanh công nghiệp hoá đất nước lên trình độ mới nhằm theo kịp các nước phát triển. Nền nông nghiệp phát triển dựa vào nguồn động lực chủ yếu là: điện năng, năng lượng mặt trời, sức gió … Khi nói đến công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn mà không tăng cường năng lượng và động lực điện cho các ngành sản xuất nông nghiệp và cho địa bàn nông thôn thì khó có thể công nghiệp hoá nông thôn.
Điện khí hoá nông thôn thực chất là bổ sung và đổi mới nguồn năng lượng ở nông thôn. Đưa điện đến vùng nông thôn bằng nhiều nguồn, nhiều giải pháp và tổ chức ứng dụng điện năng vào đời sống.
Những mục đích cụ thể của điện khí hoá nông thôn:
a/ Nhằm đáp ứng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các xã ở những vùng nông thôn. Sản xuất nông nghiệp được thâm canh, tăng vụ tăng năng xuất cây trồng, nâng hệ số sử dụng đất. Đẩy mạnh sự phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Từng bước nâng cao, cải thiện đời sống vật chất văn hóa của người dân.
b/ Đảm bảo cung cấp điện liên tục, an toàn nâng cao chất lượng cung cấp điện.
c/ Giảm tổn thất điện năng và bán điện trực tiếp cho các hộ sử dụng với đúng giá điện lực quy định.
d/ Đảm bảo vẻ mỹ quan ở các vùng nông thôn ngoại thành, và đạt yêu cầu chính quy về kỹ thuật điện, hoàn chỉnh lưới điện từ trung thế xuống hạ thế.
e/ Đảm bảo các chỉ tiêu điện khí hóa đúng chỉ yêu nhà nước đặt ra
2) Yêu cầu:
Với người dân: Trước tiên phải học những kiến thức cơ bản về điện, an toàn điện, phải sử dụng điện đúng mục đích tránh lãng phí và tuyên truyền cho mọi người cùng hiểu biết. Có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ mạng điện nông thôn.
Với Uûy ban xã và chi nhánh điện: Phổ biến rộng rãi cho nhân dân biết ý nghĩa, mục đích yêu cầu của công trình. Vận động nhân dânphát hoang tạo vành đai an toàn của đường dây điện. Tạo điều kiện cho công tác thi công xây lấp thuận lợi. Chống trộm cắp, phá hoại mạng lưới điện, câu trộm điện bất hợp pháp. Hướng dẫn kỹ thuật an toàn sử dụng điện để phòng tránh tai nạn trực tiếp. Phổ biến những quy định trong sử dụng điện đến từng ngừoi dân. Cấp sách cẩm nang an toàn điện cho mọi hộ sử dụng điện. Đồng thời xây dựng các pano, áp phích tại nhiều nơi nhằm quảng bá và nhắc nhở an toàn điện.
Với ngành điện: Cần phải nghiên cứu, cải tiến, quản lý phân phối ở các địa bàn nông thôn. Tiếp nhận và quản lý, bảo dưỡng toàn bộ các trạm hạ thế để tránh sự tổn hao và phiền nhiễu cho dân khi cần liên hệ. Phối hợp cùng chính quyền xã, đoàn thể và các tổ chức thường xuyên kiểm tra, ngăn chặn, xử lý các trường hợp sử dụng điện không đúng quy định. Cung cấp trực tiếp, đầy đủ nguồn điện cho sản xuất cũng như cho sinh hoạt đến các hộ tiêu thụ với giá chính thức. Hướng người sử dụng điện vào việc sản xuất phát triển nhanh hơn, có như vậy mới thúc đẩy sự phát triển nông thôn.
Nguồn điện nông thôn ở nước ta hiện nay chủ yếu có hai nguồn: Một là nguồn điện lưới quốc gia do các nhà máy thủy điện, nhiệt điện lớn và vừa cung cấp, đặc biệt nguồn điện năng này được triển khai về các hộ gia đình nhanh hơn so với miền núi vì dân cư ở đây tập trung đông hơn, có tiềm năng hơn. Hai là nguồn điện tự cung cấp do máy phát điện hoặc điện mặt trời.
PHẦN II: XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI ĐIỆN NÔNG THÔN
I. Khái niệm chung:
Phụ tải điện là một đại lượng đặc trưng cho công suất tiêu thụ của các hộ dùng điện và các thiết bị điện khác… Việc xác định phụ tải điện là việc đầu tiên cần phải làm khi thiết kế bất kỳ hệ thống cung cấp điện nào, như cung cấp điện cho xí nghiệp công nghiệp, cung cấp điện cho đô thị, cho nông thôn. Xác định đúng phụ tải điện là cơ sở để giải quyết đúng đắn toàn bộ các vấn đề về kinh tế – kỹ thuật, vì phụ tải điện là số liệu cơ bản dùng để lựa chọn các phần tử mang điện, công suất trạm biến áp, lựa chọn các thiết bị đóng cắt, thiết bị bảo vệ, thiết bị bù… Hơn nữa, với những số liệu này người thiết kế có thể tính toán, kiểm tra các thông số kỹ thuật vận hành của hệ thống cung cấp điện như tính toán tổn thất điện năng, kiểm tra độ sụt áp, điều kiện tự mở máy động cơ… Như vậy, đánh giá đúng phụ tải điện sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến vốn đầu tư cho sơ đồ cung cấp điện, phí tổn kim loại màu, tổn thất công suất và phí tổn vận hành của sơ đồ đó. Sai sót khi xác định phụ tải sẽ dẫn đến hạ thấp các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật của hệ thống cung cấp điện. Vì nếu tính thấp quá sẽ làm giảm tuổi thọ của thiết bị, công suất hoạt động cung cấp không đủ cho phụ tải; Ngược lại, nếu tính dư quá sẽ tăng thêm vốn đầu tư, tăng thêm kim loại màu, không sử dụng được hết hiệu suất của thiết bị và dây dẫn.
=> Xác định phụ tải tính toán không những phải đúng và chính xác đối với hiện tại mà còn phải đúng cho cả tương lai. Phụ tải điện công nghiệp, nông nghiệp, dân cư đô thị… có những tính chất và đặc thù riêng, cho nên xác định phụ tải tính toán của các loại phụ tải đó, người ta phải dùng các phương pháp khác nhau.
Hiện nay có nhiều phương pháp khoa học để tính phụ tải điện và chúng đang được hoàn thiện về phương diện lý thuyết trên cơ sở quan sát các phụ tải điện tương ứng đã vận hành. Còn thấy rằng, các hệ thống cung cấp điện công nghiệp, nông nghiệp, đô thị… Ở trong những điều kiện sản xuất thay đổi theo thời gian. Những điều kiện đó, khi thiết kế hầu như không xác định được bằng lý thuyết. Bởi vậy trong thực tế thiết kế. Khi đơn giản hóa công thức tính để xác định phụ tải điện cho phép sai số ±10%.
II. Xác định phụ tải và dự báo phụ tải:
A. Các bước khi tiến hành xác định phụ tải và dự báo phụ tải:
Để thiết lập một dự án khả thi điện khí hóa nông thôn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NᅯI DUNG.doc
- BIA TRONG.doc