Luận án Nghiên cứu một số hệ thống canh tác ở vùng đất ven sông Hồng thuộc địa bàn Thành phố Hà nội và định hướng phát triển bền vững

Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp Thành phố Hà nội nói chung và các huyện ngoại thành nói riêng đã có thay đổi quan trọng và chuyển dần sang sản xuất hàng hoá. Trong những năm qua, nhiều chương trình, dự án có liên quan đến sản xuất nông nghiệp đã được triển khai ở các huyện ngoại thành, đặc biệt các huyện có vùng đất ven sông Hồng như chương trình 773, khuyến nông, khuyến lâm

Vùng đất ven sông Hồng trên địa bàn thành phố Hà nội là một trong những vùng đất có lịch sử phát triển lâu đời, là cái nôi của nền văn minh lúa nước, là vùng đồng bằng với địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu đa dạng rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng nông nghiệp nuôi sống con người.

Thực trạng các hệ thống canh tác của Vùng đất ven sông Hồng còn manh mún, chưa hình thành các vùng sản xuất với quy mô tập trung lớn với các loại cây chiến lược. Việc hoàn thiện hệ thống canh tác chưa được đầu tư, chú trọng đúng mức, hiệu quả kinh tế chưa cao.

Đại bộ phận người nông dân ở vùng đất này đều sống dựa vào nông nghiệp, mà thu nhập từ sản xuất nông nghiệp lại không cao. Do đó đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thu nhập thấp của bà con nông dân vùng đất ven sông Hồng trên địa bàn thành phố Hà nội là chưa tìm ra (hoặc chưa học hỏi được) các hệ thống canh tác cây trồng có hiệu quả kinh tế cao để áp dụng vào sản xuất.

Hệ thống nông nghiệp là một hệ thống kết hợp đan xen giữa các nhóm quy luật: quy luật sinh học, quy luật kinh tế - xã hội. Giữa các nhóm có vai trò quyết định như nhau, vì vậy nghiên cứu phát triển hệ thống canh tác nói riêng và hệ thống nông nghiệp nói chung cần có sự tham gia của một nhóm cán bộ liên ngành, ở từng ngành giải quyết các tồn tại của mình theo quan điểm tiếp cận hệ thống. Hệ thống canh tác cây trồng được coi là hợp phần quan trọng nhất của hệ thống nông nghiệp ở các vùng sinh thái. Bố trí hệ thống cây trồng thích hợp trong một khu vực hay một đơn vị sản xuất nông nghiệp ở mỗi vùng sinh thái là nhằm khai thác tốt nhất, hiệu quả nhất các nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội của các vùng sinh thái, tạo cho hệ thống một sức sản xuất cao, bền vững và bảo vệ môi trường.

Phát triển hệ thống nông nghiệp là một giải pháp tốt nhất cho việc giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất một cách lâu dài, ổn định, phù hợp với nền nông nghiệp nước ta.

Từ những cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn sản xuất đang diễn ra ở vùng đất ven sông Hồng, việc nghiên cứu hệ thống canh tác để từ đó xác định hệ thống cây trồng thích hợp là một đòi hỏi cấp bách, có cơ sở khoa học để phát triển nông nghiệp bền vững và bảo vệ môi trường. Do đó trên cơ sở tổng kết, đưa ra hệ thống cây trồng thích hợp cho từng vùng sinh thái để sử dụng tốt nhất nguồn nhiệt, nguồn nước, đất đai, lao động và bảo vệ môi trường, tránh được tối đa những điều kiện bất lợi xảy ra là hết sức cần thiết. Từ những nghiên cứu hệ thống canh tác và bài học được rút ra tác giả hình thành luận án mang tên: “Nghiên cứu một số hệ thống canh tác ở vùng đất ven sông Hồng thuộc địa bàn Thành phố Hà nội và định hướng phát triển bền vững”.

Đề tài nghiên cứu một số hệ thống canh tác có hiệu quả nhằm khuyến cáo cho bà con nông dân vùng Đồng bằng sông Hồng nói chung và nông dân vùng ven sông Hồng thuộc địa bàn thành phố Hà nội nói riêng nhân rộng các hệ thống canh tác có hiệu quả đó ra địa bàn, góp phần nâng cao thu nhập, xoá đói giảm nghèo tiến tới làm giầu cho người dân, giải quyết một phần tính bức xúc của vấn đề nêu ra ở trên .

 

doc171 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1410 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận án Nghiên cứu một số hệ thống canh tác ở vùng đất ven sông Hồng thuộc địa bàn Thành phố Hà nội và định hướng phát triển bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp Thành phố Hà nội nói chung và các huyện ngoại thành nói riêng đã có thay đổi quan trọng và chuyển dần sang sản xuất hàng hoá. Trong những năm qua, nhiều chương trình, dự án có liên quan đến sản xuất nông nghiệp đã được triển khai ở các huyện ngoại thành, đặc biệt các huyện có vùng đất ven sông Hồng như chương trình 773, khuyến nông, khuyến lâm… Vùng đất ven sông Hồng trên địa bàn thành phố Hà nội là một trong những vùng đất có lịch sử phát triển lâu đời, là cái nôi của nền văn minh lúa nước, là vùng đồng bằng với địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu đa dạng rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng nông nghiệp nuôi sống con người. Thực trạng các hệ thống canh tác của Vùng đất ven sông Hồng còn manh mún, chưa hình thành các vùng sản xuất với quy mô tập trung lớn với các loại cây chiến lược. Việc hoàn thiện hệ thống canh tác chưa được đầu tư, chú trọng đúng mức, hiệu quả kinh tế chưa cao. Đại bộ phận người nông dân ở vùng đất này đều sống dựa vào nông nghiệp, mà thu nhập từ sản xuất nông nghiệp lại không cao. Do đó đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thu nhập thấp của bà con nông dân vùng đất ven sông Hồng trên địa bàn thành phố Hà nội là chưa tìm ra (hoặc chưa học hỏi được) các hệ thống canh tác cây trồng có hiệu quả kinh tế cao để áp dụng vào sản xuất. Hệ thống nông nghiệp là một hệ thống kết hợp đan xen giữa các nhóm quy luật: quy luật sinh học, quy luật kinh tế - xã hội. Giữa các nhóm có vai trò quyết định như nhau, vì vậy nghiên cứu phát triển hệ thống canh tác nói riêng và hệ thống nông nghiệp nói chung cần có sự tham gia của một nhóm cán bộ liên ngành, ở từng ngành giải quyết các tồn tại của mình theo quan điểm tiếp cận hệ thống. Hệ thống canh tác cây trồng được coi là hợp phần quan trọng nhất của hệ thống nông nghiệp ở các vùng sinh thái. Bố trí hệ thống cây trồng thích hợp trong một khu vực hay một đơn vị sản xuất nông nghiệp ở mỗi vùng sinh thái là nhằm khai thác tốt nhất, hiệu quả nhất các nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội của các vùng sinh thái, tạo cho hệ thống một sức sản xuất cao, bền vững và bảo vệ môi trường. Phát triển hệ thống nông nghiệp là một giải pháp tốt nhất cho việc giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất một cách lâu dài, ổn định, phù hợp với nền nông nghiệp nước ta. Từ những cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn sản xuất đang diễn ra ở vùng đất ven sông Hồng, việc nghiên cứu hệ thống canh tác để từ đó xác định hệ thống cây trồng thích hợp là một đòi hỏi cấp bách, có cơ sở khoa học để phát triển nông nghiệp bền vững và bảo vệ môi trường. Do đó trên cơ sở tổng kết, đưa ra hệ thống cây trồng thích hợp cho từng vùng sinh thái để sử dụng tốt nhất nguồn nhiệt, nguồn nước, đất đai, lao động…và bảo vệ môi trường, tránh được tối đa những điều kiện bất lợi xảy ra là hết sức cần thiết. Từ những nghiên cứu hệ thống canh tác và bài học được rút ra tác giả hình thành luận án mang tên: “Nghiên cứu một số hệ thống canh tác ở vùng đất ven sông Hồng thuộc địa bàn Thành phố Hà nội và định hướng phát triển bền vững”. Đề tài nghiên cứu một số hệ thống canh tác có hiệu quả nhằm khuyến cáo cho bà con nông dân vùng Đồng bằng sông Hồng nói chung và nông dân vùng ven sông Hồng thuộc địa bàn thành phố Hà nội nói riêng nhân rộng các hệ thống canh tác có hiệu quả đó ra địa bàn, góp phần nâng cao thu nhập, xoá đói giảm nghèo tiến tới làm giầu cho người dân, giải quyết một phần tính bức xúc của vấn đề nêu ra ở trên . 2. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp cơ sở khoa học trong việc xác định hệ thống canh tác chính trên vùng đất ven sông Hồng trên quan điểm nghiên cứu hệ thống, quan điểm sinh thái, quan điểm về hiệu quả kinh tế xã hội và hướng tới sự phát triển bền vững. ý nghĩa thực tiễn của đề tài là đề xuất một số hệ thống canh tác thích hợp trên vùng đất vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao theo hướng sản xuất hàng hoá, vừa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của vùng, giúp cho người sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích, nâng cao đời sống cho người dân trong huyện. Hệ thống canh tác thích hợp còn có ý nghĩa trong việc bảo vệ môi trường, sử dụng quỹ đất hiện có một cách hợp lý, phát huy cao nhất tiềm năng và lợi thế về đất đai, khí hậu, … trên cơ sở phù hợp với môi trường sinh thái. Những giải pháp và đề xuất góp phần phát triển hệ thống canh tác không chỉ đúng với vùng ven sông Hồng mà còn có ý nghĩa cho những địa phương khác có các điều kiện tương tự. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu đánh giá thực trạng sản xuất, thị trường tiêu thụ, hiệu quả kinh tế và môi trường của một số hệ thống canh tác cây ăn quả có hiệu quả hiện có trong vùng đồng bằng sông Hồng. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thống canh tác cây ăn quả vùng Đồng bằng sông Hồng. Nghiên cứu mô tả chi tiết một số hệ thống canh tác cây ăn quả trong vùng với các nội dung: + Thực trạng sản xuất + Đặc điểm về giống, sự sinh trưởng và phát triển + Tình hình chăm sóc, bón phân + Chất lượng sản phẩm + Hiệu quả kinh tế và môi trường + Thị trường tiêu thụ + Tiềm năng phát triển sản xuất + Định hướng sản xuất theo hướng phát triển bền vững Nghiên cứu đề xuất một số định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các hệ thống canh tác thích hợp trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, bảo đảm an toàn lương thực, giải quyết thực phẩm, tăng các loại cây trồng có giá trị hàng hoá cao, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nông dân vùng đất ven sông Hồng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào các hệ thống canh tác cây ăn quả do hộ nông dân thực hiện, trên cơ sở phát triển kinh tế hộ tăng thu nhập cho nông dân. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là vùng đất ven sông Hồng thuộc địa bàn thành phố Hà nội. Chương 1: Tổng quan tài liệu và cơ sở khoa học của đề tài 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu Khi nghiên cứu một hệ thống, điều quan tâm đầu tiên là tìm hiểu mục tiêu của hệ thống cần đạt được là gì ? và hệ thống đang hoạt động để đạt tới mục tiêu gì. Triết học duy vật biện chứng đã chỉ ra rằng, để nghiên cứu một hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội ta phải xem xét nó trong mối quan hệ với các hiện tượng khác vì mọi hiện tượng đều có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Mặt khác mỗi hiện tượng đều luôn luôn nằm trong trạng thái biến đổi và phát triển mà nguồn lực và động lực chủ yếu của hiện tượng đó nằm trong bản thân sự vật, vì vậy việc nghiên cứu một sự vật phải xem xét lý thuyết hệ thống là nền tảng của phương pháp luận (Phạm Chí Thành, 1996) [32]. Lý thuyết hệ thống được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong nhiều ngành khoa học giúp cho sự hiểu biết và giải thích các mối quan hệ tương hỗ. Cơ sở lý thuyết hệ thống được L. Vonbertanlanfy đề xướng vào đầu thế kỷ này đã được sử dụng như một cơ sở giải quyết các vấn đề phức tạp và tổng hợp. Trong thời gian gần đây, quan điểm này rất phát triển trong sinh học cũng như trong nông nghiệp. Hệ thống là một tổng thể có trật tự của các yếu tố khác nhau có quan hệ và tác động qua lại. Một hệ thống có thể được xác định như một tập hợp các đối tượng hoặc các thuộc tính, được liên kết bằng nhiều mối tương tác. Quan điểm hệ thống là sự khám phá đặc điểm của hệ thống đối tượng bằng cách nghiên cứu bản chất và đặc tính của các mối tác động qua lại giữa các yếu tố (Phạm Chí Thành, 1996) [32] . Hệ thống là một tập hợp các phần tử có quan hệ với nhau tạo nên một chỉnh thể thống nhất và vận động, nhờ đó xuất hiện những thuộc tính mới được gọi là “tính trồi”. Hệ thống không phải là một phép cộng đơn giản các yếu tố, các đối tượng, chúng có tác động qua lại lẫn nhau và có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau. Ngoài những yếu tố bên trong của hệ thống, các yếu tố bên ngoài của hệ thống không nằm trong hệ thống, nhưng có tác động tương tác với hệ thống gọi là yếu tố môi trường. Những yếu tố môi trường tác động nên hệ thống là yếu tố “đầu vào”, còn những yếu tố môi trường chịu sự tác động trở lại của hệ thống là các yếu tố “đầu ra”. Phép biến đổi của hệ thống là khả năng thực tế khách quan của hệ thống trong việc biến đổi “đầu vào” thành “đầu ra”. Trạng thái của hệ thống là khả năng kết hợp giữa các “đầu ra” và các “đầu vào” của hệ thống ở một thời điểm nhất định. Độ đa dạng của hệ thống là mức độ khác nhau giữa các trạng thái hoặc giữa các phần tử của hệ thống. Mục tiêu của hệ thống là trạng thái mà hệ thống mong muốn và cần đạt tới. Hành vi của hệ thống là tập hợp các “đầu ra” của hệ thống có thể được trên cơ sở các giải pháp thích hợp, đem lại hiệu quả cao cho cả hệ thống. Cấu trúc của hệ thống là hình thức cấu tạo bên trong của hệ thống, bao gồm sự sắp xếp vị trí giữa các phần tử cùng các mối quan hệ giữa chúng (Phạm Chí Thành, 1996) [32]. 1.1.2. Những yếu tố chi phối hệ thống canh tác Lịch sử phát triển của nông nghiệp gắn liền với lịch sử hình thành, phát triển và hoàn thiện hệ thống cây trồng cho từng vùng khí hậu nông nghiệp và thổ nhưỡng đặc thù. Hệ thống canh tác là một trong những nội dung quan trọng của hệ thống nông nghiệp. Bố trí hệ thống canh tác hợp lý có ý nghĩa làm tăng sản lượng sản phẩm trên một đơn vị diện tích và bảo vệ độ phì nhiêu của đất. Trong quá trình nghiên cứu hệ thống canh tác cần chú ý đến mối quan hệ giữa cây trồng và khí hậu, đất đai, phương thức canh tác và quần thể sinh vật. Sự thay đổi hệ thống cây trồng trong hệ canh tác có ý nghĩa rất lớn trong việc tăng sản lượng lương thực, thực phẩm và nâng cao độ phì nhiêu, bảo vệ đất. Việc phân tích hệ thống canh tác truyền thống là cơ sở cho việc chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt. Bởi vì chỉ có từ các kết quả đánh giá phân tích các đặc điểm của cây trồng tại khu vực nghiên cứu thì mới tìm ra các hạn chế và lợi thế so sánh để đề xuất các cơ cấu cây trồng hợp lý. Trong các tiêu chuẩn đánh giá điều kiện tự nhiên của vùng đã có rất nhiều tác giả đưa vào các điều kiện sinh thái để phân tích và đưa ra các hệ thống cây trồng khác nhau cho các hệ thống canh tác. Nghiên cứu các tài liệu liên quan về phương pháp nghiên cứu xác định hệ thống cây trồng hợp lý cho hệ thống canh tác, các tác giả đề cập đến các yếu tố cơ bản sau đây: Khí hậu Đất đai Giống cây trồng Loại cây trồng Điều kiện kinh tế - xã hội Thị trường Môi trường và sự phát triển bền vững 1.1.2.1. Điều kiện khí hậu Khi nghiên cứu hệ thống canh tác cần chú ý đến các yếu tố khí hậu vì cây trồng là yếu tố quan trọng của hệ thống canh tác, mà cây trồng là sinh vật sống phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, đặc biệt là điều kiện khí hậu. Khí hậu cung cấp năng lượng chủ yếu cho quá trình tạo thành chất hữu cơ, tạo năng suất cây trồng. Cơ cấu cây trồng tận dụng cao nhất điều kiện khí hậu sẽ cho tổng sản phẩm cao nhất và kinh tế nhất. Vì vậy có thể nói khí hậu là yếu tố quan trọng nhất trong việc nghiên cứu hệ thống canh tác. Nghiên cứu hệ thống canh tác là phải làm sao chống chịu được các hiện tượng như bão, lụt, úng, hạn… 1.1.2.2. Điều kiện về đất đai Đất đai là một thành phần quan trọng trong hệ thống sinh thái nói chung và sinh thái nông nghiệp nói riêng. Đất là nền tựa cho cây trồng tồn tại và sinh trưởng, trong đó mọi hoạt động trao đổi dinh dưỡng và nước của cây trồng phần lớn được thực hiện từ đất. Mặt khác mỗi loại cây trồng đều có đặc điểm là thích hợp với chỉ một hoặc vài loại đất có địa hình và tính chất lý hoá nhất định, trong điều kiện khí hậu vùng không có sai khác lớn, thì tính chất đặc điểm đất đai cùng chế độ nước có vai trò quyết định sự sai khác của hệ thống canh tác (Hoàng Văn Đức, 1980) [12], (Đỗ Văn Hoà, 1996) [20]. Bản đồ đất Việt Nam tỷ lệ 1/ 1.000.000 đã phân biệt có 14 nhóm và 31 loại đất. ở nước ta trước đây, vùng Đồng Bằng Sông Hồng vẫn thường trồng một năm hai vụ lúa: Vụ lúa chiêm (từ tháng 12 đến tháng 5) và vụ lúa mùa với các giống cảm quang mạnh (từ tháng 7 đến tháng 11) ở những chân ruộng có nước quanh năm. Với những thành tựu của cuộc cách mạng xanh chúng ta đã thay vụ lúa chiêm (12 - 5) bằng vụ lúa xuân (2 - 6), thay vụ lúa mùa với các giống lúa cảm quang mạnh (7 - 11) bằng vụ lúa mùa sớm với các giống lúa phản ứng nhiệt độ (7 - 10) và đưa thêm một vụ đông với các cây như cà chua, su hào, bắp cải, khoai tây… vào cơ cấu cây trồng (Phùng Văn Chinh, Lý Nhạc, 1987) [2]. Do đó cơ cấu cây trồng vùng Đồng Bằng Sông Hồng trong những năm 60 - 70 đã có sự chuyển đổi, góp phần làm tăng sản lượng lương thực và sản phẩm trên một hecta đất canh tác. Trên đất hai vụ lúa chủ động nước đã thay hệ thống cây trồng lúa chiêm - lúa mùa bằng hệ thống cây trồng lúa xuân - lúa mùa sớm - vụ đông. Trên đất một vụ lúa - một vụ màu đã thay hệ thống cây trồng lúa mùa - mùa đông xuân (ngô, khoai lang, thuốc lá, lạc…) bằng hệ thống cây trồng lúa mùa - cây vụ đông - màu vụ xuân. 1.1.2.3. Điều kiện về giống cây trồng Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới do đó cây trồng đa dạng và phong phú. Các loại cây trồng lương thực chủ yếu có lúa, ngô, khoai, sắn…Các loại cây ăn quả có chuối, cam, quýt, vải, nhãn, xoài, dứa…Các loại rau thực phẩm có cải bắp, xu hào, cà chua…Các loại cây công nghiệp lâu năm có cao su, chè, cà phê, điều, tiêu… Xu thế thâm canh, tăng vụ đòi hỏi có những giống cây trồng vừa có khả năng chịu được thâm canh để cho năng suất cao, vừa có thời gian sinh trưởng ngắn để đáp ứng cho các cơ cấu gieo trồng đã được xác lập. Trên những vùng sinh thái có điều kiện địa hình và đất đai khó khăn đòi hỏi các giống cây trồng phải có đặc điểm thích ứng và chống chịu với các điều kiện đặc thù đó. Muốn như vậy các giống cây trồng mới phải trải qua các bước khảo nghiệm cơ bản theo từng thời vụ gieo trồng để kiểm tra, đánh giá về năng suất, tính chống chịu với sâu bệnh và khu vực hoá để xác định tính thích hợp trong các điều kiện sinh thái khác nhau trước khi được công nhận để sử dụng trong công thức luân canh cụ thể (Đào Trọng Hải, 1997) [18]. 1.1.2.4. Loại cây trồng Cây trồng là thành phần chủ yếu của hệ thống canh tác. Nghiên cứu hệ thống canh tác là bố trí hệ thống cây trồng như thế nào để lợi dụng tốt nhất các điều kiện khí hậu và đất đai. Muốn bố trí hệ thống canh tác thích hợp, chúng ta cần nắm vững yêu cầu các loại và giống cây trồng đối với các kiểu khí hậu, đất đai và khả năng của chúng sử dụng điều kiện ấy (Nguyễn Vy, 1982) [49]. Khác với khí hậu và đất đai là các yếu tố mà con người ít có khả năng thay đổi đối với cây trồng, con người có thể lựa chọn và di thực chúng và với trình độ hiểu biết sinh học hiện đại, con người có khả năng thay đổi bản chất của chúng theo hướng mà mình mong muốn. 1.1.2.5. Điều kiện kinh tế - xã hội Nhìn chung trình độ dân trí và tập quán sản xuất của người dân có ảnh đến việc xác định hệ thống canh tác trong vùng. Đồng bào dân tộc thiểu số vốn trình độ dân trí thấp lại có tập quán canh tác lạc hậu chủ yếu là tự cấp, tự túc, họ quen với hệ canh tác nương rẫy, chọc lỗ, bỏ hạt, không chú trọng đến thâm canh cây trồng và sản xuất hàng hoá. Bởi vậy, xác định hệ thống canh tác cho cộng đồng dân cư này phải tính tới khả năng thực tế và trong tương lai phải trên khả năng của họ một bước, đồng thời phù hợp với tập quán sản xuất của họ Đối với đồng bào Kinh, việc lựa chọn hệ thống canh tác có chiều hướng thuận lợi và đa dạng hơn vì họ đã có trình độ canh tác cao hơn, có khả năng áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn. Hệ thống canh tác đối với nhóm người này theo hướng thâm canh cao đòi hỏi trình độ kỹ thuật tiên tiến và không những tự cung tự cấp đủ lương thực, thực phẩm mà còn sản xuất ra những nông sản có tính chất hàng hoá. Cơ sở hạ tầng cũng liên quan đến việc xác định hệ thống canh tác. Nơi có cơ sở hạ tầng phát triển (đường giao thông, thuỷ lợi,…) thì bố trí hệ thống canh tác có tính đến việc thuận cho việc chăm sóc, thâm canh, thu hoạch sản phẩm và vận chuyển đến cơ sở chế biến hoặc thị trường tiêu thụ… 1.1.2.6. Điều kiện thị trường Nhu cầu thị trường và định hướng kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ cũng cần được xem xét kỹ khi xác định hệ thống canh tác. Nhu cầu thị trường sẽ là một trong những yếu tố quyết định cho hộ gia đình dự tính canh tác gì, số lượng bao nhiêu, vào thời điểm nào để đem lại hiệu quả cao nhất về mặt kinh tế và yếu tố này trở nên quan trọng khi sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp phát triển. Do vậy, xác định hệ thống canh tác phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng. (Đào Trọng Hải, 1997) [18]. 1.1.2.7. Điều kiện môi trường Hệ sinh thái nông nghiệp nói chung và hệ sinh thái đồng ruộng nói riêng là một trong những hợp phần chủ yếu của toàn bộ hệ sinh thái môi trường. Việc xác định hệ thống canh tác mục đích không những thu được hiệu quả kinh tế cao nhất, hiệu quả về mặt xã hội mà còn phải tính đến hiệu quả về mặt môi trường. Tác động trở lại của hệ thống canh tác đó đối với môi trường xung quanh là tích cực hay tiêu cực để đảm bảo cho việc phát triển bền vững. Vì vậy hệ thống canh tác được xác định phải có tác động bảo vệ môi trường ở các khía cạnh sau: Bảo vệ và nâng cao độ phì nhiêu của đất. Giảm được xói mòn đất như việc sử dụng hệ thống canh tác nông lâm kết hợp. Sử dụng tiết kiệm các loại phân vô cơ và thuốc trừ sâu, trừ cỏ dại… ở các tỉnh vùng cao và miền núi, hệ thống nông nghiệp cổ truyền là hệ thống mang nhiều tính chất địa phương, bao gồm các tập quán canh tác của các dân tộc đã sống lâu đời ở địa phương mà điển hình nhất là hệ thống nương rẫy du canh đã bộc lộ nhiều mặt hạn chế như khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên sẵn có của đất, không trả lại độ phì nhiêu cho đất, gây ảnh hưởng xấu tới môi trường xung quanh. Mặt khác khi sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp phát triển, do nhu cầu thị trường người nông dân tập trung mọi nguồn lực để bóc lột đất, bắt đầu sản xuất ra nhiều nhất sản phẩm nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu thị trường, và họ không còn để ý đến bảo vệ môi trường, làm cho môi trường xung quanh ngày càng bị suy giảm theo chiều hướng xấu đi. Do đó việc xác định hệ thống canh tác cần quan tâm đến cả hai khía cạnh: vừa đảm bảo được lợi ích kinh tế của người sản xuất, vừa bảo vệ được môi trường cũng như sự cân bằng của hệ sinh thái tự nhiên. Các hệ sinh thái tự nhiên luôn có sự cân bằng về năng lượng và vật chất. Thông thường người ta phá các quần thể tự nhiên và thay thế bằng các quần thể nhân tạo, thì sự cần bằng vốn có của nó bị phá vỡ và phải tạo lại bằng các biện pháp kỹ thuật. Muốn đạt được hệ sinh thái nhân tạo có hiệu quả cao cần thiết phải nghiên cứu quy luật của hệ sinh thái tự nhiên ở cùng điều kiện. Mặt khác con người phải nghiên cứu cấu trúc của hệ sinh thái nhân tạo cho phù hợp, trong vòng tròn đó là giải quyết mối quan hệ giữa cây trồng với hệ sinh thái đồng ruộng, giữa hệ sinh thái đồng ruộng với môi trường xung quanh. Hệ sinh thái đồng ruộng là tập hợp có trật tự bên trong hay bên ngoài của các yếu tố có liên quan đến nhau (hay tác động lẫn nhau). Thành phần của hệ sinh thái đồng ruộng là các yếu tố, đó là phần không biến đổi của hệ sinh thái, giữa các yếu tố có mối tác động qua lại với nhau, các mối quan hệ và tác động giữa các yếu tố bên trong mạnh hơn so với các yếu tố bên ngoài hệ sinh thái, tạo nên trật tự của hệ sinh thái (Đào Trọng Hải, 1997) [18]. 1.1.3. Các lý luận về hệ thống canh tác Nhiều tác giả khi nghiên cứu về hệ thống canh tác đã đưa ra những ý kiến khác nhau: ở Mỹ một số nhà nghiên cứu cho rằng hệ thống canh tác hay hệ thống nông trại, hệ thống nông nghiệp (Farming Systems) là sự bố trí một cách thống nhất và ổn định các ngành nghề trong nông trại, được quản lý bởi hộ gia đình trong môi trường tự nhiên, sinh học và kinh tế - xã hội, phù hợp với mục tiêu, mong muốn và nguồn lực của nông hộ…[63]. Do đấy khái niệm hệ thống nông trại (Farming Systems) gần giống với khái niệm hệ thống sản xuất (Production Systems) coi nông trại như một phối hợp của các hệ thống trồng trọt, đồng cỏ, chăn nuôi, quản lý tài chính (Chombart de Lauwe, 1963. Dẫn theo Phạm Chí Thành và Trần Văn Diễn …[32]. Các tác giả ở Viện lúa Quốc tế thì cho rằng hệ thống canh tác là tập hợp các đơn vị chức năng riêng biệt của các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và tiếp thị. Các đơn vị đó có mối quan hệ qua lại với nhau vì cùng dùng chung nguồn nhân lực từ môi trường. Khái niệm này thường được dùng với những giới hạn vượt khỏi ranh giới cụ thể của từng nông trại, để nói lên những đơn vị nông trại có hình thức tương tự. (IRRI, 1980. Dẫn theo Phạm Chí Thành và công sự [34]. Cũng có tác giả cho rằng hệ thống canh tác là hình thức tập hợp của một tổ hợp đặc thù các tài nguyên trong nông trại ở một môi trường nhất định, là những phương pháp công nghệ sản xuất ra những sản phẩm nông nghiệp sơ cấp. Định nghĩa này không bao gồm hoạt động chế biến, vốn thường vượt quá hình thức phổ biến của nông trại, thường chỉ sản xuất ra các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi. Nhưng nó bao gồm những nguồn lực của nông trại được sử dụng cho việc tiếp thị những sản phẩm đó (IRRI, 1989. Dẫn theo Phạm Chí Thành và cộng sự [34]. Theo Nguyễn Văn Luật: Hệ thống canh tác là tổ hợp cây trồng bố trí theo không gian và thời gian với biện pháp kỹ thuật được thực hiện nhằm đạt năng suất cây trồng cao và nâng cao độ phì của đất đai [24]. Các cách hiểu trên của các tác giả cho chúng ta nhận thức chung nhất về khái niệm hệ thống canh tác, đó là một hệ thống được giới hạn trong một nông trại, mà chứa đựng trong nó là các hệ phụ: trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, tiếp thị, quản lý kinh tế được bố trí một cách có hệ thống và tương đối ổn định, phù hợp với mục tiêu của từng nông trại. Theo Nguyễn Duy Tính [40] cho rằng, hệ thống trồng trọt là hệ phụ trung tâm của hệ thống Nông nghiệp, cấu trúc của nó quyết định sự hoạt động của các hệ phụ khác như chăn nuôi, chế biến, ngành nghề… Với khái niệm về hệ thống canh tác như đã nêu ở phần trên thì hệ thống trồng trọt là bộ phận chủ yếu của hệ thống canh tác. Nói đến trồng trọt nghĩa là nói đến cây trồng. Cây trồng được trồng với các mục đích khác và ngược lại với mục đích khác nhau người ta sẽ trồng các loại cây trồng khác nhau. Như vậy cây trồng nông nghiệp có nhiều chức năng khác nhau: có thể là cây cung cấp lương thực, thực phẩm có thể chỉ làm chức năng bảo vệ cho con người, gia súc hoặc cây trồng khác, hoặc cũng có thể chỉ là phục vụ giải trí, cải tạo đất… Nhìn chung cây trồng nông nghiệp hiện nay vẫn chủ yếu phục vụ cho mục tiêu lương thực, thực phẩm trực tiếp phục vụ cho con người, cho phát triển chăn nuôi và làm nguyên liệu cho các ngành Công nghiệp chế biến. Nghiên cứu hệ thống canh tác nói chung và nghiên cứu hệ thống trồng trọt nói riêng cho đến nay vẫn được coi là rất phức tạp vì nó liên quan và có mối quan hệ chặt chẽ tới nhiều nguồn tài nguyên (đất, khí hậu…) và các lĩnh vực khác như sâu bệnh, trình độ người lao động, vấn đề đầu tư, tác động qua lại của hệ thống cây trồng [58]. Tuy nhiên tất cả các vấn đề nghiên cứu trên đều nhằm mục đích sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên đất, tài nguyên khí hậu nhằm nâng cao năng suất cây trồng. Tương tự như vậy cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về hệ thống trồng trọt. Zandstra [65]; Dufumier [16] cho rằng: Hệ thống trồng trọt (Cropping Systems) là hoạt động sản xuất của cây trồng trong nông trại nó bao gồm tất cả các hợp phần cần thiết để sản xuất một tổ hợp của các cây trồng nông trại và mối quan hệ của chúng với môi trường. Các hợp phần này bao gồm cả các yếu tố tự nhiên, sinh học cần thiết cũng như kỹ thuật, lao động và các yếu tố quản lý. Đào Thế Tuấn [43], [45] cho rằng: Cơ cấu cây trồng là “thành phần các giống và loài cây được bố trí theo không gian và thời gian trong một hệ sinh thái nông nghiệp, nhằm tận dụng hợp lý nhất nguồn tự nhiên, kinh tế, xã hội của nó”. Ông cũng cho rằng bố trí cây trồng hợp lý là biện pháp kỹ thuật tổng hợp, nhằm sắp xếp lại hoạt động của hệ sinh thái và một cơ cấu cây trồng hợp lý, khi nó lợi dụng tốt nhất điều kiện khí hậu và né tránh thiên tai, lợi dụng đặc tính sinh học của cây trồng, tránh sâu bệnh và cỏ dại, đảm bảo sản lượng cao và tỷ lệ hàng hoá lớn, đảm bảo tốt chăn nuôi và ngành kinh tế hỗ trợ, sử dụng hợp lý lao động và vật tư. Từ các khái niệm trên cho thấy: Hệ thống trồng trọt là một thể thống nhất trong mối quan hệ tương tác giữa các loại cây trồng được bố trí hợp lý trong không gian và thời gian, tức là mối quan hệ giữa các loại cây trồng, giống cây trồng trong từng vụ và giữa các vụ khác nhau trên một mảnh đất. Vì vậy đối tượng nghiên cứu của hệ thống trồng trọt là: Công thức luân canh và hình thức đa canh Cơ cấu cây trồng, giống cây trồng trong từng mùa vụ nhất định Kỹ thuật canh tác cho hệ thống trồng trọt đó Tuy nhiên mỗi hệ thống trồng trọt lại có quan hệ hữu cơ với môi trường bên ngoài gồm các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ canh tác, quản lý của người lao động và như vậy với những môi trường khác nhau sẽ quyết định sự tồn tại của hệ thống cây trồng khác nhau. Theo Nguyễn Duy Tính [40]. Nghiên cứu hệ thống cây trồ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc823.Doc
Tài liệu liên quan