Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ra đời vào tháng 7-2000 nhằm mục đích duy
trì sự phát triển ổn định, an toàn và lành mạnh củahệ thống ngân hàng Việt
Nam. Đây là một tổ chức tài chánh nhà nước, hạch toán độc lập và hoạt động
không vì mục tiêu lợi nhuận.
Theo qui định tại Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 1-9-1999 của Chính
phủ về bảo hiểm tiền gửi, thì mức mức tiển gửi được bảohiểm tối đa là 30 triệu
đồng. Mức trên được xác định dựa trên sự quan tâm về lợi ích của người gửi tiền,
của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tính hiệu quả trong hoạt động kinh
doanh tiền tệ và yêu cầu phòng ngừa rủi ro về mặt đạo đức. Cũng theo Nghị
định trên, mức phí được quy định là 0,15%/năm.
Như vậy, chúng tôi cho rằng, một khi chất lượng hoạt động,mức độ rủi ro
của các ngân hàng cổ phần đã được cải thiện do đã tăng vốn pháp định tối thiểu,
thì mức bảo hiểm tối đa và mức phí phải thay đổi theo.Thay đổi đến mức nào là
một vấn đề lớn vượt quá khuôn khổ của đề tài nghiên cứu nầy, nhưng theo
chúng tôi, những điều chỉnh cần thiết sẽ có những tác động tích cực như sau:
- Gia tăng sự tin tưởng của công chúngvào hệ thống ngân hàng Việt Nam
nói chung và các ngân hàng cổ phần nói riêng.
- Điều chỉnh giảm mức phí bảo hiểm tiền gửi cũng là một bài thuốc giảm
lãi suất đang trong tình trạng “nóng” như trong vòng hai năm qua, từ đó
cũng giảm thiểu gánh nặng lãi suất cho nền kinh tế nói chung.
169 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 923 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận án Giải pháp xây dựng chiến lược cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc giá
Một điều hiển nhiên là trong bối cảnh kinh tế-xã hội chung của Việt
Nam, hầu hết các ngân hàng cổ phần, chẳng hạn trong việc huy động vốn tiết
kiệm dân cư, phải áp dụng một chiến lược giá cao hơn các ngân hàng thương
mại quốc doanh. Điều nầy buộc lãi suất đầu ra phải cao, và chung cuộc, ảnh
hưởng đến vị thế cạnh tranh của các ngân hàng cổ phần. Trong cuộc đua tranh
gia tăng lãi suất huy động trong hai năm vừa qua, các ngân hàng đã đưa ra nhiều
phương thức, gía cả, khuyến mại khác nhau để chiêu dụ khách hàng, nhưng đó
chưa hẳn là các chiến lược giá đúng nghĩa. Bởi lẽ, theo quan điểm của chúng tôi
và đứng trên giác độ marketing dịch vụ, chiến lược giá là phải hướng về các
quan hệ khách hàng, trong khi đó, do các hạn chế về quản trị tiếp thị, về hệ
120
thống thông tin khách hàng, đa phần các ngân hàng cổ phần không thể thực thi
một chiến lược giá theo chiều hướng đó.
(iii) Chiến lược phân phối
Kênh phân phối truyền thống (chi nhánh, phòng giao dịch) vẫn là các
kênh phân phối truyền thống của các ngân hàng cổ phần. Thậm chí, một số
ngân hàng chỉ có 2-4 chi nhánh (Phát triển Nhà, Tân Việt). ngoại trừ các ngân
hàng “tốp đầu”, hầu hết các ngân hàng cổ phần hoặc vẫn chưa có, hoặc phát
triển rất hạn chế các kênh phân phối hiện đại (e-banking, ATM,…). Điều nầy
đương nhiên sẽ làm sút giảm năng lực cạnh tranh của các ngân hàng cổ phần
trong bối cảnh mở rộng quan hệ và hội nhập kinh tế quốc tế.
(iv) Chiến lược xúc tiến và truyền thông
Khuyến mãi là hình thức xúc tiến phổ biến của các ngân hàng cổ phần.
Chúng ta có thể thấy rõ điều nầy qua cuộc cạnh tranh lãi suất trong hai năm vừa
qua. Thế nhưng, công cụ chủ yếu nhất của xúc tiến là truyền thông vẫn còn là
một hạn chế của các ngân hàng cổ phần. Khách quan mà nói, một trong những
mục tiêu của truyền thông là làm sao cho khách hàng sự nhận biết, lợi ích, sự ưa
thích và chấp nhận của khách hàng đối với sản phẩm ngân hàng. Trong khi đó,
như trên đã nói, với đa phần là các dịch vụ ngân hàng truyền thống mang tính
cạnh tranh thấp, các ngân hàng cổ phần cũng khó mà đẩy mạnh công tác truyền
thông của mình.
Bên cạnh các đánh giá có tính đúc kết trên, chúng tôi cũng cố gắng
lập ra một một MA TRẬN HÌNH ẢNH CẠNH TRANH (dựa trên
mô hình đề nghị bởi F.R. David, tài liệu đã dẫn) đo lường năng lực
cạnh tranh của các ngân hàng cổ phần. Dữ liệu tính toán được lấy ra
từ kết quả điều tra khảo sát của chúng tôi. Trong số 19 tiêu chí cho
điểm (câu hỏi số 4 yêu cầu những người được phỏng vấn tự đánh giá
121
năng lực hoạt động của ngân hàng mình làm việc qua 19 tiêu chí tất
cả), chúng tôi phân tiếp tục phân ra thành 8 nhóm tiêu chí đánh giá
khác nhau ký hiệu A, B, C, D, E, F, G và H. Mỗi nhóm tiêu chí đó sẽ
được tính điểm bình quân có trọng số . Trọng số lại dựa vào kết quả
trả lời của câu hỏi số 13: những người được phỏng vấn sẽ tự đánh giá
theo quan điểm của riêng mình về tầm quan trọng của từng nhóm tiêu
chí từ A đến H . Điểm cuối cùng sẽ bằng điểm tự đánh giá (từ 1-5)
nhân với trọng số của nhóm tiêu chí.
Kết quả tính toán được như sau (xem Phụ lục 2C )
Nhóm chỉ tiêu Ký hiệu Điểm số
Vốn A 0,45
Hình ảnh thương hiệu B 0,39
Thị phần C 0,23
Đội ngũ nhân sự D 0,37
Trình độ quản lý E 0,43
Công nghệ thông tin F 0,35
Mạng lưới các chi nhánh G 0,17
Tính đa dạng của sản phẩm H 0,29
Tổng cộng 2,68
Điểm số tổng cộng từ ma trận hình ảnh cạnh tranh là 2,68 (trung bình là
2,50) cho thấy năng lực cạnh tranh đã được những nhà quản lý trong cuộc tự
đánh giá là ở mức trung bình.
122
Thực ra, theo mô hình của F.R. David, các dữ liệu tính toán, chẳng hạn
cách lấy trọng số, phải dựa vào các nghiên cứu dài hơi hơn, và ở diện rộng hơn,
trong đó, không những bao gồm đánh giá của những người trong cuộc, mà còn
của những đối tác của họ như khách hàng, nhà cung ứng,…. Cho nên, mô hình đề
nghị của chúng tôi ở đây xin được đưa ra với tính cách dẫn chiếu, tham khảo
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Qua phân tích hiện trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ
phần trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh trong mối liên hệ với các lực lượng cạnh
tranh và môi trường kinh doanh, chúng tôi xin rút ra các kết luận như sau:
- Hầu hết các ngân hàng cổ phần vẫn chưa xây dựng được chiến lược kinh
doanh-chiến lược cạnh tranh trung-dài hạn của riêng mình. Hoạt động tác nghiệp
chủ yếu dựa vào các chương trình, kế hoạch ngắn hạn.
- Trên thị trường tài chánh-ngân hành thành phố Hồ Chí Minh, các ngân
hàng thương mại cổ phần đã tạo được một thị phần tương đối ổn định, vị thế
cạnh tranh trên tiêu chí thị phần chỉ đứng sau nhóm các ngân hàng thương mại
quốc doanh. Tuy nhiên, vị thế đó chỉ có tính tương đối và không bền vững.
- Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng cổ phần có thể được đánh giá ở
mức trung bình, nếu so sánh với các lực lượng cạnh tranh trực tiếp trong ngành
ngân hàng;
- Các hoạt động cơ bản, cơ sở để nâng cao năng lực cạnh tranh đều rất hạn
chế và có tính chất không bền vững, hầu hết chỉ dựa vào các nghiệp vụ truyền
thống của nghề ngân hàng, khó có thể cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy vậy, trong các hoạt động cơ bản, việc duy trì và phát triển một thị phần căn
bản và ổn định đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và dân cư, đã tạo ra
123
cho các ngân hàng cổ phần một cơ hội trong cạnh tranh nếu có chiến lược xây
dựng hoặc cải thiện các lợi thế cạnh tranh cho chính mình
- Các hoạt động bỗ trợ, cơ sở sáng tạo ra các lợi thế cạnh tranh (chứ không
phải lợi thế so sánh) còn nhiều yếu kém, bất cập. Việc cải thiện các hoạt động
nầy phụ thuộc một phần khá quan trọng vào các giải pháp tăng cường các hoạt
động cơ bản.
124
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Xây dựng chiến lược cạnh tranh chính là xác định những mục tiêu mà
chúng ta mong muốn trong trung-dài hạn, để cải thiện vị thế hiện nay của chúng
ta. Từ đó, việc xác định ra các giải pháp trong xây dựng chiến lược chính là làm
sao để rút ngắn khoảng cách giữa vị thế hiện tại của chúng ta và mục tiêu mà
chúng ta đang hướng tới.
Từ các nội phân tích SWOT ở cuối Chương 2, trong bối cảnh cạnh tranh
mạnh mẽ của ngành tài chánh-ngân hàng ở thành phố Hồ Chí Minh cũng như
trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, rõ ràng một vấn đề đặt ra cho các ngân
hàng thương mại cổ phần của thành phố Hồ Chí Minh là xác định các giải pháp
để nâng cao khả năng, năng lực cạnh tranh đối với các đối thủ cạnh tranh của
mình. Thế nhưng, như mục tiêu nghiên cứu của đề tài đã được xác định, các giải
pháp không thể được xác định một cách chung chung, không điểm xuất phát,
không điểm tựa, mà phải dựa trên các quan điểm, định hướng của một chiến
lược cạnh tranh nào đó. Nói cách khác, các giải pháp phải được dựa vào một
chiến lược cạnh tranh đã được xác lập trên cơ sở các phân tích khoa học với các
luận cứ cần thiết của nó. Do đó, trong khuôn khổ quản trị chiến lược, các giải
pháp đó có thể được gọi là các giải pháp trong xây dựng chiến lược cạnh tranh /
các giải pháp để xây dựng chiến lược cạnh tranh, hay phát biểu theo một cách
gọn hơn nữa, các giải pháp xây dựng chiến lược cạnh tranh như tên đề tài luận
án đã xác định.
125
Đây cũng chính là luận cứ cho các nội dung sẽ được phân tích, trình bày
tại Chương 3.
Do đó, trước khi xác định các giải pháp, chúng ta hãy lần lượt đi vào việc
phân tích và định hướng chiến lược cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ
phần thành phố Hồ Chí Minh.
3.1 Phân tích và định hướng chiến lược cạnh tranh
3.1.1 Thiết lập ma trận TOWS
Ma trận TOWS, hay còn gọi theo tiếng Việt là ma trận nguy cơ-cơ hội-
điểm yếu-điểm mạnh là một công cụ kết hợp quan trọng có thể giúp cho các nhà
quản trị ngân hàng phát triển bốn loại chiến lược như sau:
- Chiến lược điểm mạnh-cơ hội (SO),
- Chiến lược điểm yếu-cơ hội (WO),
- Chiến lược điễm mạnh-thách thức (ST),
- Và chiến lược điểm yếu-thách thức (WT)
Thực ra, trên thực tế, việc lựa chọn chiến lược theo mô hình ma trận
TOWS trình bày ở trên có thể đưa ra nhiều sự phối hợp khác nhau mà chúng ta
thường gọi là các chiến lược đặc thù, chẳng hạn, một phối hợp giữa S1+S2+O1
sẽ khác với phối hợp S1+S2+O2+O3; W1+W2+T1+T2 sẽ khác với
W2+W3+T4+T5,… Nhưng phạm vi nghiên cứu của đề tài nầy chỉ dừng lại ở việc
xây dựng một chiến lược cạnh tranh chung (tạm dịch từ cụm từ generic strategy
của M.Porter), xuất phát từ các quan điểm và định hướng chiến lược sau đây.
126
ĐIỂM MẠNH (S)
1. Thị phần ổn định, đối tượng
khách hàng mục tiêu là kinh
tế ngoài quốc doanh và các
doanh nghiệp vừa và nhỏ đã
tương đối định hình.
2. Vị trí, vai trò của các ngân
hàng cổ phần đối với sự
phát triển của kinh tế tư
nhân, của nền kinh tế nói
chung đã được khẳng định
qua thời gian.
3. Các Hội sở chính đặt tại địa
bàn hoạt động là thành phố
Hồ Chí Minh, trung tâm
kinh tế-tài chánh-ngân hàng
lớn nhất nước
ĐIỂM YẾU (W)
1. Quy mô hoạt động (vốn)
nhỏ bé chưa cho phép phát
triển bền vững.
2. Dịch vụ ngân hàng đơn
điệu, chỉ xoay quanh các
dịch vụ truyền thống và cho vay
3. Do qui mô bé nhỏ nên đối
tượng khách hàng chỉ là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ.
4. Năng lực quản trị, điều
hành còn nhiều hạn chế
5. Tính phối hợp cộng đồng kém
CÁC CƠ HỘI (O)
1. Đối với các ngân hàng cổ
phần, hội nhập quốc tế mở
ra cơ hội hợp tác quốc tế
2. Các cơ hội gia tăng thị phần
3. Các thách thức lớn đối với
các ngân hàng quốc doanh
đương nhiên sẽ là một cơ
hội cho các ngân hàng cổ
phần.
CHIẾN LƯỢC SO
Sử dụng các thế mạnh
bên trong để nắm bắt cơ
hội từ bên ngoài
CHIẾN LƯỢC WO
Cải thiện các điểm yếu
bên trong để nắm lấy
các lợi thế từ cơ hội bên
ngoài
THÁCH THỨC (T)
1. Năng lực cạnh tranh còn yếu
kém
2. Trình độ phát triển, quản lý
của các ngân hàng cổ phần
còn thấp
3. Các chính sách và quy định
pháp lý liên quan đến hoạt
động ngân hàng còn thiếu
đồng bộ
4. Vai trò và thị phần của
nhóm ngân hàng nước ngoài
ngày càng tăng
5. Hội nhập kinh tế quốc tế
làm tăng các giao dịch vốn,
và rủi ro của hệ thống ngân
hàng.
CHIẾN LƯỢC ST
Sử dụng các thế mạnh
bên trong để tránh hoặc
giảm bớt các đe dọa,
thách thức từ bên ngoài
CHIẾN LƯỢC WT
Các chiến thuật phòng
thủ nhằm tránh và giảm
bớt các đe dọa và thách
thức từ bên ngoài
Hình 3.1: Ma trận TOWS cho các ngân hàng TMCP TP.HCM
127
3.1.2 Quan điểm chiến lược
- Quản trị chiến lược đòi hỏi phải có một tầm nhìn chiến lược và một sự
nhạy cảm trong việc chọn lựa. Quản trị chiến lược cũng đòi hỏi một sự tập
trung vào một mục tiêu nhất định. Quản trị chiến lược theo kiểu “đa mục
tiêu” dưới hình thức phối hợp đồng thời nhiều chiến lược “đặc thù” sẽ có
nguy cơ làm mất sự tập trung, làm phân tán các nguồn lực cũng như công
tác quản trị.
- Đa dạng hóa là một phương thức quản trị rủi ro. Nhưng đối với quản trị
chiến lược, như là một hệ quả của quan điểm phía trên, cần phải thay việc
đa dạng hóa bằng việc tập trung vào các năng lực cốt lõi, hay nói một
cách khác, bằng chính các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
3.1.3 Định hướng chiến lược
Định hướng chiến lược cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần
cũng không nằm ngoài khuôn khổ của chương trình hội nhập kinh tế quốc tế của
ngành ngân hàng Việt Nam. Tuy vậy, với tư cách là một hợp phần có những đặc
điểm, tính chất riêng biệt trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, các ngân hàng
thương mại cổ phần cũng cần có định hướng chiến lược riêng.
Theo Tôn Thất Nguyễn Thiêm [48, tr.289], sự phát triển lâu dài và bền
vững của bất kỳ ngành nghề, doanh nghiệp nào đều phải dựa vào việc định vị rõ
ràng các năng lực cốt lõi của nó. Năng lực cốt lõi chính là những kiến thức, kỹ
năng, công nghệ và kinh nghiệm có được bởi doanh nghiệp trong lĩnh vực
chuyên môn mà doanh nghiệp chọn làm bệ phóng để xây dựng chiến lược phát
triển cho chính bản thân doanh nghiệp.
Qua các phân tích SWOT, phân tích môi trường bên ngoài và các lực
lượng cạnh tranh, chúng tôi cũng phác thảo một ma trận phân tích khác tạm đặt
128
tên là “Ma trận định hướng chiến lược”, trước khi có thể đưa ra một đề nghị về
định hướng chiến lược cạnh tranh cho các ngân hàng cổ phần TP.HCM.
Củng cố nguồn lực, quan hệ
khách hàng hiện tại, quản trị
rủi ro, phát triển hơn nữa các
nguồn lực mới, tạo nền tảng
cho việc phát triển các năng
lực cốt lõi mới cho thị trường
tương lai.
Đầu tư vào công nghệ thông tin,
hệ thống quản trị khách hàng,
phát triển sản phẩm mới, quản
lý rủi ro, củng cố thương hiệu,
đào tạo nhân sự.
Kinh nghiệm quản lý, thị
trường ổn định, khá riêng biệt
đối với kinh tế ngoài quốc
doanh, các doanh nghiệp vừa
và nhỏ và dân cư
Thị trường mục tiêu hiện tại sẽ
tăng trưởng nhanh chóng trong
tương lai. Cơ hội gia tăng thị
phần.
Cạnh tranh chắc chắn sẽ mạnh
hơn một khi các rào chắn cạnh
tranh dần dần được tháo bỏ
(Hiệp định Thương mại Việt-
Mỹ, Luật Cạnh tranh,…)
Sức ép cạnh tranh chưa mạnh
trong thị trường mục tiêu hiện
tại.
MỚI
HIỆN CÓ
HIỆN CÓ MỚI
NĂNG LỰC
CỐT LÕI
THỊ TRƯỜNG
Hình 3.2: Ma trận định hướng chiến lược, dựa vào ma trận đề nghị bởi
Tôn Thất Nguyễn Thiêm
Nguồn : [ 48,tr.290)
Kết hợp phân tích ma trận TOWS và ma trận định định hướng chiến lược
đề nghị ở trên, có thể phát biểu định hướng chiến lược cạnh tranh của các ngân
hàng thương mại cổ phần TP.HCM trong tầm nhìn từ nay cho đến năm 2010 là
“Trở thành nhóm các ngân hàng có thị phần quan trọng trên thị trường tài chính-
129
tiền tệ TP.HCM, trên cơ sở gia tăng các năng lực cạnh tranh bằng việc tập trung
và phát triển việc khai thác thị trường hiện có là các khách hàng doanh nghiệp
ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung, thị trường dân cư;
củng cố và phát triển các nguồn lực, qui mô hoạt động ngày càng ổn định và
bền vững; tăng cường các công tác quản trị, hoạt động lành mạnh, an toàn và
hiệu quả”.
Đó chính là kiểu CHIẾN LƯỢC TẬP TRUNG (focus strategy), dựa
theo lý thuyết của Giáo sư M. Porter. Theo ma trận TOWS ở trên, đó chính là sự
kết hợp chung giữa S và O (điểm mạnh và cơ hội).
TẠI SAO CHÚNG TÔI KHÔNG CHỌN CHIẾN LƯỢC NHẤN MẠNH CHI
PHÍ VÀ CHIẾN LƯỢC KHÁC BIỆT HÓA?
VỀ CHIẾN LƯỢC NHẤN CHI PHÍ
Nếu thực hiện chiến lược nầy, các ngân hàng thương mại cổ phần sẽ gặp
những trở ngại quan trọng như sau:
- Thực tế thị phần của các ngân hàng cổ phần còn khiêm tốn, nguồn lực tài
chánh của họ còn nhỏ bé chưa cho phép họ, ít nhất trong trung hạn (2-3
năm tới), có thể đạt được một tính kinh tế nhờ qui mô (economics of
scale) để cạnh tranh về giá cả;
- Nguồn cung cấp “nguyên vật liệu”, tức nguồn vốn huy động cho các ngân
hàng cổ phần hiện chủ yếu vẫn dựa vào dân cư. Vụ ACB như đã nói, đã
chứng tỏ giới hạn của niềm tin của dân cư vào hệ thống ngân hàng cổ
phần. Độ ổn định của nguồn vốn nầy chưa cao và ngân hàng cổ phần vẫn
chưa tiếp cận mạnh tới nguồn vốn lớn và gía rẻ từ các tài khoản tiền gửi
của doanh nghiệp. Đây cũng chính là những bất lợi khi định hướng chiến
lược nhấn mạnh chi phí.
130
VỀ CHIẾN LƯỢC KHÁC BIỆT HÓA
Cũng như chiến lược nhấn mạnh chi phí, các ngân hàng cổ phần cũng gặp
các trở ngại chủ yếu sau đây khi xây dựng chiến lược khác biệt hóa:
- Ngoại trừ một vài ngân hàng cổ phần “tốp đầu” như ACB, EIB,
Sacombank có những lợi thế cạnh tranh nhất định trong việc đa dạng hóa
và khác biệt hóa sản phẩm dịch vụ, nhưng đa số còn lại vẫn còn rất nghèo
nàn trong cung ứng dịch vụ.
- Khác biệt hóa đòi hỏi những đầu tư thích đáng vào công tác nghiên cứu-
phát triển, marketing, quảng bá thương hiệu. Đây lại là những điểm yếu
kém của các ngân hàng cổ phần và việc xây dựng các “năng lực cốt lõi”
nầy không phải là một việc một sớm một chiều, trong khi nó cũng liên
quan đến nhiều vấn đề cần phải giải quyết khác như nguồn lực nội bộ, hệ
thống thông tin, năng lực điều hành, kỹ năng làm việc của nhân viên,…
- Về vần đề nguồn lực: trong ngắn hạn, thì nguồn lực của các ngân hàng cổ
phần, chẳng hạn nguồn vốn, khó có thể cải thiện nhanh chóng để có thể
đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ, nền tảng phát triển các dịch vụ đa
dạng, nhanh chóng, tiện lợi và có tính đặc thù, khác biệt để có thể cạnh
tranh với các đối thủ khác.
Tuy vậy, theo chúng tôi, không định hướng chiến lược nhấn mạnh chi phí
và khác biệt hóa không phải là bỏ qua những cơ sở, điều kiện và cơ hội để phát
huy những lợi thế đặc biệt của chúng, nhất là trong chừng mực chúng có thể
phục vụ hữu hiệu việc thực thi CHIẾN LƯỢC TRỌNG TÂM đã xác định. Trong
một môi trường đầy cạnh tranh như hiện nay, các hợp phần (components) có thể
xây dựng nên các chiến lược nhấn mạnh chi phí và chiến lược khác biệt hóa vẫn
có thể được sử dụng như những sách lược, những giải pháp đồng thời phục vụ
cho CHIẾN LƯỢC TẬP TRUNG. Thậm chí, với một tầm nhìn chiến lược dài
131
hạn, những sách lược, giải pháp đó vẫn có thể được điều chỉnh cho phù hợp với
những biến đổi của môi trường. Một sách lược vẫn hoàn toàn trở thành một
chiến lược mới nếu phù hợp.
Đó cũng chính là các luận điểm xuất phát cho việc đề ra các giải pháp
xây dựng chiến lược cạnh tranh, CHIẾN LƯỢC TẬP TRUNG, cho các ngân
hàng cổ phần TP.HCM.
3.2 Giải pháp xây dựng chiến lược cạnh tranh của các ngân hàng thương mại
cổ phần thành phố Hồ Chí Minh
Qua phân tích hiện trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ
phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, cũng như dựa vào quan điểm định
hướng chiến lược để hình thành nên CHIẾN LƯỢC TẬP TRUNG như đã đề nghị
ở trên, chúng tôi xin đề xuất ra hai nhóm giải pháp chính trong việc xây dựng
chiến lược cạnh tranh cho các ngân hàng nói trên. Quan điểm của chúng tôi là
thực hiện bất kỳ chiến lược nào cũng đòi hỏi sự tập trung. Xây dựng chiến lược
phải cần thiết phải có những giải pháp có tính chiến lược. Đó chính là lý do tại
sao trong việc lựa chọn các giải pháp, chúng tôi chỉ đề xuất các giải pháp chính
yếu nhất để tránh sự dàn trãi. Dưới đây là hai nhóm giải pháp đề nghị:
NHÓM GIẢI PHÁP PHỤC VỤ CHO CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ SỞ TRONG
DÂY CHUYỀN SÁNG TẠO RA GIÁ TRỊ CỦA NGÂN HÀNG
Đó là:
- Các giải pháp về vốn
- Giải pháp sáp nhập và hợp nhất các ngân hàng
NHÓM GIẢI PHÁP PHỤC VỤ CHO CÁC HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ VÀ
TĂNG CƯỜNG CÁC NĂNG LỰC CỐT LÕI CỦA NGÂN HÀNG
Đó là:
132
- Các giải pháp cải thiện cơ sở hạ tầng công nghệ và hệ thống thông tin khách hàng.
- Giải pháp xúc tiến, truyền thông và thương hiệu
- Các giải pháp về bộ máy quản lý và nhân sự
3.2.1 Các giải pháp về vốn
3.2.1.1 Tăng vốn pháp định
Theo Mishkin, vốn ngân hàng được ngân hàng giữ như một cái đệm để
phòng ngừa sự sụt giảm mạnh tạm thời giá trị tài sản có, nếu không có cái đệm
ấy thì có thể khiến ngân hàng vỡ nợ và không kinh doanh được nữa. Vốn theo
quan điểm đó chính là khả năng hấp thụ các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh
doanh ngân hàng.
Qua phân tích ở các phần trên, với qui mô nguồn vốn điều lệ quá bé nhỏ,
các ngân hàng cổ phần thực tế chứa đựng rất nhiều rủi ro; các ngân hàng cũng
không thể có đủ nguồn lực để có thể đầu tư mạnh phát triển cơ sở hạ tầng công
nghệ (hãy thử so sánh, mức đầu tư các chương trình, phần mềm ngân hàng trị giá
30-50 tỷ đồng của ACB, Eximbank so với vốn tự có của nhiều ngân hàng cổ
phần khác chỉ từ 70-100 tỷ đồng), nền tảng để phát triển, đa dạng hóa sản phẩm,
cung ứng ngày càng nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng.
Do đó, theo quan điểm của chúng tôi, giải pháp vốn chính là giải pháp
tiên quyết nhất cho chiến lược phát triển và cạnh tranh các ngân hàng thương
mại cổ phần TP.HCM.
Căn cứ vào các số liệu thống kê đã có (đến 2003), chúng tôi đã thử dự
phóng về khả năng và nhu cầu phải tăng vốn pháp định của các ngân hàng cổ
phần từ nay cho đến năm 2006.
TĂNG VỐN TỪ KHẢ NĂNG TÍCH LŨY NỘI BỘ
Theo Hồ Diệu [8, tr.125], nguồn bổ sung vốn từ lợi nhuận không chia có
các thuận lợi sau:
133
- Không phụ thuộc vào thị trường vốn. Trong điều kiện thị trường vốn chưa
phát triển như Việt Nam, nguồn nầy tỏ ra có ưu thế rõ rệt.
- Không ảnh hưởng đến quyền kiểm soát ngân hàng của các cổ đông.
Bảng 3.1: Phương án tăng vốn bằng lợi nhuận để lại đối với các ngân hàng
TMCP TP.HCM
2000 2003 2006 A 2006 B
TÀI SẢN (tỷ đồng) 24,215 47,772 81,212 81,212
TỶ LỆ TĂNG TÀI SẢN 97% 70% 70%
VỐN ĐIỀU LỆ (tỷ đồng) 1,662 2,769 2,769 2,769
VỐN TỰ CÓ (tỷ đồng) 1,707 2,815 2,815 2,815
ROE 7.47% 16.16% 24% 120%
TỶ LỆ CHIA CỔ TỨC (CHO CỔ TỨC
TỐI ĐA 12%) 100.00% 75% 50% 10%
LỢI NHUẬN GIỮ LẠI (tỷ đồng) - 112 332 2,991
VỐN TỰ CÓ VÀ LỢI NHUẬN ĐỂ LẠI
(tỷ đồng) 1,707 2,927 3,147 5,806
TỶ LỆ VỐN TỰ CÓ +LỢI NHUẬN ĐỂ
LẠI / TỔNG TÀI SẢN 7.05% 6.13% 3.88% 7.15%
TỶ LỆ MONG MUỐN (HS COOKE ĐƠN
GIẢN HOÁ) 8.00% 8.00% 8.00% 8.00%
Các giả định:
- Tăng trưởng chung thời kỳ 2003-2006(A và B) của tổng tài sản là 70%,
giả định nầy căn cứ vào dự báo của Ngân hàng Nhà nước là 20-25%/năm.
- Tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản mong muốn đạt được là 8% (do tài sản
không qui đổi rủi ro, nên tạm đặt tên là hệ số Cooke đơn giản hóa).
Giả sử, chúng ta mong muốn duy trì tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản là
8%. Hệ số Cooke yêu cầu tài sản phải được điều chỉnh theo rủi ro, nhưng ở đây,
do cơ sở dữ liệu thu thập không cho phép, chúng tôi xin được đơn giản hóa việc
tính toán. Các giả thuyết khác là tỷ lệ cổ tức các năm 2003, 2006 đều là 12%,
134
tương ứng với tỷ lệ chia lợi nhuận trên lợi nhuận ròng là 75%, 50% (năm 2006
trường hợp A) và
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 42870.pdf