Qua thực tế giảng dạy tại Trường Đại học Hải phòng (ĐHHP) cho thấy, đa số
nữ sinh viên (SV) bơi lựa chọn bơi cự ly 50m ếch làm cự ly đăng ký kiểm tra tự
chọn, thành tích kiểm tra mặc dù so với các cự ly và kiểu bơi khác có tốt hơn nhưng
vẫn chưa đạt được kết quả cao so với tiêu chuẩn đánh giá theo quy định của nhà
trường. Vì vậy, nghiên cứu lựa chọn bài tập chuyên môn nhằm nâng cao thành tích
bơi cự ly 50m ếch cho nữ SV học ở kì thứ 4 - Trường ĐHHP là điều cần thiết.
Đánh giá thực trạng việc sử dụng các bài tập chuyên môn ở cự ly 50m ếch cho
nữ sinh viên trường ĐHHP. Lựa chọn và ứng dụng các bài tập chuyên môn nâng cao
thành tích cho cự ly 50m ếch cho nữ sinh viên trường ĐHHP.Với tầm quan trọng trên
đề tài tiến hành nghiên cứu “Lựa chọn bài tập chuyên môn nhằm nâng cao thành tích
bơi 50m ếch cho nữ SV Trường Đại học Hải phòng”.
Việc tìm ra một số bài tập chuyên môn phù hợp với trình độ năng lực của sinh
viên ĐHHP là việc làm có tính thực tiễn rất cao. Nó cho phép người giáo viên đánh
giá chính xác năng lực của sinh viên trong từng giai đoạn hình thành kỹ thuật. Đồng
thời cũng tạo cho sinh viên hình thành kỹ năng kỹ xảo một cách nhanh chóng phù
hợp với năng lực thể chất, các tố chất thể lực hiện có, và đặc biệt tránh được những
chấn thương không đáng có xảy ra.
5 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Lựa chọn một số bài tập chuyên môn nhằm nâng cao thành tích bơi 50m ếch cho nữ sinh viên trường Đại học Hải Phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP CHUYÊN MÔN NHẰM NÂNG CAO
THÀNH TÍCH BƠI 50M ẾCH CHO NỮ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
Selected a number of professional exercises to improve the achievement of 50m frog
swimming for female students of Hai phong university
ThS. NGUYỄN THỊ NHUNG
Trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng
Tóm tắt
Lựa chọn bài tập chuyên môn nâng cao thành tích bơi 50m ếch cho SV trong các trường
chuyên nghiệp là vấn đề cần được quan tâm, vì ở cự ly này được đa số SV lựa chọn để nâng cao
thành tích bơi đạt được tiêu chuẩn nhà trường đề ra.
Từ khóa: Lựa chọn bài tập, thành tích bơi 50m ếch, sinh viên bơi.
Abstract
Selection the specialized exercises to improve the performance refults 50m frog for the
Student at professional school is a big problem which needs paying a lot of attention, because this
event is chosen by most of the students to improve their achievments to meet the school's standards.
Keywords: Selection of exercises, the performance of 50m frog, swimming student.
Ngày nhận bài 17/03/2021, Ngày phản biện,biên tập và sửa chữa 30/3/2021, Ngày duyệt
đăng 07/04/2021.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Qua thực tế giảng dạy tại Trường Đại học Hải phòng (ĐHHP) cho thấy, đa số
nữ sinh viên (SV) bơi lựa chọn bơi cự ly 50m ếch làm cự ly đăng ký kiểm tra tự
chọn, thành tích kiểm tra mặc dù so với các cự ly và kiểu bơi khác có tốt hơn nhưng
vẫn chưa đạt được kết quả cao so với tiêu chuẩn đánh giá theo quy định của nhà
trường. Vì vậy, nghiên cứu lựa chọn bài tập chuyên môn nhằm nâng cao thành tích
bơi cự ly 50m ếch cho nữ SV học ở kì thứ 4 - Trường ĐHHP là điều cần thiết.
Đánh giá thực trạng việc sử dụng các bài tập chuyên môn ở cự ly 50m ếch cho
nữ sinh viên trường ĐHHP. Lựa chọn và ứng dụng các bài tập chuyên môn nâng cao
thành tích cho cự ly 50m ếch cho nữ sinh viên trường ĐHHP.Với tầm quan trọng trên
đề tài tiến hành nghiên cứu “Lựa chọn bài tập chuyên môn nhằm nâng cao thành tích
bơi 50m ếch cho nữ SV Trường Đại học Hải phòng”.
Việc tìm ra một số bài tập chuyên môn phù hợp với trình độ năng lực của sinh
viên ĐHHP là việc làm có tính thực tiễn rất cao. Nó cho phép người giáo viên đánh
giá chính xác năng lực của sinh viên trong từng giai đoạn hình thành kỹ thuật. Đồng
thời cũng tạo cho sinh viên hình thành kỹ năng kỹ xảo một cách nhanh chóng phù
hợp với năng lực thể chất, các tố chất thể lực hiện có, và đặc biệt tránh được những
chấn thương không đáng có xảy ra.
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đề tài đã sử dụng phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích và
tổng hợp tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát sư phạm, phương
pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp kiểm tra sư phạm và phương pháp toán học
thống kê.
1. Thực trạng việc sử dụng các bài tập chuyên môn ở cự ly 50m ếch của nữ
SV bơi kì thứ 4 Trường Đại học Hải phòng
1.1. Thực trạng về chương trình giảng dạy
Qua quan sát thực tiễn cũng như qua trao đổi với giảng viên (GV) bộ môn thể
thao ở nhà trường cho thấy, nội dung huấn luyện nâng cao thành tích môn chính, chủ
2
yếu SV chọn cự ly bơi 50m ếch, có lẽ vì bơi ếch là kiểu bơi nền tảng nên SV cũng đã
được các GV giảng dạy kỹ thuật và thể lực chú trọng kiểu bơi ếch nhiều hơn nên ở cự
ly này SV đều bơi tốt và đạt điểm cao hơn so với các cự ly và kiểu bơi khác.
1.2. Thực trạng về sử dụng các bài tập chuyên môn
Để đánh giá thực trạng sử dụng các bài tập chuyên môn nhằm nâng cao thành
tích bơi cự ly 50m ếch cho nữ SV bơi kì thứ 4, qua quá trình quan sát 10 giáo án tập
luyện của SV nhà trường cho thấy, các GV sử dụng cả những bài tập phát triển sức
nhanh, phản xạ, bài tập tốc độ, bài tập sức bền tốc độ, bài tập về sức bền ưa khí chung
và những bài tập bổ trợ cho phát triển tốc độ (sức mạnh tốc độ). Song tỷ lệ giữa các
bài tập chưa thực sự phù hợp, ví dụ: ít sử dụng các bài tập về phản xạ, tỷ lệ sử dụng
các bài tập phát triển sức bền tốc độ ít, các bài tập cự ly trung bình và dài để phát
triển sức bền ưa khí chung cũng rất ít sử dụng.
1.3.Thực trạng về những tố chất (tốc độ, sức bền tốc độ, sức bền ưa khí
chung) đến thành tích bơi 50m ếch
Theo một số tác giả Counsilman (1974), Cazorla (1994), Michael Ursu thì có 3
yếu tố quyết định đó là: Tốc độ (chiếm 50% - 70%), sức bền tốc độ (chiếm 20% -
40%), sức bền ưa khí chung (chiếm khoảng 5% - 10%).
Để có cái nhìn cụ thể hơn về những hạn chế của các tố chất liên quan ảnh
hưởng đến thành tích bơi 50m ếch của nữ SV học kỳ thứ 4. Đề tài tiến hành lựa chọn
test đánh giá (tốc độ, sức bền tốc độ, sức bền ưa khí chung).
Lựa chọn test đánh giá tốc độ: theo đa số các tác giả, để đánh giá tốc độ bơi thì
dùng các test sau: bơi 25m chân, bơi 25m tay; bơi 25m phối hợp. Ở trên cạn có thể sử
dụng test phản xạ: chạy 30m tốc độ cao, đánh tay kiểu chạy bước nhỏ 15-20 giây (ở
môn Điền kinh).
Sức bền tốc độ: đa số tác giả sử dụng test hệ số sức bền chuyên môn: hệ số sức
bền chuyên môn = tốc độ bơi 50m/tốc độ tối đa bơi 25m.
Sức bền ưa khí chung: đa số tác giả sử dụng bơi cự ly 800m ếch, 1500m ếch. Ở
trên cạn sử dụng test Cooper để đánh giá.
Để đảm bảo tính khách quan cho việc xác định test sao cho phù hợp với đối
tượng SV, đề tài tiến hành phỏng vấn 10 GV, huấn luyện viên (HLV). Thời gian
phỏng vấn từ 03/9 đến 17/9/2017. Kết quả đó là test phản xạ, bơi 25m ếch, bơi 4 x
25m nghỉ giữa 10 giây, hệ số sức bền, bơi 800m ếch.
Sau khi đã lựa chọn được test đánh giá các tố chất ảnh hưởng trực tiếp đến
thành tích bơi 50m ếch của nữ SV, đề tài tiến hành kiểm tra trên 20 SV. Kết quả được
biểu hiện ở bảng 1 [1, tr. 2].
TT Tố chất Test X
1 Tốc độ Bơi 25m ếch (giây) 14”14 ± 1.56
2
Sức bền tốc độ
Bơi 4 x 25m ếch, r=10” (giây) 14”13± 1.55
Hệ số sức bền 50m ếch 0.84 ±0.08
3 Sức bền ưa khí chung Bơi 800m ếch (giây) 770”77 ± 56.9
Bảng 1: Thực trạng những tố chất (tốc độ, sức bền tốc đô, sức bền ưa khí chung) cấu thành
đến thành tích bơi 50m ếch n = 20)
3
Qua kết quả kiểm tra ở các test trên và đối chiếu với bảng điểm đánh giá cho
thấy, tốc độ bơi của SV học kỳ thứ 4 chỉ ở mức trung bình khá; sức bền tốc độ qua 2
test đánh giá chỉ đạt mức trung bình, đặc biệt sức bền ưa khí chung 800m ếch rất
kém. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho thành tích bơi của các em không tốt.
2. Lựa chọn và ứng dụng các bài tập chuyên môn nâng cao thành tích bơi
cự ly 50m ếch của nữ SV kì thứ 4
2.1. Lựa chọn bài tập
Để lựa chọn các bài tập chuyên môn nâng cao thành tích bơi cự ly 50m ếch,
trước hết GV cần xác định nguyên tắc lựa chọn bài tập.
Qua tài liệu chuyên môn và tham khảo ý kiến của GV trong bộ môn thể thao,
chúng tôi đã tổng hợp được 4 nguyên tắc lựa chọn bài tập nhằm phát triển sức bền tốc
độ trong bơi tự do:
- Nguyên tắc 1: Các bài tập được lựa chọn phù hợp với đặc điểm đối tượng,
trình độ thể lực và kỹ thuật của SV.
- Nguyên tắc 2: Chọn bài tập phù hợp với điều kiện thực tiễn nhà trường, đảm
bảo tính toàn diện đáp ứng yêu cầu tập luyện trong môi trường nước.
- Nguyên tắc 3: Các bài tập phải gắn liền với kỹ thuật động tác trong bơi ếch.
- Nguyên tắc 4: Lựa chọn bài tập phải tuân thủ nguyên tắc từ dễ đến khó, từ
đơn giản đến phức tạp.
Để có thể lựa chọn một số bài tập chuyên môn nâng cao thành tích ở cự ly bơi
50m ếch cho nữ SV hệ cao đẳng được khách quan, chính xác, đề tài đã tiến hành
phỏng vấn 10 GV và HLV từ 03/9 đến 17/9/2017.
Qua kết quả phỏng vấn trên đề tài đã xác định được 19 bài tập chuyên môn
nâng cao thành tích bơi 50m ếch, trong đó có 2 bài tập phản xạ; 2 bài tập bổ trợ sức
mạnh; 5 bài tập bổ trợ tốc độ; 4 bài tập phát triển tốc độ; 3 bài tập phát triển sức bền
tốc độ và 3 bài tập phát triển sức bền ưa khí chung cụ thể: - 2 bài tập phản xạ: Phản
xạ bật nhảy trên bục xuất phát với tiếng còi và phản xạ chạy quay người khi nghe
tiếng còi; - 2 bài tập bổ trợ sức mạnh trên cạn: Bật cao tại chỗ và kéo dây cao su; - 5
bài tập bổ trợ tốc độ trên cạn: Đánh tay hoặc chạy bước nhỏ, chạy xuất phát cao (s),
quạt tay trên cạn và đập chân trên cạn; - 4 bài tập phát triển tốc độ: Bơi tay ếch, bơi
chân ếch, bơi ếch có xuất phát, quay vòng ếch; - 3 bài tập phát triển sức bền tốc độ:
Bơi ếch, bơi ếch có xuất phát; - 3 bài tập phát triển sức bền ưa khí chung: Bơi ếch
mạch đập 130 - 150 lần/phút, bơi ếch mạch đập 130 - 150 lần/phút.
2.2. Ứng dụng các bài tập lựa chọn vào thực tiễn giảng dạy
Sau khi đã lựa chọn được bài tập phát triển thành tích bơi 50m ếch, đề tài đưa
vào kiểm chứng trong thực tiễn.
Trước khi tiến hành thực nghiệm (TN) đề tài tiến hành kiểm tra thành tích ban
đầu của 2 nhóm TN và đối chứng (ĐC). Ngoài kiểm tra 50m ếch, đề tài còn tiến hành
kiểm tra test phản xạ, test bơi tốc độ 25m, test hệ số sức bền, test đánh giá sức bền tốc
độ 4 x 25m nghỉ giữa 10 giây, test đánh giá sức bền ưa khí chung bơi 800m ếch. Kết
quả kiểm tra ban đầu thành tích của 2 nhóm cho thấy, thành tích bơi 50m ếch cũng
như thành tích ở tất cả các test của 2 nhóm trước TN là không có sự khác biệt (thể
hiện ở ttính0,05).
Sau khi đánh giá ban đầu về trình độ của hai nhóm. Đề tài tiến hành TN các bài
tập đã lựa chọn trên 11 nam SV chuyên sâu bơi học ở kỳ thứ 4.
4
Nội dung TN như sau:
Nhóm A: tập luyện 19 bài tập mà đề tài đã lựa chọn. Nhóm B: tập luyện theo
những bài tập trước đây mà các GV trong bộ môn Thể thao vẫn hay thực hiện.
Mọi điều kiện như: Thời gian TN, thời gian tập luyện, điều kiện ban đầu của 2
nhóm, GV lên lớp là như nhau, chỉ khác ở nội dung bài tập.
Qua thời gian 8 tuần TN, đề tài tiến hành kiểm tra lại thành tích của hai nhóm
TN và ĐC với các test kiểm tra ban đầu trước khi TN, kết quả được tính bằng nhịp độ
tăng trưởng giữa 2 nhóm. Kết quả được trình bày ở bảng 2 và 3 [2 tr 4], [3, tr. 4].
Nhóm
Test
Nhóm TN Nhóm ĐC
W% W%
Bơi 50m ếch (giây) 8.7 4.75
Bảng 2: Nhịp tăng trưởng của 2 nhóm sau TN
TT
Nhóm
Test
Nhóm TN Nhóm ĐC
W% W%
1 Phản xạ (% giây) 29 19
2 Bơi 25m ếch (giây) 12.99 8.5
3 Hệ số sức bền 5.78 3.3
4 Bơi 4 x 25m éch (giây) 12.87 6.7
5 Bơi 800m ếch (giây) 7.28 3.8
Bảng 3: Nhịp tăng trưởng của 2 nhóm sau TN
Qua bảng 2 và 3 cho thấy, sau 8 tuần tập luyện phát triển thành tích bơi 50m
ếch ở tất cả các test của cả hai nhóm đều có sự tăng trưởng, ở nhóm TN tất cả các test
đều có sự tăng trưởng hơn hẳn so với nhóm ĐC. Điều đó khẳng định hiệu quả của các
bài tập mà đề tài nghiên cứu lựa chọn.
Để so sánh sự khác biệt hiệu quả của các bài tập mà đề tài lựa chọn với những
bài tập mà GV vẫn thường sử dụng, đề tài tiến hành so sánh sự khác biệt giữa 2 nhóm
thông qua công thức so sánh 2 số trung bình, kết quả được thể hiện ở bảng 4 và 5 [4 tr
4], [5, tr. 4].
So sánh
Test
Nhóm TN
(n=11)
Nhóm ĐC
(n=11) ttính tbảng P
X X
Bơi 50 ếch (giây) 31.27 2.62 33.25 2.77 2,13 2,086 0.05
Bảng 4: So sánh kết quả sau TN của hai nhóm
So sánh
Test
Nhóm TN (n=11) Nhóm ĐC (n=11)
ttính tbảng P
X X
Phản xạ (% giây) 9.09 2.81 12.64 2.84 2.95 2.086 0.05
Bơi 25m ếch (giây) 12.59 1.11 13.69 1.4 2.76 2.086 0.05
Hệ số sức bền 0.89 0.07 0.84 0.68 2.19 2.086 0.05
Bơi 4 x 25m ếch (giây) 50.47 5.05 55.44 5.55 2.20 2.086 0.05
Bơi 800m ếch (giây) 711.45 49.96 775.55 55.51 2.71 2.086 0.05
Bảng 5: So sánh kết quả sau TN của hai nhóm
Kết quả ở bảng 4 và 5 cho thấy, thành tích ở cả 6 test có sự khác biệt giữa 2
nhóm và có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất thống kê p ≤ 0.05.
Qua kết quả trên chỉ ra, sau 8 tuần TN với 19 bài tập mà đề tài lựa chọn đã thấy
được hiệu quả nâng cao thành tích ở cự ly 50m ếch nữ của SV học ở kì thứ 4.
III. KẾT LUẬN
Việc sử dụng các bài tập chuyên môn nhằm nâng cao thành tích bơi cự ly 50m
ếch mà GV sử dụng cho thấy, tỷ lệ bài tập phát triển sức bền tốc độ còn ít, các bài tập
5
phát triển sức bền ưa khí chung cũng chưa được quan tâm nhiều.
Thực trạng thành tích bơi cự ly 50m ếch, SV đạt điểm trung bình chiếm tỷ lệ
khá cao (45.5%); số SV đạt điểm giỏi 22.7%; điểm khá 18% - 20%; tỷ lệ SV đạt điểm
yếu và kém còn nhiều (13.6%).
Thực trạng sức bền tốc độ và sức bền ưa khí chung để nâng cao thành tích 50m
ếch còn kém.
Qua nghiên cứu, đề tài đã chọn được 19 bài tập nâng cao thành tích bơi cự ly
50m ếch nữ cho SV học ở kì thứ 4 Trường Đại học Hải Phòng.
Do vậy các trường sư phạm TDTT trong cả nước có thể sử dụng đề tài để làm
tài liệu giảng dạy kỹ thuật môn bơi trong chương trình đào tạo giáo viên thể chất cho
các trường phổ thông trung học trong cả nước.
______________
Tài liệu tham khảo
1. Phạm Trọng Thanh, Lê Nguyệt Nga, Đào Công Sanh (2006), Phương pháp huấn luyện
vận động viên bơi trẻ, Nxb Thể dục thể thao, Hà Nội.
2. Nguyễn Văn trạch, Vũ Chung Thủy, Nguyễn Đức Chương, Nguyễn Đức Văn, Nguyễn
Đức Thuận (2004), Huấn luyện thể lực cho vận động viên bơi, Nxb Thể dục thể thao, Hà Nội.
3. Dương Nghiệp Chí, Trần Đức Dũng, Tạ Hữu Hiếu, Nguyễn Đức Văn (2004), Đo lường
thể thao, Nxb Thể dục thể thao, Hà Nội.
4. Ivanốp, VX (1996), Những cơ sở của toán học thống kê (Trần Đức Dũng dịch), Nxb Thể
dục thể thao, Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Trạch, Nguyễn Đức Chương, Ngô Xuân Viện, Lã Kim Thanh (1999), Bơi
lội, Nxb Thể dục thể thao, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lua_chon_mot_so_bai_tap_chuyen_mon_nham_nang_cao_thanh_tich.pdf