Giáo dục thể chất cũng như các loại hình giáo dục khác, là quá trình sư phạm
với đầy đủ đặc điểm của nó, có vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động
của nhà sư phạm phù hợp với học sinh với nguyên tắc sư phạm. Giáo dục thể chất chia
thành hai mặt tương đối độc lập: Dạy học động tác (giáo dưỡng thể chất) và giáo dục
tố chất thể lực. Trong hệ thống giáo dục nội dung đặc trưng của giáo dục thể chất được
gắn liền với giáo dục, trí dục, đức dục, mỹ dục và giáo dục lao động.
Giáo dục thể chất là một trong mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà
nước ta, nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục thể chất (GDTC) được hiểu
là: “Quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và
nhân cách, nâng cao khả năng làm việc, và kéo dài tuổi thọ của con người”.
5 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm phát triển kỹ thuật chuyên môn Aerobic cho sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
27
LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP BỔ TRỢ NHẰM PHÁT TRIỂN KỸ
THUẬT CHUYÊN MÔN AEROBIC CHO SINH VIÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
ThS Nguyễn Thị Bé Năm – ThS Trịnh Ngọc Hoàng
Trung Tâm Đào Tạo Kiến Thức Chung
TÓM TẮT: Bài viết nêu ra những thực trạng trong việc học tập môn tự chọn
GDTC-Aerobic của s n v ên trườn Đại Học Thủ Dầu Một, qua đó lựa chọn ra
những bài tập bổ tr nh m phát triển kỹ thuật chuyên môn cho sinh viên trong quá
trình học tập. Vận dụng vào thực tiễn, góp phần t úc đẩy chất lư n đào tạo của nhà
trường ngày một nâng cao.
TỪ KHÓA: Aerobic, bài tập bổ tr , bài tập nân cao, độn t c độ khó...
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục thể chất cũng như các loại hình giáo dục khác, là quá trình sư phạm
với đầy đủ đặc điểm của nó, có vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động
của nhà sư phạm phù hợp với học sinh với nguyên tắc sư phạm. Giáo dục thể chất chia
thành hai mặt tương đối độc lập: Dạy học động tác (giáo dưỡng thể chất) và giáo dục
tố chất thể lực. Trong hệ thống giáo dục nội dung đặc trưng của giáo dục thể chất được
gắn liền với giáo dục, trí dục, đức dục, mỹ dục và giáo dục lao động.
Giáo dục thể chất là một trong mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà
nước ta, nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục thể chất (GDTC) được hiểu
là: “Quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và
nhân cách, nâng cao khả năng làm việc, và kéo dài tuổi thọ của con người”.
Cùng với xu thế mới, vận mệnh mới trong tương lai trường Đại học Thủ Dầu
Một không ngừng phát huy và sáng tạo trong quá trình đổi mới phương pháp dạy và
học. Những căn cứ khoa học và thực tiễn phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy
theo hướng phát huy tích cực, sáng tạo của người học. Trường Đại học Thủ Dầu Một
tiến hành nghiên cứu, vận dụng vào thực tiễn, góp phần thúc đẩy chất lượng đào tạo
của nhà trường ngày một nâng cao.
Trong giáo dục toàn diện ở nhà trường. Giáo dục thể chất là môn học giáo dục,
tố chất là chính, nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức kỹ năng cơ bản để rèn
luyện sức khỏe, nâng cao thể lực, giúp sinh viên giải tỏa được những căng thẳng trọng
học tập và thiếu vận động tạo nên
Với Việt Nam, môn Aerobic là một loại hình thể dục tương đối mới nhưng đã
được sự hưởng ứng sôi nổi. Cụ thể xuất hiện nhiều câu lạc bộ cho thiếu nhi, thanh
thiếu niên tại các quận-huyện của các Tỉnh thành. Đối với trường Đại học, môn
Aerobic được đưa vào chương trình giảng dạy từ nhiều năm nay, sinh viên rất yêu
thích bộ môn này, đặt biệt là sinh viên nữ. Tuy nhiên trong quá trình học tập, các em
chưa thực hiện được tốt các kỹ thuật chuyên môn của Aerobic.
Chính vì vậy tôi chọn đề tài này với mong muốn giúp được các em phát huy
được kỹ thuật chuyên môn trong môn mình yêu thích, có tính chất đồng đội, ý thức tổ
chức kỷ luật và tác phong làm việc có khoa học trong đời sống, tạo cho các em sự ham
thích và thói quen tâp luyện thể dục thể thao. Hướng tới phát triển GDTC trong trường
Đại học.
28
2. NỘI DUNG CHÍNH
2.1. Thuận lợi:
- Trường là một trong những cơ sở đào tạo uy tín, đã khẳng định được thương
hiệu sau hơn 10 năm hình thành và phát triển.
- Được sự quan tâm và tạo điều kiện của ban giám hiệu nhà trường, Bộ môn đã
thành lập được một số câu lạc bộ thể thao để tạo điều kiện thuận lợi cho SV tham gia
tập luyện, thi đấu và giao lưu tại CLB.
- Số lượng GV của Bộ môn 100% có trình độ đạt chuẩn (thạc sĩ) trở lên
- Bộ môn GDTC có đội ngũ cán bộ, GV trẻ, đầy nhiệt huyết, không ngừng phấn
đấu nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất nghề nghiệp để đáp ứng ngày càng tốt
hơn yêu cầu.
- Sinh viên được đăng ký theo tự chọn môn mà mình yêu thích
- Ngoài giờ lên lớp theo thời khóa biểu thì Sinh viên còn tự tổ chức tập theo
nhóm, đáp ứng tốt các yêu cầu Giảng viên đưa ra.
2.2. K ăn:
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, sân bãi phục vụ cho hoạt động giảng dạy và học
tập còn thiếu và chưa thực sự đáp ứng đầy đủ với yêu cầu của SV.
- Chương trình đào tạo: cấu trúc chương trình linh hoạt, thuận lợi chỉ đáp ứng ở
mức trung bình.
- Thể lực của nhiều HS, SV còn kém, trong khi ý thức rèn luyện TDTT chưa
cao, nội dung môn học chưa hấp dẫn nên một số SV chưa thực sự hứng thú, say mê
môn học GDTC.
2.3. Cơ sở lý luận – cấu trúc môn Aerobic
Thể dục Aerobic là hệ thống các bài tập thể dục được chọn lọc, sáng tạo có phân
định mức độ tập luyện phù hợp với âm nhạc và thực hiện các động tác kỹ thuật một
cách liên tục. Thể dục Aerobic thuộc loại hình năng lực biểu diễn khó, đẹp, có chức
năng nâng cao sức bền chung bởi nó liên quan đến quá trình huy động và sử dụng oxy
trong quá trình trao đổi năng lượng của cơ bắp.
- Việc liên kết những vũ đạo của thể dục Aerobic với cấu trúc hoạt động của tay,
chân, cơ thể kết hợp với âm nhạc nhằm mục đích tạo ra sự năng động, nhịp nhàng với
những chuỗi động tác liên tục, nên bài tập cũng thể hiện được tính cân đối giữa các
động tác vũ đạo Aerobic khác nhau và những động tác khó.
Trong Thể dục Aerobic chia thành 4 nhóm độ khó, và trong quá trình tập luyện
thì SV phải thực hiện được ít nhất 2 kỹ thuật trong mỗi nhóm độ khó.
Nhóm A: động lực, được chia thành 8 dạng, từ đơn giản đến khó với các giá trị
tương ứng. Một số động tác tiêu biểu: chống sấp, chống Wenson, chống đẩy – xoắn,
chống đẩy bay, bượt chân, quay vòng, helicopter,
Nhóm B: tĩnh lực còn gọi là nhóm chống ke. Động tác tiêu biểu: ke trên hai tay
hoặc một tay, ke quay, ke dạng “L”, ke “V”, thủy bình.
Nhóm C: bật và nhảy. Động tác bật quay đứng, bật quay xoạc, bật quay trên
không, chống sấp, bật bó gối, bật dạng chân.
Nhóm D: thăng bằng và dẻo. Động tác quay trục dọc trên một chân, thăng bằng
trên một chân, xoạc.
29
Trong yêu cầu cầu môn học Aerobic, Sinh viên tự chọn cho mình 1-2 kỹ thuật
trong 4 nhóm độ khó, kết hợp với vũ đạo Aerobic 7 bước cơ bản, các tư thế đứng-
ngồi-quỳ-nằm, hoàn thiện bài trong thời gian 3 phút với nhạc nền.
2.4. Đề xuất m t số tập bổ trợ nhằm phát triển kỹ thuật chuyên môn trong
môn Thể dục Aerobic
- Bài tập đầu tiên khi nhập môn Aerobic là “Bài tập cơ bản 7 bước Aerobic” đã
tạo được hưng phấn cho học sinh ngay từ buổi đầu tập luyện . Đó chỉ là bươc đầu giới
thiệu cho HS làm quen với động tác cơ bản môn Aerobic (TDNĐ).Sau đó GV giảng
giải từng động tác theo phân phối chương trình của bài Aerobic.
Thể dục Aerobic khi tham gia tập luyện phải mang tính kỹ thuật phức tạp nên
SV sẽ được học kỹ các bước cơ bản của Aerobic
+ Bước diễu hành,
+ Chạy bộ
+ Nhảy cách quãng
+ Nâng gối
+ Đá chân
+ Bật jack
+ Bước lunge.
- Các động tác vũ đạo, thể dục chuyển tiếp + 7 bước cơ bản Aerobic : 50%
- Tư thế thực hiện: Đứng, Ngồi, Quỳ, Nằm ( It nhất 1 lần x 8 nhịp )
- Phân bố không gian hợp lý : Cao, thấp, góc và trên khắp mặt sàn (sân)
- Trong các bài tập được sử dụng trong quá trình tập luyện Aerobic, tác giả lựa chọn ra
một số bài tập có thể thích nghi với sinh viên Trường ĐH Thủ Dầu Một như sau:
NHÓM A: ng lực
Nằm sấp chống đẩy, 2 đầu gối chạm sàn, chân khép, 30s/lần, thực hiện 2 lần,
nghỉ giữ quảng 30s
Nằm sấp chống đẩy, 2 đầu gối chạm sàn, chân dạng, 30s/lần, thực hiện 2 lần,
nghỉ giữ quảng 30s
Khi thực hiện động tác, người tập phải hạ sát 2 tay xuống mặt sàn, giữ đầu thẳng,
lưng và vai trên 1 trục.
NHÓM B: tĩn lực
Ngồi nâng mông, nâng chân, hai tay chống 2 bên đùi, 2 chân khép, 15s/lần,
thực hiện 2 lần, nghỉ giữ quảng 30s
Ngồi nâng mông, nâng chân, hai tay chông giữ hai chân, 2 chân dạng, 15s/lần,
thực hiện 2 lần, nghỉ giữ quảng 30s
Khi thực hiện động tác, người tập phải hạ sát 2 tay xuống mặt sàn, giữ đầu
thẳng, lưng và vai trên 1 trục.
NHÓM C: bật nhảy
Bật dạng chân: 15s/lần, thực hiện 2 lần, nghỉ giữ quảng 30s
Bật cao tại chỗ kết hợp quay 180 độ, 5s/lần, thực hiện 2 lần, nghỉ giữ quảng
30s
Ngồi thu gối tại chỗ, 15s/lần, thực hiện 2 lần, nghỉ giữ quảng 30s
30
Khi thực hiện động tác, người tập phải giữ thân người trên 1 trục, cổ chân chắc
để tránh lật cổ chân.
NHÓM D: T ăn ằng và mềm dẻo
Đá chân: 15s/lần, thực hiện 4 lần, nghỉ giữ quảng 30s
Xoạc dọc, giữ 30s mỗi bên
Xoạc ngang, giữ 30s mỗi bên
Khi thực hiện động tác, người tập phải thực hiện hết biên độ của động tác
- Các bài tập này được tác giả tham khảo ở nhiều nguồn tài liệu chuyên về
Aerobic:
“Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho VĐV
Aerobic trẻ TP.hồ Chí Minh” – Luận văn Th.s Nguyễn Trung Kiên (2007)
“Nghiên cứu một số bài tập nhằm phát triển thể lực chuyên môn cho đội tuyển
nữ TDND trường tiểu học Đống Đa, quận Bình Thạnh TP.HCM” đăng trêntạp chí
khoa học tập 16, số 1 phát hành năm 2019.
“Nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo hướng dẫn viên Aerobic tại trường
ĐH TDTT TP.Hồ Chí Minh”- Luận án TS Nguyễn Trung Kiên (2017).
- Cùng với các bài tập bổ trợ trên, Giáo viên cần khai thác mạnh vốn kiến thức,
kĩ năng của SV, luôn tạo nhiều tình huống gắn liền với hoạt động thực tiển để người
học các nhóm (tổ) có điều kiện tham gia một cách chủ động và tích cực giải quyết vận
động được giao, đặc biệt là phát triển thể lực chuyên môn.
Tóm lại: trong quá trình hướng dẫn thực hiện, giáo viên sử dụng phương pháp
trực quan, phương pháp sử dụng lời nói, pháp thực hiện bài tập cần phải chính xác, tuỳ
vào từng động tác tạo ra không khí sinh động, hứng thú cho người học. chuyên môn
Aerobic giáo viên phải hiểu sâu hơn bằng cách tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1.Kết luận
- Trên cơ sở hệ thống các bài tập về phát triển và bổ trợ kỹ thuật Aerobic của
nhiều tác giả trong và ngoài nước đã được kiểm chứng và có độ tin cậy, bản thân cá
nhân tác giả đã chọn lựa ra một số bài tập phù hợp với điều kiện sân bãi, dụng cụ,
cũng như đặt điểm của người học, có thể thực hiện cho Sinh viên Trường Đại Học Thủ
Dầu Một.
3.2.Kiến nghị
- Xây dựng các đội tuyển thể thao của nhà trường tham gia thi đấu giao hữu với
các đơn vị bạn ngoài trường nhân dịp các ngày lễ lớn.
- Tổ chức hướng dẫn các hoạt động tự tập luyện, rèn luyện thể thao.
- Đầu tư sân bãi chuyên biệt cho từng môn học, trang bị thêm trang thiết bị để
đáp ứng yêu cầu học tập của sinh viên.
Tóm lại, muốn nâng cao thể lực chuyên môn và yêu thích tập luyện các môn thể
thao nói chung, môn Aerobic nói riêng thì phải có sự phối hợp hài hòa giữa các giải
pháp thì chất lượng giảng dạy môn GDTC mới ngày càng phát triển và có chất lượng
tốt.
31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ D.Harre (1996), “Học thuyết huấn luyện”, NXB TDTT.
2/ Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Dúc (2004), “Lý luận dạy học Đại học”, NXB ĐH Sư
Phạm
3/ Trương Anh Tuấn, Bùi Thế Tiển (1998), “Lý luận TDTT”, NXB TDTT
4/ Nguyễn Trung Kiên (2017), “G o trìn Aerob c”, ĐHSP-TPHCM lưu hành
nội bộ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lua_chon_mot_so_bai_tap_bo_tro_nham_phat_trien_ky_thuat_chuy.pdf