Lớp vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí

Sau khi học xong bài học, học sinh phải cần:

-Xác định được thành phần cấu tạo của lớp vỏ địa lý, mối quan hệ giữa các thành

phần trong lớp vỏ địa lý.

-Trình bày được khái niệm, biểu hiện, nghĩa của quy luật, giải thích được nguyên

nhân tạo nên quy luật.

-Biết khai thác tri thức từ kênh hình để rút ra kết luận cần thiết.

-Nêu được ví dụ thực tiễn.

-Nhận thức được sự cần thiết phải nghiên cứu tính thống nhất và hoàn chỉnh của

lớp vỏ địa lý trong việc sử dụng bảo vệ tự nhiên.

pdf6 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 2272 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Lớp vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất Và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí A. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài học, học sinh phải cần: - Xác định được thành phần cấu tạo của lớp vỏ địa lý, mối quan hệ giữa các thành phần trong lớp vỏ địa lý. - Trình bày được khái niệm, biểu hiện, nghĩa của quy luật, giải thích được nguyên nhân tạo nên quy luật. - Biết khai thác tri thức từ kênh hình để rút ra kết luận cần thiết. - Nêu được ví dụ thực tiễn. - Nhận thức được sự cần thiết phải nghiên cứu tính thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý trong việc sử dụng bảo vệ tự nhiên. B. Thiết bị dạy học: - Sơ đồ lớp vỏ địa lý của Trái Đất (phóng to). - Tranh ảnh thể hiện quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của cảnh quan tự nhiên một vài nơi. - Bản đồ Tự nhiên Việt Nam. C. Hoạt động dạy học: Kiểm tra 1 số kiến thức cũ đã học. Khởi động. Quá trình phát sinh và phát triển của các thành phần tự nhiên: Địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất và sinh vật diễn ra ở đâu? Chúng ảnh hưởng đến nhau như thế nào? Hoạt động sản xuất của con người tác động ra sao đến chúng? -> Giới thiệu bài. -> Giới thiệu bài. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Cá nhân/cặp. Bước 1: HS đọc SGK, nghiên cứu kỹ hình 20.1, hoàn thành phiếu học tập 1. Bước 2: - HS trình bày. Yêu cầu sử dụng hình 20. Sơ đồ của lớp vỏ Địa lí của Trái Đất trên bảng. GV đưa phiếu phản hồi thông tin. - GV xác định lại giới hạn của lớp vỏ Địa lí trên hình 20 và nêu các thành phần của nó. I. Lớp vỏ địa lí. - Là lớp bề mặt của Trái Đất, ở đó có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau giữa các quyển. - Dày khoảng 30- 35 km - Yêu cầu HS dựa vào bản đồ Tự nhiên Việt Nam, nêu một số ví dụ về mối quan hệ giữa địa hình & sông ngòi, giữa địa hình và khí hậu,… - Yêu cầu HS nhận xét về bề dày của lớp vỏ địa lí & lớp vỏ Trái Đất (ở đại dương, & lục địa). GV hỏi: - Phải chăng các thành phần tự nhiên trên trái đất luôn bất biến? Nêu ví dụ. - Con người có vai trò quyết định trong sự thay đổi của tự nhiên? Chuyển ý: Ta đã biết các thành phần tự nhiên trong lớp vỏ Địa lí có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh. Điều đó được biểu hiện cụ thể như thế nào? Nghiên cứu nó mang lại ý nghĩa gì? HĐ 2: Cả lớp. GV yêu cầu HS đọc SGK nêu khái niệm của qui luật & nguyên nhân tạ nên quy luật. GV hỏi: - Thế nào là mối quan hệ qui định lẫn nhau? - Hãy nêu các thành phần của tự nhiên. - Hãy giải thích nguyên nhân hình thành quy luật. HĐ 3: Nhóm. - Hình thành và phát triển theo các qui luật tự nhiên. II. Quy luật thống nhất & hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. 1. Khái niệm. Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần & của mỗi Bước 1: Nhóm 1: Nghiên cứu kỹ các biểu hiện của quy luật thông qua các ví dụ trong SGK. Tự nghĩ ra ít nhất một ví dụ khác. Nhóm 2: Nghiên cứu kỹ các ví dụ về ý nghĩa thực tiễn của qui luật thông qua các ví dụ trong SGK. Tìm thêm ít nhất một ví dụ khác. Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình bày. GV tổ chức cho cả lớp thảo luận từng vấn đề. Đưa ra một số tranh ảnh tương ứng với các ví dụ trong SGK & hướng dẫn HS phân tích. Bước 3: GV tổng kết. Khắc sâu ý nghĩa của quy luật. bộ phận lãnh thổ nhỏ của lớp vỏ địa lí. 2. Biểu hiện. Chỉ cần một thành phần thay đổi, các thành phần khác sẽ thay đổi theo. 3. ý nghĩa. Có thể dự báo trước về sự thay đổi của các thành phần tự nhiên khi chúng ta sử dụng một thành phần nào đó vào mục đích kinh tế. Đánh giá. 1. Câu nào sau đây không chính xác về lớp vỏ địa lí: A. Gồm khí quyển, thuỷ quyển, thổ nhưỡng, sinh quyển & thạch quyển. B. Giữa các thành phần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. C. Lớp vỏ địa lí ở lục địa dày hơn lớp vỏ địa lí ở hải dương. D. Phát triển theo những qui luật địa lí chung nhất. 2. Chiều dày của lớp vỏ địa lí khoảng: A. 30- 35 km B. 30- 40 km C. 40- 50 km D. 35- 45 km 3. Chúng ta nắm vững quy luật thống nhất & hoàn chỉnh của lớp vỏ cảnh quan nhằm: A. Biết cách bảo vệ tự nhiên. B. Hiểu rằng diện tích rừng sẽ bị ngập khi đắp đập ngăn sông. C. Hiểu được mối quan hệ giữa tự nhiên với tự nhiên & giữa tự nhiên với kinh tế. D. A, B, C đúng. Bài tập về nhà. Làm bài tập Phụ lục. * Phiếu học tập. Khái niệm Phạm vi (chiều dày) Đặc điểm Lớp vỏ Địa lí Rỳt kinh nghiệm sau bài dạy................................................................................... ................................................................................................................................. ................................................................................................................................ ................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf40_1621.pdf