Thiếu máu cơ tim là khái niệm dùng chỉ bệnh lý hẹp mạch vành. Tim
bơm máu đi nuôi cơ thể, và chính nó cũng được nuôi dưỡng bởi hệ thống
mạch máu gọi là mạch vành.
Bệnh mạch vành là tình trạng lớp nội mạc của mạch vành bị tổn
thương, thường do những mảng xơ vữa, gây hẹp lòng mạch máu này.
Càng ngày mảng xơ vữa hình thành nhiều hơn, lòng mạch càng hẹp
khiến tim không nhận đủ máu nuôi dưỡng (thiếu máu cơ tim) gây ra triệu
chứng đau thắt ngực, khó thở. Nếu một hoặc nhiều nhánh mạch vành bị tắc
hoàn toàn (do mảng xơ vữa bị nứt, vỡ, loét hoặc do hình thành cục máu
đông) sẽ gây ra nhồi máu cơ tim, có thể đưa tới choáng tim, suy tim, rối loạ n
nhịp tim, tử vong.
Bệnh mạch vành là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng
đầu trên thế giới.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1278 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Lối sống cho người bệnh mạch vành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lối sống cho người bệnh
mạch vành
Thiếu máu cơ tim là khái niệm dùng chỉ bệnh lý hẹp mạch vành. Tim
bơm máu đi nuôi cơ thể, và chính nó cũng được nuôi dưỡng bởi hệ thống
mạch máu gọi là mạch vành.
Bệnh mạch vành là tình trạng lớp nội mạc của mạch vành bị tổn
thương, thường do những mảng xơ vữa, gây hẹp lòng mạch máu này.
Càng ngày mảng xơ vữa hình thành nhiều hơn, lòng mạch càng hẹp
khiến tim không nhận đủ máu nuôi dưỡng (thiếu máu cơ tim) gây ra triệu
chứng đau thắt ngực, khó thở... Nếu một hoặc nhiều nhánh mạch vành bị tắc
hoàn toàn (do mảng xơ vữa bị nứt, vỡ, loét hoặc do hình thành cục máu
đông) sẽ gây ra nhồi máu cơ tim, có thể đưa tới choáng tim, suy tim, rối loạn
nhịp tim, tử vong...
Bệnh mạch vành là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng
đầu trên thế giới.
Việc có lối sống phù hợp giúp ngăn chặn và làm chậm diễn tiến của
bệnh mạch vành. Mẹ bạn cần áp dụng những biện pháp sau trong sinh hoạt
hằng ngày:
- Theo dõi và kiểm soát huyết áp, mức mỡ trong máu thường xuyên và
giữ mỡ máu không cao.
- Nếu mắc bệnh tiểu đường thì cần điều trị và kiểm soát tốt mức
đường huyết.
- Thường xuyên vận động và tập thể dục ở mức vừa sức (đi bộ ngắn,
tập thái cực quyền...). Tuy nhiên, cần tránh các hoạt động gắng sức nhiều,
đột ngột (đi bộ nhanh, leo cầu thang...).
- Có chế độ ăn hợp lý, đủ dinh dưỡng, giàu vitamin: kiêng các loại
thực phẩm có chứa nhiều mỡ (nội tạng động vật, tim, gan, thịt mỡ, bơ, lòng
đỏ trứng, da gà, trứng cá...); ăn các loại rau tươi, hoa quả, các loại đậu và
chế phẩm từ đậu nành, thịt nạc, cá, tôm...; hạn chế dùng trà đặc, cà phê; ít ăn
mặn; không uống rượu, bia...
- Tránh để thừa cân: tính chỉ số BMI của mẹ bạn theo công thức
CN/CC2 (CN: cân nặng tính bằng kg; CC: chiều cao tính bằng mét), nếu
BMI ≥ 25 là có tình trạng thừa cân.
- Sống vui khỏe, điều độ, có giờ giấc nghỉ ngơi, tránh để bị stress.
Điều trị bệnh mạch vành phức tạp và tùy thuộc từng trường hợp cụ thể
từ nhẹ tới nặng mà có phương pháp đơn giản đến phức tạp như: điều chỉnh
lối sống, dùng thuốc, can thiệp động mạch vành qua da (nong bằng bóng, đặt
giá đỡ), phẫu thuật bắc cầu mạch vành.
Bạn cần đưa mẹ khám bệnh định kỳ để theo dõi và có phương thức
điều trị kịp thời. Nếu có điều trị thuốc, cần tuân thủ theo chế độ điều trị của
bác sĩ, không nên tự ý bỏ hoặc uống các loại thuốc theo mách bảo.
Trong sinh hoạt, nếu mẹ bạn khó thở, đau ngực nhiều, cần để mẹ bạn
nằm yên tại chỗ ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, tránh di chuyển, trấn an cho mẹ
bạn yên tâm, cho mẹ bạn ngậm viên Risordan 5mg dưới lưỡi.
Nếu triệu chứng không giảm hoặc nặng lên, bạn cần đưa mẹ tới bệnh
viện ngay.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8_0.PDF