Lợi ích mở - Lợi ích đa phương trong giáo dục mở và tài nguyên giáo dục mở

Lợi ích là những giá trị, thành tựu của quá trình lao động sản xuất,

nghiên cứu sáng tạo mà mỗi cá nhân, cộng đồng, dân tộc đạt được góp

phần thúc đẩy chất lượng cuộc sống về mặt vật chất, tinh thần hoặc cả hai.

Lợi ích không đồng nhất với kết quả nhưng kết quả là cơ sở tạo ra

lợi ích. Kết quả là sản phẩm của quá trình lao động, sản xuất, nghiên

cứu và sáng tạo của con người. Kết quả có thể tạo ra lợi ích phù hợp với

mục tiêu của chủ thể lao động, gắn liền hoặc không mâu thuẫn với phúc

lợi cho cộng đồng. Khi ấy, kết quả hàm chứa sự đồng thuận xã hội về

lợi ích. Kết quả nếu không tạo ra lợi ích, nó chỉ là sản phẩm không đáp

ứng mục tiêu. Kết quả nếu chỉ đáp ứng mục tiêu, lợi ích vị kỷ của thiểu

số gây tổn hại đến lợi ích của cộng đồng, dân tộc, kéo lùi tiến trình hòa

nhập vào sự phát triển chung cùng nhân loại, đó là lợi ích nhóm, lợi ích

kín, lợi ích phi phúc lợi.

pdf11 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Lợi ích mở - Lợi ích đa phương trong giáo dục mở và tài nguyên giáo dục mở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẳng bao giờ là toàn bộ chân lý, cho nên chỉ có qua va chạm với ý kiến đối lập mà cái phần còn thiếu của chân lý mới có cơ hội được bổ khuyết1. Chính vì thế, Cicero - nhà hùng biện vĩ đại nhất thời cổ đại đã phải “luôn nghiên cứu các chứng lý của phía đối nghịch thật kỹ càng như là, hay thậm chí còn hơn là của phía mình”2. Với mô hình giáo dục mở đưa đến cơ hội học suốt đời và giáo dục cho mọi người. Mở ra cơ hội học tập là mở ra cơ hội về lợi ích – lợi ích 1 John Stuart Mill (2006), Bàn về tự do, Nguyễn Văn Trọng dịch, Sđd, tr.122 – 123. 2 John Stuart Mill (2006), Bàn về tự do, Nguyễn Văn Trọng dịch, Sđd, tr.90. 53PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ suốt đời và lợi ích cho tất cả mọi người. Sự tương tác giữa các cá nhân sẽ tạo ra sự tương tác về lợi ích. Mô hình giáo dục bảo đảm lợi ích cho các cá nhân chính là mô hình đưa đến lợi ích mở. Học mọi nơi, mọi lúc, học ở mọi người, mọi độ tuổi, mọi hoàn cảnh. Sự học ấy là sự sống vì nó gắn liền với cuộc sống, gắn liền với lợi ích, là cơ sở đưa đến các lợi ích cho người học, đưa đến cơ hội duy trì, phát triển một cuộc sống tương xứng với giá trị con người. Để đảm bảo cho người học được học mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh, mọi độ tuổi, mô hình giáo dục mở bảo đảm cho người dạy có cơ hội và cách thức để dạy mọi nơi, mọi lúc, mọi độ tuổi, ở mọi địa vị ngành nghề. Với một mô hình giáo dục khai phóng con người và để con người tự khai phóng, giáo dục mở đã đưa toàn thể xã hội vào trong nhà trường, tạo cơ hội để mọi chủ thể xã hội xâm nhập vào trong nhà trường, cung cấp cho nhà trường những tri thức sinh động nhất, hữu dụng nhất để nhà trường ngày càng lớn mạnh hơn về tầm vóc, sứ mạng, vai trò kết nối, phát triển trí tuệ cho cộng đồng, dân tộc, nhân loại. Tri thức trong nhà trường lan tỏa ra toàn xã hội, vượt khỏi phạm vi lãnh thổ quốc gia đưa đến những lợi ích cho các cư dân, cộng đồng, quốc gia, dân tộc khác. Kinh nghiệm và tư duy phản biện trong xã hội, trong cộng đồng quốc gia và quốc tế củng cố, sửa sang cho những tri thức của nhà trường. Lợi ích dường như không phải là mục tiêu nhưng lại là yếu tố luôn được bảo đảm – bảo đảm quyền cống hiến, quyền tham gia, bảo đảm quyền tiếp cận và quan trọng hơn cả là bảo đảm mở cửa tri thức cho sự giàu có của quốc gia, dân tộc, sự tiến lên không ngừng của nhân loại. Mấu chốt của lợi ích mở trong giáo dục mở chính là sự lưu thông và trao đổi tri thức, sự tận dụng va vận dụng, phát triển tri thức vào trong thực tiễn hoạt động giảng dạy, học tập, lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học, đầu tư kinh doanh, hoạch định chính sách, hợp tác đối ngoại, bảo vệ môi trường, an ninh con người... Giáo dục mở sẽ gạt bỏ mọi rào cản về địa lý, hoàn cảnh lịch sử phát triển, tập quán văn hóa, điều kiện kinh tế của cộng đồng, tình trạng sức khỏe hay hôn nhân của cá nhân. Giáo dục mở hạn chế những phiền nhiễu, tùy tiện quan liêu tham nhũng, thiếu minh bạch mất dân chủ, bất bình đẳng trong cách hành xử của đội 54 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ ngũ viên chức giáo dục, những đấu đá kìm kẹp ganh đua trong nhà trường và lớp học. Giáo dục mở khắc phục những hạn chế do thiếu giáo viên. Nó thúc đẩy tự do học thuật, tự do ngôn luận, tự do diễn thuyết và phản biện. Đây là cơ sở giúp người học có những kỹ năng phản biện xã hội, phản biện chính sách với tư cách là một người lao động, người công dân, nhà khoa học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo hoặc tiếp cận tri thức, thông tin của dịch vụ giáo dục để đạt được những lợi ích thiết thực và sâu xa cho bản thân, tập thể hay cộng đồng. Trong thời đại toàn cầu hóa, các thành tựu của khoa học kỹ thuật, công nghệ đã đem lại lợi ích vượt tràn ra khỏi quốc gia sản sinh ra nó. Sự giàu có về tài chính, tài nguyên, công nghệ kỹ thuật phải được đặt trong mối quan hệ với sự giàu có về tri thức và cơ hội tiếp cận và khai thác tri thức. Tài nguyên giáo dục mở sẽ tạo ra những sự giàu có từ những cơ hội đó. Từ sự tiếp cận tri thức các cá nhân, cộng đồng quốc gia và quốc tế có cơ sở để vận dụng tri thức và tận dụng các cơ hội. Tài nguyên giáo dục mở hướng tới phục vụ giáo dục mở và gắn kết giáo dục mở với các lợi ích mở. Sự bình đẳng trong cung cấp tri thức, tiếp cận tri thức đưa đến sự bình đẳng trong phát triển các nhu cầu, lợi ích. Nó xóa bỏ độc quyền tư duy, độc chiếm lẽ phải, độc chiếm thông tin và các cơ hội từ tiếp cận thông tin. Tài nguyên giáo dục mở tạo ra môi trường để các chủ thể tự do lựa chọn tri thức thiết thực hữu dụng. Tài nguyên giáo dục mở tạo ra sự cạnh tranh trong cung ứng tri thức và dịch vụ giáo dục. Khi tri thức không được mở ra, tất cả các lợi ích sẽ bị đóng lại. Tài nguyên giáo dục mở mở ra cho giáo dục mở khả năng giải phóng tri thức, giải phóng nhu cầu phát triển giáo dục. Sự thiếu thốn một triết lý đồng hành trong giáo dục đáng ngại hơn mọi sự thiếu thốn về cơ sở vật chất. Tầm cỡ lớn lao của giáo dục không phải là mức độ hoàn hảo của hoạt động giáo dục mà ở chỗ giúp mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng biết cách làm cho mình sáng lên về trí tuệ, tinh thần và thúc đẩy trí tuệ, tinh thần của cộng đồng, dân tộc mình sáng lên. Trí tuệ, tinh thần của một quốc gia nhỏ bé không bé nhỏ hơn trí tuệ tinh thần của quốc gia lớn mạnh. Nhưng đằng sau trí tuệ, tinh thần ấy cần có một phương tiện thúc đẩy và giải phóng trí tuệ, tinh thần, khai thông nó với những luật lệ lành mạnh để không một cá nhân hay cộng đồng nào cảm thấy bất an, 55PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ bị thua thiệt về lợi ích. Tài nguyên giáo dục mở là một phương tiện đáp ứng được các yêu cầu ấy. “Mọi người đều có lợi trong việc giao lưu ý tưởng, cũng không khác gì mọi người đều có lợi trong việc trao đổi tự do hàng hóa và dịch vụ”1.Cho nên, tài nguyên giáo dục mở đã được các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến lựa chọn. Đó là lựa chọn cho sự phát triển bền vững của giáo dục cũng là lựa chọn vì sự phát triển bền vững của quốc gia. Trí thức là một tầng lớp lao động trí óc trong xã hội. Do đó, trí thức cần có một môi trường lao động, cống hiến năng lực cho xã hội để thụ hưởng những lợi ích từ sự đồng hành cùng xã hội và xã hội thụ hưởng những lợi ích từ sự cống hiến của trí thức. Trí thức không phải là đối tượng độc quyền quản lý của nhà nước hay nhà trường. Nhưng thông qua nhà trường và với sự hỗ trợ của nhà nước, trí thức thúc đẩy giáo dục phát triển từ đó thúc đẩy xã hội phát triển. Tài nguyên giáo dục mở là phương tiện hỗ trợ trí thức thúc đẩy sự phát triển ấy. Như vậy, tài nguyên giáo dục mở giải phóng năng lực của trí thức cũng là giải phóng nguồn tài nguyên trí tuệ của quốc gia. Không giải phóng năng lực, trí tuệ của trí thức sẽ không có bất kỳ cơ hội nào về tiếp cận, thụ hưởng tri thức, thông tin dành cho các cá nhân và cộng đồng. Tri thức không được lưu thông, giáo dục không phải là giáo dục mở để hình thành nên các lợi ích mở. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Richard C.Levin. Sự trỗi dậy của các đại học châu Á (Trong cuốn: “Kỷ yếu Đại học Humboldt 200 năm (1810 - 2010) kinh nghiệm thế giới và Việt Nam” (2011), Sđd, tr.773). 2. John Stuart Mill (2006), Bàn về tự do, Nguyễn Văn Trọng dịc. 3. Philip G. Albach: Thế kỷ Đại học châu Á? (Trong cuốn: “Kỷ yếu Đại học Humboldt 200 năm (1810 - 2010) kinh nghiệm thế giới và Việt Nam (2011)”, Nxb Tri thức, Hà Nội, tr.778. 1 GS.Richard C.Levin. “Sự trỗi dậy của các đại học châu Á” (Trong cuốn: “Kỷ yếu Đại học Humboldt 200 năm (1810 - 2010) kinh nghiệm thế giới và Việt Nam (2011)”, sđd, tr.773).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfloi_ich_mo_loi_ich_da_phuong_trong_giao_duc_mo_va_tai_nguyen.pdf
Tài liệu liên quan