Mistake analysis is a branch of applied linguistics, which has been developed since
1960s with significant contribution of famous linguists such as Corder and Jack Richards. In the
view of these researchers, the reason for mistakes is not simply caused by language interference
but also by learning and communication strategies of students in the process of learning the second
language. This article clarifies different types and main causes of mistakes in using Vietnamese
addressing words of H’mong primary students based on the theory of mistake analysis, and then
proposes proper method to avoid such mistakes.
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Lỗi dùng từ xưng hô tiếng Việt của học sinh Tiểu học người dân tộc H’mông nhìn từ lí thuyết phân tích lỗi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chỉnh cách
thức dạy học một cách đa dạng, hiệu quả nhất. Theo đó,
từ lỗi xưng hô TV của HS người H’Mông, có thể đưa ra
các giải pháp để khắc phục những lỗi này.
2.5.1. Các lỗi dùng từ xưng hô do nguyên nhân hiện tượng
giao thoa ngôn ngữ giữa tiếng H’Mông và TV là định
hướng cho việc lựa chọn nội dung dạy học: ưu tiên xây
dựng bài tập cho các nội dung khác biệt của từ xưng hô,
cách xưng hô giữa tiếng H’Mông và TV. Như chú ý quy
tắc, văn hóa xưng hô không nói trống không với người
trên; xưng hô chú trọng thứ bậc, tình cảm; dùng từ chỉ quan
hệ họ hàng thân tộc để xưng hô trong giao tiếp xã hội,...
2.5.2. Các lỗi dùng từ xưng hô có nguyên nhân từ tâm lí,
từ cách học xưng hô TV, cách học TV của HS H’Mông
như: chưa thật sự gắn bó, yêu thích và say mê với việc
học TV và chưa đánh giá được hết mức độ quan trọng
của việc học TV cũng như việc sử dụng từ xưng hô chuẩn
văn hoá giao tiếp của người Việt, cần được khắc phục
bằng cách tác động, định hướng cho HS để các em có
tâm lí và ý thức học tập tích cực. Chẳng hạn có thể giúp
các em hiểu nếu không học đầy đủ các từ xưng hô, cách
xưng hô trong TV, mà chỉ quy chiếu về cách xưng hô của
TMĐ thì sẽ dẫn đến sử dụng từ xưng hô sai trong giao
tiếp TV và có thể bị hiểu nhầm, có thể gây mất thiện cảm
với người đối thoại. Khi nhận thức được điều này, các
em sẽ có ý thức học đầy đủ, cẩn thận hơn.
2.5.3. Các lỗi do cách HS tiếp cận, giao tiếp với người
Kinh, chúng ta có thể khắc phục bằng cách hướng dẫn
các em chiến lược xưng hô trong giao tiếp TV. Chẳng
hạn, có thể xây dựng những bài tập giúp HS người
H’Mông thực hành để không mắc lỗi xưng hô không phù
hợp quan hệ người dưới với người trên, không nói trống
không, không đơn giản hóa bằng cách dùng đại từ xưng
hô trung tính cho mọi trường hợp,...
2.5.4. Những lỗi do quá trình học: mới học và đang học
TV, đang học xưng hô cần được khắc phục bằng cách
người dạy sắp xếp, phân bố nội dung dạy học hợp lí, có
lộ trình và xác định mức độ sửa lỗi phù hợp với mỗi giai
đoạn học của HS. Việc này liên quan nhiều đến các nhà
soạn tài liệu học tập cho HS học TV là NN2.
2.5.5. Các lỗi do cách dạy học của GV gây ra cần được
khắc phục bằng cách điều chỉnh phương pháp dạy học
cho phù hợp với HS học từ xưng hô, học TV là NN2.
Bên cạnh đó, cần mở rộng các cơ hội giao tiếp TV giữa
HS người H’Mông với người Kinh để giúp các em tự tin,
và dần có ý thức cũng như nhận ra ý nghĩa, giá trị của
việc học TV nói chung và dùng từ xưng hô TV chuẩn
văn hoá giao tiếp nói riêng.
Sau đây, chúng tôi xin được giới thiệu 2 phương pháp
khá tiêu biểu, phù hợp cho việc dạy từ xưng hô TV cho
HS tiểu học người H’mông, với những ưu điểm là phát
triển tâm lí học tập lành mạnh, chủ động, tích cực và mở
rộng được môi trường giao tiếp, học tập TV cho HS.
- Phương pháp Trực quan hành động (total physical
response) là phương pháp xuất phát từ cách tiếp cận tự
nhiên đối với việc tiếp nhận ngôn ngữ của HS. Các em
sẽ hình thành hiểu biết và nắm bắt ngôn ngữ thông qua
hoạt động nghe các mệnh lệnh và phản hồi qua các hành
động nhằm đáp ứng các yêu cầu, mệnh lệnh nhận được
từ phía GV. Có các loại trực quan sau: trực quan với cơ
thể, trực quan với đồ vật, trực quan với tranh ảnh, trực
quan với câu chuyện. GV tuỳ vào từng bài học và đối
tượng HS cụ thể, có thể lựa chọn các loại hình trực quan
nêu trên hoặc kết hợp một lúc nhiều loại để tiết học thêm
sinh động và thú vị.
Ví dụ: Với HS đầu cấp tiểu học người dân tộc
H’Mông, GV có thể vận dụng phương pháp TPR trong
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018, tr 146-151
151
việc dạy học các đơn vị kiến thức như danh từ chỉ nghề
nghiệp, chức danh và danh từ chỉ họ hàng thân tộc thông
qua các tranh ảnh, đồ vật thật. Yêu cầu đối với HS khi áp
dụng phương pháp trực quan hành động là các em cần chỉ
tay, làm theo hướng dẫn của GV, không được phát ra lời
nói, vì ở giai đoạn đầu tiên này, tâm lí của các em còn e dè,
nhút nhát cùng với khả năng phát âm chưa thành thạo. Vì
vậy, phương pháp này thích hợp với HS đầu cấp tiểu học
người dân tộc H’Mông, giúp các em cảm thấy thoải mái,
đáp ứng tâm lí ưa vận động, tạo điều kiện cho các em thể
hiện khả năng nhận biết ngôn ngữ thông qua việc thực hiện
các lệnh, chỉ dẫn của GV. Và quan trọng hơn là giúp các
em tập trung chú ý vào việc hiểu nghĩa của các từ ngữ chỉ
nghề nghiệp, chức danh, họ hàng thân tộc - những từ các
em thường không biết cách dùng để xưng hô.
- Phương pháp Dạy học dự án (project-based
learning) là phương pháp dạy học hiện đại, giúp rèn
luyện cho HS những kĩ năng thành công (successful
skills) của thế kỉ XXI, những kĩ năng quan trọng phục vụ
cho việc học tập trong trường đại học và đi làm sau này.
Để nói ngắn gọn về phương pháp này, có thể tóm lược
rằng: HS thể hiện sự chủ động, kiến tạo kiến thức từ thực
tế xã hội, tạo ra các sản phẩm để công bố về những gặt
hái của mình sau quá trình thực hiện dự án. Quan trọng
hơn, phạm vi của phương pháp dạy học này không chỉ
gói gọn trong không gian lớp học, mà mở rộng biên độ
ra ngoài nhà trường, tạo nên một “xã hội học tập” đầy thú
vị và cởi mở, nơi HS được trải nghiệm và sáng tạo, gắn
bó với ngôn ngữ trong đời sống thực, một ngôn ngữ sống
động và đầy màu sắc.
Để HS thực hành sử dụng từ xưng hô TV không chỉ
trong lớp học, GV có thể tổ chức cho HS thực hiện các
dự án với nhiệm vụ ngoài nhà trường, nhằm mục đích
cung cấp cho các em cơ hội vận dụng từ xưng hô trong
thực tế cuộc sống. Phương pháp này nên được vận dụng
trong dạy học từ xưng hô cho HS tiểu học người dân tộc
H’Mông cuối cấp tiểu học, ví dụ như lớp 5. Ví dụ, có thể
tổ chức dự án: “Bán hàng không khó” cho HS lớp 5
người H’Mông tại các điểm du lịch có đông khách du
lịch người Kinh, thử nghiệm cho các em dùng TV một
cách hồn nhiên để trao đổi, mua bán với người Kinh. Sau
đó, từ kết quả thu về, GV cùng HS tổng kết và tìm ra
những bạn nào bán được nhiều hàng, những nguyên nhân
giúp bán hàng thành công là gì, trong đó, việc dùng ngôn
ngữ (có yếu tố từ xưng hô) có quan trọng không. Trải qua
các bước thử nghiệm và kết luận, cuối cùng, HS có thể
bắt tay vào thực hiện những sản phẩm như tờ rơi hướng
dẫn cách xưng hô với khách du lịch người Kinh để giúp
những người bán hàng là người H’Mông biết cách giao
tiếp bằng TV hiệu quả,... Ngoài ra, có thể tổ chức xây
dựng các dự án như dự án trao đổi thư giữa HS người
H’Mông và HS người Kinh. GV có thể đặt cho dự án của
mình một cái tên ngắn gọn, dễ hiểu, mang tính chất
đường hướng cho dự án, ví dụ như: “Chào bạn người
Kinh”, hoặc “Chúng ta, con Rồng cháu Tiên”,...
Qua phương pháp Dạy học dự án, HS sẽ được sử
dụng TV và từ xưng hô TV trong môi trường giao tiếp
thực, đây là một điều kiện vô cùng quan trọng trong quá
trình thụ đắc ngôn ngữ (language acquisition) của người
học, mà chúng ta cần quan tâm.
3. Kết luận
Trong chiều dài lịch sử phát triển của ngành ngôn ngữ
học ứng dụng, lí thuyết phân tích lỗi là một bước tiến từ
lí thuyết phân tích tương phản, tuy nhiên, hiện nay, bên
cạnh những đóng góp nổi bật, lí thuyết này cũng phải đối
mặt với không ít những ý kiến trái chiều về cách tiếp cận
cũng như những giá trị mà nó mang lại. Trong bài báo
này, chúng tôi chưa thể đi sâu nói hết về những ý nghĩa
tiềm ẩn mà Lí thuyết phân tích lỗi mang lại trong việc
dạy học từ xưng hô TV cho HS tiểu học người H’Mông,
nhưng đây là cơ sở quan trọng và là nền tảng vững chắc
để chúng tôi tiếp tục có những nghiên cứu sau này về việc
dạy học TV cho HS người dân tộc thiểu số.
Tài liệu tham khảo
[1] Jack Richards - Richard Schmidt (2002 - tái bản lần
thứ ba). Longman dictionary of language teaching
and applied linguistics. Longman press.
[2] L. Selinker (1969). Language transfer. General
linguistics.
[3] Nguyễn Văn Khang (2014, tái bản lần thứ nhất).
Ngôn ngữ học xã hội. NXB Giáo dục Việt Nam.
[4] Nguyễn Văn Chiến (1992). Ngôn ngữ học đối chiếu
và đối chiếu các ngôn ngữ Đông Nam Á. NXB Đại
học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội.
[5] Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu - Hoàng Trọng
Phiến (2006). Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt.
NXB Giáo dục.
[6] Bùi Mạnh Hùng (2008). Ngôn ngữ học đối chiếu.
NXB Giáo dục.
[7] Lê Quang Thiêm, (2004, tái bản lần thứ nhất).
Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ. NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
[8] Vương Toàn (2006). Nghiên cứu đối chiếu các ngôn
ngữ ở Việt Nam. NXB Khoa học xã hội.
[9] Nguyễn Đức Tồn (2002). Tìm hiểu đặc trưng văn
hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt.
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[10] Corder, S. P. (1967). The Significance of Learners’
Errors. International Review of Applied Linguistics
in Language Teaching.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- loi_dung_tu_xung_ho_tieng_viet_cua_hoc_sinh_tieu_hoc_nguoi_d.pdf